Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu và hoạt động kinh doanh của các tổ chức

gây ra thiệt hại về môi trường đã tạo nên sự chú ý ngày càng tăng. Ở cấp độ quốc tế, các vấn đề liên quan

đến sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đã trở thành một phần của chương trình

nghị sự trong các diễn đàn. Việc nghiên cứu, triển khai áp dụng kế toán quản trị môi trường vào Việt Nam

còn khá mới mẻ. Hầu hết DN chưa quan tâm nhiều đến kế toán quản trị môi trường, chưa bố trí cán bộ

kế toán chuyên trách để tính toán các khoản chi phí, lợi ích môi trường và vẫn duy trì hệ thống kế toán

truyền thống, chưa tích hợp các thông tin của kế toán quản trị môi trường vào hệ thống kế toán chung.

ECMA đang được coi là lĩnh vực mới trong cả nghiên cứu và thực hành quản lý. Vì vậy, bài viết sẽ chỉ ra

kinh nghiệm áp dụng ECMA của một số quốc gia điển hình trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật, Mỹ và Anh,

điều này sẽ cung cấp cho Việt Nam bài học kinh nghiệm để thúc đẩy thực hành ECMA

Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trang 5

Trang 5

Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trang 6

Trang 6

Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trang 7

Trang 7

Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trang 8

Trang 8

Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trang 9

Trang 9

Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 12100
Bạn đang xem tài liệu "Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
170 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA
 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI - 
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
 Ngô Thị Thu Hương* 
 Nguyễn Thị Mai Hương**
 TÓM TẮT: Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu và hoạt động kinh doanh của các tổ chức 
 gây ra thiệt hại về môi trường đã tạo nên sự chú ý ngày càng tăng. Ở cấp độ quốc tế, các vấn đề liên quan 
 đến sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đã trở thành một phần của chương trình 
 nghị sự trong các diễn đàn. Việc nghiên cứu, triển khai áp dụng kế toán quản trị môi trường vào Việt Nam 
 còn khá mới mẻ. Hầu hết DN chưa quan tâm nhiều đến kế toán quản trị môi trường, chưa bố trí cán bộ 
 kế toán chuyên trách để tính toán các khoản chi phí, lợi ích môi trường và vẫn duy trì hệ thống kế toán 
 truyền thống, chưa tích hợp các thông tin của kế toán quản trị môi trường vào hệ thống kế toán chung. 
 ECMA đang được coi là lĩnh vực mới trong cả nghiên cứu và thực hành quản lý. Vì vậy, bài viết sẽ chỉ ra 
 kinh nghiệm áp dụng ECMA của một số quốc gia điển hình trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật, Mỹ và Anh, 
 điều này sẽ cung cấp cho Việt Nam bài học kinh nghiệm để thúc đẩy thực hành ECMA.
 Từ khóa: Kế toán quản trị, kế toán môi trường, quản trị, doanh nghiệp
 Environmental pollution is becoming a global problem and the business activities of organizations causing 
 environmental damage have created an increasing attention. At the international level, issues related to 
 the balance between economic growth and sustainable development have become a part of the agenda 
 in the forums. The research and implementation of environmental management accounting in Vietnam is 
 new. Most of businesses have not paid much attention to environmental management accounting, have 
 not arranged full-time accounting staffs to calculate environmental costs and benefits, still maintain the 
 traditional accounting system, and have not integrated the information of environmental management 
 accounting into the general accounting system. ECMA is considered as a new field in both research 
 and practice management. Therefore, this article shows the experiences of applying ECMA from several 
 countries in the world such as Korea, Japan, the USA and the UK and provides experience lessons for 
 Vietnam to promote ECMA application.
 Keywords: management accounting, environmental accounting, management, enterprises.
 Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu và hoạt động kinh doanh của các tổ chức 
gây ra thiệt hại về môi trường đã tạo nên sự chú ý ngày càng tăng. Ở cấp độ quốc tế, các vấn đề 
liên quan đến sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đã trở thành một phần 
của chương trình nghị sự trong các diễn đàn. Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường, diễn ra tại 
* Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
** Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. . Tác giả nhận phản hồi: Tel.: +84983086608. E-mail address: 
giangxuyen16@gmail.com
 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 171
Stockholm năm 1972 đã chỉ rõ suy thoái môi trường trên toàn cầu và Hội nghị là một động lực cho 
chính phủ của hầu hết các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam ban hành các pháp lệnh kiểm 
soát ô nhiễm. Tiếp theo, Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất diễn ra vào năm 1992 ở Rio de Janeiro 
đã thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp không ngừng nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đạt tới 
hoạt động kinh doanh bền vững và giảm các tác động môi trường do họ gây ra. Kế toán quản trị 
chi phí môi trường - ECMA trở thành công cụ hữu ích để đáp ứng yêu cầu trên.
 Ứng dụng của ECMA trong quản trị hoạt động môi trường đang ngày càng trở nên rõ ràng. 
Thực tế, ECMA đã thu hút sự chú ý và quan tâm ngày càng lớn và được đánh giá như là công cụ 
đắc lực để quản lý hoạt động. Tuy nhiên, ở đây xuất hiện sự thiếu hụt các nghiên cứu về ECMA tại 
Việt Nam. Có thể nói, kế toán quản trị chi phí môi trường không phổ biến tại các quốc gia Đông 
Nam Á và rất ít tài liệu về ứng dụng ECMA là sẵn có (Herzig cùng cộng sự (2012)). Với Việt Nam 
đó cũng không phải là ngoại lệ, ECMA đang được coi là lĩnh vực mới trong cả nghiên cứu và thực 
hành quản lý. Vì vậy, bài viết sẽ chỉ ra kinh nghiệm áp dụng ECMA của một số quốc gia điển hình 
trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật, Mỹ và Anh, điều này sẽ cung cấp cho Việt Nam bài học kinh 
nghiệm để thúc đẩy thực hành ECMA.
1. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG
 Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì kế toán quản trị môi trường được định nghĩa như 
sau: “Kế toán quản trị môi trường là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển 
khai và thực hiện hệ thống kế toán và hoạt động thực tiễn phù hợp có liên quan đến vấn đề môi 
trường” (Nguồn: 1998)
 Còn theo cơ quan Phát triển bền vững của Liên hợp quốc, các nhóm chuyên gia đến từ 30 
quốc gia đã thống nhất về khái niệm của kế toán quản trị môi trường như sau: “Kế toán quản trị môi 
trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định 
nội bộ: Thông tin vật chất về việc sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên 
vật liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến 
môi trường” 
 KTQT môi trường mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp (DN), trong đó, phải kể đến 
những lợi ích cơ bản như sau:
 - KTQT môi trường giúp DN nhận dạng đầy đủ, xác định chính xác và phân bổ đúng đắn các 
khoản chi phí môi trường, giúp cho việc định giá sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh chính 
xác. Căn cứ vào đó, DN có thể đưa ra những quyết định phù hợp về chiến lược sản phẩm cũng như 
đầu tư thiết bị và công nghệ.
 - Việc áp dụng KTQT môi trường sẽ giúp nâng cao uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh của 
DN. KTQT môi trường sẽ giúp cung cấp thông tin chính xác, ... nghiệp và thực hiện các dự án thí 
điểm. Đặc biệt, USEPA tập trung phát triển phương pháp chi phí toàn bộ (TCA) như là một phương 
pháp được áp dụng để đánh giá dự án đầu tư môi trường. Rất nhiều khái niệm cơ sở và cách phân 
loại chi phí môi trường phục vụ cho phương pháp đánh giá tổng chi phí cùng với cách thức đánh 
giá tổng chi phí TCA đã được công bố. Trong giai đoạn thực hiện dự án, USEPA nghiên cứu các 
tình huống ở các công ty có quy mô lớn như Kế toán Xanh tại AT&T và kế toán chi phí đầy đủ tại 
Ontario Hydro. (Bartolomeo et al. 2000; Bennett & James, 2000).
176 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA
 Nhiều nghiên cứu trường hợp về ECMA đã được áp dụng trong các tổ chức tại Mỹ với nhiều 
lĩnh vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu đều chỉ ra những lợi ích mà ECMA mang lại đó là: giúp 
một nhà máy sản xuất giấy thiết kế lại hệ thống tái chế nước thải thông qua áp dụng kế toán dòng 
chảy vật chất nhằm giảm lưu lượng nước thải, giảm nồng độ độc tố trong nước thải và giảm tổng 
lượng nước ngọt sử dụng, giúp quản lý chuỗi cung ứng tại công ty điện tử Raytheon từ việc áp 
dụng kế toán chi phí chu kỳ sống sản phẩm, giúp đánh giá kế hoạch thực hiện nguồn lực, đưa ra 
quyết định đầu tư, kiểm soát môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường qua việc ứng dụng 
kế toán chi phí đầy đủ tại một công ty hóa chất Ontario Hydro.
2.4. Kinh nghiệm tại Anh
 Ở Anh, ECMA bắt đầu được chú ý từ những năm 90. Năm 1990, Anh xuất bản một nghiên 
cứu về chi phí liên quan đến môi trường “The Costs to Industry of Adopting Environmentally 
Friendly Practices” do CIMA (Chartered Institute of Management Accountants - Hiệp hội kế toán 
quản trị công chứng Anh quốc) tài trợ. Cũng trong năm 1990, xuất hiện bài báo đầu tiên về quản 
trị kế toán có liên quan đến vấn đề môi trường là “Management Accounting for a Cleaner World”. 
Đến năm 1997, ấn phẩm đầu tiên về kế toán quản trị môi trường “Environmental Management: 
The Role of the Management Accountant” do CIMA tài trợ được xuất bản. Nhưng trên thực tế, 
bóng dáng EMA đã xuất hiện từ những năm 70. Cụ thể, năm 1974, một tổ chức mang tên “The 
Watt Committee on Energy” được thành lập nghiên cứu về vấn đề năng lượng, trong đó có những 
nghiên cứu liên quan đến kế toán quản trị và môi trường. Ví dụ, năm 1979, trong bản báo cáo số 6 
của Watt Committee có miêu tả quá trình kế toán và kiểm toán năng lượng và từ năm 1977-1984 
có những bài viết về cách kế toán và quản lý năng lượng sử dụng trong nhà máy, Từ đó đến nay, 
Anh luôn dẫn đầu trên thế giới về số lượng ấn phẩm, bài viết, về EMA cũng như có nhiều học 
giả nổi tiếng (Robert Gray, Jan Bebbington, Martin Bennett,) nghiên cứu về vấn đề này. 
 Một ứng dụng về EMA nổi bật ở Anh là “Sáng kiến hạch toán môi trường” do cơ quan môi 
trường của Anh đề xuất. Sáng kiến này có 3 mục tiêu: phát triển một hệ thống hạch toán môi trường 
bên trong quá trình quản lý tài chính của công ty; giảm tiêu thụ tài nguyên; thực hiện báo cáo các 
khoản tiết kiệm chi phí. Phương pháp luận dự trên một hệ thống theo dõi chi phí môi trường, phân 
biệt với chi phí điều hành, các chi phí hỗ trợ hành chính; kết nối dữ liệu tài chính với các thông tin 
định lượng khác nhau như dòng nguyên vật liệu.
 ECMA tại Anh xuất phát từ việc phân tích các khía cạnh của môi trường và tác động môi 
trường. Khía cạnh môi trường được hiểu là các yếu tố của sản phẩm, dịch vụ, hoạt động của tổ 
chức có thể tác động qua lại tới môi trường; còn tác động môi trường là những ảnh hưởng tới môi 
trường, dù là tốt hay xấu, do sản phẩm, dịch vụ, hoạt động của tổ chức gây ra. Những khía cạnh 
môi trường được nghiên cứu chủ yếu là chất thải, năng lượng, nước; mà khía cạnh được quan 
tâm nhiều nhất là chất thải bởi theo Iceco MA1: 1% chất thải trị giá khoảng 1 triệu bảng Anh và 
trên thực tế, chi phí cho xử lý chất thải là không hề nhỏ và luôn là gánh nặng lớn cho ngân sách. 
Thậm chí, Chính phủ Anh còn cho ra đời nhiều chính sách và các bộ luật, nghị định nhằm mục tiêu 
giảm thiểu chất thải như Đạo luật bảo vệ môi trường (Environmental Protection Act), Chiến dịch 
chất thải chính phủ (Government Waste Strategies), Thuế bãi rác (Landfill Tax),Nói cách khác, 
ECMA được chú trọng nhiều vào nội dung PEMA, sử dụng nhiều các số liệu vật chất, dẫn đến sự 
tập trung của các công trình vào kế toán dòng chảy năng lượng và nguyên liệu, bảng đầu vào, đầu 
 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 177
ra số liệu hàng năm về ô nhiễm nước và không khí, chất thải rắn và ô nhiễm đất do phát triển các 
ngành công nghiệp. Vì vậy, các phương pháp được sử dụng phổ biến là kế toán dòng nguyên vật 
liệu, phân tích chu trình sống sản phẩm, kế toán chi phí dựa trên hoạt động, phân tích đầu vào-đầu 
ra,
3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
 Để thực hiện ECMA sẽ tốn thời gian, công sức, tiền bạc thậm chí trong ngắn hạn phần lợi ích 
mang lại có thể không đủ bù đắp cho chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Nhưng về dài hạn, ECMA sẽ 
mang lại nhiều lợi ích, giúp tiết kiệm chi phí, thu được lợi nhuận, có ảnh hưởng tích cực đến môi 
trường. ECMA là lĩnh vực kế toán chi phí chủ yếu cho doanh nghiệp nhưng không thể phủ nhận 
vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy ECMA, để đưa ra một số khuyến nghị về bài học kinh 
nghiệm tại Việt Nam về thực hiện kế toán quản trị chi phí môi trường, nhóm tác giả rút ra một số 
bài học kinh nghiệm cho việc đẩy nhanh ứng dụng kế toán quản trị chi phí môi trường như sau:
3.1. Về phía cơ quan Nhà nước
 ECMA mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như: phân bổ chi phí chính xác, thiết kế 
sản phẩm, dây chuyền thân thiện môi trường, sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm chi phí, gia 
tăng cả hiệu quả kinh tế và môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, có thể kết 
luận rằng chính phủ nên nhận ra sự cần thiết phải thúc đẩy ECMA. Một khi chính phủ hiểu và nhận 
ra những lợi ích của ECMA thì họ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và triển khai, có 
như vậy động lực để thực hiện ECMA mới được tạo ra.
 * Bộ Tài nguyên và Môi trường
 Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể thực hiện một loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy và thực 
hiện ECMA như: Cấp giấy chứng nhận về môi trường mà nếu thiếu nó các doanh nghiệp không 
thể thành lập được, cấp giấy chứng nhận môi trường hàng năm về giải phóng mặt bằng để làm rõ 
vấn đề dòng chảy vật chất của vật liệu, cấp giấy chứng nhận môi trường làm rõ việc bổ sung, thay 
thế máy móc thiết bị sẽ không cản trở quá trình lưu thông và không ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn 
nguyên liệu; Ban hành tài liệu hướng dẫn ECMA, đưa ra những nghiên cứu trường hợp cho việc 
ứng dụng ECMA; Xây dựng và thực thi các chính sách liên quan đến ECMA; Cung cấp tài liệu 
hướng dẫn đánh giá tác động môi trường (EIA); Giới thiệu các ưu đãi cho các công ty đạt hiệu quả 
môi trường.
 * Bộ Khoa học Công nghệ
 Chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành xây dựng các dự án khoa học trong lĩnh vực sản xuất 
theo hướng tiết kiệm nguồn lực, tận dụng phế thải, thiết kế công nghệ mới vừa nâng cao hiệu quả 
kinh tế vừa bảo vệ môi trường; Phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên 
cứu bổ sung hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về ECMA phù hợp với yêu cầu phát triển.
 * Bộ Tài chính
 Do Bộ Tài chính là cơ quan chính phủ có thẩm quyền cao liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế 
toán, nên nó phải là cơ quan đi đầu trong việc nhận thức và hiểu được lợi ích của ECMA. Vì vậy, 
Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ TN & MT, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hướng dẫn và 
quy chuẩn chung về ECMA, thiết lập chuẩn mực kế toán môi trường bắt buộc; Xây dựng nguyên 
178 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA
tắc kế toán các khoản chi phí môi trường nhằm quản lý và hạch toán thống nhất giữa các doanh 
nghiệp trong toàn ngành; Thống nhất mẫu biểu chi phí môi trường, báo cáo môi trường và hướng 
dẫn cụ thể với từng doanh nghiệp; Sử dụng báo cáo chi phí môi trường để quản lý và đưa ra quyết 
định mang tính bền vững cho ngành công nghiệp.
3.2. Về phía doanh nghiệp
 Các nhà quản lý chịu trách nhiệm cho việc thiết lập và thiết kế tầm nhìn và sứ mệnh của tổ 
chức họ. Vì vậy, họ có thể phát triển các chương trình chính sách phù hợp với nhiệm vụ cho mục 
tiêu phát triển bền vững. Thông qua các dự án về ECMA đề cập ở trên, một số điều kiện quan trọng 
được phát hiện để giới thiệu và triển khai thực hiện ECMA đó là:
 Cam kết của người quản lý cấp cao về ECMA: Thực hiện các dự án ECMA, cần phải nhận 
thức rõ tầm quan trọng của ECMA và cam kết của nhà quản lý cấp cao về ý thức, trách nhiệm môi 
trường cũng như thông tin môi trường. Nếu không có sự quan tâm và hỗ trợ của các nhà quản trị 
nội bộ, thì việc thực hiện các dự án ECMA sẽ đối mặt với nhiều thách thức và những khó khăn.
 Thiết lập mối quan hệ giữa các phòng ban: Để thu thập các thông tin cần thiết, yêu cầu có 
sự tham gia của các phòng ban. Nhìn chung, thông tin về chi phí môi trường được thu thập dựa 
trên bộ phận môi trường, tuy nhiên bộ phận này lại không có kiến thức chuyên môn về thực hành 
kế toán. Ngược lại, bộ phận kế toán lại không thực sự có một sự hiểu biết đúng đắn về môi trường, 
giám đốc tài chính và kế toán trưởng thường duy trì vị trí bảo thủ về việc thay đổi tiếp cận hệ thống 
kế toán quản trị môi trường. Do đó, để đo lường và phân bổ chi phí môi trường có hiệu quả, các bộ 
phận cần hợp tác chặt chẽ với nhau. Đặc biệt là khuyến khích bộ phận kế toán tích cực tham gia 
vào các dự án ECMA.
 Quy định về tính hiệu quả và chia sẻ mục tiêu: Thông thường, các thành viên có trách nhiệm 
càng cao thì hiệu quả hoạt động của các dự án ECMA càng tốt. Điều quan trọng là phải có một 
đội ngũ phù hợp và tất cả các thành viên chia sẻ các mục tiêu dự án. Một đội kiểm tra (Team Test 
Force - TTF) lý tưởng là một đội mà các bộ phận môi trường, kế toán và kỹ thuật được tham gia 
như là các thành viên quan trọng.
 Nâng cao hiểu biết về ECMA cho các nhân viên trong doanh nghiệp: Để tận dụng thành 
công những thông tin về chi phí môi trường, hoạt động quản lý của công ty cần thiết phải có một sự 
hiểu biết chung về tầm quan trọng và tính hữu ích của ECMA. Ở giai đoạn đầu của dự án, tiến hành 
một chương trình đào tạo ECMA sẽ là một phương pháp hiệu quả để có được nhận thức chung. 
Việc thiết lập một kế hoạch chi tiết về cách sử dụng thông tin kế toán quản lý môi trường nên được 
ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, việc đào tạo nhân viên để am hiểu về kế toán quản trị môi trường cũng 
như có kiến thức chuyên môn về báo cáo môi trường và thẩm định tài chính liên quan đến môi 
trường là điều cần thiết.
4. KẾT LUẬN
 Hiện nay, bảo vệ môi trường đang được coi là một trong những vấn đề cấp thiết của toàn nhân 
loại. Dưới sự ảnh hưởng của nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, thực trạng môi trường ở các 
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đang có chiều hướng đi xuống, biểu hiện ở những hiện 
tượng môi trường cực đoan như nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao, mưa lũ lớn và liên tục,
Nguyên nhân chính là do sức ép từ quá trình phát triển KT - XH đã và đang tiếp tục làm gia tăng 
 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 179
nhiều áp lực đối với môi trường, gây ra không ít vấn đề bức xúc về môi trường, tác động tới sức 
khỏe cộng đồng, ảnh hưởng và làm thiệt hại đến kinh tế, làm gia tăng các xung đột liên quan đến 
môi trường trong xã hội. Trong đó, thành phần gây ô nhiễm môi trường nặng nhất chính là các 
doanh nghiệp sản xuất chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà hy sinh môi trường. Chính vì vậy, kế toán 
quản trị chi phí môi trường (ECMA) ra đời như một phương pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp 
giải quyết được bài toán về bảo vệ môi trường.
 Trong tương lai không xa, doanh nghiệp có chỉ số cạnh tranh cao nhất chính là doanh nghiệp 
đạt được yêu cầu về kinh doanh bền vững, nghĩa là đảm bảo cân bằng ba yếu tố: kinh tế, môi 
trường và trách nhiệm xã hội. ECMA giúp các doanh nghiệp tính toán chính xác và đầy đủ hơn 
chi phí môi trường, từ đó hỗ trợ các nhà quản trị trong việc ra quyết định và hoạch định chiến lược 
kinh doanh. Như vậy, với phương pháp luận tiếp cận có hệ thống của kế toán quản trị môi trường 
và những lợi ích mà nó mang lại, rõ ràng đây là một bộ công cụ rất hữu hiệu để hỗ trợ các doanh 
nghiệp đạt được yêu cầu này. Qua đó, ECMA cũng giúp Chính phủ trong vấn đề BVMT, khắc phục 
sự cố môi trường và xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường. Dù đem lại nhiều lợi ích nhưng 
thực tế là ECMA ở Việt Nam còn khá mới mẻ, vì vậy, cần thiết phải học hỏi kinh nghiệm từ những 
nước đi trước đã thành công trong ứng dụng ECMA như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc. Các trường 
hợp nghiên cứu thí điểm, bài học kinh nghiệm ở các quốc gia trong việc thực hành ECMA và các 
vấn đề được đề xuất được xem như là một điểm khởi đầu tốt để chỉ ra một phương pháp hiệu quả 
nhằm ứng dụng ECMA cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. UNDSD (2001), Environmental Management Accounting: Procedures and Principles, 
United Nations Division for Sustainable Development, New York.
 2. Rikhardsson, Bennett, Bouma & Schaltegger (2005), Implementing Environmental 
Management Accounting: Status and Challenges, Springer, Dordrecht.
 3. IFAC (2005), International Guidance Document: Environmental Management Accounting, 
International Federation of Accountants, New York.
 4. Jasch (2003), The use of Environmental Management Accounting (EMA) for indentifying 
environmental costs, Journal of Cleaner Production 11, pp. 667-676.
 5. JMETI (2002), Environmental Management Accounting Workbook (available only in 
Japanese), Tokyo: Japanese Ministry of Economy, Trade and Industry.
 6. Lê Thị Tâm, Nguyễn Thị Mai Anh (2016), Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế 
giới (Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam - Những tác động đến doanh 
nghiệp, 2016 Học viện Ngân hàng.

File đính kèm:

  • pdfke_toan_quan_tri_chi_phi_moi_truong_tren_the_gioi_bai_hoc_ki.pdf