Bàn về nghệ thuật thơ ca trong tùy viên thi thoại của Viên Mai

Viên Mai được xem là nhà lý luận phê bình tiên phong bày tỏ sự ngợi ca, ủng hộ

con người cá nhân, cá tính trong thơ Trung Quốc. Trong lý luận thơ, Viên Mai luôn

đề cao thuyết tính linh, nội hàm thuyết tính linh của ông mang một loạt những

nhân tố mỹ học về thi ca như chủ quan sáng tác của thi nhân, quy luật cấu tứ nghệ

thuật, tính đặc sắc của hình tượng nghệ thuật và nội dung biểu hiện của thi ca, đặc

điểm nghệ thuật biểu hiện và chức năng thẩm mỹ của thi ca, mà phương diện chủ

yếu trong đó vẫn là phải phù hợp với thực tế sáng tác. Trong sáng tác của mình,

ông chú ý nhiều về sự đa dạng của đề tài và tạo nên dấu ấn, phong cách riêng cho

thơ ca. Qua đó, chúng ta có thể hiểu sâu hơn các tác phẩm của Viên Mai cũng như

các tác phẩm văn học trung đại ở Trung Quốc và Việt Nam

Bàn về nghệ thuật thơ ca trong tùy viên thi thoại của Viên Mai trang 1

Trang 1

Bàn về nghệ thuật thơ ca trong tùy viên thi thoại của Viên Mai trang 2

Trang 2

Bàn về nghệ thuật thơ ca trong tùy viên thi thoại của Viên Mai trang 3

Trang 3

Bàn về nghệ thuật thơ ca trong tùy viên thi thoại của Viên Mai trang 4

Trang 4

Bàn về nghệ thuật thơ ca trong tùy viên thi thoại của Viên Mai trang 5

Trang 5

Bàn về nghệ thuật thơ ca trong tùy viên thi thoại của Viên Mai trang 6

Trang 6

Bàn về nghệ thuật thơ ca trong tùy viên thi thoại của Viên Mai trang 7

Trang 7

Bàn về nghệ thuật thơ ca trong tùy viên thi thoại của Viên Mai trang 8

Trang 8

Bàn về nghệ thuật thơ ca trong tùy viên thi thoại của Viên Mai trang 9

Trang 9

Bàn về nghệ thuật thơ ca trong tùy viên thi thoại của Viên Mai trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 7280
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về nghệ thuật thơ ca trong tùy viên thi thoại của Viên Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về nghệ thuật thơ ca trong tùy viên thi thoại của Viên Mai

Bàn về nghệ thuật thơ ca trong tùy viên thi thoại của Viên Mai
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
23 
BÀN VỀ NGHỆ THUẬT THƠ CA 
TRONG TÙY VIÊN THI THOẠI CỦA VIÊN MAI 
Đỗ Thu Thủy 
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
Email: dothuy.dhkh@gmail.com 
Ngày nhận bài: 27/8/2020; ngày hoàn thành phản biện: 10/12/2020; ngày duyệt đăng: 10/12/2020 
TÓM TẮT 
Viên Mai được xem là nhà lý luận phê bình tiên phong bày tỏ sự ngợi ca, ủng hộ 
con người cá nhân, cá tính trong thơ Trung Quốc. Trong lý luận thơ, Viên Mai luôn 
đề cao thuyết tính linh, nội hàm thuyết tính linh của ông mang một loạt những 
nhân tố mỹ học về thi ca như chủ quan sáng tác của thi nhân, quy luật cấu tứ nghệ 
thuật, tính đặc sắc của hình tượng nghệ thuật và nội dung biểu hiện của thi ca, đặc 
điểm nghệ thuật biểu hiện và chức năng thẩm mỹ của thi ca, mà phương diện chủ 
yếu trong đó vẫn là phải phù hợp với thực tế sáng tác. Trong sáng tác của mình, 
ông chú ý nhiều về sự đa dạng của đề tài và tạo nên dấu ấn, phong cách riêng cho 
thơ ca. Qua đó, chúng ta có thể hiểu sâu hơn các tác phẩm của Viên Mai cũng như 
các tác phẩm văn học trung đại ở Trung Quốc và Việt Nam. 
Từ khóa: Thơ, Tùy Viên thi thoại, Viên Mai. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Viên Mai (1716 – 1798) tự là Tử Tài, hiệu là Giản Trai, người Tiền Đường, tỉnh 
Triết Giang. Ông làm quan dưới thời Càn Long, sau khi cáo quan thì cư ngụ dưới chân 
núi Tiểu Thương Sơn Tùy Viên, nên có hiệu là Tùy Viên tiên sinh. Viên Mai có viết 
văn, làm thơ, nhưng tên tuổi và ảnh hưởng của ông còn truyền đến hôm nay chủ yếu 
trong tư cách nhà lí luận và phê bình thơ, đặc biệt với tác phẩm Tùy Viên thi thoại. Thi 
thoại là loại sách tuyển thơ, bàn luận về thơ và phép làm thơ, nhưng quan trọng nhất là 
những câu chuyện đi cùng những câu thơ, bài thơ được tuyển. Viên Mai phân biệt thi 
thoại với thi tuyển như sau: “thi thoại không phải là thi tuyển; tuyển thì thơ hay là 
chọn, còn thi thoại thì trước phải có câu chuyện về thơ rồi mới chép thơ” [3, tr. 822]. 
Thi thoại đã phổ biến từ thời Tống, và theo giới nghiên cứu, Viên Mai là người đưa nó 
lên đỉnh cao với Tùy Viên thi thoại. Trong cuốn sách này, xuất phát từ hạt nhân là khái 
niệm “tính linh”, Viên Mai đã luận bàn một cách toàn diện các vấn đề của nghệ thuật 
thơ ca. 
Bàn về nghệ thuật thơ ca trong Tùy Viên thi thoại của Viên Mai 
24 
2. NỘI DUNG 
Khái niệm “tính linh” đã xuất hiện trong Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp và Thi 
phẩm của Chung Vinh, nhưng Viên Mai được đánh giá là người đã nâng tầm lý luận và 
khiến nó trở nên nổi tiếng. Về nội hàm khái niệm, theo Đoàn Lê Giang, “tính” là tính 
tình, tình cảm, “linh” là sự nhạy cảm, linh diệu [1]. Nguyễn Đình Phức cũng cho rằng, 
thuyết tính linh của Viên Mai về cơ bản gồm hai phần: “một là nhắm đến biểu đạt tính 
tình, tức biểu đạt thế giới tình cảm chân thực của chủ thể; hai là nhắm đến linh cơ, tức 
cá tính đa dạng và bản năng trời cho của chủ thể” [8, tr. 95]. Phương Lựu trong cuốn 
Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Hoa khái quát thuyết tính linh của Viên Mai vào 
“tính tình và linh cảm”, đề cao “chân và hoạt” [4, tr. 162]. Nguyễn Khắc Phi trong cuốn 
Thơ văn cổ Trung Hoa – mảnh đất quen mà lạ thì khẳng định nội hàm của thuyết tính linh 
bao gồm ba nhân tố cơ bản là chân tình, cá tính và tài năng của nhà thơ [7,420]. 
Nguyễn Thanh Tùng trong bài “Vài nét về thuyết tính linh trong tư tưởng thi học Việt 
Nam thời trung đại” còn tóm lược một số ý kiến đáng chú ý về khái niệm tính linh [5, 
tr. 108]. Như quan niệm của Tiêu Hoa Vinh xem tính linh là sự kết hợp của hai từ “tính 
tình” và “linh cơ”. Chu Tắc Kiệt lại hiểu: “Hàm nghĩa cơ bản nhất của thuyết tính linh 
đại để không ngoài hai phương diện: tính tình phải thật, ngòi bút phải linh hoạt”. 
Nguyễn Thanh Tùng đánh giá Viên Mai là người kế thừa và đưa thuyết tính linh phát 
triển đến độ hoàn thiện, và vì thế khiến nó phức tạp hơn trước. Trong Tùy Viên thi 
thoại, những nội hàm trên của khái niệm tính linh được Viên Mai thể hiện tập trung 
trên các vấn đề chính yếu sau: 
- Vấn đề tình cảm trong thơ; 
- Vấn đề mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của thơ; 
- Vấn đề cá tính sáng tạo; 
- Vấn đề tư chất và đào luyện. 
Thứ nhất là tình cảm trong thơ. Viên Mai từng tuyên bố rằng, tôi thích nhất 
những sáng tác nói lên tình cảm, đọc nó lên như thể Hoàn Tử Dã nghe ca, ngạc nhiên 
thích thú làm sao! Tình cảm vừa là khởi điểm để có thơ, vừa là nội dung của thơ, đồng 
thời cũng là tiêu chí để xác định giá trị thơ. 
Về loại tình cảm, tình cảm trong thơ phải là thứ tình cảm chân thực, phi vụ lợi. 
Không phải mẫu người thanh cao thì không có được thứ tình cảm này. Ông nói: “Tình 
thì do trong lòng mà ra, không phải hạng người thanh cao, nhạy cảm thì không xúc 
động được, nên không tìm ra ý tứ cao đẹp” [3, tr. 308]. Thơ hay là thứ thơ có thể thông 
qua cảm xúc để đánh động được lòng người: “Thơ có thể thấm vào tim gan người ta là 
thơ hay rồi. Không cần phải do một nhà thơ lão luyện nào làm ra nó” [3, tr. 740]. Viên 
Mai rất dị ứng kiểu người làm thơ vì danh. Ông không phủ định rằng thành tựu thi ca 
có thể mang tới danh tiếng cho nhà thơ, nhưng đó là cái đến sau, là yếu tố bên ngoài, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
25 
do người đọc quyết định. Nếu vì khoe tài, háo danh mà sáng tác thì chỉ tạo ra những 
câu chữ rườm rà, giả tạo: “Ba trăm thiên thơ Kinh Thi không rõ tên tác giả, là vì họ làm 
thơ cốt tả rõ hoài bão, không có ý lưu truyền tên tuổi, vì vậy tình cảm chân thực đáng 
yêu. Ngày nay người ta làm thơ là có ý cầu người ta biết mình có học vấn, có phương 
pháp, có nguồn gốc từ đâu. Vì vậy tình ý chân thực thì ít mà lời văn rườm rà thì nhiều” 
[3, tr. 337]. Không ngẫu nhiên khi Viên Mai ví xúc cảm của thi sĩ với sự hồn nhiên của 
trẻ thơ, hiểu theo nghĩa, thi sĩ là kẻ luôn thường trực những rung cảm chân thành trước 
hình ảnh cuộc sống, và có khả năng biểu hiện nó trong một cái nhìn tươi mới như lần 
đầu gặp gỡ. 
Điều đặc b ... c nào kẻ có quyền thế mà 
không cậy vậy”” [3, tr. 43]. Như vậy, không chỉ hình thức thơ, mà ngay cả học vấn, tri 
thức cũng cần được thâu nạp và chuyển hóa vào thơ ở một trạng thái cực kì tinh tế. 
Để hình thức hài hòa tối đa với nội dung của thơ, Viên Mai đòi hỏi sự dụng 
công to lớn của người sáng tác. Nhà thơ cần rèn luyện bút pháp đến cảnh giới tự nhiên 
như hơi thở, hay nói như Trang Tử là “không nghĩ đến chân thì bước sẽ nhẹ nhõm” [?]. 
Học làm thơ, cũng như học viết, nên bắt đầu từ những thể thức, thể loại đơn giản rồi 
mới đến cái phức tạp; nên học từ gốc đến ngọn; nên học rộng để tiếp thu tinh hoa vạn 
nhà chứ không nên giới hạn ở một vài danh gia để rồi thấy cây mà không thấy rừng; 
nên ngao du sơn thủy, kết giao rộng rãi để hun đúc khí chất, để thông tỏ cái hay cái 
đẹp của thiên hạ và không tự biến mình thành ếch ngồi đáy giếng... Ông chia thơ thành 
hạng đại gia và danh gia: “Đại gia thì dùng chữ một cách phóng túng, còn danh gia thì 
công phu chọn chữ, sửa câu tỉ mỉ” [3, tr. 48]. Người làm thơ nên cố gắng để thành danh 
gia, để người đời sau tôn mình vào hạng đại gia - chứ không nên tự xem mình là hạng 
đại gia, để rồi bị đời sau cho ra ngoài cả hạng danh gia. Nghĩa là càng lão luyện thì 
càng phải công phu trên từng con chữ. 
Nhiều chuẩn mực về hình thức thơ được Viên Mai nêu ra, cho đến nay, vẫn còn 
nguyên giá trị. Về dung lượng thơ, ông nhắc chuyện Tống Tử Kinh sửa lại sách Đường 
thư, cố ý làm ngắn gọn đến nỗi cắt câu bớt chữ một cách ép uổng, gần như văn lí 
không thông, từ đó khuyến cáo người viết không nên khiên cưỡng dài hay ngắn, mà 
nên tương thích với ý và tình. Về giọng thơ, Viên Mai không phân chia thứ bậc giữa 
các loại giọng, vì mỗi loại giọng đều giá trị riêng: “Lấy một vật làm thí dụ, như con 
dao: đằng gọng cần dầy, đằng lưỡi cần mỏng. Như vậy không thể nhất định là dầy hay 
mỏng là quý được” [3, tr. 217]. Điều quan trọng là giọng thơ cần phải đạt đến sự “nhập 
diệu”, nghĩa là nó phải làm bật lên được Tính linh của tác giả. Về thủ pháp thơ, ông kế 
thừa thi pháp truyền thống với quan niệm: “Làm thơ về đề tài nào mà không nói rõ 
Bàn về nghệ thuật thơ ca trong Tùy Viên thi thoại của Viên Mai 
28 
được đề tài ấy ra, thì lại càng không phải là thi nhân. Vậy chỗ kì diệu là phô diễn được 
đề tài bằng cách bóng bẩy kín đáo, nắm được tinh thần của đề, khiến lời thơ không cần 
nói thẳng mà đề tài tự hiện ra” [3, tr. 73]. 
Viên Mai không thoát ra khỏi hạn chế của lý luận văn học cổ điển phương 
Đông, khi ông nhấn mạnh ý nghĩa quyết định của nội dung đối với hình thức. Hình 
thức vẫn thuần túy là phương tiện truyền tải và lệ thuộc vào nội dung. Đến thế kỷ XX, 
lý luận văn học hiện đại có bước tiến dài khi thấy được bản chất thống nhất không thể 
tách rời giữa nội dung và hình thức. Hình thức không phụ thuộc nội dung, mà ít nhất 
nó cũng có vị trí tương đương với nội dung. 
Thứ ba là cá tính sáng tạo. Trong Tùy Viên thi thoại, từ “tính tình” xuất hiện rất 
nhiều. Theo chúng tôi, nó thường trực hai nét nghĩa: cá tính và tình cảm. Chẳng hạn, 
khi Viên Mai nói: “Vẻ lộng lẫy của người đẹp có thể bổ dưỡng cho mắt; câu thơ của 
người thơ (người thơ ở đây muốn chỉ không phải “thợ thơ”) có thể bổ dưỡng cho tim. 
Từ khi có cách luật nghiêm ngặt về thơ thì phạm vi của thơ hẹp lại. Nghị luận sinh ra 
nhiều mà tính tình nhạt nhẽo đi vậy” [3, tr. 684], thì “tính tình” có thể được hiểu bao 
gồm cả hai nét nghĩa trên. Cá tính được phát lộ qua thơ chính là một trong những biểu 
hiện quan trọng của Tính linh. 
Viên Mai viết: “Còn đến như làm thơ thì sẽ cần có cái “ta”. Không có cái “ta” 
trong thơ thì thành ra lời lẽ phô diễn, góp nhặt hết cả của người. Hàn Xương Lê chủ 
trương rằng, lời lẽ không xu phụ theo ai, phải do chính mình làm ra (duy cổ ư từ, tất 
ký xuất). Tổ Oánh đời Bắc Ngụy có nói: “Văn chương phải do tự mình sắp xếp đặt ra 
mới có phong cốt đặc biệt riêng của một nhà thơ văn. Không thể gửi mình dưới hàng 
rào người ta được”” [3, tr. 331]. 
Cá tính có gốc từ khí chất, cốt cách của thi sĩ, và thông qua tài năng, nó đi vào 
thi giới. Biểu hiện trước hết của nó là ý thức muốn tạo ra cái mới, cái riêng của chủ thể 
sáng tác. Viên Mai thường miệt thị loại người chỉ học theo tiền nhân mà không xác lập 
được cá tính sáng tạo của mình. Ông dẫn lại câu nói của Dương Thăng Am: “Thơ đến 
Đỗ Phủ là cực thịnh, nhưng đạo làm thơ cũng suy bại đi từ Đỗ Phủ. Lý học đến Trình 
Tử, Chu Tử là rất rõ ràng, nhưng lý học cũng đi từ Trình, Chu vậy. Không phải lỗi tại 
Đỗ Phủ hoặc Trình Tử, Chu Tử, mà ở những kẻ đã quá tôn sùng Đỗ Phủ và Trình, Chu 
vậy” [715]. Những tên tuổi bất hủ như Đỗ Phủ hay được hậu nhân sùng bái, và vì quá 
sùng bái, thơ văn của họ trở thành khuôn vàng thước ngọc để phỏng theo. Điều này đi 
ngược với bản chất của văn chương là dòng chảy sáng tạo không ngừng. Lục Du 
khẳng định: “Văn chương rất kị có liên quan đến những câu thơ cũ đã chết”. Hoàng 
Đình Kiên cũng đồng thuận: “Văn chương rất kị theo sau người ta”. 
Viên Mai không phủ nhận sự cần thiết học tập thành tựu nghệ thuật của người 
đi trước, nhưng chỉ nên hấp thu cái tinh thần để rồi như con tằm nhả tơ, con ong làm 
mật, chứ không nên ngấu nghiến, máy móc để rồi biến cái tinh hoa thành cái cặn bã: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
29 
“Người đời sau phải học cổ nhân rồi mới làm được thơ hay. Nhưng người khéo học thì 
ví như được cá rồi quên cái đó. Kẻ vụng học thì ví như khắc vào mạn thuyền mà tìm 
thanh kiếm lúc ngồi trên thuyền đánh rơi xuống sông” [3, tr. 157]. Người khéo học thì 
kiến tạo được cá tính, phong cách. Người vụng học thì trở thành bắt chước, mãi mãi 
theo sau cái bóng người ta. 
Có lẽ đây là một trong những lý do khiến Viên Mai luôn từ chối phân định cao 
thấp giữa các thi phái, giữa các thời đại thi ca: “Đời Minh, thói chia môn phái rất thịnh, 
chẳng những ở triều đình mà cả trong giới văn học cũng vậy. Lúc văn học đang thịnh 
các họ Cao, Dương, Trương, Từ, mỗi nhà nêu lên một tôn chỉ, nhưng không có môn 
phái. Truyền một lần nữa thì nẩy ra phái Thất Tử, kế tiếp đến lần sau thì nẩy ra phái 
Chung, Đàm; phái Công An. Tiếp đến lần ba thì nẩy ra phái Ngu Sơn. Những phái nay 
cứ vu không, công kích, bài bác, cãi nhau. Mỗi môn phái nêu ra một quan niệm về văn 
chương, xem thật tức cười! Tôi nghĩ rằng, người ta ai cũng có điểm đúng, điểm sai. 
Vậy cần bình tĩnh suy xét, nhận lấy phần đúng, bỏ phần sai [3, tr. 20]. 
Khi đặt một thi phái hay một thời đại nào đó lên đỉnh cao nhất, nghĩa là ta đang 
biến nó trở thành khuôn mẫu hoàn mỹ để cố gắng mô phỏng và không bao giờ có thể 
vượt qua. Nhưng với Viên Mai, mọi thi phái và thời đại đều có khả thủ và hạn chế, mọi 
danh gia đều có sở trường và sở đoản. Thi sĩ kiệt xuất là người đưa sở trường của thi 
phái mình đi xa hơn cả. Do đó, người làm thơ cần học hỏi những phương diện khả thủ, 
tránh những phương diện hạn chế của người khác để phát huy sở trường bản thân, 
khai phóng cá tính sáng tạo của mình. Luận điểm này của Viên Mai đã đả động đến 
vấn đề rất cơ bản của thể loại, đó là sự song hành giữa kế thừa và cách tân trong tiến 
trình thể loại. 
Thứ tư là vấn đề tư chất và đào luyện. Tư chất, thứ được biểu hiện trước hết qua 
sự nhạy cảm, tinh tế của tâm hồn, là một trong những yếu tố thuộc nội hàm của Tính 
linh. Trong Tùy Viên thi thoại, nó tỏ ra là vấn đề được Viên Mai quan tâm và bình luận 
sâu sắc. 
Giữa tư chất và đào luyện, tư chất mới là điều kiện tiên quyết cho sáng tác văn 
chương: “Thơ văn sáng tác toàn cậy ở thiên tài đặc biệt, kẻ thông minh chỉ điểm một 
lần là hiểu” [3, tr. 661]. Tuy nhiên, thiên khiếu không qua rèn luyện thì chỉ ở lại dạng 
tiềm năng, rất khó phát triển để trở thành một kết tinh nghệ thuật có giá trị. Viên Mai 
viết: “Nghề thơ chỉ là một kỹ thuật nhỏ, nhưng cũng cần phải tập luyện từ thời thơ ấu 
mới thành tài được” [3, tr. 100]. Chỗ khác, ông ví von: “Có sợi tơ, gai là có lụa, có vải sô 
tốt, nhưng cũng cần phải tốn công kéo sợi, xe tơ mới thành được. Đồng ở núi Xích Cẩn 
là đồng tốt nhưng cũng cần gạn lọc nhiều lần mới thành được đồng tốt [3, tr. 74]. Ngay 
cả những cây bút đã được khẳng định, ta vẫn có thể tìm thấy ở họ những hạn chế do 
thiếu đầu tư rèn luyện. Viên Mai lấy trường hợp Tô Đông Pha làm ví dụ: “Thơ cận thể 
của Tô Đông Pha thiếu công đào luyện; cho nên đọc xong câu thơ thì ý vị cũng hết” [3, 
Bàn về nghệ thuật thơ ca trong Tùy Viên thi thoại của Viên Mai 
30 
tr. 384]. Ông chủ trương, người làm thơ, dẫu ý thức được tài năng của mình, cùng luôn 
cần giữ một thái độ chuẩn mực, cẩn trọng trong lao động nghệ thuật. Viên Mai xác 
định phạm vi chi phối của thiên tư và rèn luyện trong thành quả nghệ thuật như sau: 
“Làm thơ cũng như việc bắn, một đề tài đến tay cũng như sự bắn đã có đích. Kẻ biết 
bắn thì chỉ một phát tên là trúng, kẻ không biết bắn thì hàng trăm mũi tên vẫn trượt. 
Kẻ biết bắn mà tinh xảo thì trúng ngay giữa đích, kẻ kém hơn một chút thì bắn trúng 
bên cạnh đích. Kẻ kém nữa thì bắn trúng cách đích không bao xa. Còn kẻ thật kém thì 
bắn bừa bãi; bắn trúng hay không trúng không ngoài bốn chữ: thiên tài và học lực. 
Mạnh Tử có nói: “Đến được là do sức của mày, còn trúng đích thì không phải do sức 
mày”. Bắn được mũi tên đến nơi là do sức luyện tập, trúng đích lại do tiên phận (thiên 
tài)” [3, tr. 834]. 
Quan niệm của Viên Mai về tư chất và đào luyện trong hoạt động thơ ca, theo 
chúng tôi, có thể xem là chân lý. 
Ngoài bốn vấn đề chính yếu trên, Viên Mai còn đề xuất nhiều ý kiến giá trị. Có 
ý kiến tiếp thu từ một số truyền thống lý luận văn học cổ điển, có ý kiến lại rất gần với 
những thành tựu của tư duy lý luận văn học hiện đại, như thừa nhận tính hư cấu, tính 
đa nghĩa của văn bản nghệ thuật; thừa nhận ý nghĩa của nữ giới và thơ nữ trong đời 
sống thi ca; nhìn nhận đúng đắn về vai trò và hạn chế của người đọc trong việc định vị 
và lưu truyền văn chương; phủ định quan niệm về phong cách rất phổ biến lúc bấy 
giờ: văn là người 
3. KẾT LUẬN 
Tùy Viên thi thoại có phạm vi bao quát khá rộng đối với các phương diện nghệ 
thuật của thơ ca (hiểu theo nghĩa hẹp). Nhưng dựa trên mật độ tập trung của ông trên 
bốn vấn đề chính yếu là tình cảm trong thơ, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức 
của thơ, cá tính sáng tạo và tư chất - đào luyện, dễ dàng nhận thấy tác phẩm chính là 
sự diễn dịch thuyết Tính linh do chính ông khởi xướng và cổ vũ. Bên cạnh một số hạn 
chế khó tránh khỏi mang tính thời đại, quan niệm về thơ của Viên Mai đã chứa đựng 
nhiều hạt nhân tích cực, thậm chí vượt thời đại. Ảnh hưởng của nó đối với lý luận và 
thực tiễn văn học cho đến nay vẫn chưa dừng lại, và không chỉ bó hẹp trong phạm vi 
các nước ảnh hưởng văn hóa Hán. Tùy Viên thi thoại xứng đáng là một trong những 
thành tựu làm rạng danh nền lý luận văn học cổ điển phương Đông. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đoàn Lê Giang (2001). Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Trung Quốc – lịch sử và tư liệu (Lưu 
hành nội bộ), thành phố Hồ Chí Minh. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
31 
[2]. Vương Vận Hy, Cố Dịch Sinh (2003). “Viên Mai bàn về thơ”, Đoàn Lê Giang dịch, Tạp chí 
Văn học, số 4, tr. 53 – 64. 
[3]. Viên Mai (2002). Tùy Viên thi thoại, Trương Đình Chi dịch, NXB Văn nghệ, thành phố Hồ 
Chí Minh. 
[4]. Phương Lựu (1989). Tinh hoa lýí luận văn học cổ điển Trung Hoa, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[5]. Nguyễn Thanh Tùng (2008). Vài nét về thuyết tính linh trong tư tưởng thi học Việt Nam 
thời trung đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1, tr. 108 – 115. 
[6]. Nguyễn Thanh Tùng (2010). Thăng Long - Hà Nội với sự tiếp nhận và truyền bá tư tưởng 
thi học mới từ Trung Hoa: trường hợp thuyết tính linh (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX), 
Website:
ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1270:thng-long-
ha-ni-vi-s-tip-nhn-va-truyn-ba-t-tng-thi-hc-mi-t-trung-hoa-trng-hp-thuyt-tinh-linh-cui-th-
k-xviii-u-th-k-xx&catid=113:ht-vn-hc-pht-giao-vi-1000-nm-thng-long&Itemid=181 
[7]. Nguyễn Khắc Phi (1998). Thơ văn cổ Trung Hoa – mảnh đất quen mà lạ, NXB Giáo dục, Hà 
Nội. 
[8]. Nguyễn Đình Phức (2014). So sánh quá trình tiếp nhận thuyết Tính linh của Viên Mai ở 
Nhật Bản và Việt Nam, Website: 
4cf6-8265-edfdf9b90ad6 
[9]. Nguyễn Đình Phức (2014). So sánh quá trình tiếp nhận thuyết Tính linh của Viên Mai ở 
Hàn Quốc và Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1, tr. 93 – 109. 
Bàn về nghệ thuật thơ ca trong Tùy Viên thi thoại của Viên Mai 
32 
THE POETIC ART IN TUY VIEN THI THOAI BY VIEN MAI 
Do Thu Thuy 
Faculty of Literature and Linguistics, University of Sciences, Hue University 
Email: dothuy.dhkh@gmail.com 
ABSTRACT 
Vien Mai is considered as a pioneering critical theorist in expressing praise and 
support for the individual and individuality in Chinese poetry. In his theory of 
poetry, Vien Mai always tends to emphasize spirituality theory. The connotation of 
his spirituality theory has a series of aesthetic elements about poetry, such as the 
poet's subjective composition, the law of art quartet, the specificity of the artistic 
image and content expression; the artistic characteristics and the aesthetic function 
of the poetry, the main aspect of which is still consistent with the actual 
composition. In his writing, he paid much attention to the diversification of themes 
and created his mark and style for poetry. Thereby, it can find a deeper 
understanding of the works by Vien Mai as well as other works of medieval 
literature in China and Vietnam. 
Keywords: Poetry, Tuy Vien thi thoai (Tuy Vien Speech contest), Vien Mai. 
Đỗ Thu Thủy sinh ngày 19/5/1974 tại Hà Nội. Năm 1996, bà tốt nghiệp cử 
nhân Ngữ văn tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Năm 2001, bà 
tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài tại Trường Đại học 
Sư phạm, Đại học Huế. Từ năm 1996 đến nay, bà giảng dạy tại Trường 
Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học Trung Quốc, Văn học Đông Nam Á. 

File đính kèm:

  • pdfban_ve_nghe_thuat_tho_ca_trong_tuy_vien_thi_thoai_cua_vien_m.pdf