Giáo trình môn Thanh toán tín dụng quốc tế

Giáo trình “Thanh toán tín dụng quốc tế” được biên soạn nhằm giới thiệu kiến thức cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế nhằm giúp cho người học hiểu được các vấn đề kinh tế đang diễn ra trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế và công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động thanh toán quốc tế.

Giáo trình “Thanh toán tín dụng quốc tế” thuộc nội dung đào tạo cho chuyên ngành Quản trị kinh doanh trong trường. Tuy nhiên giáo trình này còn là tài liệu tham khảo và nghiên cứu cho sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung và các đối tượng khác cần quan tâm đến vấn đề thanh toán quốc tế.

Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của các giao dịch kinh tế và thương mại quốc tế của các chủ thể của các nước trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ nên các giao dịch kinh tế và thương mại quốc tế thay đổi nhiều về nội dung và hình thức, quy mô và độ sâu. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề thanh toán quốc tế đòi hỏi cập nhật thông tin và nhạy bén trong hoạt động ngoại thương mới có thể đáp ứng làm công cụ và phương tiện các giao dịch kinh tế và ngoại thương. Đáp ứng nhu cầu học và nghiên cứu trong nhà trường, cuốn giáo trình “Thanh toán tín dụng quốc tế” được biên soạn gồm có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế

Chương 2: Tỷ giá hối đoái và phân loại

Chương 3: Các phương tiện thanh toán quốc tế.

Chương 4: Các phương thức thanh toán quốc tế

 

Giáo trình môn Thanh toán tín dụng quốc tế trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Thanh toán tín dụng quốc tế trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Thanh toán tín dụng quốc tế trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Thanh toán tín dụng quốc tế trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Thanh toán tín dụng quốc tế trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Thanh toán tín dụng quốc tế trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Thanh toán tín dụng quốc tế trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Thanh toán tín dụng quốc tế trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Thanh toán tín dụng quốc tế trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Thanh toán tín dụng quốc tế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 71 trang minhkhanh 5540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Thanh toán tín dụng quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Thanh toán tín dụng quốc tế

Giáo trình môn Thanh toán tín dụng quốc tế
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: THANH TOÁN TÍN DỤNG QUỐC TẾ
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHI ỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 2017 của Trường cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình, năm 2018
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình “Thanh toán tín dụng quốc tế” được biên soạn nhằm giới thiệu kiến thức cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế nhằm giúp cho người học hiểu được các vấn đề kinh tế đang diễn ra trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế và công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động thanh toán quốc tế.
Giáo trình “Thanh toán tín dụng quốc tế” thuộc nội dung đào tạo cho chuyên ngành Quản trị kinh doanh trong trường. Tuy nhiên giáo trình này còn là tài liệu tham khảo và nghiên cứu cho sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung và các đối tượng khác cần quan tâm đến vấn đề thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của các giao dịch kinh tế và thương mại quốc tế của các chủ thể của các nước trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ nên các giao dịch kinh tế và thương mại quốc tế thay đổi nhiều về nội dung và hình thức, quy mô và độ sâu. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề thanh toán quốc tế đòi hỏi cập nhật thông tin và nhạy bén trong hoạt động ngoại thương mới có thể đáp ứng làm công cụ và phương tiện các giao dịch kinh tế và ngoại thương. Đáp ứng nhu cầu học và nghiên cứu trong nhà trường, cuốn giáo trình “Thanh toán tín dụng quốc tế” được biên soạn gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế
Chương 2: Tỷ giá hối đoái và phân loại
Chương 3: Các phương tiện thanh toán quốc tế.
Chương 4: Các phương thức thanh toán quốc tế
 Giáo trình “Thanh toán tín dụng quốc tế” được biên soạn dựa trên các nguồn thông tin trong nước và quốc tế, bám sát các nghiệp vụ thanh toán quốc tế làm tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của thầy và trò Trường CĐ Cơ Giới Ninh Bình và các đối tượng khác có nhu cầu quan tâm đến lĩnh vực thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên, đây là lần biên soạn nên cuốn giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để cuốn giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
 Ninh Bình, ngàythángnăm
 	Chủ biên
	MỤC LỤC
Contents
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN
Tên môn học: Thanh toán tín dụng quốc tế 
Mã môn học: MH 37
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học
- Vị trí: Thanh toán tín dụng quốc tế là môn học chuyên nghành được học sau môn kế toán doanh nghiệp phần 1,2,3
- Tính chất: Thanh toán tín dụng quốc tế là môn học chuyên môn nghề.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: 
 Chương trình môn học trang bị cho học sinh những kiến thức đạt chuẩn kiến thức chuyên môn của trình độ cao đẳng, hỗ trợ người học hiểu và tính toán được tỷ giá, phương thức tính tỷ giá trong quá trình làm việc
Mục tiêu của môn học: 
+ Trình bày được khái niệm và các chủ thể tham gia trong thanh toán quốc tế;
+ Trình bày được các điều kiện cần thiết trong thanh toán quốc tế;
+ Trình bày khái niệm cơ bản và khái niệm có tính thị trường của tỷ giá hối đoái;
+ Trình bày các loại tỷ giá hối đoái;
+ Trình được các nội dung và cách tính tỷ giá hối đoái trong các trường hợp khác nhau;
+ Trình bày được các công cụ trong thanh toán quốc tế; 
+ Trình bày được hối phiếu, kỳ phiếu, séc quốc tế, thẻ ngân hàng cũng như nội dung và yêu cầu pháp lý của các công cụ trên;
+ Trình bày được quy trình thanh toán bằng séc, hối phiếu, kỳ phiếu và thẻ ngân hàng;
+ Trình bày được khái niệm và quy trình tiến hành nghiệp vụ của các phương thức thanh toán quốc tế bao gồm: phương thức thanh toán chuyển tiền và ghi sổ, phương thức bảo lãnh và tín dụng dự phòng, phương thức thanh toán nhờ thu, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thư ủy thác.
- Về kỹ năng:
+ Phân biệt được chủ thể tham gia trong thanh toán quốc tế;
+ Vận dụng được các điều kiện thanh toán quốc tế để làm bài tập;
+ Giải thích cách công bố tỷ giá hối đoái và phương pháp yết giá ngoại tệ;
+ Vận dụng được các công thức xác định tỷ giá hối đoái theo đúng yêu cầu của bài tập;
+ Phân biệt được các phương thức thanh toán bằng: séc, hối phiếu, kỳ phiếu và thẻ ngân hàng; 
+ Vận dụng được các công cụ thanh toán trong thanh toán quốc tế để hoàn thành bài tập theo đúng yêu cầu;
	+ Phân biệt được các phương thức thanh toán trong thanh toán quốc tế;
	+Vận dụng được các phương thức thanh toán trong thanh toán quốc tế để hoàn thành bài tập theo đúng yêu cầu.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có ý thức học tập theo phương pháp suy luận kết hợp lý luận với thực tiễn;
+ Có thái độ nghiêm túc, cách tiếp cận khoa học khi xem xét vấn đề thuộc lĩnh vực thanh toán quốc tế.
Nội dung môn học:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế
Mã chương:TT 01
Giới thiệu: Nội dung chương giới thiệu về thanh toán quốc tế, các chủ thể tham gia thanh toán quốc, cán cân thanh toán quốc tế, các điều kiện trong thanh toán quốc tế và thương mại quốc tế
Mục tiêu: 
- Về kiến thức: + Trình bày được khái niệm và các chủ thể tham gia trong thanh toán quốc tế;
 + Trình bày được các điều kiện cần thiết trong thanh toán quốc tế;
- Về kỹ năng: + Phân biệt được chủ thể tham gia trong thanh toán quốc tế;
 + Vận dụng được các điều kiện thanh toán quốc tế để làm bài tập;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm : + Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
Nội dung chính :
1. Khái niệm về thanh toán quốc tế
 Các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao dịch, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động văn hoá, khoa học kỹ thuật và xã hội của bản thân quốc gia mình. Sự khác biệt về địa lý, khí hậu, môi trường và trình độ phát triển khoa h ...  một số ngày nhất định để người thụ hưồng làm thủ tục đòi tiền, thường là 15.30 ngày.
+ Bảo lãnh tín dụng
Người bảo lãnh cam kết với bên cho vay (Người thụ hưởng) sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho bên vay nếu bên vay không thanh toán đầy đủ, đúng hạn khoản vay ngay khi bên thụ hưởng yêu cầu, Nội dung của bảo lãnh tín dụng phải quy định rõ phạm vi bảo lãnh (có bao gồm lãi hay không, có thể chỉ bảo lãnh phần gốc). Bảo lãnh tín dụng mang tính rủi ro cao cho Người bảo lãnh nên việc thực hiện chúng rất phức tạp và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về phía Ngân hàng. Thông thường trước khi chấp nhận bảo lãnh, Ngân hàng phải tiên hành quá trình thẩm định kỹ càng không khác gì việc thẩm định cho vay trực tiếp.
3.3.4 Các loại bảo lãnh khác
+ Bảo lãnh vận đơn
Mục đích của bảo lãnh vận đơn là nhằm bảo vệ những người có quyền lợi chính đáng trước sự lợi dụng vận đơn để làm điều bất hợp pháp của người khác. Trị giá bảo lãnh từ 100% - 150% giá trị hàng hoá để có thể bù đắp những rủi ro xảy ra. Bảo lãnh vận đơn gồm hai loại: Người xuất khẩu là người đề nghị phát hành L/G: Người bảo lãnh cam kết vói nhà nhập khẩu sẽ bồi thường mọi thiệt hại phát sinh đối vối người nhập khẩu do việc vận đơn gốc không được xuất trình hoặc xuất trình không kịp thời.
Người nhập khẩu là người đề nghị phát hành L/G: Người bảo .lãnh yêu cầu người chuyên chồ giao hàng cho người nhập khẩu không có vận đơn gốc và cam kết sẽ hoàn trả vận đơn gốc khi nhận được, nếu không sẽ phải bồi thường mọi thiệt hại cho người chuyên chở có liên quan đến vận đơn đó.
+ Bảo lãnh thuế quan
Trong nhiều trường hợp hàng hoá được nhập khẩu vào một nước ĩìào đó nhằm mục đích trưng bày tại triển lãm, hay tham dự hội chợ trong một khoảng thời gian xác định rồi sẽ tái xuất.
4. Phương thưc nhờ thu:
4.1. Khái niệm:
Phương thức nhờ thu trơn là một phương thức thanh toán mà trong đó người có các khoản tiền phải thu từ các công cụ thanh toán nhưng không thể tự mình thu được, cho nên phải uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.
 Các bên tham gia nhờ thu gồm có:
- Người uỷ thác thu tức là Người hưởng lợi.
- Ngân hàng ở nước người uỷ thác là Ngân hàng nhận sự uỷ thác chuyển công cụ nhờ thu để nhờ Ngân hàng đại lý của mình ỏ nước ngoài thu tiền.
- Ngân hàng đại lí của Ngân hàng chuyến là Ngân hàng ỏ nước người trả tiền, gọi là Ngân hàng nhờ thu hay còn gọi là Ngân hàng xuất trình công cụ thanh toán để đòi tiền
 - Người trả tiền hay còn gọi là người bị ký phát.
Các công cụ thanh toán thường gồm có:
- Hối phiếu thương mại - Bill of Exchange;
- Kỳ phiếu thương mại - Promissory Note;
- Séc quốc tế - International Check;
- Hoá đơn thu tiền - Fỉnancial Invoice;
4.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ:
3
6
7
1
5
4
Ngân hàng bên bán
Ngân hàng đại lý
Người xuất khẩu
Người nhập khẩu
2
- Người xuất khẩu hoặc Người cung ứng dịch vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ và gửi trực tiếp chứng từ giao hàng cho Người nhập khẩu.
- Người xuất khẩu hoặc Người cung ứng dịch vụ ký phát một hối phiếu, hoặc hoá đơn đòi tiền Người nhập khẩu và viết Lệnh nhờ thu (Collection ĩnstruction) uỷ thác Ngân hàng nước mình thu tiền từ Người nhập khẩu.
- Ngân hàng chuyển uỷ thác cho Ngân hàng đại lý (Collecting Bank) của mình ồ nước nhập khẩu bằng Thư nhờ thu (Collection Letter) và kèm vối hối phiếu hoặc hoá đơn yêu cầu Ngân hàng này thu tiền từ Người nhập khẩu.
- Ngân hàng đại lí xuất trình hối phiếu, hoặc hoá đơn yêu cầu Người nhập khẩu trả tiền, nếu là hốỉ phiếu trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền, nếu là hối phiếu trả chậm.
- Ngân hàng đại lí chuyển tiền thu được cho Người hưởng lợi, nếu nhờ thu hối phiếu trả chậm, thì Ngân hàng sẽ chuyển trả hối phiếu đã được Người nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán.
- Ngân hàng đại lý báo có tài khoản của Ngân hàng chuyển.
- Ngân hàng chuyển báo có tài khoản của Người hưởng lợi.
4.3. Trường hợp áp dụng:
- Người hưởng lợi và Người trả tiền phải tin cậy lẫn nhau, bồi vì việc trả tiền có được thực hiện hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của Người trả tiền, còn Ngân hàng chỉ là người trung gian thu hộ.
- Phương thức này chứa đựng nhiều rủi ro vì Ngân hàng chỉ có vai trò là người trung gian thu hộ tiền cho khách hàng, còn thu có hay không, có đủ hay không, có đúng hạn hay không thì Ngân hàng không chịu trách nhiệm. Chính vì vậy phương thức này chứa đựng nhiều rủi ro đối với Người uỷ thác thu, tức là Người hưởng lợi.
- Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toán thương mại, vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, do việc nhận hàng hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, cho nên Ngươi nhập khẩu có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền.
- Để hạn chế rủi ro khi áp dụng phương thức này, Người uỷ thác thu cần có điều khoản chế tài quy định trong các Hợp đồng cơ sở, Lệnh nhờ thu và Thư nhờ thu.
- Trong hợp đồng cơ sở, hai bên cần thoả thuận thời hạn cụ thể phải trả tiền hoặc phải chấp nhận thanh toán ngay sau khi Ngân hàng xuất trình công cụ thanh toán. Nếu trả chậm thì phải bị phạt lãi trả chậm.
5. Phương thức tín dụng chứng từ:
5.1. Khái niệm về quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ: 
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi sô" tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định của thư tín dụng.
5.2. Diễn giải quy trình thanh toán bằng L/C theo tập quán của ngân hàng Việt Nam
3
7
1
4
6
3
9
2
8
5
Ngân hàng mở L/C
Ngân hàng thông báo L/C
Người nhập
 khẩu
Người xuất
 khẩu
1. Người nhập khẩu gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ.
2. Căn cứ vào đơn, Ngân hàng mở L/C phát hành L/C qua Ngân hàng đại lý cho Người xuất khẩu hưởng lợi.
3. Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc L/C cho Người hưởng lợi.
4. Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu.
5. Người xuất khẩu xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo L/C.
6. Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ và chuyển tiền cho Người xuất khẩu.
7. Ngân hàng thông báo L/C đòi tiền Ngân hàng mở L/C.
8. Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu.
9. Người nhập khẩu thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ.
5.3. Thư tín dụng thương mại : 
Là một chứng thư (điện hoặc chứng chỉ), trong đó Ngân hàng phát L/C sẽ cam kết trả tiền cho Người xuất khẩu nếu họ xuất trình được các chứng từ phù hợp vối các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.
5.4. Các loại L/C thương mại:
5.4.1 Thư tín dụng có thể hủy ngang là loại L/C mà sau khi được phát hành thì Ngân hàng phát hành có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nó mà không cần có sự đồng ý của Người hưởng lợi L/C. L/C loại này là một lời hứa trả tiền không chắc chắn cho Người hưởng lợi. Do đó, nó ít được giới thương gia sử dụng.
5.4.2 Thư tín dụng không thể hủy ngang là loại thư tín dụng sau khi đã được phát hành thì Ngân hàng phát hành L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ toàn phần hay từng phần nội dung trong thòi hạn hiệu lực của Ĩ1Ó. L/C không thể huỷ bỏ là một sự cam kết trả tiền chắc chắn của Ngân hàng phát hành đối với Người hưởng lợi L/CL Vì vậy, L/C này được áp dụng rất phổ biến trong thanh toán Quốc tế.
5.4.3 Thư tín dụng xác nhận là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ được một Ngân hằng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành L/C, L/C loại này đã được 2 Ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho Người hưởng lợi, do vậy, độ an toàn trong thanh toán của loại thư tín dụng này rất cao.
5.4.4 Thư tín dụng miễn truy đòi là loại L/C mà sau khi Người hưởng lợi đã được trả tiền thì Ngân hàng phát hành L/C không còn quyền đòi lại tiền Người hưởng lợi L/C trong bất cứ trường hợp nào.
5.4.5 Thư tín dụng chuyển nhượng là thư tín dụng trong đó qui đỉnh quyền của Người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu Ngân hàng phát hành L/C, hoặc là Ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do Người hưởng lợi đầu tiên chịu.
5.4.6 Thư tín dụng tuần hoàn là loại L/C không thể huỷ bỏ sau khi sử dụng xong thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó cứ tuần hoàn cho đến khi nào tổng trị giá hợp đồng được thực hiện. Ví dụ: Tổng trị giá hợp đồng là 1.200.000 USD, thực hiện trong 12 tháng. Để tránh thiệt hại do phải mở L/C có giá trị lớn, thòi hạn dài, gây nên ứ đọng vốn không cần thiết, người nhập khẩu có thể yêu cầu Ngân hàng phát hành một L/C trị giá 300.000 USD thời hạn hiệu lực là 3 tháng với điều kiện tuần hoàn 4 lần trong năm.
5.4.7 Thư tín dụng giáp lưng là Người hưởng lợi một L/C dùng L/C này như là một tài sản thế chấp để yêu cầu phát hành một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng, L/C phát hành sau gọi là L/C giáp lưng.
Nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc với L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề có liên quan đến vận tải và các chứng từ hàng hoá khác.
L/C giáp lưng dùng trong mua bán thông qua trung gian khi mà người trung gian không muốn sử dụng L/C chuyển nhượng, bởi vi họ không muôn lộ bí mật khách hàng của họ.
5.4.8 Thư tín dụng đối ứng là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mô ra. Trong L/C ban đầu thường phải ghi: “L/C này chĩ có giá trị khi Người hưởng lợi đã mồ lại một L/C khác đối ứng vói nó để cho người mở L/C này hưởng “và trong L/C đối ứng phải ghi câu: “ L/C này đối ứng với L/C sô"... mở ngày,,, qua Ngân hàng...”.
Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng (barter), ngoài ra không loại trừ khả năng dùng trong phương thức gia công xuất khẩu. Tuy nhiên, việc sử dụng trong gia công có nhiều phức tạp,
5.4.9 Thư tín dụng thanh toán dần dần về sau là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó Ngân hàng phát hành L/C hay là Ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn qui định rõ trong uc đó. Đây là một loại L/C trả chậm từng phần.
5.5. Những vẫn đề sử dụng phương thức tín dụng chứng từ
- Thứ nhất là, văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của tín dụng chứng từ là Quy tắc & Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ, bản số 500, bản sửa đổi năm 1993” của Phòng Thương mại quốc tế (Uniform Customs and Pratice for Documentary Credits ICC, 1993 Revision, No 500). Từ đây chúng ta gọi tắt là bản Quy tắc 500. Bản Quy tắc 500 này mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi áp dụng nó các b ên đương sự phải thỏa thuận ghi vào L/C đồng thời có thể thỏa thuận khác, miễn là có dẫn chiếu.
Thứ hai là, tính độc lập tương đối của thư tín dụng. Giao dịch tín dụng chứng từ độc lập với các giao dịch khác. Trên quan điểm của ngân hàng, thư tín dụng độc lập với hợp đồng giữa người mở và người hưởng mặc dù thư tín dụng cụ thể hoá nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên: bên mua và bên bán, trong đó bên mua yêu cầu ngân hàng đảm bảo thanh toán cho bên bán, bên bán phải giao hàng đúng qui định theo hợp đồng, đúng thời hạn, thiết lập chứng từ hoàn chỉnh và hợp lệ, thông báo cho người mua và các điều kiện khác đã thoả thuận. Tính độc lập của thư tín dụng được thể hiện ở điều 4 trong bản Quy tắc 500 nh ư sau: “Trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ, tất cả các b ên liên quan ch ỉ giao dịch bằng chứng từ mà không giao d ịch bằng hàng hoá, các dịch vụ và/hoặc các công việc khác mà chứng từ đó có thể liên quan”. Tuy nhiên trên phương di ện tổng thể tính độc lập của th ư tín dụng chỉ là tương đối, bởi vì đối với người mua và người bán, thư tín dụng phải là những giao dịch li ên quan chặt chẽ với các giao dịch của hợp đồng thương mại, mặc dù trong quan hệ với ngân hàng họ phải thừa nhận hai loại giao dịch là tách biệt.
Thứ ba là, lưu ý về yêu cầu xin mở thư tín dụng nhập khẩu: Ngưòi nhập khẩu Việt Nam muốn mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng trước hết phải viết yêu cầu mở thư tín dụng gửi đến Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoặc ngân hàng Thương mại nào đó được quyền thanh toán quốc tế.
Viết giấy xin mở thư tín dụng nhập khẩu để gửi đến Ngân hàng là một khâu quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ, bởi v ì chỉ trên cơ sở của giấy này, ngân hàng mới có căn cứ để mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng và sau đó, người xuất khẩu mới giao hàng.
Giấy xin mở thư tín dụng nhập khẩu sau khi đã được ngân hàng đồng ý mở thì trở thành một khế ước dân sự giữa người nhập khẩu và ngân hàng, còn đối với người xuất khẩu nước ngoài, họ chỉ biết tới L/C mà ngân hàng Việt Nam mở cho họ hưởng mà thôi.
Cơ sở pháp lý và nội dung để lập giấy xin mở thư tín dụng là hợp đồng mua bán ký kết giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.
Viết giấy xin mở thư tín dụng theo mẫu in sẵn của Ngân hàng Việt Nam và theo thủ tục hiện hành của ngân hàng quy định.
Hồ sơ mà người nhập khẩu phải gửi đến ngân hàng mở thư tín dụng ở Việt Nam bao gồm:
(1)  Yêu cầu mở thư tín dụng nhập khẩu, 2 bản
(2)  2 ủy nhiệm chi, một để trả thủ tục phí mở L/C, một để ký quỹ mở L/C.
(3)  Hợp đồng thương mại (bản sao)
(4)   Giấy phép nhập khẩu hoặc quota đối với những hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch
(5)   Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (bản sao)
(6)   Giấy phép kinh doanh (bản sao)
(7)  Báo cáo tài chính của đơn vị xin mở thư tín dụng
(8)  Số dư tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng mở L/C tối thiểu 500USD hoặc ngoại tệ tưong đương.
(9)  Một số chứng từ khác có liên quan (tuỳ theo từng ngân hàng yêu cầu khác nhau)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Thanh toán quốc tế, GS Đinh Xuân Trình, NXB Lao động và Xã hội, 2006
2. Thị trường thương phiếu việt nam, GS Đinh Xuân Trình, NXB Lao động và Xã hội, 2006
3. Thương mại quốc tế, GS Đinh Xuân Trình, NXB Thống kê, 1998

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_thanh_toan_tin_dung_quoc_te.doc