Giáo trình môn Thị trường tài chính

Thị trường tài chính là môn học cơ sở, là nền tảng cho sinh viên ngành tài chính

doanh nghiệp bắt đầu làm quen với các nghiệp vụ của thị trường tài chính.

Giáo trình thị trường tài chính là tài liệu hỗ trợ cho sinh viên Khối ngành Tài

chính doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và

mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo trình Thị trường tài chính gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

Chương 2: Thị trường tiền tệ

Chương 3: Thị trường ngoại hối

Chương 4: Thị trường tài chính phái sinh

Chương 5: Thị trường chứng khoán

Giáo trình môn Thị trường tài chính trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Thị trường tài chính trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Thị trường tài chính trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Thị trường tài chính trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Thị trường tài chính trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Thị trường tài chính trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Thị trường tài chính trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Thị trường tài chính trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Thị trường tài chính trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Thị trường tài chính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 85 trang minhkhanh 13040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Thị trường tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Thị trường tài chính

Giáo trình môn Thị trường tài chính
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 vw 
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 
 NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 vw 
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 
 NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Miện 
 Học vị: Thạc sỹ Tài chính ngân hàng 
 Đơn vị: Khoa Kế toán – Tài chính 
 Email: nguyenthithanhmien@hotec.edu.vn 
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM 
 BỘ MÔN ĐỀ TÀI 
 HIỆU TRƯỞNG 
 DUYỆT 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Thị trường tài chính là môn học cơ sở, là nền tảng cho sinh viên ngành tài chính 
doanh nghiệp bắt đầu làm quen với các nghiệp vụ của thị trường tài chính. 
 Giáo trình thị trường tài chính là tài liệu hỗ trợ cho sinh viên Khối ngành Tài 
chính doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và 
mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 
 Giáo trình Thị trường tài chính gồm 5 chương: 
 Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính 
 Chương 2: Thị trường tiền tệ 
 Chương 3: Thị trường ngoại hối 
 Chương 4: Thị trường tài chính phái sinh 
 Chương 5: Thị trường chứng khoán 
 Ở mỗi chương ngoài nội dung lý thuyết, còn có hệ thống bài tập để 
người học củng cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành. 
 Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội 
dung và hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để 
Giáo trình này được hoàn thiện hơn. 
 TPHCM, ngày tháng năm 2020 
 Chủ biên 
 Nguyễn Thị Thanh Miện 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 1 
 MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 1 
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC .............................................................................................. 5 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ...................................... 7 
1.1 Chức năng của thị trường tài chính ........................................................................... 7 
 1.1.1 Khái niệm về thị trường tài chính ...................................................................... 7 
 1.1.2 Cơ sở hình thành thị trường tài chính ................................................................ 8 
 1.1.3 Chức năng của thị trường tài chính .................................................................. 10 
1.2 Phân loại thị trường tài chính .................................................................................. 13 
 1.2.1 Phân loại thị trường tài chính theo thời hạn luân chuyển vốn ......................... 13 
 1.2.2 Phân loại thị trường tài chính theo cơ cấu của thị trường ................................ 14 
 1.2.3 Phân loại thị trường tài chính theo tính chất luân chuyển vốn ........................ 14 
1.3 Vai trò của thị trường tài chính ............................................................................... 15 
 1.3.1 Tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế .................................................................. 15 
 1.3.2 Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế .................................. 16 
 1.3.3 Đẩy nhanh quá trình tự do hóa quá trình tài chính và hội nhập quốc tế .......... 16 
CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ........................................................................ 19 
2.1 Tổng quan về thị trường tiền tệ ............................................................................... 19 
 2.1.1 Khái niệm về thị trường tiền tệ ........................................................................ 19 
 2.1.2 Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ ............................................................ 19 
 2.1.3 Công cụ của thị trường tiền tệ .......................................................................... 20 
 2.1.4 Chức năng của thị trường tiền tệ ...................................................................... 21 
2.2 Cơ cấu của thị trường tiền tệ ................................................................................... 22 
 2.2.1 Thị trường tiền gửi và cho vay ......................................................................... 22 
 2.2.2 Thị trường liên ngân hàng ................................................................................ 24 
 2.2.3 Thị trường mở .................................................................................................. 25 
2.3. Bài tập chương 2 ..................................................................................................... 35 
CHƯƠNG 3: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI .............................................................. 38 
3.1 Tổng quan về thị trường ngoại hối .......................................................................... 38 
 3.1.1 Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối .............................................. 38 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 2 
 3.1.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối ................................................................... 39 
 3.1.3. Các thành phần tham gia giao dịch ................................................................. 39 
 3.1.4 Cấu trúc thị trường ngoại hối ........................................................................... 42 
 3.1.5 Vị trí và vai trò của thị trường ngoại hối ......................................................... 42 
3.2 Tỷ giá hối đoái ....................................................................... ... o giá thị trường hàng ngày 
 Đối với hợp đồng kỳ hạn, mọi khoản lãi hay lỗ của hợp đồng đều được thanh 
toán vào lúc đáo hạn. Ngược lại, hợp đồng tương lai các khoản lãi hay lỗ được tính 
hàng ngày (cộng vào hay trừ đi từ tài khoản của các bên của hợp đồng) theo sự biến 
động của giá tương lai. Việc tính toán này để loại trừ một phần rủi ro cho công ty 
thanh toán bù trừ trong trường hợp một bên của hợp đồng không có khả năng thanh 
toán khi đến hạn. 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 73 
Thị trường tài chính Chương 5: Thị trường tài chính phái sinh 
 5.2.4 Giá trị nhận được của hai bên trong hợp đồng tương lai 
 Người mua trong hợp đồng tương lai phải mua tài sản cơ sở với mức giá xác 
định trong tương lai và sẽ được lợi nếu giá tài sản trên thị trường tăng lên. Người bán 
trong hợp dồng tương lai phải bán tài sản cơ sở với mức giá xác dịnh trong tương lai 
và sẽ được lợi nếu giá tài sản trên thị trường giảm xuống. Giả sử A là người mua và B 
là người bán trong hợp đồng tương lai. Theo hợp đồng A phải mua 1 đơn vị tài sản cơ 
sở (ví dụ 1kg gạo) của B với giá tương lai F (5.000đ) vào thời điểm đáo hạn T (sau 3 
tháng). 
 Giá trị nhận được đối với người mua A 
 Sau 3 tháng, khi hợp đồng đáo hạn, giá gạo trên thị trường là S T. Theo hợp đồng, 
A phải mua gạo của B với giá F. A có thể bán gạo ra thi trường với S T. Giá trị A nhận 
 o
được là (S T - F), được biểu diễn bởi đường 45 - đi lên ở hình bên. Nếu S T > F, A được 
lợi từ hợp đồng, nếu S T < F, A bị lỗ từ hợp đồng. 
 Gii trị người bán nhận 
 dược khi đáo hạn 
 Gii trị tài sản cơ sở 
 khi đáo hạn 
 ST 
 F 
 F- ST 
Ví dụ: S T = 6.000. Theo hợp đồng tương lai, A mua 1kg gạo của B với giá F = 5.000đ. 
Ngay lập tức A có thế bán ra thị trường với giá 6.000đ. và thu về khoản lợi ròng của A 
là ST – F =1.000Đ. Ngược lại nếu S T = 4.000đ thì A vẫn phải mua của B 1kg gạo với 
giá F=5.000 đ do hợp đồng ràng buộc, trong khi mau ở thị trường thì chỉ mất 4.000đ. 
Vậy khoản lợi ròng của A là S T – F = -1.000đ, hay A bị lỗ. 
Giá trị nhận dược đối với người bán (B) 
 Theo hợp đồng, B phải bán 1kg gạo cho A với giá F. B có thể bán gạo ra thị 
trường với ST. Giá trị B nhận được từ hợp đồng là (F –ST), được biểu diễn bởi đường 
 o
45 đi xuống ở hình bên. Nếu S T F, A bị lỗ từ 
hợp đồng. 
Ví dụ: S T = 4.000đ. Theo hợp đồng tương lai, B phải bán 1kg gạo cho A với giá F= 
5.000đ. Để có được 1kg gạo này, B có thể mua trên thị trường vơi giá S T = 4.000đ. 
Bán lại cho A với giá F= 5.000đ, B thu về khoản lợi ròng F – ST = 1.000đ. Ngược lại 
nếu S T = 6.000Đ thì B vẫn phải bán cho A 1kg gạo với giá F = 5.000đ do hợp đồng 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 74 
Thị trường tài chính Chương 5: Thị trường tài chính phái sinh 
ràng buộc, trong khi bán trên thị trường thì được tới 6.000đ. Vậy, khoản lợi ròng của B 
là F – ST = -1.000Đ hay bị lỗ 1.000. 
Ta có thể thấy giá trị mà A và B nhận được hoàn toàn đối xứng nhau. 
 5.2.5 Định giá hợp đồng tương lai 
 Nói một cách chặt chẽ thì cách tính toán giá trị nhận được của hai bên hợp đồng 
ở trên và cách định giá sau đây chỉ chính xác đối với hợp đồng kỳ hạn vì mọi thứ được 
thanh toán vào ngày đáo hạn. Tuy nhiên, để đơn giản ta giả sử rằng sự khác biệt giữa 
hai loại hợp đồng này là không đáng kể. 
 Cũng giống như giá hiện hành của tài sản tài chính, giá tương lai cũng biến đổi 
theo thời gian. Trong ví dụ ở trên, vào thời điểm ký hợp đồng 1/9/20xx giá tương lai 
của hợp dồng tương lai đáo hạn 1/12/20xx là F= 5.000đ. Ta ký hiệu giá này là F 0 = F = 
5.000đ. Giả sử một tháng sau, vào ngày 1/10/20xx nếu ta cũng thiết lập một hợp đồng 
tương lai mua bán gạo đáo hạn vào đúng 1/12/20xx thì giá tương lai sẽ là F 1 = 5.500đ. 
Tức là vào mỗi thời điểm khác nhau, sẽ có những mức giá tương lai khác nhau cùng 
đáo hạn vào 1/12/20xx. Vấn đề là giá tương lai được xác định như thế nào? 
 Giá tương lai được xác định trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa giá tương lai 
và giá hiện hành theo nguyên tức là ở mức giá xác định thì không thể thu được lợi 
nhuận bằng cách kinh doanh dựa vào chênh lệch giá. 
 Giá trị 
 người 
 mua 
 nhận 
 được khi 
 F- ST 
 đáo hạn 
 F S 
 T Gii trị tài sản cơ sở 
 khi đáo hạn 
 Giả sử giá tài sản cơ sở hiện hành là So. Chúng ta đầu tư vào một danh mục 
chứng khoán nhu sau: vay S o (đồng) với lãi suất rf, dùng số tiền này để mua tài sản cơ 
sở, đồng thời bán hợp đồng tương lai tài sản cơ sở với giá tương lai F o và kỳ hạn bằng 
với kỳ hạn vay tiền (tức là vào lúc đáo hạn, ta phải bán tài sản cơ sở với giá F o nhưng 
tại thời điểm này không hề có trao đổi đòi tiền hay tài sản. Giả sử, trong thời gian từ 
nay đến khi hợp đồng tương lai đáo hạn, tài sản cơ sở tạo ra khoản lãi là D. (Ví dụ, nếu 
tài sản cơ ở là cổ phiếu thì D là cổ tức cổ phiếu trả. Vào thời điểm đáo hạn, giá tài sản 
cơ sở trên thi trường là S T. 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 75 
Thị trường tài chính Chương 5: Thị trường tài chính phái sinh 
 Dòng tiền đầu kỳ Dòng tiền cuối kỳ 
 Vay So S0 -S0 (1+ rf) 
 Mua tài sản cơ sở với giá S 0 - S0 ST+ D 
 Bán HĐ tương lai tài sản cơ sở 0 F0 - ST 
 Cộng 0 F0 – S0(1+r f) + D 
 Lưu ý rằng chắc chắn ta nhận được số tiền cuối kỳ là [F0 – S0(1+r f) + D]. Nguyên 
tắc không thể thu lợi từ chênh lệch giá đưa đến kết luận là đầu kỳ ta bỏ ra 0 đồng thì 
cuối kỳ ta cũng nhận được 0 đồng. Tức là: 
 F0 – S0(1+ r f) + D = 0 hay F 0 = S 0(1+r f)- D 
 Gọi d= D/S 0 (tỷ lệ cổ tức) ta có F 0= S 0(1+r f – d) 
 Công thức tính giá tương lai ở trên được gọi là quan hệ chi phí lưu trữ tài sản tài 
chính bởi vì theo công thức này thì giá tương lai được xác định bởi chi phí của việc 
mua một tài sản tài chính nhưng được giao vào một thời điểm trong tương lai so với 
chi phí mua tài sản đó ngay lập tức rồi cất trữ cho đến thời điểm trong tương lai. 
Ở đây ta mới giả định là kỳ hạn bằng 1. Nếu hợp đồng tương lai có kỳ hạn T thì: 
 T
 F0 = S 0(1 + r f – d) 
 T-t
Giá tương lai tại thời điểm t: F t= St(1+ r f – d) 
Đến khi đáo hạn, t= T và F T = S T 
5.3 Hợp đồng quyền chọn 
 5.3.1 Định nghĩa 
 Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua có quyền nhưng không 
bắt buộc được mua hoặc được bán. 
 − Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở. 
 − Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai. 
 − Với mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. 
 Tại thời điểm xác định tương lai, người mua quyển có thể thực hiện hoặc không 
thực hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở. Nếu người mua thực hiện quyền mua 
(hay bán) thì người bán quyền bắt buộc phải bán (hay mua) tài sản cơ sở. Thời điểm 
xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn, thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn 
đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá xác định áp dụng trong 
ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện. 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 76 
Thị trường tài chính Chương 5: Thị trường tài chính phái sinh 
 5.3.2 Các loại quyền chọn 
 Quyền chọn ch phép được mua gọi là quyền chọn mua, quyền chọn cho phép 
bán gọi là quyền chọn bán. 
 − Quyền chọn mua trao cho người mua (người nắm giữ) quyền nhưng không phải 
nghĩa vụ, được mua một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong 
tương lai với một mức giá xác định. 
 − Quyền chọn bán trao cho người mua (người nắm giữ) quyền nhưng không phải 
nghĩa vụ, được bán tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thòi điểm trong 
tương lại với mức giá xác định. 
 Đối với quyền chọn mua, ta có người mua quyền chọn mua và người bán quyền 
chọn mua. Đối với quyền chọn bán, ta cũng có người mua quyền chọn bán và người 
bán quyền chọn bán. Một cách phân loại khác là chia quyền chọn thành quyền chọn 
kiểu châu Âu và châu Mỹ. 
 − Quyền chọn kiểu Châu Âu (mua hay chọn bán) là loại quyền chọn chỉ có thể 
được thực hiện vào ngày đáo hạn chứ không được thực hiện trước ngày đó. 
 − Quyền chọn kiểu Mỹ (mua hay chọn bán) là loại quyền chọn có thể được thực 
hiện vào bất kỳ thời điểm nào trước khi đáo hạn. 
 Quyền chọn có thể được dụa vào các tài sản cơ sở như cổ phiếu, chỉ số cổ 
phiếu, trái phiếu, lãi suất, ngoại hối, kim loại quý hay nông sản. Nhưng nhìn chung, 
nếu phân loại tài sản cơ sở thì có thể chia quyền chọn thành quyền chọn trên thị trường 
hàng hóa, quyền chọn trên thị trường tài chính và quyền chọn trên thị trường ngoại 
hối. 
 5.3.3 Giá trị nhận được của quyền chọn mua vào lúc đáo hạn 
Gọi T là thời điểm đáo hạn 
ST là giá trị thị trường của tài sản cơ sở vào lúc đáo hạn. 
X là giá thực hiện 
VT là gía trị nhận được của quyền chọn vào lúc đáo hạn. 
 Mua quyền chọn mua 
 Vào lúc đáo hạn, nếu thực hiện quyền, người mua sẽ mua tài sản cơ sở với giá X. 
Nếu mua trên thị trường, người mua sẽ trả với giá ST 
 Trường hợp S T > X. Nếu thực hiện quyền người mua sẽ mua tài sản cơ sở với giá 
X, trong khi nếu ra thị trường thì phải mua với giá S T > X. Khoản lợi thu được là ST – 
X >0. Như vậy, nếu S T > X người mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền và nhận 
được giá trị VT = S T – X 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 77 
Thị trường tài chính Chương 5: Thị trường tài chính phái sinh 
 Trường hợp S T ≤ X. Nếu thực hiện quyền, người mua sẽ mua tài sản cơ sở với 
giá X, trong khi hoàn toàn có thể ra thị trường để mua với giá S T < X. Như vậy, S T ≤ 
X, người mua quyền chọn mua sẽ không thực hiện quyền và nhận được giá trị V T = 0. 
 Tóm lại, giá trị nhận được đối với người mua quyền chọn mua vào lúc đáo hạn 
là: 
 VT=max[(S T – X);0] 
Giá trị nhận được này được biểu diễn bằng được gấp khúc tô đậm trong hình dưới. 
 Giá trị nhận được 
 S - X 
 T
 F ST 
 Vào thời điểm đáo hạn hay trong bất cứ thời điểm nào khi quyền chọn còn hiệu 
lực, nếu giá tài sản cơ sở lớn hơn giá thực hiện (S > X) ta gọi quyền chọn mua là có 
lời; nếu giá tài sản cơ sở nhỏ hơn giá thực hiện (S < X), ta gọi quyền chọn mua là 
không có lời, còn nếu giá tài sản cơ sở bằng giá thực hiện (S =X), ta gọi quyền chọn 
mua là hòa tiền. 
Bán quyền chọn mua 
 Vào lúc đáo hạn, nếu S T > X thì người mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền, 
tức là mua tài sản cơ sở. Trong trường hợp đó, người bán quyền chọn mua sẽ phải bán 
tài sản cơ sở cho người mua quyền ở mức giá X, trong khi lẽ ra có thể bán ra thị 
trường với giá S T. Người bán quyền chọn mua bị lỗ S T – X, hay nhận được gái trị V T = 
X – ST. Nếu S T ≤X, người mua quyền chọn mua sẽ không thực hiện quyền và như vậy 
thì giá trị mà người bán quyền chọn mua nhận được là V T= 0. 
 Tóm lại, giá trị nhận được đối với người bán quyền chọn mua vào lúc đáo hạn là: 
 VT=min [(X- ST);0] 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 78 
Thị trường tài chính Chương 5: Thị trường tài chính phái sinh 
 Giá trị nhận dược biểu diễn bằng đường gấp khúc tô đậm 
 X ST 
 X- ST 
 5.3.4 Giá trị nhận được của quyền chọn bán vào lúc đáo hạn 
Mua quyền chọn bán 
 Vào lúc đáo hạn, nếu thực hiện quyền, người mua quyền chọn bán sẽ bán tài sản 
cơ sở với giá X. còn nếu bán trên thị trường, thì mức giá là S T 
 Trường hợp S T ≥X. Nếu thực hiện quyền người mua quyền chọn bán sẽ bán tài 
sản cơ sở với gia X, trong khi nếu giá thị trường thì sẽ bán được với giá S T ≥X. Như 
vậy, nếu S T ≥X, người mua quyền chọn bán sẽ không thực quyền và nhận giá trị V T=0. 
 Trường hợp S T < X. Nếu thực hiện quyền, người mua quyền chọn sẽ bán tài sản 
cơ sở với giá X, trong khi ra thị trường thi phỉa bán với giá S T < X. Như vậy, nếu S T < 
X, người mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền và nhận được giá trị V T= X - ST. 
Tóm lại, giá trị nhận được đối với người mua quyền chọn bán vào lúc đáo hạn là 
 VT=max [(X- ST);0] 
 X- ST 
 X ST 
 Đối với quyền chọn bán, vào thời điểm đáo hạn hay trong bất cứ thời điểm nào 
khi quyền chọn còn giá trị, nếu giá tài sản cơ sở lớn hơn giá thực hiện (S > X), ta gọi 
quyền chọn bán là không có lòi, nếu giá tài sản cơ sở nhỏ hơn giá thực hiện (S < X), ta 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 79 
Thị trường tài chính Chương 5: Thị trường tài chính phái sinh 
gọi quyền chọn bán là có lời, còn nếu giá tài sản cơ sở bằng giá thực hiện (S = X) ta 
gọi quyền chọn bán là hòa tiền. 
Mua quyền chọn bán 
 Nếu S T ≥X, ta biết rằng người mua quyền chọn bán sẽ không thực hiện quyền và 
người bán quyền chọn bán cũng nhận giá trị V T = 0. 
 Nếu S T <X, người mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền, và người bán quyền 
chọn bán sẽ buộc phải mua tài sản cơ sở với giá X trong khi lẽ ra có thể mua trên thị 
trường với giá S T. Vậy nếu S T <X, người bán quyền chọn mua sẽ bị lỗ hay nhận được 
giá trị V T = S T – X 
 Tóm lại, giá trị nhận được đối với người bán quyền chọn bán vào lúc đáo hạn là: 
 VT=min [(S T - X);0] 
 Giá trị nhận được 
 X 
 ST 
 ST - X 
 5.3.5 Giá của quyền chọn 
Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn 
 Yếu tố Quyền chọn mua Quyền chọn bán 
Giá của tài sản cơ sở (S) + - 
Giá thực hiện (X) - + 
Thời gian (T – t) + + 
Độ biến thiên của giá tài sản cơ sở (α) + + 
Lãi suất phi rủi ro (r f) + - 
 + tác động đồng biến 
 - Tác động nghịch biến 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 80 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. QUYẾT ĐỊNH/341/QĐ-SGDHCM, Về việc ban hành quy chế giao dịch chứng 
 khoán tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 
 2. Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019 
 3. Nguyễn Đăng Dờn, Lý Hoàng Ánh, Thị trường tài chính , Phương Đông, 2015. 
 4. Bùi Kim Yến, Trần Huy Hoàng, Thân Thị Thu Thủy, Giáo trình thị trường tài 
 chính , Kinh Tế TP.HCM, 2016. 
 5. Nguyễn Đăng Dờn, Thị trường tài chính , Phương Đông, 2014. 
 6. NGUYỄN THỊ BÍCH LOAN (b.s), Giáo trình thị trường tài chính , Tổng hợp, 
 2011. 
 7. Tham khảo wesite: vietstock.vn, mbbstock. Vn 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 81 
 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
GTCG Giấy tờ có giá 
NHTM Ngân hàng thương mại 
VLĐ Vốn lưu động 
TSLĐ Tài sản lưu động 
TNHH Trách nhiệm hữu hạn 
TSCĐ Tài sản cố định 
NHTW Ngân hàng trung ương 
NHNNg Ngân hàng nước ngoài 
SXKD Sản xuất kinh doanh 
TTCK Thị trường chứng khoán 
UBCKNN Uỷ ban chứng khoán nhà nước 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 82 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_thi_truong_tai_chinh.pdf