Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô là môn học trong nội dung chương trình đào tạo nghề Kế toán doanh nghiệp. Môn học nghiên cứu những kiến thức cơ bản về kinh tế học nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng.

Kinh tế học vĩ mô bắt nguồn từ các học thuyết kinh tế chính trị. Nó kế thừa hệ thống tri thức của môn kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô hình thành từ những nỗ lực tách các quan điểm chính trị ra khỏi các vấn đề kinh tế. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế và các chiến lược quản trị.

 Nội dung môn học gồm 6 chương do nhóm giáo viên thuộc tổ bộ môn Kế toán doanh nghiệp biên soạn:

 Chương 1: Khái quát kinh tế học và kinh tế học vĩ mô

 Chương 2: Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân

 Chương 3: Tổng cầu và chính sách tài khoá

 Chương 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Chương 5: Tổng cung và chu kỳ kinh doanh

Chương 6: Thất nghiệp và lạm phát.

 

Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 112 trang minhkhanh 11780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô

Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: TC/TCGNB ngày.......tháng.......năm 201
của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình, năm 2018
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế vĩ mô là môn học trong nội dung chương trình đào tạo nghề Kế toán doanh nghiệp. Môn học nghiên cứu những kiến thức cơ bản về kinh tế học nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng.
Kinh tế học vĩ mô bắt nguồn từ các học thuyết kinh tế chính trị. Nó kế thừa hệ thống tri thức của môn kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô hình thành từ những nỗ lực tách các quan điểm chính trị ra khỏi các vấn đề kinh tế. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế và các chiến lược quản trị.
	Nội dung môn học gồm 6 chương do nhóm giáo viên thuộc tổ bộ môn Kế toán doanh nghiệp biên soạn:
	Chương 1: Khái quát kinh tế học và kinh tế học vĩ mô 
	Chương 2: Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân
	Chương 3: Tổng cầu và chính sách tài khoá
	Chương 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
Chương 5: Tổng cung và chu kỳ kinh doanh
Chương 6: Thất nghiệp và lạm phát.
Giáo trình Kinh tế vĩ mô đã được Hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình xét duyệt.
	Tuy nhiên trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Tham gia biên soạn:
Đinh Thị Như Quỳnh
Cao Thị Kim Cúc
Nguyễn Thị Nhung
MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Kinh tế vĩ mô
Mã môn học: MH 11
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:
- Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy sau khi học xong các môn học chung;
- Tính chất: Là môn học cơ sở;
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học nghiên cứu những kiến thức cơ bản về về kinh tế học nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia.
Mục tiêu của môn học:
- Về kiến thức:
	+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về kinh tế học nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng; 
+ Trình bày nội dung ý nghĩa tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội; 
+ Trình bày được các chính sách vĩ mô của Chính phủ; 
+ Trình bày được vai trò của Chính phủ trong việc kiểm soát tiền tệ;
+ Trình bày được nguồn gốc và nguyên nhân gây ra thất nghiệp và lạm phát.
- Về kỹ năng: 
+ Phân biệt tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP);
+ Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế; 
+ Phân tích tác động của chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế;
+ Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế; 
+ Phân tích các yếu tố dẫn đến thất nghiệp và lạm phát;
+ Ứng dụng nguyên lý kinh tế để so sánh và phân tích tác động của các chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có phẩm chất đạo đức, kỷ luật tốt, có ý thức tự rèn luyện để nâng cao trình độ.
Nội dung của môn học:
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ VĨ MÔ HỌC
Mã chương: KTVM01
Giới thiệu:
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kinh tế học nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng và mô tả một cách khái quát các hoạt động của các tác nhân trong nền kinh tế.
Mục tiêu:
	- Trình bày được các kiến thức cơ bản về kinh tế học nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng; 
 - Mô tả một cách khái quát các hoạt động của các tác nhân trong nền kinh tế; 
	 - Thu thập được các kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô, cơ chế vận hành của một nền kinh tế; 
- Nghiêm túc, tập trung nghiên cứu.
Nội dung chính:
1. Khái niệm về kinh tế học và những đặc trưng của kinh tế học
 1. 1. Khái niệm về kinh tế học
- Kinh tế học là gì?
Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu xem việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra các hàng hoá cần thiết và phân phối chúng cho các thành viên trong xã hội.
Nguồn lực có tính khan hiếm là nguồn lực luôn có giới hạn, không đủ để sản xuất ra sản phẩm theo nhu cầu đòi hỏi của con người. Vì vậy xã hội luôn phải lựa chọn xem nên sử dụng nguồn lực đó vào việc gì? sử dụng như thế nào và sử dụng cho ai? để đạt hiệu quả cao nhất thoả mãn nhu cầu và mong muốn của mọi người.
- Theo phạm vi nghiên cứu, kinh tế học được chia thành 2 phân ngành đó là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.
+ Kinh tế học vi mô nghiên cứu sự hoạt động của các tế bào trong nền kinh tế là các doanh nghiệp hoặc hộ gia đình, nghiên cứu những yếu tố quyết định đến giá cả trong các thị trường riêng lẻ.
+ Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu toàn bộ tổng thể rộng lớn của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, sự biến động của giá cả, việc làm, cán cân thanh toán
* Mối quan hệ giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
+ Cả hai môn học này đều là những nội dung quan trọng cuả kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống kiến thức của kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
+ Kinh tế học vĩ mô, tạo hành lang, tạo môi trường, tạo điều kiện cho kinh tế học vi mô phát triển. Thực tế đã chứng minh rằng, kết quả của kinh tế học vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế học vi mô, kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp.
- Theo cách tiếp cận kinh tế học được chia ra làm 2 loại đó là kinh tế học thực chứng và kinh tế  ... lệ lạm phát được tính như sau:
gp
=
(
Ip
-1)
x 100 (6.2)
Ip-1
Trong đó:
	gp: Tỷ lệ lạm phát (%)
	Ip: chỉ số giá cả thời kỳ nghiên cứu
	Ip-1: Chỉ số giá cả thời kỳ trước đó
Ví dụ: Chỉ số giá cả của năm 1992 (so với năm 1982) là 300%(Ip)
	 Chỉ số giá cả của năm 1991 (so với năm 1982) là 250% (Ip-1)
	 Vậy tỷ lệ lạm phát của năm 1992 là:
gp
= (
300
-1).100 = 20%
250
2.2. Phân loại lạm phát
Người ta thường chia lạm phát thành ba loại tùy theo mức độ của tỷ lệ lạm phát.
- Lạm phát vừa phải, còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế.
- Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm. Loại lạm phát này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
- Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã. Lạm phát ở Đức năm 1022 - 1923 là hình ảnh siêu lạm phát điển hình trong lịch sử lạm phát thế giới, giá cả tăng từ 1 đến 10 triệu lần. Siêu lạm phát thường gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc; tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra.
Lịch sử lạm phát chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang phát triển thường diễn ra trong thời gian khá dài, và vì thế, hậu quả của nó phức tạp và trầm trọng hơn. Cũng vì vậy, nhiều nhà kinh tế dựa vào ba loại lạm phát trên đây kết hợp với độ dài thời gian lạm phát để chia lạm phát ở các nước này thành ba loại:
- Lạm phát kinh niên thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát đến 50% một năm
- Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50% một năm
- Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 100% một năm.
* Tác hại của lạm phát
Khi giá cả các loại hàng hóa tăng với tốc độ đều nhau thì loại lạm phát này thường được gọi là lạm phát thuần túy. Kiểu lạm phát này hầu như không xảy ra và trong thực tế các cuộc lạm phát thông thường đều có hai đặc điểm đáng quan tâm sau đây:
- Tốc độ tăng giá cả thường không đồng đều giữa các loại hàng.
- Tốc độ tăng giá và tăng lương cũng xảy ra không đồng thời.
Hai đặc điểm trên đây dẫn đến sự thay đổi tương đối về giá cả (hay là giá cả tương đối đã thay đổi). Tác hại chủ yếu của lạm phát không phải ở chỗ giá cả tăng lên mà ở chỗ giá cả tương đối đã thay đổi. Những tác hại đó là:
- Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tập đoàn và các giai tầng trong xã hội, đặc biệt đối với những ai giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa cố định (ví dụ tiền mặt) và những người làm công ăn lương.
- Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối. Có những doanh nghiệp, ngành nghề có thể “phất” lên và trái lại cũng có những doanh nghiệp và ngành nghề suy sụp, thậm chí phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh.
Để hiểu rõ hơn về tác hại của lạm phát cũng cần phải chia chúng thành hai loại: lạm phát thấy trước và lạm phát không thấy trước:
- Lạm phát thấy trước, còn gọi là lạm phát dự kiến. Mọi người đã dự tính khá chính xác sự tăng giá tương đối đều đặn của nó (ví dụ tăng 1% một tháng). Loại này ít gây tổn hại thực cho nền kinh tế mà gây ra những phiền toái đòi hỏi các hoạt động giao dịch phải thường xuyên được điều chỉnh (điều chỉnh các thông tin kinh tế, chỉ số hóa các hợp đồng mua, bán, tiền lương...).
- Lạm phát không thấy trước, còn gọi là lạm phát không dự kiến được. Con người luôn bị bất ngờ về tốc độ của nó. Nó không những gây ra sự phiền toái (không hiệu quả) như loại trên mà còn tác động đến việc phân phối lại của cải.
Tác hại của lạm phát còn được đo bởi sự phản ứng mạnh mẽ của các tầng lớp dân cư (hậu quả tâm lý xã hội) thông qua các cuộc điều tra xã hội học. Sự phản ứng của công chúng xuất phát từ vấn đề kinh tế, nhưng có thể tác động đến sự ổn định chính trị và do vậy, phản ứng kinh tế vĩ mô của các Chính phủ (đặc biệt các nước phương tây) là tìm mọi biện pháp chống lạm phát, cho dù cái giá phải trả là khá cao (ví dụ ở Mỹ, để hạ tỷ lệ lạm phát 1% thì tổn thất của tổng sản phẩm quốc dân có thể lên tới vài trăm tỷ đôla).
3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
3.1. Đường Phillips
Đường Phillips ban đầu
Ban đầu, dựa vào kết quả thực nghiệm trên cơ sở số liệu nhiều năm về tiền lương, giá cả, thất nghiệp ở Anh đã ra đời đường Phillips có dạng như hình 6.3 và gọi là đường Phillips ban đầu.
Hình 6.3: Mối quan hệ giữa tăng Hình 6.4: Đường Philips ban đầu
 lượng thất nghiệp và lạm phát
Đường này cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát và nó cũng phù hợp đúng với thực tế kinh tế của nhiều nước Tây Âu thời kỳ đó. Lý thuyết này gợi ra rằng có thể đánh đổi lạm phát để lấy thất nghiệp thấp. Khi ra đời lý thuyết về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (tại đó sản lượng đạt tiềm năng và lạm phát không đổi) đường Phillips được xây dựng hoàn chỉnh và có dạng như sau:
	gp = -e(u-u*) (6.5)
Trong đó: 
	gp : Tỷ lệ lạm phát
	u : Tỷ lệ thất nghiệp thực tế
	u*: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
	e : độ dốc đường Phillips
Đường này cho thấy những đặc điểm sau đây (xem hình 6.4) 
- Lạm phát bằng 0 khi thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên.
- Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát xảy ra 
- Độ dốc e càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra sự tăng, giảm đáng kể về lạm phát. Độ lớn của e phản ánh sự phản ứng cảu tiền lương. Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì e lớn, nếu có tính ì cao thì e càng nhỏ (đường Phillips sẽ xoay ngang). Nếu đường Phillips gần như nằm ngang thì lạm phát phản ứng rất kém với thất nghiệp.
Đường Phillips đã gợi cho những người làm chính sách lựa chọn các chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khóa và tiền tệ. Ví dụ: giả sử nền kinh tế đang ở điểm B trên hình 6.4 (suy thoái thất nghiệp). Chính phủ có thể mở rộng lượng cung tiền nhằm hạ lãi suất, thúc đẩy đầu tư, mở rộng tổng cầu, nền kinh tế sẽ tăng công ăn việc làm, thất nghiệp giảm. Điểm B sẽ di chuyển theo đường Phillips lên phía trên.
Đường Phillips mở rộng
Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến (ì), vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm phát dự kiến và có dạng như sau:
gp = gpe - e (u - u*) (6.6)
Trong đó: gpe là tỷ lệ lạm phát dự kiến.
Đường này cho thấy, khi thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát bằng tỷ lệ dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát thấp hơn tỷ lệ dự kiến. Đường này gọi là đường Phillips ngắn hạn ứng với thời kỳ mà tỷ lệ lạm phát dự kiến chưa thay đổi. Trong thời kỳ này, nếu có những cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng nhanh, nền kinh tế sẽ đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng, thất nghiệp giảm. Nếu không có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên mức cung tiền thực tế giảm xuống, lãi suất tăng lên và tổng cầu dần dần được điều chỉnh trở lại mức cũ, nền kinh tế với lạm phát và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban đầu. Nhưng khi lạm phát đã được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và thất nghiệp trở lại mức tự nhiên, đường Phillips ngắn hạn nói trên dịch chuyển lên trên.
 Hình 6.7: Đường Philips mở rộng Hình 6.8: Đường Philips ngắn hạn
Hình 6.7 cho ta thấy rằng: cơn sốc cầu đẩy lạm phát từ 0 đến 3, tiền lương và các chi phí khác được điều chỉnh để thích ứng, sản lượng lại đạt tiềm năng nhưng giá cả không xuống, đường Phillips sẽ dịch chuyển từ PC1 lên PC2. Tại điểm E lạm phát không phải bằng không, mà bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến (3).
Riêng các cơn sốt cung (ví dụ giá dầu tăng lên) đẩy chi phí sản xuất và giá cả lên, sản lượng và việc làm giảm xuống. Như vạy cả thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn - đó là thời kỳ đình trệ thất nghiệp. Cho tới khi Chính phủ tăng mức cung tiền liên tục để giữ cho tổng cầu không suy giảm và thất nghiệp không thể tăng, nền kinh tế vẫn đạt sản lượng như cũ, nhưng giá cả đã tăng lên theo tỷ lệ tăng tiền. Như vậy sự điều tiết bằng chính sách tiền tệ và tài khóa giữ cho nền kinh tế ổn định sản lượng khi gặp cơn sốt cũng phải trả giá bằng lạm phát cao hơn.
Đường Phillips dài hạn
Trong ngắn hạn tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể không bằng tỷ lệ thất nghiệp dự kiến nhưng trong dài hạn chúng sẽ bằng nhau bởi sự tác động của các chính sách tài khóa và tiền tệ. Đó là cơ sở để xây dựng đường Phillips dài hạn.
Trong dài hạn, tỷ lệ lạm phát thực tế bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến, nghĩa là gp = gpe. Thay đẳng thức này vào (6.5) ta sẽ có đường Phillips dài hạn:
0 = -e (u-u*)
Hay u = u*
 Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ tự nhiên (xét về mặt dài hạn) cho dù tỷ lệ lạm phát có thay đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn, lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.
Nếu biểu diễn trên đồ thị thì đường Phillips dài hạn là đường thẳng đứng cắt trục hoành tại điểm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (xem hình 6.8).
Hình 6.8 chỉ ra rằng: Trong ngắn hạn, nền kinh tế vận động theo các đường PC. Có sẽ đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp trong thời gian nền kinh tế đang tự điều chỉnh bởi các cơn sốt cầu, nhưng không có sự đánh đổi lạm phát và thất nghiệp bởi các cơn sôts cung. Còn trong dài hạn, về cơ bản không tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
Lạm phát là sự tăng giá chung của toàn bộ nền kinh tế, mà các yếu tố đưa đến tăng giá lại rất đa dạng và phức tạp; mức độ tác động của chúng là có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của một nền kinh tế trước và trong quá trình xảy ra lạm phát. Vì vậy, phần này sẽ đề cập đến một số lý thuyết và quan điểm nhằm lý giải những nguyên nhân gây ra và duy trì thúc đẩy lạm phát.
3.2. Trường hợp lạm phát cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Điều này được minh họa trong hình (6.9) Trong thực tế, khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hóa.
Như vậy, bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu qua nhiều tiền đẻ mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng.
Hình 6.9: Lạm phát do cầu kéo Hình 6.10: Lạm phát do chi phí đẩy
Hình 6.9 cho thấy, khi sản lượng vượt tiềm năng, đường AS có độ dốc lớn nên khi cầu tăng mạnh, đường AD dịch chuyển lên trên (AD1), giá cả tăng nhanh từ Po đến P1.
3.3. Trường hợp lạm phát do chi phí đẩy
Ngay cả khi sản lượng chưa đạt đến tiềm năng nhưng vẫn có khả năng và trên thực tế đã xảy ra lạm phát ở khá nhiều nước, kể cả ở các nước phát triển cao. Đó là một đặc điểm của lạm phát hiện đại. Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp nên cũng còn gọi là “lạm phát đình trệ”.
Các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào - đặc biệt là các vật tư cơ bản (xăng, dầu) là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, đường AS dịch chuyển lên trên. Tuy tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm xuống.
Giá cả sản phẩm trung gian (vật tư) tăng đột biến thường do các nguyên nhân sau: Thiên tai, chiến tranh, sự biến động chính trị, kinh tế Đặc biệt sự biến động giá dầu lửa do OPEC tạo ra những năm 1970 đã gây ra các cuộc lạm phát đình trệ trầm trọng tren quy mô thế giới.
3.4. Trường hợp lạm phát dự kiến
Trong nền kinh tế tiền tệ, trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trường hợp này tăng đều đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ, và vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên còn được gọi là lạm phát dự kiến.
Mọi hoạt động kinh tế sẽ trông đợi và ngắm vào nó để tính toán điều chỉnh (ví dụ điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa, giá cả trong các hợp đồng kinh tế, các khoản chi, tiêu ngân sách).
 Hình 6.11: Lạm phát dự kiến
Hình 6.11 cho thấy lạm phát dự kiến xảy ra như thế nào. Đó là đường AD và AS dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ. Vì lạm phát đã được dự kiến nên chi phí sản xuất (kể cả tiền lương) và cả nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ lạm phát. Như vậy, sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng lên theo dự kiến.
Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian. Những cú sốc mới trong nền kinh tế (có thể từ trong nước hoặc từ nước ngoài) sẽ đẩy lạm phát khỏi trạng thái ỳ.
BÀI TẬP CHƯƠNG 6
Câu 1: Thất nghiệp là gì ? dòng ra và dòng vào thất nghiệp bao gồm những đối tượng nào.
Câu 2: Hãy trình bày các loại thất nghiệp theo nguồn gốc thất và các biện pháp khắc phục thất nghiệp.
Câu 3: Hãy sử dụng đồ thị của thị trường lao động biểu diễn và phân tích các loại thất nghiệp.
Câu 4: Tỷ lệ lạm phát là gì? nêu cách xác định tỷ lệ lạm phát.
Câu 5: Hãy trình bày các nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
Câu 6: Trình bày mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
Câu 7: Vào đầu năm, lực lượng lao động của một nước là 15.000 người, trong đó số thất nghiệp là 1.500 nghìn người.
Dưới đây là số liệu về dòng chu chuyển của thị trường lao động trong năm.
ĐVT: nghìn người
a. Không còn hứng thú làm việc
500
b. Mất việc
1.400
c. Về hưu
100
d. Bỏ việc
600
e. Được thuê lại
1.900
f. Mới gia nhập lực lượng lao động
400
g. Thuê mới (trước đó chưa bị thất nghiệp)
100
Hãy xác định:
Số người ra nhập và rời khỏi đội quân thất nghiệp trong năm.
Số người ra nhập và rời khỏi lực lượng lao động.
Sự thay đổi số người có việc làm trong năm.
Lực lượng lao động và số người thất nghiệp vào cuối năm.
Câu 8: Phân biệt những nguyên nhân gây ra lạm phát dưới đây từ phía cung hay phía cầu.
Tăng chi tiêu chính phủ bằng việc phát hành tiền
Giá dầu trên thế giới tăng mạnh
Tăng thuế giá trị gia tăng
Tăng thuế nhập khẩu
Giảm thuế thu nhập cá nhân
Tăng tiền lương do áp lực của công đoàn
Giảm xu hướng tiết kiệm cận biên của các hộ gia đình.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_kinh_te_vi_mo.doc