Trao đổi các mô hình cung tiền

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về hoạt động tiền tệ, ngân hàng và là ngân hàng trung ương (NHTW) trong điều hành

chính sách tiền tệ thông qua kiểm soát tiền cung ứng nhằm hai mục tiêu ổn định giá

trị đồng tiền và bảo đảm an toàn hệ thống các ngân hàng thương mại. Bài viết trao đổi

về cung ứng tiền, tập trung vào định nghĩa các khái niệm về khối tiền, kiểm soát tiền

cung ứng bằng các mô hình tạo tiền gửi và mô hình cung ứng tiền với hệ số nhân tiền.

Qua đây, khái quát các hoạt động ảnh hưởng của NHTW, các NHTM và các thành

viên tham gia khác đến tiền cung ứng như thế nào.

Trao đổi các mô hình cung tiền trang 1

Trang 1

Trao đổi các mô hình cung tiền trang 2

Trang 2

Trao đổi các mô hình cung tiền trang 3

Trang 3

Trao đổi các mô hình cung tiền trang 4

Trang 4

Trao đổi các mô hình cung tiền trang 5

Trang 5

Trao đổi các mô hình cung tiền trang 6

Trang 6

Trao đổi các mô hình cung tiền trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 5780
Bạn đang xem tài liệu "Trao đổi các mô hình cung tiền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trao đổi các mô hình cung tiền

Trao đổi các mô hình cung tiền
VẤN ĐỀ HÔM NAY
17Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
1. Định nghĩa các khối tiền
Việc định nghĩa tiền (M) là phương 
tiện trao đổi chỉ đưa ra một cách hiểu khái 
quát về tiền. Có nhiều định nghĩa về tiền 
khác nhau, từ tiền hóa tệ, tiền kim loại, tiền 
phi kim loại, tiền giấy, tiền tín dụng, tiền 
điện tử và các tài sản thanh khoản khác có 
thể sử dụng để trao đổi giao dịch, thanh 
toán, trả nợ, được coi như tiền. Tuy nhiên, 
các định nghĩa này vẫn không cho biết rõ 
những phương tiện cụ thể nào trong nền 
kinh tế hiện đại được coi là tiền, số lượng 
của chúng là nhiều hay ít. Vì vậy, người ta 
phải định nghĩa tiền một cách cụ thể hơn 
bằng việc phân chia tiền trong lưu thông 
thành các khối khác nhau.
Cách phân chia thành các khối tiền tệ 
khác nhau đó tuỳ thuộc vào các phương 
tiện tiền tệ được hệ thống kinh tế sử dụng 
trong thống kê, báo cáo và thường xuyên có 
sự thay đổi cho phù hợp. Song nhìn chung 
các khối tiền tệ trong lưu thông được phân 
chia theo mức độ thanh khoản và khả năng 
kiểm soát của NHTW, bao gồm:
- Khối tiền giao dịch (M1), gồm những 
phương tiện tiền tệ được sử dụng rộng rãi 
trong thanh toán chi trả về hàng hoá dịch 
vụ. Bộ phận này có tính lỏng cao nhất:
TRAO ĐỔI
CÁC MÔ HÌNH CUNG TIỀN
ThS. Mai Minh Đệ *
Tóm tắt: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước 
về hoạt động tiền tệ, ngân hàng và là ngân hàng trung ương (NHTW) trong điều hành 
chính sách tiền tệ thông qua kiểm soát tiền cung ứng nhằm hai mục tiêu ổn định giá 
trị đồng tiền và bảo đảm an toàn hệ thống các ngân hàng thương mại. Bài viết trao đổi 
về cung ứng tiền, tập trung vào định nghĩa các khái niệm về khối tiền, kiểm soát tiền 
cung ứng bằng các mô hình tạo tiền gửi và mô hình cung ứng tiền với hệ số nhân tiền. 
Qua đây, khái quát các hoạt động ảnh hưởng của NHTW, các NHTM và các thành 
viên tham gia khác đến tiền cung ứng như thế nào.
Từ khóa: Khối tiền, tiền cơ sở, tiền cung ứng, hệ số tạo tiền gửi, hệ số nhân tiền.
Abstract: The Vietnam State Bank has performed the functions of state management 
of currency and banking and has been the central bank that has regulated monetary 
policies through control of money supply with a view to stablizing the value of money 
and ensuring the safety of the system of commercial banks.The article discusses the 
money supply, focuses on the definition of concept of money cubes, the control of 
supplied money, by depositing models and money supply models with money multiplier. 
On this baasis, how the activities of the central banks, commercial banks and other 
participants affect the supplied money is generalized.
Keywords: money cubes, base money, supplied money, deposit creation coefficient, 
money multiplier
* Phó Chủ nhiệm khoa Ngân hàng -
 Trường ĐH KD&CN Hà Nội
VẤN ĐỀ HÔM NAY
18Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
+ Tiền mặt trong lưu thông (C - cash) 
gồm tiền mặt (giấy bạc ngân hàng và tiền 
đúc) nằm ngoài hệ thống ngân hàng (tiền 
mặt trong các quỹ của các ngân hàng nằm 
trong tiền dự trữ (R - reserse);
+ Tiền gửi không kỳ hạn (D - deposits). 
- Khối tiền mở rộng (M2), gồm:
+ M1;
+ Tiền gửi có kỳ hạn .
Bộ phận tiền gửi có kỳ hạn mặc dù 
không trực tiếp sử dụng làm phương tiện 
thanh toán, nhưng chúng cũng có thể 
được chuyển đổi ra tiền giao dịch một 
cách nhanh chóng, với phí tổn thấp. Bộ 
phận này có thể được chia ra theo kỳ hạn 
hoặc số lượng.
- Khối tiền tài sản (M3), bao gồm:
+ M2;
+ Các chứng khoán có tính lỏng cao, 
như hối phiếu, tín phiếu kho bạc, v.v. 
Các chứng khoán này là tài sản tài chính, 
nhưng vẫn có thể được chuyển đổi được 
ra tiền giao dịch .
Mặc dù số liệu về các khối tiền tệ 
được công bố và sử dụng vào những 
mục đích nhất định, nhưng việc phân 
chia ra và cách đo lượng tiền nêu trên 
chỉ có ý nghĩa khi nó vừa tập hợp được 
các phương tiện thanh toán trong nền 
kinh tế, vừa tạo cơ sở dự báo lạm phát 
và chu kỳ kinh doanh. Hiện nay, một số 
nước đang nghiên cứu để đưa ra phép đo 
“tổng lượng tiền có tỷ trọng” trong đó 
mỗi loại tiền có một tỷ trọng khác nhau, 
tuỳ theo độ “lỏng” của nó khi cộng lại. 
Việc lựa chọn phép đo nào tùy thuộc vào 
nhận thức và khả năng của NHTW trong 
điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, 
sử dụng trực tiếp trong các giao dịch làm 
phương tiện thanh toán hiện nay của đa 
số các nước, trong đó có Việt Nam, chủ 
yếu là khối tiền M1. Vì vậy, khái niệm 
M1 = C + D được sử dụng thường xuyên 
khi nói tới cung - cầu tiền tệ.
2. Kiểm soát tiền cung ứng thông 
qua bội số tạo tiền gửi và tỷ lệ dự trữ 
bắt buộc
Mô hình cung tiền và hệ số tạo tiền gửi 
Điều kiện: - Lượng tiền gửi tăng thêm 
∆R tại các NHTM = 100 triệu đồng.
 - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 
(DTBB) r của NHTW = 10%.
 - Giả sử các ngân hàng 
không duy trì dự trữ vượt mức DTBB, có 
nghĩa là ER = 0, hay DTBB bằng tổng số 
dự trữ (RR = R).
Vì RR = r.D, thay RR = R, ta có rD = R, 
hay D = 1 R , D+∆D = 1 R+∆R) = 1 R + 1∆R.
Suy ra: ∆D = 1 ∆R
Trong đó: ∆D là lượng tiền gửi tăng 
thêm trong hệ thống ngân hàng.
 R là tỷ lệ dự trữ bắt buộc 
(Requiment ratio).
 1 là hệ số tạo tiền gửi.
Quá trình tạo ra hệ số tạo tiền gửi 
như ví dụ sau:
Các ngân hàng Thay đổi tiền gửi Thay đổi tiền vay Thay đổi tiền DTBB
 A 100 90 10
 B 90 81 9
 C 81 72,9 8,1
 D 72,9 65,61 7,29
 E 65,61 59,05 6,56
 F 59,05 53,14 5,91
 .. .. .. ...
 Tổng 1000 900 100
VẤN ĐỀ HÔM NAY
19Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
+ Ngân hàng cho vay hoặc mua chứng 
khoán đều cho kết quả mở rộng tiền gửi 
như nhau.
+ Một ngân hàng riêng lẻ không tạo 
ra bội số tiền gửi, nhưng toàn hệ thống 
ngân hàng thì có thể tạo ra bội số tiền gửi 
như trên.
+ Hệ số tạo tiền là đại lượng đảo 
ngược của tỷ lệ DTBB. Nếu tỷ lệ DTBB 
là r = 10% thì hệ số tạo tiền sẽ là 1 = 1 
= 1 =10, khi đó tiền gửi được gia tăng là 
10*100 = 1000.
Mô hình cung tiền có bốn thành viên 
tham gia, gồm NHTW, các tổ chức nhận 
tiền gửi (NHTM), người gửi tiền và người 
vay tiền, trong đó NHTW đóng vai trò quan 
trọng nhất. Theo mô hình trên, NHTW 
không phải là người duy nhất tác động vào 
mức tăng hay giảm tiền gửi, qua đó có thể 
kiểm soát tiền cung ứng M. Mức cung ứng 
tiền còn chịu ảnh hưởng của mức dự trữ 
vượt mức ER, mức nắm giữ tiền mặt C và 
mức vay của các thành viên còn lại. Đây là 
hạn chế của mô hình tạo tiền gửi chưa tính 
tới những yếu tố ảnh hưởng trên. Mô hình 
cung tiền với hệ số nhân tiền dưới đây sẽ 
khắc phục được hạn chế này.
3. Kiểm soát M thông qua khối tiền cơ 
sở (MB - monetary base) - tiền NHTW
Kiểm soát tiền cung ứng M = C + D 
theo mô hình cung tiền với hệ số nhân tiền 
giản đơn trên đây, NHTW hy vọng kiểm 
soát được tiền gửi D thông qua việc xác 
lập tỷ lệ DTBB e và mức DTBB RR. Đáng 
tiếc chuyện không đơn giản như vậy. Ở đây 
không chỉ riêng một mình NHTW kiểm 
soát tiền cung ứng, mà còn phụ thuộc vào 
người gửi tiền gửi vào nhiều hay ít, người 
vay rút bao nhiêu tiền mặt và các ngân hàng 
giữ lại bao nhiêu tiền vượt mức. Chính vì 
vậy, người ta đưa ra một vài mô hình kiểm 
soát tiền cung ứng khả dĩ NHTW độc lập 
chủ động hơn, một mặt vẫn giữ được vai 
trò của người gửi tiền, các ngân hàng và 
người vay. Đó chính là mô hình kiểm soát 
tiền cung ứng thông qua khối tiền MB = 
C + R là khối tiền thực tế có trên bảng cân 
đối tài khoản của NHTW dưới đây:
 Tài sản có Tài sản nợ
Chứng khoán chính phủ Tiền mặt lưu hành (C)
(Goverment Securities) (Curency in Circuration)
 Tín dụng chiết khấu (DL - Discount loan) Dự trữ (R - reserves)gồm:
Ngoại tệ ròng DTBB (RR - requirement reserves)
Các tài sản khác Dự trữ vượt mức DTBB-ER
MB = C + R là các tài sản nợ tương 
ứng với các tài sản có mà NHTW nắm 
giữ và kiểm soát. Mỗi khi thay đổi tài sản 
có bằng hoạt động của NHTW thông qua 
các công cụ của chính sách tiền tệ làm 
thay đổi tài sản nợ, tức thay đổi MB. Như 
vậy, muốn thay đổi cung tiền M, NHTW 
không chỉ thay đổi tỷ lệ DTBB r, mà còn 
thay đổi khối tiền MB. Dưới đây tham 
khảo mô hình này:
Mô hình cung tiền và hệ số nhân tiền 
M = C + D (M1).
MB = C + R R = RR + ER.
Đặt r = R/D, c = C/D, e = ER/D.
Ta có MB = (r + c + e).D.
Suy ra: D = l/(r + c + e).MB.
C = c.D = c.[l/(r + c + e).MB] = c/(r 
+ c + e).MB.
M = C + D = (c + l)/(r + c + e).MB 
đặt m = c + 1/r + c + e là hệ số nhân tiền, 
ta có M = m. MB .
Vì (r + c + e) 1 và 
VẤN ĐỀ HÔM NAY
20Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
mỗi khi MB tăng 1 đơn vị thì M sẽ tăng 
hơn 1 đơn vị.
MB - tiền NHTW trở thành tiền quyền 
lực cao (high powered money), “tiền sinh 
ra tiền”.
Ví dụ sau cho ta trực quan về mô 
hình cung tiền với ảnh hưởng của các tỷ 
lệ DTBB r = RR/D, tỷ lệ vượt mức DTBB 
e = ER/D và tỷ lệ tiền mặt c = C/D lên hệ 
số nhân tiền m và tiền cung ứng M như 
thế nào:
Giả sử:
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc r = 10%;
- Tiền mặt trong lưu thông C = 400 tỷ;
- Tiền gửi thanh toán D = 800 tỷ;
- Dự trữ vượt mức ER = 0,8 tỷ;
- Tiền cung ứng M = M1 = C + D = 
1200 tỷ.
Dựa vào số liệu trên, ta tính tỷ lệ tiền 
mặt c và tỷ lệ dự trữ vượt mức e so với 
tiền gửi thanh toán D như sau:
c = C/D = 400/800 = 0,5 .
e = ER/D = 0,8/800 = 0,001.
Kết quả cho ta hệ số nhân tiền là: m 
= 1+ c/(r + e + c) = 1 + 0,5/(0,1 + 0,5 + 
0,001) = 1 + 0,5/0.601 = 2,5.
Như vậy, nếu NHTW tăng MB thêm 
100 tỷ thông qua nghiệp vụ thị trường mở 
(OMO - open market operation) hoặc tín 
dụng chiết khấu DL, ta sẽ có hệ số nhân 
tiền m = 2,5 và cung tiền tăng thêm ∆M 
= 250 tỷ.
Các yếu tố ảnh hưởng làm thay đổi 
hệ số nhân tiền m = 2,5 như sau:
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc r = R/D: khi r 
tăng từ 10% lên 15%, ta có m = 1 + 0,5/0,15 
+ 0,001 + 0,5 = 1,5/0,651 = 2,3< 2,5.
Nếu r giảm từ 10% xuống 5%, ta 
có: m = 1 + 0,5/(0,05 + 0,001 + 0,5) = 
1,5/0,551 = 2,72>2,5.
→ Hệ số nhân tiền m và tiền cung 
ứng M tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt 
buộc r.
- Tỷ lệ tiền mặt c = C/D: khi c tăng 
từ 0,5 lên 0,75, ta có m = 1 + 0,75/(0,1 + 
0,001 + 0,775) = 1,75/0,851 = 2,06<2,5.
→Hệ số nhân tiền m và tiền cung ứng 
M tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tiền mặt c.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc vượt mức: khi 
tăng e = ER/D từ 0,001 lên 0,005 ta có m 
= 1 + 0,5/(0,1 + 0,005 + 0,5) =1 + 5/0,605 
= 2,48<2,5.
→Hệ số nhân tiền m và tiền cung 
ứng M tỷ lệ nghịch với tỷ lệ DTBB vượt 
mức e.
4. Các công cụ chính sách tiền tệ 
của NHTW được sử dụng điều tiết 
cung ứng tiền
a) Nghiệp vụ thị trường mở 
Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là 
nơi NHTW tận dụng cơ chế thị trường tự 
do mua hoặc bán các chứng khoán giữa 
một bên là NHTW và một bên là khách 
hàng (NHTM, tổ chức phi ngân hàng, 
tư nhân) để thực hiện mục tiêu tiếp cận 
trực tiếp nhằm thay đổi khối lượng MBn 
(tiền cơ sở không vay). Đây là yếu tố ảnh 
hưởng đến tiền cung ứng M: nếu mua 
chứng khoán – sẽ làm tăng tiền cung ứng, 
nếu bán – sẽ giảm tiền cung ứng.
Nghiệp vụ thị trường mở thực hiện 
theo quan điểm tiếp cận gián tiếp làm 
thay đổi giá. Giả sử NHTW cần tăng 
lượng tiền cung ứng lên mức MBn = 100 
tỷ, thì việc mua theo hình thức đấu thầu 
đạt đến mức 100 tỷ. Lãi suất trúng thầu là 
lãi suất thị trường mở. Lãi suất này sẽ tác 
động lên lãi suất trên các thị trường vốn 
ngắn hạn khác.
- Nếu lãi suất tại OMO hạ, sẽ làm 
giảm lượng tiền vay qua cửa sổ chiết 
khấu, lãi suất ngắn hạn, nói chung, được 
hạ xuống.
- Nếu lãi suất OMO tăng, thì phản 
ứng ngược lại: lãi suất trên thị trường vốn 
ngắn hạn tăng lên.
VẤN ĐỀ HÔM NAY
21Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
Có thể thấy ưu điểm của thị trường 
mở như sau:
- Kiểm soát chặt chẽ được khối lượng 
tiền qua thị trường;
- Mục tiêu chính sách tiền tệ được 
điều hành chủ động, linh hoạt, tiện lợi 
theo ý muốn của NHTW :
+ Mua bán bao nhiêu cũng được .
+ Mua bán vào thời điểm nào cũng được.
+ Mua theo hình thức nào cũng được 
(mua bán hẳn, mua bán lại hoặc bán mua 
lại), theo những thời hạn mong muốn.
+ Lãi suất theo cơ chế đấu thầu rộng rãi.
Điểm này là tính hơn hẳn của nghiệp 
vụ TTM so với cửa sổ chiết khấu.
b) Tín dụng chiết khẩu DL
Chiết khấu là nghiệp vụ truyền thống 
của hoạt động ngân hàng. Có hoạt động 
ngân hàng là có nghiệp vụ chiết khấu. 
Vậy chiết khấu là gì? Chiết khấu là việc 
bán hoặc vay khoản tiền theo giá ấn định 
thấp hơn giá trị của vật bán hoặc mức 
vốn phải trả nợ. Có hai hình thức cung 
ứng tiền qua cửa sổ chiết khấu (discount 
window) là chiết khấu giấy tờ có giá và 
cho vay chiết khấu.
Chiết khấu giấy tờ có giá là loại hình 
tín dụng của NHTW có bảo đảm thực 
bằng giấy tờ có giá, khác với thị trường 
mở cung ứng thông qua chiết khấu giấy tờ 
có giá. Chiết khấu chỉ thực hiện khi khách 
hàng cần tiền đột xuất, nhưng không được 
đáp ứng vốn ở các thị trường vốn ngắn 
hạn khác.
Điểm khác nữa là chiết khấu qua cửa 
sổ chiết khấu thực hiện trên cơ sở lãi suất 
chiết khấu được ấn định trước (không 
phải lãi suất đấu thầu).
Cho vay chiết khấu hoăc tái cấp vốn 
bao gồm:
- Cho vay chiết khấu, hoặc tái cấp 
vốn có bảo đảm;
- Cho vay chiết khấu hoặc tái cấp vốn 
không có bảo đảm (theo chỉ định).
Cho vay chiết khấu hoặc tái cấp vốn 
của NHTW Việt Nam hiện nay là việc 
cung ứng tiền theo mức lãi suất quy định, 
trong đó:
- Lãi suất chiết khấu trả trước (nếu 
cho vay chiết khấu);
- Lãi suất trả sau (nếu cho vay tái 
cấp vốn).
Cho vay chiết khấu là việc cho vay 
một mức tiền ít hơn nợ khách hàng chấp 
nhận phải trả khi đến hạn như ví dụ sau:
Ngân hàng A yêu cầu vay 100 tỷ 
VNĐ, thời hạn 6 tháng.
Lãi chiết khấu: 1% tháng x 6 tháng = 6%.
Tiền cho vay sẽ là: 100 tỷ - 6 tỷ = 94 tỷ.
Ngân hàng A phải trả nợ khi đến hạn 
khoản vay là 100 tỷ.
c) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tại sao cần phải có tỷ lệ dự trữ bắt buộc?
Dự trữ bắt buộc là một phần số dư 
tiền gửi các loại mà các NHTM phải dự 
trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại 
NHTW với một tỷ lệ so với tiền gửi r = 
R/D. Trong hoạt động kinh doanh của 
mình, các NHTM sử dụng các khoản tiền 
gửi của khách hàng để cho vay hoặc đầu 
tư một cách khá linh hoạt. Nếu như các 
khoản cho vay đều có thời hạn, một ngày 
hay cho vay qua đêm cũng đều có thời 
hạn, thậm chí thời hạn có thể còn kéo 
dài hơn dự kiến vì đến hạn thu nợ, có thể 
ngân hàng vẫn không thu được nợ - trong 
khi đó, đối với nguồn tiền gửi của khách 
hàng thì các ngân hàng lại rất khó khăn 
trong việc kiểm soát thời hạn, ngay cả khi 
gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì khách hàng gửi 
tiền vẫn có thể rút tiền trước khi đến hạn; 
tình trạng tiền cho vay ra chưa thu hồi về, 
nhưng khách hàng gửi tiền lại có nhu cầu 
rút tiền trước hạn là hiện tượng luôn có 
thể xảy ra. Điều này cho thấy rủi ro thanh 
khoản luôn là mối lo của các NHTM. 
VẤN ĐỀ HÔM NAY
22Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
Mặt khác, trên thực tế, thời hạn cho 
vay cũng dài hơn thời hạn của nguồn tiền 
gửi. Nói cách khác, kỳ hạn gửi tiền của 
mỗi loại tiền gửi không phải lúc nào cũng 
là cơ sở để xem xét và quyết định thời hạn 
cho vay, mà ngân hàng có thể khai thác 
tính ổn định tương đối của tổng số dư tiền 
gửi không kỳ hạn để cho vay có thời hạn, 
dùng nguồn tiền gửi thời hạn ngắn để cho 
vay với thời hạn dài hơn,... nên nguy cơ 
rủi ro cao hơn. Khi rủi ro thanh khoản xảy 
ra, ngân hàng mất khả năng thanh toán 
- các khoản tiền gửi ở các ngân hàng sẽ 
nhanh chóng “bay hơi”, không những thế 
nó còn làm “bay hơi” giá trị tài sản và các 
khoản dự trữ của ngân hàng đó và theo 
phản ứng dây chuyền thì rủi ro này sẽ làm 
chấn động toàn hệ thống ngân hàng. Vì 
thế, như một kết quả cần phải có, các nhà 
phân tích đó chỉ ra rằng các NHTM phải 
để DTBB, vì đây chính là kho dự trữ lỏng 
để trợ giúp cho các ngân hàng trong thời 
kỳ hoảng loạn.
Việc bắt buộc các NHTM phải để dự 
trữ tối thiểu cần thiết lần đầu tiên được sử 
dụng ở Mỹ vào năm 1913, với mục đích 
là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán 
của các NHTM. Vào những năm 30 của 
thế kỷ XX, sau những cuộc khủng hoảng 
kinh tế kéo dài, tỷ lệ DTBB dần được sử 
dụng phổ biến ở các nước khác. Và lúc 
này người ta nhận thức DTBB trong một 
vai trò khác: DTBB là công cụ để NHTW 
các nước sử dụng để điều tiết tiền tệ trong 
nền kinh tế. Nói cách khác, DTBB làm 
tăng khả năng kiểm soát của NHTW đối 
với quá trình cung ứng tiền. Thông qua 
việc thay đổi tỷ lệ DTBB làm thay đổi hệ 
số nhân tiền, NHTW có thể tác động vào 
nguồn dự trữ, thay đổi vốn khả dụng của 
các ngân hàng để làm thay đổi tiềm năng 
tín dụng của các ngân hàng, tuy NHTW 
không phải là người quyết định việc sử 
dụng các tiềm năng ấy như đã nêu ở trên.
Mặc dù lịch sử ra đời của DTBB là 
từ những năm đầu của thế kỷ XX, song ở 
Việt Nam, hệ thống ngân hàng Việt Nam 
mới chỉ làm quen với khái niệm này vào 
năm 1990. Tháng 5/1990, sau khi “Pháp 
lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt 
Nam”, “Pháp lệnh Ngân hàng, các hợp 
tác xã tín dụng và công ty tài chính” được 
ban hành thì các NHTM Việt Nam mới bắt 
đầu thực hiện các quy định về DTBB.
Tóm lại, các khối tiền trong lưu thông 
M theo mức độ thanh khoản và khả năng 
kiểm soát của NHTW được sắp xếp theo 
các khối là Ml, M2, M3 và M1 = C + D 
được coi như tiền cung ứng M trong bài 
viết này.
Khối tiền MB là tiền NHTW thể 
hiện trên bảng cân đối tài khoản nợ của 
NHTW gồm tiền mặt lưu hành C và 
tiền dự trữ R tương ứng với tài sản có 
là chứng khoán, tín dụng và các tài sản 
có khác mà NHTW chủ động điều hành 
tăng hoặc giảm cung tiền.
Tham gia vào quá trình cung tiền có 
bốn thành viên: NHTW, hệ thống NHTM, 
người gửi tiền và người vay tiền, trong đó 
NHTW là quan trọng nhất.
Các cộng cụ chính sách tiền tệ của 
NHTW trực tiếp ảnh hưởng đến quá 
trình kiểm soát tiền cung ứng là: tỷ lệ 
DTBB, nghiệp vụ thị trường mở và tín 
dụng chiết khấu.
Theo mô hình cung tiền tạo tiền gửi, 
NHTW hy vọng giám sát được lượng tiền 
gửi D thông qua tỷ lệ DTBB r và nắm giữ 
dự trữ R. Nhưng cách tạo tiền gửi đơn giản 
này không chỉ riêng một mình NHTW mà 
còn các thành viên khác tham gia. Số nhân 
tiền còn phụ thuộc vào mức tiền mặt C, 
nhu cầu duy trì dự trữ vượt mức DTBB 
ER và mức vay của các thành viên còn lại 
mà mô hình này chưa tính đến.
VẤN ĐỀ HÔM NAY
23Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
Để giám sát tiền cung ứng M = M1 = 
C + D một cách chủ động thông qua việc 
nắm giữ và kiểm soát được khối tiền cơ 
sở MB = C + R = các tài sản thực có trong 
bảng cân đối tài sản của NHTW từ việc 
sử dụng các công cụ nghiệp vụ thị trường 
mở, tín dụng chiết khấu.
 Cuối cùng cho ta mô hình cung ứng 
tiền M = MI = mMB chính xác hơn, trong 
đó MB = MBn + DL, hệ số nhân tiền m = 
1 + c/(r + c + e) có tính đến tỷ lệ r = R/D, 
c = C/D, e = ER/D. m luôn lớn hơn 1, nên 
khối tiền MB là tiền NHTW trở thành tiền 
có quyền lực cao (tiền sinh ra tiền).
Tài liệu tham khảo
1. Frederic S Mishkin (2015). The Economics of Money, Banking and Financial 
Markets. Fourth edition. Business School Edition.
2. Vũ Văn Hóa. Lý thuyết tiền tệ tài chính. Giáo trình, Trường Đại học Kinh doanh 
và Công nghệ Hà Nội xuất bản, Hà Nội, 2011.
3. Mai Văn Bạn. Nghiệp vụ ngân hàng trung ương. Giáo trình, Trường Đại học Kinh 
doanh và Công nghệ Hà Nội xuất bản, Hà Nội, 2014.
4. Nguyễn Văn Tiến (2012). Kinh tế tiền tệ ngân hàng. Giáo trinh, NXB Thống kê.
5. Mai Minh Đệ. Nghiệp vụ thị trường mở. Tạp chí Ngân hàng, số 4, tháng 2/1999
Ngày nhận bài: 05/8/2019

File đính kèm:

  • pdftrao_doi_cac_mo_hinh_cung_tien.pdf