Kế toán, kiểm toán - Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

Bài này sẽ hướng dẫn bạn nguyên tắc

và phương pháp kế toán nguồn vốn chủ

sở hữu.

 Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm số vốn

do các chủ sở hữu đóng góp hoặc hình

thành từ kết quả sản xuất kinh doanh.

 Nguồn vốn chủ sở hữu là một trong hai

loại nguồn vốn chính của doanh nghiệp:

Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Vì thế, kế toán cần theo dõi chi tiết và

rành mạch từng loại nguồn vốn, quỹ và

đối tượng góp vốn.

Kế toán, kiểm toán - Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu trang 1

Trang 1

Kế toán, kiểm toán - Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu trang 2

Trang 2

Kế toán, kiểm toán - Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu trang 3

Trang 3

Kế toán, kiểm toán - Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu trang 4

Trang 4

Kế toán, kiểm toán - Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu trang 5

Trang 5

Kế toán, kiểm toán - Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu trang 6

Trang 6

Kế toán, kiểm toán - Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu trang 7

Trang 7

Kế toán, kiểm toán - Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu trang 8

Trang 8

Kế toán, kiểm toán - Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu trang 9

Trang 9

Kế toán, kiểm toán - Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 36 trang minhkhanh 12160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kế toán, kiểm toán - Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán, kiểm toán - Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

Kế toán, kiểm toán - Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
 Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
 BÀI 9: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 
 Giới thiệu 
 Bài này sẽ hướng dẫn bạn nguyên tắc 
 và phương pháp kế toán nguồn vốn chủ 
 sở hữu. 
 Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm số vốn 
 do các chủ sở hữu đóng góp hoặc hình 
 thành từ kết quả sản xuất kinh doanh. 
 Nguồn vốn chủ sở hữu là một trong hai 
 loại nguồn vốn chính của doanh nghiệp: 
 Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. 
 Vì thế, kế toán cần theo dõi chi tiết và 
 rành mạch từng loại nguồn vốn, quỹ và 
 đối tượng góp vốn. 
 Mục tiêu Nội dung 
 Đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu, các Các quy định chung về nguồn vốn chủ 
 nhân tố thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của sở hữu. 
 doanh nghiệp. Kế toán nguồn vốn kinh doanh. 
 Phương pháp kế toán nguồn vốn kinh Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản. 
 doanh. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái. 
 Phương pháp kế toán chênh lệch đánh giá Kế toán lợi nhuận sau thuế và phân chia 
 lại tài sản. lợi nhuận sau thuế. 
 Phân chia lợi nhuận sau thuế và phương Kế toán các quỹ doanh nghiệp. 
 pháp kế toán lợi nhuận sau thuế. 
 Kế toán cổ phiếu quỹ. 
 Các quỹ doanh nghiệp và phương pháp kế 
 Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng 
 toán các quỹ của doanh nghiệp. cơ bản. 
 Cổ phiếu quỹ và phương pháp kế toán cổ 
 Kế toán nguồn hình thành và chỉ tiêu 
 phiếu quỹ. kinh phí. 
 Phương pháp kế toán nguồn vốn đầu tư 
 Kế toán nguồn kinh phí đã hình thành 
 xây dựng cơ bản. tài sản cố định. 
 Thời lượng học 
 8 tiết 
ACC301_Bai9_v2.0013107203 207 
 Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP 
 Tình huống: Đi tìm lời giải cho bài toán vốn 
 Có 1001 cách tạo vốn khác nhau tuỳ thuộc vào kinh nghiệm 
 sống, trí thông minh, sự khôn khéo, nhạy bén và cả sự can 
 đảm của người đứng đầu doanh nghiệp. Konozuke 
 Matshusita là một trong những tỷ phú giàu nhất ở Nhật Bản, 
 người sáng lập ra tập đoàn điện tử mang tên ông. Hồi còn 
 nhỏ, gia đình Matshuhita rất nghèo, lại là con út trong một 
 nhà có 9 người con ở miền Trung Nhật Bản nên ông phải bỏ 
 học lúc 19 tuổi, làm thuê ở một cửa hiệu sửa chữa xe máy 
 kiếm sống. Ông đã tích góp từng xu để nuôi chí làm giàu. Để 
 có tiền làm nhà xưởng, ông đã phải huy động vốn từ rất nhiều 
 nguồn khác nhau, thậm chí bán cả tư trang của vợ mình. Đến 
 nay, nhà máy của Matshusita phát triển thành một tập đoàn Matshusita với những mặt hàng 
 điện tử nổi tiếng mang nhãn hiệu Panasonic và National. Hiện nay Matshusita sử dụng hơn 
 190.000 nhân viên, có 200 nhà máy trên khắp thế giới và doanh thu riêng tại Mỹ đã đạt tới gần 
 60 tỷ USD. 
 Không chỉ với Matshushita, với bất kỳ chủ doanh nghiệp nào, vấn đề vốn luôn là mối bận tâm 
 hàng đầu. Những người sáng lập công ty đã ấn định số vốn của công ty là bao nhiêu, chia ra 
 bao nhiêu phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Khi cổ phần bán đi thì người mua nhận được biên 
 nhận đã trả tiền gọi là cổ phiếu và họ trở thành cổ đông. Sau khi gọi vốn lần đầu, những lần 
 sau, muốn tăng vốn, công ty bán nốt số cổ phiếu hãy còn giữ lại lúc đầu, hay phát hành một 
 đợt cổ phiếu mới 
 Nguồn: www.bwportal.com.vn
 Câu hỏi 
 Còn đối với bạn, bạn sẽ làm thế nào để có vốn kinh doanh và kế hoạch gia tăng nguồn vốn này 
 của doanh nghiệp bạn như thế nào? 
208 ACC301_Bai9_v2.0013107203 
 Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
9.1. Các quy định chung về nguồn vốn chủ sở hữu 
 Nguồn vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tổng tài sản với tổng nợ phải trả. 
 Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn hoặc 
 hình thành từ kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. 
 Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: 
 o Nguồn đóng góp ban đầu và bổ sung của các nhà đầu tư: Đây là nguồn đóng góp 
 chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và là thành 
 phần chủ yếu trong nguồn vốn kinh doanh. 
 o Nguồn đóng góp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh: Là số lợi nhuận sau 
 thuế chưa phân phối và các khoản có nguồn gốc từ lợi nhuận (quỹ đầu tư phát 
 triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi, ). 
 o Nguồn vốn chủ sở hữu khác: Gồm các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, 
 do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được Ngân sách cấp kinh phí, do các đơn vị 
 phụ thuộc nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng xây dựng cơ bản 
 Nguyên tắc kế toán 
 o Doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại vốn chủ sở hữu hiện có theo 
 chế độ hiện hành nhưng phải hạch toán cụ thể, rõ ràng từng nguồn vốn, từng 
 nguồn hình thành, từng đối tượng góp vốn. 
 o Việc chuyển từ vốn chủ sỡ hữu này sang vốn chủ sỡ hữu khác phải theo đúng 
 chế độ và các thủ tục cần thiết. 
 o Trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu (đơn 
 vị, tổ chức, cá nhân góp vốn) chỉ nhận phần giá trị còn lại theo tỷ lệ vốn góp 
 sau khi thanh toán các khoản nợ phải trả. 
9.2. Kế toán nguồn vốn kinh doanh 
9.2.1. Tài khoản kế toán 
 Nguồn vốn kinh doanh được sử dụng cho hoạt động 
 kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn này do các chủ 
 sở hữu doanh nghiệp đóng góp khi doanh nghiệp mới 
 thành lập và được bổ sung thêm trong quá trình 
 kinh doanh. 
 Tình hình hiện có, biến động tăng, giảm nguồn vốn 
 kinh doanh được kế toán theo dõi trên tài khoản 411 
 “Nguồn vốn kinh doanh”. 
ACC301_Bai9_v2.0013107203 209 
 Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
 Tài khoản 411 
 SDĐK 
 - Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn. - Các chủ sở hữu đầu tư vốn (góp vốn ban 
 - Giải thể, thanh lý doanh nghiệp. đầu và góp vốn bổ sung). 
 - Bù lỗ kinh doanh theo quyết định. của Đại - Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh 
 hội cổ đông. - Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá. 
 - Mua lại cổ phiếu để hủy bỏ. - Giá trị quà tặng, quà biếu, tài trợ (sau khi trừ 
 các khoản thuế phải nộp) làm tăng nguồn vốn 
 kinh doanh. 
 SDCK: Nguồn vốn kinh doanh hiện có của 
 doanh nghiệp. 
 Sơ đồ 9.1: Kết cấu của tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh” 
 Kế toán vốn góp của chủ sở hữu trong chế độ kế toán Việt Nam 
 Theo chế độ kế toán Việt Nam, số ...  thành 2 tài khoản cấp 2. 
 o Tài khoản 1611 “Chi sự nghiệp năm trước” 
 o Tài khoản 1612 “Chi sự nghiệp năm nay” 
 Tài khoản 461 "Nguồn kinh phí sự nghiệp”: Dùng phản ánh tình hình tiếp nhận 
 và quyết toán số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án đã sử dụng ở các doanh nghiệp. 
 Tài khoản 461 
 SDĐK 
 - Số chi tiêu bằng nguồn kinh phí đã được - Phản ánh số kinh phí sự nghiệp, 
 quyết toán. kinh phí dự án thực nhận của Ngân sách, cấp 
 - Số kinh phí sự nghiệp sử dụng không hết trên, hoặc hình thành từ các nguồn khác. 
 hoàn trả cho Ngân sách Nhà nước hoặc cấp 
 trên. 
 SDCK: Phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp 
 hiện còn 
 Sơ đồ 9.23: Kết cấu của tài khoản Tài khoản 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” 
 Tài khoản kế toán này được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2, trong đó được theo 
 dõi theo từng nguồn hình thành (ngân sách, cấp trên, các tổ chức,): 
 o Tài khoản 4611 “Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước”: Phản ánh số kinh phí 
 sự nghiệp, kinh phí dự án năm trước đã được sử dụng nhưng báo cáo quyết 
 toán năm trước chưa được duyệt cùng với số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án 
 năm trước chưa sử dụng hết. 
 o Tài khoản 4612 “Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay”: Phản ánh nguồn kinh phí 
 sự nghiệp, kinh phí dự án đã được cấp trong năm nay chưa sử dụng (kể cả số 
 năm trước chuyển sang năm nay). 
 Tài khoản 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án”: Theo dõi số dự toán chi sự 
 nghiệp, chi dự án được cấp có thẩm quyền giao và số dự toán đã rút sử dụng trong 
 kỳ, số dự toán còn lại cuối kỳ. 
ACC301_Bai9_v2.0013107203 235 
 Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
 Tài khoản 008 
 SDĐK: 
 Phản ánh số dự toán được giao. Rút dự toán chia sự nghiệp, dự án ra dùng 
 SDCK: 
 Số dự toán chi còn lại, chưa nhận, chưa rút. 
 Sơ đồ 9.24: Kết cấu của tài khoản Tài khoản 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” 
9.9.2. Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ kế toán chủ yếu 
 (1) Phản ánh số kinh phí sự nghiệp do Nhà nước cấp bằng lệnh chi tiền hoặc cấp trên 
 cấp bằng tiền: 
 Nợ TK 111, 112,: Số kinh phí được cấp bằng tiền 
 Có TK 461 (4612): Tăng nguồn kinh phí. 
 (2) Trường hợp ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán chi hoạt động, chi dự án đã duyệt: 
 (2.1) Khi nhận thông báo về số kinh phí được cấp theo dự toán chi, kế toán ghi: 
 Nợ TK 008: Số kinh phí được cấp theo dự toán chi được thông báo 
 (2.2) Khi rút kinh phí để sử dụng ghi: 
 Nợ TK 111: Rút kinh phí về nhập quỹ 
 Nợ TK 161 (1612): Rút kinh phí chi tiêu trực tiếp 
 Nợ TK 331: Rút kinh phí thanh toán cho người bán 
 Có TK 461 (4612): Ghi tăng nguồn kinh phí được cấp. 
 Đồng thời, ghi Có TK 008: Số kinh phí theo dự toán đã rút 
 (3) Phản ánh các khoản thu sự nghiệp khác phát sinh tại đơn vị (thu hội phí, lệ phí, 
 nghiệp phí,): 
 Nợ TK 111, 112, 1388,: Số đã thu hay phải thu 
 Có TK 461 (4612): Tăng nguồn kinh phí sự nghiệp. 
 (4) Phản ánh các khoản chi tiêu bằng nguồn kinh phí đã được duyệt trong năm: 
 Nợ TK 461 (4612): Số chi tiêu năm nay đã được duyệt 
 Nợ TK 138 (1381): Số chi tiêu không được duyệt (bị xuất toán) 
 Có TK 161 (1612): Số chi tiêu đã duyệt trong năm 
 (5) Trong trường hợp đến cuối năm báo cáo, quyết toán chi sự nghiệp chưa được duyệt 
 (5.1) Số chi sự nghiệp năm nay sẽ được chuyển thành số chi sự nghiệp năm trước 
 bằng bút toán: 
 Nợ TK 161 (1611): Tăng chi sự nghiệp năm trước 
 Có TK 161 (1612): Giảm chi sự nghiệp năm nay 
 (5.2) Đồng thời kết chuyển nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay thành nguồn kinh phí 
 sự nghiệp năm trước: 
 Nợ TK 461 (4612): Giảm nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 
 Có TK 461 (4611): Tăng nguồn kinh phí năm trước 
 (5.3) Sang năm kế toán tiếp theo, nếu quyết toán chi sự nghiệp năm trước được duyệt, 
 kế toán ghi: 
 Nợ TK 461 (4611): Giảm nguồn kinh phí năm trước 
236 ACC301_Bai9_v2.0013107203 
 Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
 Nợ TK 138 (1381): Số chi tiêu không được duyệt 
 Có TK 161 (1611): Chi tiêu kinh phí năm trước đã duyệt 
 (6) Phản ánh số kinh phí năm trước còn lại chuyển thành số cấp mới của năm nay hay 
 nộp lại cho Ngân sách hoặc cấp trên: 
 Nợ TK 461 (4611): Giảm số kinh phí năm trước năm trước còn lại 
 Có TK 461 (4612): Chuyển bổ sung số kinh phí sự nghiệp năm nay 
 Có TK 111, 112: Nộp lại số thừa 
 TK 1612
 TK 1611 TK 4612 TK 111, 112
 (5.1) Số chi sự nghiệp năm nay (4) Các khoản chi tiêu bằng 
 được chuyển thành số chi sự nguồn kinh phí đã được (1) Kinh phí sự nghiệp do 
 nghiệp năm trước duyệt trong năm nhà nước hoặc cấp trên 
 TK 1381 cấp bằng tiền
 TK 111, 1612, 331
 (2.2) Khi nhận thông báo 
 (5.3) Quyết toán chi sự nghiệp năm trước được duyệt về số kinh phí được 
 TK 4611 cấp theo dự toán
 TK 111,112, 1388
 (5.2) Kết chuyển nguồn kinh phí (3) Thu sự nghiệp khác
 sự nghiệp
 TK 111, 112
 TK 008
 (2.1) Kinh phí (2.2) Kinh phí
 được cấp theo dự toán
 theo đã rút
 (6) Số kinh phí năm trước còn lại chuyển thành số cấp mới của năm dự toán
 nay hay nộp lại cho ngân sách hoặc cấp trên 
 Sơ đồ 9.24: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán nguồn hình thành 
 và chỉ tiêu kinh phí 
9.10. Kế toán nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 
9.10.1. Tài khoản kế toán 
 Để theo dõi nguồn kinh phí được Ngân sách hoặc các tổ chức, chính phủ, cá nhân, 
 cấp đã hoàn thành việc đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt 
 động dự án, kế toán sử dụng 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ”. Tài khoản kế 
 toán này có nội dung và kết cấu như sau: 
 Tài khoản 466 
 SDĐK 
 - Phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành - Phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành 
 TSCĐ giảm do trích hao mòn, do thanh lý, do TSCĐ tăng thêm trong kỳ. 
 điều chuyển, do nhượng bán, 
 SDCK: Phản ánh nguồn kinh phí đã hình 
 thành TSCĐ hiện có. 
 Sơ đồ 9.25: Kết cấu của tài khoản Tài khoản 466 “Nguồn kinh phí đã 
 hình thành TSCĐ” 
ACC301_Bai9_v2.0013107203 237 
 Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
9.10.2. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu 
 (1) Khi được cấp trên, ngân sách Nhà nước cấp kinh phí,bằng TSCĐ hoặc đầu tư 
 xây dựng, mua sắm TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp bằng 
 nguồn kinh phí sự nghiệp, kế toán ghi: 
 (1.1) Tăng nguyên giá TSCĐ bằng bút toán: 
 Nợ TK 211, 213: Tăng nguyên giá TSCĐ 
 Có TK 111, 112, 331, 241, 461, 
 (1.2) Đồng thời ghi tăng khoản chi sự nghiệp mà nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 
 tương ứng: 
 Nợ TK 161 (1612): Tăng chi sự nghiệp 
 Có TK 466: Tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ 
 (2) Cuối niên độ kế toán, xác định giá trị hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng nguồn 
 kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, kế toán ghi: 
 Nợ TK 466: Giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 
 Có TK 214: Giá trị hao mòn của TSCĐ 
 (3) Khi thanh lý, nhượng bán những TSCĐ hình thành bằng nguồn kinh phí, kế toán 
 tiến hành xoá sổ TSCĐ bằng bút toán: 
 Nợ TK 466: Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán 
 Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ giảm 
 Có TK 211, 213: Nguyên giá của TSCĐ giảm 
 Các khoản thu, chi về nhượng bán, thanh lý TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự 
 nghiệp, kinh phí dự án được hạch toán theo quyết định của các cấp có thẩm quyền. 
 TK 111,112 TK 211,213 TK 466 TK 161 (1612)
 (1.1) Tăng NG TSCĐ (3) Nhượng bán, (1.2) Tăng khoản
 đượccấp thanh lý TSCĐ chi sự nghiệp
 GTCL
 NG
 TK 214
 (2) GTHM TSCĐ
 (3) (cuốiniênđộ kế toán)
 GTHM
 Sơ đồ 9.26: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán nguồn kinh phí 
 hình thành TSCĐ 
238 ACC301_Bai9_v2.0013107203 
 Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 
Bài này hướng dẫn các bạn về các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguồn vốn chủ sở hữu bao 
gồm: Các quy định chung về nguồn vốn chủ sở hữu, kế toán nguồn vốn kinh doanh, chênh lệch 
đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái, lợi nhuận sau thuế và phân chia lợi nhuận sau 
thuế, các quỹ doanh nghiệp, cổ phiếu quỹ, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn hình thành 
và chỉ tiêu kinh phí và kế toán nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định Đối với nguồn vốn 
chủ sở hữu, kế toán cần lưu ý mở tài khoản chi tiết theo dõi đến từng đối tượng để có thể tổng 
hợp vào cuối tháng. 
ACC301_Bai9_v2.0013107203 239 
 Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Khái niệm, tài khoản và phương pháp kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản? 
2. Trình bày tài khoản, nội dung và cách thức kế toán các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản, 
 chênh lệch tỷ giá ngoại tệ? 
3. Nêu tài khoản và phương pháp kế toán tài sản thừa, thiếu chờ xử lý? 
4. Tài khoản, nội dung và cách thức kế toán các Quỹ doanh nghiệp và các loại vốn chủ sở hữu 
 khác (nguồn vốn kinh doanh, vốn xây dựng cơ bản, quỹ quản lý của cấp trên)? 
5. Khái niệm, tài khoản và phương pháp kế toán nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định? 
BÀI TẬP THỰC HÀNH 
Bài 1 
Tài liệu Công ty G trong kỳ như sau (ĐVT: Nghìn đồng): 
Tình hình đầu quý I/N: 
1. Lợi nhuận sau thuế năm (N -1) còn lại: 200.000 
2. Lợi nhuận sau thuế năm (N -1) đã tạm phân phối: 
 Trích quỹ khen thưởng: 45.000; quỹ phúc lợi: 80.000 
 Bổ sung vốn kinh doanh: 25.000 
Trong quý I/N, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây: 
1. Xuất sản phẩm A trực tiếp từ phân xưởng sản xuất bán cho khách hàng K và được chấp nhận 
 với giá chưa thuế 450.000, thuế GTGT 45.000. Giá vốn của hàng xuất bản là: 380.000. 
2. Nhượng bán một TSCĐ hữu hình, nguyên giá: 260.000, hao mòn lũy kế: 50.000. Chi phí liên 
 quan đến nhượng bán đã chi bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 10%): 3.300. Giá bán đã thu bằng 
 tiền mặt 231.000 (trong đó thuế GTGT : 21.000). 
3. Xuất kho một lô sản phẩm theo giá thành thực tế 210.000 để bán cho khách hàng M theo 
 phương thức trả góp. Giá bán 300.000, trong đó khách hàng trả lần đầu bằng tiền mặt 
 120.000. Được biết giá bán cả thuế thu tiền một lần của lô hàng trên là 286.000, thuế GTGT 
 26.000. 
4. Nhượng bán 100 cổ phiếu ngắn hạn của Công ty N, tổng giá gốc 100.000. Giá bán 100.000 
 đã thu bằng chuyển khoản. 
5. Quyết toán năm (N -1), công nhận lợi nhuận sau thuế là 450.000. Số lợi nhuận này được phân 
 phối như sau : 
 Lập quỹ đầu tư phát triển: 50% 
 Lập quỹ khen thưởng: 15% 
 Lập quỹ phúc lợi: 15% 
 Lập quỹ dự phòng tài chính: 10% 
 Bổ sung vốn kinh doanh: 10% 
240 ACC301_Bai9_v2.0013107203 
 Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
6. Khách hàng K trả lại một số sản phẩm A mà công ty đã bán ở nghiệp vụ 1. Giá bán cả thuế 
 của lô hàng là 55.000 được trừ vào số phải thu. Công ty G đã kiểm nhận, nhập kho số sản 
 phẩm bị trả lại theo giá vốn: 41.250. 
7. Theo thông báo của Công ty L (Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát). Số lãi mà Công ty G được 
 chia là: 45.000. 
8. Thu mua vật liệu nhập kho theo tổng giá thanh toán 660.000, trong đó thuế GTGT 60.000. 
 Tiền hàng đã trả bằng chuyển khoản. 
9. Sử dụng quỹ phúc lợi để mua sắm một số thiết bị chiếu sáng dùng ở nhà truyền thống. Hàng 
 đã bàn giao, lắp đặt xong đưa vào sử dụng. Tổng giá thanh toán 165.000, thuế GTGT 
 15.000. Tiền hàng sẽ thanh toán cho Công ty P sau 1 tháng. 
10. Mua một TSCĐ hữu hình dùng cho sản xuất bằng nguồn vốn kinh doanh. Tổng giá thanh 
 toán của TSCĐ: 418.000 (trong đó thuế GTGT 38.000), tiền hàng đã trả bằng chuyển khoản. 
11. Kết chuyển số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ biết tài khoản 133 và 3331 đầu kì không 
 có số dư. 
 Yêu cầu : 
1. Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ biết: 
 Tổng chi phí bán hàng phát sinh: 10.000 
 Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp: 15.000 
 Tổng chi phí tài chính: 12.000 
2. Lập bảng phân phối lợi nhuận sau thuế năm (N -1). 
3. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh và phản ánh tình hình trên vào tài khoản. 
Bài 2 
Tài liệu tại Công ty Y (ĐVT: Nghìn đồng) 
Tài liệu đầu quý IV/N: 
 Tiền mặt: 350.000 
 Nguồn vốn kinh doanh: 2.200.000 
 TSCĐ hữu hình: 2.650.000 
 Hao mòn TSCĐ hữu hình: 700.000 
 Xây dựng cơ bản dở dang: 450.000 
 Phải nộp Ngân sách về thuế TNDN: 100.000 
 Phải trả người bán : 500.000 
 Tiền gửi ngân hàng: 800.000 
 Vay ngắn hạn: 300.000 
 Chênh lệch đánh giá tăng tài sản: 80.000 
 Quỹ đầu tư phát triển: 520.000 
 Lợi nhuận chưa phân phối: 350.000 
 Nguồn vốn XDCB: 540.000 
 Quỹ khen thưởng: 80.000 
 Quỹ phúc lợi: 100.000 
ACC301_Bai9_v2.0013107203 241 
 Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
Các nghiệp vụ phát sinh trong quý IV/N: 
Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán các khoản sau: 
1. Trả nợ nhà cung cấp: 340.000 
2. Trả tiền vay ngắn hạn: 220.000 
3. Nộp ngân sách: 100.000 
4. Nhập kho vật liệu chính bao gồm: 
5. Hàng đi đường kỳ trước: 60.000 
 Hàng mua vào kỳ này chưa trả tiền theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 
 528.000; thuế GTGT 48.000. 
 Bộ phận XDCB bàn giao một nhà văn phòng theo giá dự toán 450.000. Công trình này 
 được đầu tư bằng vốn XDCB 300.000, còn lại đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển. 
6. Mua sắm một TSCĐ hữu hình dùng cho sản xuất. Tổng giá thanh toán 253.000 (thuế GTGT 
 23.000), đã trả bằng tiền mặt. TSCĐ này được bù đắp bằng quỹ đầu tư phát triển 50.000, còn 
 lại bằng nguồn vốn kinh doanh. 
7. Dùng một TSCĐ hữu hình của bộ phận sản xuất để góp vốn liên doanh dài hạn. Nguyên giá 
 250.000; đã khấu hao 60.000. Giá trị vốn góp liên doanh được xác nhận 210.000, tương 
 đương 15% quyền kiểm soát. 
8. Số thu nhập được chia từ liên doanh theo thông báo 60.000. 
9. Xuất kho thành phẩm theo giá vốn: 420.000 để chuyển đến bán cho Công ty L, với giá cả 
 thuế GTGT 10% là 528.000. 
10. Nhượng bán một TSCĐ hữu hình không cần dùng, đã thu bằng tiền mặt 132.000 (thuế 
 GTGT 12.000). Nguyên giá TSCĐ này là 150.000; hao mòn lũy kế 50.000. 
11. Tạm phân phối lợi nhuận theo kế hoạch quý IV/N: 
12. Nộp Ngân sách: 60.000 (đã nộp bằng chuyển khoản). 
13. Lập quỹ đầu tư phát triển: 30.000 
14. Lập quỹ khen thưởng: 20.000. 
15. Lập quỹ phúc lợi: 20.000. 
16. Số chênh lệch về đánh giá lại tài sản được kết chuyển tăng vốn kinh doanh. 
17. Kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ. 
 Yêu cầu: 
 Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào tài khoản. 
242 ACC301_Bai9_v2.0013107203 

File đính kèm:

  • pdfke_toan_kiem_toan_bai_9_ke_toan_nguon_von_chu_so_huu.pdf