Giáo trình môn Kinh tế phát triển

Kinh tế phát triển là môn học trong nội dung chương trình đào tạo nghề Kế toán doanh nghiệp. Môn học trang bị những kiến thức cơ bản làm nền tảng để học viên nhận thức và phát triển kỹ năng học các môn chuyên môn nghề.

Với mục tiêu trang bị cho học viên những vấn đề lý luận về bản chất, nội dung của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội; nguồn lực và sự phát triển của nó đến nền kinh tế, đồng thời hình thành kỹ năng tính toán và đánh giá được các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ngành và nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển về kinh tế trong thời kỳ hội nhập.

Nội dung môn học gồm 6 chương do nhóm giáo viên thuộc tổ bộ môn Kế toán doanh nghiệp biên soạn:

Bài mở đầu: Các nước đang phát triển và sự lựa chọn con đường phát triển

Chương 1: Tổng quan về sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội

 Chương 2: Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chương 3: Các nguồn lực với phát triển kinh tế

Chương 4: Phát triển các ngành kinh tế

Chương 5: Ngoại thương với phát triển kinh tế

 

Giáo trình môn Kinh tế phát triển trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Kinh tế phát triển trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Kinh tế phát triển trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Kinh tế phát triển trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Kinh tế phát triển trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Kinh tế phát triển trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Kinh tế phát triển trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Kinh tế phát triển trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Kinh tế phát triển trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Kinh tế phát triển trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 107 trang minhkhanh 15541
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Kinh tế phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Kinh tế phát triển

Giáo trình môn Kinh tế phát triển
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 2017
 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình, năm 2018
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế phát triển là môn học trong nội dung chương trình đào tạo nghề Kế toán doanh nghiệp. Môn học trang bị những kiến thức cơ bản làm nền tảng để học viên nhận thức và phát triển kỹ năng học các môn chuyên môn nghề.
Với mục tiêu trang bị cho học viên những vấn đề lý luận về bản chất, nội dung của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội; nguồn lực và sự phát triển của nó đến nền kinh tế, đồng thời hình thành kỹ năng tính toán và đánh giá được các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ngành và nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển về kinh tế trong thời kỳ hội nhập. 
Nội dung môn học gồm 6 chương do nhóm giáo viên thuộc tổ bộ môn Kế toán doanh nghiệp biên soạn:
Bài mở đầu: Các nước đang phát triển và sự lựa chọn con đường phát triển
Chương 1: Tổng quan về sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
 Chương 2: Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chương 3: Các nguồn lực với phát triển kinh tế
Chương 4: Phát triển các ngành kinh tế
Chương 5: Ngoại thương với phát triển kinh tế
Giáo trình Kinh tế phát triển đã được Hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình xét duyệt.
Tuy nhiên trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Tham gia biên soạn:
Đinh Thị Như Quỳnh
Đào Thị Thủy
Phan Thị Hằng
MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Kinh tế phát triển
Mã môn học: MH 18
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:
- Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy sau khi học xong các môn học cơ sở;
- Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề;
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học nghiên cứu những vấn đề lý luận về bản chất, nội dung của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội; nguồn lực và sự phát triển của nó đến nền kinh tế, đồng thời hình thành kỹ năng tính toán và đánh giá được các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ngành và nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển về kinh tế trong thời kỳ hội nhập.
Mục tiêu của môn học:
+ Trình bày được những vấn đề lý luận về bản chất, nội dung của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội;
+ Đánh giá được các nguồn lực và sự tác động của nó đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Về kỹ năng:
Tính toán và đánh giá được các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành và nền kinh tế.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Tuân thủ đường lối và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Nội dung của môn học:
Bài mở đầu: CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
Giới thiệu:
Trang bị cho người học những kiến thức chung về các nước đang phát triển và sự cần thiết phải lựa chọn con đường phát triển. 
Mục tiêu:
- Trình bày được những đặc trưng chung của các nước đang phát triển;
- Phân biệt được các nước theo trình độ phát triển;
- Giải thích sự cần thiết phải lựa chọn con đường phát triển;
 - Nghiêm túc trong nghiên cứu.
Nội dung chính:
1. Sự phân chia các nước theo trình độ phát triển
1.1. Sự xuất hiện thế giới thứ ba
Cho tới năm 1945, nhiều quốc gia Tây Âu, nhất là nước Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha vẫn còn kiểm soát những thuộc địa rộng lớn. Sau chiến tranh thế giới II, các dân tộc bị cai trị đã không con cam chịu sự đô hộ. Đầu tiên, làn sống giải phóng thuộc địa bùng nổ mạnh mẽ ở Châu á. Năm 1947, Gandhi đã lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh của nhân dân ấn Độ giành độc lập từ tay người Anh. ở vùng Đông Nam Á, Inđônêxia giành độc lập năm 1947 sau cuộc đấu tranh vũ trang chống lại thực dân Hà Lan. Sau thất bại Điện Biên Phủ ở Việt Nam, thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương. Sau Châu Á, cao trào giải phóng thuộc địa lan sang châu Phi, năm 1954, các lực lượng đấu tranh đòi độc lập cho Angerina chuyển sang đấu tranh vũ trang, đến năm 1962, Pháp phải ký hiệp định công nhận quyền độc lập của nước này. Tiếp đó, tất cả các thuộc địa của Pháp ở châu Phi đều lần lượt dược trao trả độc lập, cùng theo đó là Công Gô (thuộc Bỉ), Nigeria (thuộc Anh), Angôla và Mozambique (thuộc Bồ Đào Nha).
	Với việc giải phóng thuộc địa, một nhân tố mới đã xuất hiện trên sân khấu chính trị quốc tế: Thế giới thư ba, “Thế giới thứ ba” được gọi để phân biệt với “Thế giới thứ nhất” là các nước có nền kinh tế phát triển - đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, những nước này phần lớn ở Tây Âu nên còn gọi là các quốc gia phía tây. “Thế giới thứ hai ” là các nước có nền kinh tế tương đối phát triển - đi theo còn đường xã hội chủ nghĩa, những nước này đều tập trung ở Đông Âu nên còn gọi là các quốc gia phía Đông.
Để tránh rơi vào khối này hoặc khối khác, nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ ba đã tìm cách liên kết với nhau, phủ nhận việc phân chia thế giới thành Đông – Tây. Tháng 4- 1953 tại Inđônêxia đã diễn ra hội nghị Bandung của các nhà lãnh đạo 24 quốc gia Châu Á và Châu Phi. Tại hội nghị này đã chủ trương trung tập, “không liên kết”, những người tham gia cũng khẳng định mong muốn hình thành một nguyên tắc quốc tế mới, giành ưu tiên cho các quốc gia nghèo, giúp các quốc gia này thoát khỏi tình trạng trên. Phát triển, tinh thần của hội nghị Bandung đã thổi một luồng sinh khí mới trong các quan hệ quốc tế. Nó vạch rõ khả năng phát triển theo con đường thứ ba: không phải hướng về Đông hoặc Tây, mà về phương Nam nghèo đói.
Cho đến đầu những năm 60, từ thực tiễn phải  ...  Garillo và Yang đã chứng minh rằng giá của sản phẩm thô giảm bình quân ở mức 0,65%/năm so với sản phẩm công nghệ.
c. Trở ngại do thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô biến động
	Khi cung cầu và giá cả sản phẩm thô biến động tất yếu dẫn đến mức thu nhập biến động. Tuy nguồn gốc sâu xa của sự bất ổn định là do cung hàng hoá xuất khẩu thô (vì sản lượng không ổn định nên các cơ sở nhập khẩu phải tìm cách chống lại sự mất ổn định này) nhưng sự biến động của cung lại ảnh hưởng đến thu nhập ít hơn sự biến động của cầu.
	Để mô tả sự tác động do biến động của cung - cầu sản phẩm thô đưa lại, cần đưa ra nhận xét về độ co giãn của sản phẩm này. Từ những đặc điểm phân tích ở trên có thể thấy rằng đối với các nước công nghiệp phát triển, nơi nhập đại bộ phận sản phẩm thô xuất khẩu, độ co giãn của cầu là thấp, đặc biệt đối với nông sản xuất khẩu. Ngược lại, cung sản phẩm thô của các nước đang phát triển lại có độ co giãn cao.
	Do vậy, sự biến động của cung sản phẩm thô tác động đến mức thu nhập có thể mô tả qua hình 3.
	Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, lượng cung sản phẩm thô tăng (từ So đến S1);làm cho mức sản lượng tăng (từ Qo đến Q1) và mức giá giảm (từ Po đến P1). Nhưng vì mức giảm của giá lớn hơn so với mức tăng của sản lượng nên dẫn tới mức thu nhập giảm nhưng không giảm nhiều (từ diện tích hình chữ nhật OP0E0Qo đến OP1E1Q1)
	Ngược lại, khi thời tiết không thuận lợi, lượng cung sản phẩm thô giảm, làm cho mức sản lượng và mức giảm của sản lượng làm cho tổng mức thu nhập tăng, nhưng không tăng mạnh 
	Những kết luận trên đây tưởng như là nghịch lý vì sản lượng tăng, mức thu nhập lại giảm và ngược lại. Nhưng đấy là thực tế đối với sản phẩm thô. Do tính chất co giãn của cung, cầu sản phẩm thô làm cho mức giá biến đông mạnh. Ví dụ, giá cà phê trên thị trường thế giới năm 1993 là 1.000 USD/tấn. Nhưng năm 1994, do sương giá làm giảm mức sản lượng cà phê của Brazin, đã đẩy mức giá lên cao đột biến: 4.200USD/tấn làm cho tổng mức thu nhập do xuất khẩu cà phê tăng.
	Xu hướng biến động về cầu sản phẩm thô cũng có khi tăng hoặc giảm nhưng chỉ có xu hướng giảm mới là yếu tố gây trở ngại cho việc xuất khẩu sản phẩm thô. Điều này được mô tả qua hình 5
 P0
 P1
	0	 Q1 Q0	Q
Hình 5: Thu nhập giảm mạnh khi cầu sản phẩm thô giảm
	Khi nhu cầu giảm từ D0 đến D1 sẽ làm cho mức sản phẩm giảm từ Q0 đến Q1 và mức giá cả giảm từ P0 đến P1. Do sản lượng và mức giá đều giảm, nên trong trường hợp này mức thu nhập giảm mạnh
4.3. Các giải pháp khắc phục hạn chế
	Các nước đang phát triển đã có những cố gắng nhằm tăng giá một số hàng xuất khẩu. Một trong những thành công đó là việc đấu tranh trước diễn đàn Liên Hợp Quốc năm 1974 về "trật tự kinh tế quốc tế mới" gọi tắt là NIEO.
	Thực chất của nghị quyết này là kêu gọi thành lập các tổ chức mà các thành viên tham gia có khả năng khống chế được đại bộ phận lượng cung một loại sản phẩm thô trên thị trường quốc tế. Và nếu tổ chức này có sự tham gia của những nước nhập khẩu phần lớn các sản phẩm cùng loại này thì hiệu quả của giải pháp sẽ được nâng cao.
	Nội dung hoạt động của các tổ chức này là ký các hiệp định nhằm xác định lượng cung sản phẩm thô trên thị trường quốc tế sao cho giữ được ổn định hoặc tăng giá hàng hoá.
	Để tăng giá hàng hoá xuất khẩu cần hạn chế cung. Nếu như cầu thế giới đối với một mặt hàng ít thay đổi (nghĩa là cầu ít co giãn, đường cầu tương đối dốc) như thực tế xảy ra với hầu hết các mặt hàng, xuất khẩu nhiệt đới thì việc hạn chế cũng sẽ làm giá hàng tăng với tỷ lệ lớn hơn và tổng thu nhập xuất khẩu sẽ tăng.
	Hạn chế có tác dụng tốt nhất khi phần lớn các nước sản xuất cung như tiêu thụ đều tham gia vào tổ chức và ký kết hiệp định. Tổ chức Quốc tế Cà Phê (ICO) đã thành công một cách điển hình, hạn mức xuất khẩu được định ra cho tất cả các nước xuất khẩu. Đồng thời hầu hết các nước phương tây mua hàng đồng ý chỉ mua của các nước tham gia tổ chức. Trong một số trường hợp các nước sản xuất có thể hạn chế cung và tăng gia hàng mà không cần sự đồng ý của các nước tiêu thụ. 
Ví dụ, tổ chức của các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Từ năm 1974 đến năm 1985, OPEC đã tăng được giá dầu từ 4,4 USD/thùng lên hơn 30 USD/thùng.
b. Giải pháp kho đệm dự trữ quốc tế
	Tiếp theo nghị quyết về "trật tự kinh tế quốc tế mới", hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển đưa ra: "Chương trình tổng hợp về hàng hoá". Theo chương trình này, một quỹ chung sẽ được thành lập dựa trên sự thoả thuận giữa cả hai bên các nước xuất khẩu và nhập khẩu. Quỹ này được dùng để mua hàng hoá dự trữ, gọi là "kho đệm dự trữ quốc tế" nhằm ổn định giá của 18 mặt hàng, trong số những hàng quan trọng nhất của các nước đang phát triển: chuối, ca cao, cà phê, đường, chè, thịt, dầu thực vật, bông sợi, cao su, đay, gỗ xẻ, bô xít, đồng, quặng, phốt phát, măng gan và thiếc
	Khó khăn của hình thức này là ở chỗ, để ổn định giá hàng hoá trên thị trường thế giới cần phải có một sự chỉ huy tập trung: một công ty lớn, một tổ hợp tư nhân, một nhóm các nước xuất khẩu hay cơ quan quốc tế đứng ra chỉ huy việc can thiệp vào thị trường. Tổ chức này sẽ ra các quyết định về việc mua hàng vào khi giá giảm và bán hàng từ kho đệm khi giá tăng. Vấn đề cơ bản nhất là người quản lý kho đệm phải có sự đoán đúng hướng sự diễn biến dài hạn của giá hàng, vì chức năng can thiệp của họ là nhằm làm giảm xu hướng biến động của giá.
	Một khó khăn khác của hình thức này là nhiều khi không có thông tin đầy đủ từ kho đệm đến sản xuất, làm cho những người sản xuất nhận được tín hiệu không đúng về cung cầu sản phẩm.
5. Chiến lượng hướng ra thị trường quốc tế (chiến lược hướng ngoại)
5.1. Nội dung chiến lược hướng ra thị trường quốc tế
a. Chiến lược hướng ngoại của các nước NICS
	Chiến lược hướng ngoại thành công đầu tiên ở một nước và vùng lãnh thổ thuộc các nước NICS, đặc biệt là Châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông). Những nước này thực thi chiến lược hướng nội từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Sau nửa thập kỷ theo đuổi chiến lược này, họ đã gặp phải những hạn chế như đã nêu trên, đặc biệt là sự gia tăng các khoản nợ nước ngoài. Họ còn có một số điểm giống nhau, nguồn tài nguyên nghèo nàn trong nước và thị trường trong nước nhỏ hẹp. Do vậy, ngay từ những năm 60 những nước này đều tìm cách chuyển hướng chiến lược. Họ nhận thấy rằng để khắc phục các vấn đề nợ nước ngoài, nguồn tài nguyên và thi trường nhỏ hẹp trong nước chỉ có cách dựa vào thị trường quốc tế rộng lớn.
	Nội dung chiến lược hướng ngoại của các nước NICS là sản xuất những mặt hàng xuất khẩu tận dụng lợi thế so sánh của đất nước, thực hiện nhât quán chính sách giá cả (giá trong nước phải phản ánh sát với hàng trên thị trường quốc tế).
	Ở phần lớn các nước đang phát triển nguồn lao động dồi dào trong khi nguồn vốn lại khan hiếm, chính sách của Nhà nước là tiền lương và các chi phí khác về nhân công phải thấp và lãi suất phải cao nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động vừa mang lại lợi nhuận vừa tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp của đất nước. Do vậy, đối với các nước NICS trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược hướng ngoại thường tập trung vào sản xuất hàng công nghiệp và dịch vụ sử dụng nhiều lao động làm cho chi phí sản xuất sẽ tương đối thấp hơn so với thị trường quốc tế. Ví dụ ở Hàn Quốc bắt đầu chiến lược hướng ngoại bằng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu hàng dệt, quần áo, giày dép...
b. Chiến lược phát triển của các nước ASEAN và các nước đang phát triển khác
	Những năm 50 và suốt những năm 60 của thế kỷ trước, phần lớn các nước ASEAN cũng thực hiện chiến lược hướng nội. Hạn chế họ gặp phải một nền kinh tế tăng trưởng chậm, cơ cấu kinh tế mất cân đối, nợ nước ngoài gia tăng, bên cạnh đó là kinh nghiệm chuyển hướng chiến lược thành công của các nước NICS . Do vậy vào đầu những năm 70 các nước ASEAN đều lần lượt chuyển sang chiến lược hướng ngoại.
	Điểm khác biệt cơ bản của các nước ASEAN so với các nước NICS là: Thứ nhất, phần lớn các nước ASEAN có dân số đông, tạo ra thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn; thứ hai, các nước ASEAN đều có những nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể. Do vậy, nội dung chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN có những đặc điểm khác so với các nước NICS
	Nội dung chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN là tận dụng lợi thế so sánh để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu và khuyến khích sản xuất các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước.
	Do vậy, thực chất chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN là chiến lược mang tính tổng hợp. Bởi vì trong chiến lược phát triển kinh tế ngày nay, các nước đều đặt vấn đề về xây dựng nền kinh tế mở, coi đó là quan điểm chủ đạo của chiến lược, trong đó thương mại quốc tế ngày càng giữ vai trò quan trọng tạo điều kiện cho các nước phát huy được lợi thế so sánh của mình. Lý do thứ hai là hướng phát triển của các ngành sản xuất phục vụ thị trường trong nước cũng phải tiến tới hội nhập thị trường quốc tế về chất lượng và giá cả sản phẩm. Vì vậy, đối với những sản phẩm còn được sự bảo hộ của Nhà nước cũng phải có những điều kiện nhất định để nhanh chóng đạt được yêu cầu của thị trường quốc tế. Lý do thứ ba là đối với các nước ASEAN cũng như nhiều nước đang phát triển, trong tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu, tỷ tọng sản phẩm thô vẫn giữ vai trò quan trọng, góp phần đáng kể vào tích luỹ ban đầu cho đất nước, như các sản phẩm cao su, dầu cọ và thiếc của Malaysia, gạo của Thái Lan, dầu mỏ và gỗ của Indonesia. Lý do cuối cùng là các nước này cần phải chú ý đến thị trường rộng lớn trong nước.
5.2. Tác động của chiến lược hướng ngoại đến phát triển kinh tế
	 Chiến lược hướng ngoại tạo ra khả năng cơ cấu kinh tế mới năng động. Sự phát triển các ngành công nghiệp trực tiếp xuất khẩu đã tác động đến các ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho các ngành xuất khẩu, tạo ra các " mối quan hệ ngược" thúc đẩy sự phát triển của các ngành này. Bên cạnh đó, khi vốn tích luỹ của nền kinh tế được nâng cao thì sản phẩm thô sẽ tạo ra "mối liên hệ xuôi" là nguyên liệu cung cấp cung đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến và "mối liên hệ xuôi" này tiếp tục được mở rộng. Sự phát triển của tất cả các ngành này sẽ làm tăng thu nhập của người lao động, tạo ra "mối liên hệ gián tiếp" cho sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và dịch vụ.
	Chiến lược hướng ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bởi vì chiến lược này làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường thế giới nhiều hơn thị trường trong nước, do vậy các doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh phải dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế. Thời kỳ đầu có thể có sự trợ giúp của Nhà nước, song muốn tiếp tục tồn tại thì phải khẳng định được vị trí của mình. Mặt khác, thị trường thế giới rộng lớn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu được hiệu quả nhờ quy mô sản xuất lớn.
	Chiến lược hướng ngoại còn tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Nguồn thu nhập này vượt xa các nguồn thu nhập khác kể cả vốn vay và đầu tư của nước ngoài. Đối với nhiều nước đang phát triển, ngoại thương đã trở thành nguồn tích luỹ vốn chủ yếu trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá. Đồng thời có ngoại tệ đã tăng được khả năng nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp.
5.3. Những chính sách đòn bẩy để thúc đẩy chiến lược hướng ngoại
	Để thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng xuất khẩu cùng cần có sự trợ giúp của Nhà nước, nhưng sự trợ giúp này không mang tính bảo hộ như đối với chiến lược thay thế hàng nhập khẩu, mà nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế, đặc biệt trong thời kỳ đầu khi công nghiệp trong nước còn chưa quen với môi trường kinh doanh quốc tế.
	Trước hết là chính sách tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ chuyển đổi đơn vị tiền tệ từ nước này ra những đơn vị tiền tệ của nước khác, tỷ giá này phản ánh giá trị đồng tiền của một nước với giá trị đồng ngoại tệ trong từng thời kỳ, tỷ giá hối đoái có tác dụng lớn tới quan hệ ngoại thương. Khi đồng tiền trong nước giảm giá thì hàng hoá nhập khẩu vào nước đó sẽ đắt đỏ hơn và trái lại hàng hoá xúât khẩu sang nước khác sẽ rẻ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá. Ngược lại, nếu đồng tiền trong nước lên giá, hàng hoá nước ngoài nhập vào sẽ rẻ hơn và hàng hoá xuất khẩu sẽ đắt đỏ hơn, tạo cơ hội cho các nhà nhập khẩu. Do đó, khi thực thi chiến lược hướng ngoại, điều cần thiết là duy trì tỷ giá hối đoái sao cho các nhà sản xuất trong nước có lãi khi bán các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của họ trên thị trường quốc tế.
	Thứ hai, cần trợ cấp cho một số sản phẩm xuất khẩu để khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào hàng xuất khẩu. Việc xâm nhập các thị trường xuất khẩu có nhiều rủi ro hơn là sản xuất sau những hàng rào bảo hộ cho thị trường trong nước: sự cạnh tranh về giá cả lơn hơn, tiêu chuẩn chất lượng lao động cao hơn và đòi hỏi marketing tốt hơn. Tuy nhiên, khi các nhà sản xuất đã biết thích ứng đối với thị trường quốc tế thì sẽ mở ra cơ hội lớn trong kinh doanh. Sự trợ cấp của Nhà nước có thể dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Trợ cấp trực tiếp như miễn giảm thuế, hoàn thuế cho nguyên vật liệu và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; cho người sử dụng hàng xuất khẩu được hưởng giá rẻ về điện, nước, cước phí vận tải, giá xuất khẩu. Trợ cấp gián tiếp như sử dụng ngân sách nhà nước để giới thiệu, quảng cáo, tổ chức hội chợ, đào tạo chuyên gia về công tác xuất khẩu, tạo điều kiện cho các giao dịch tìm bạn hàng xuất khẩu.
	Thứ ba, Chính phủ cần tạo ra sức hấp dẫn cho việc sản xuất hàng xuất khẩu. Nếu Chính phủ muốn các nhà sản xuất hướng ra thị trường quốc tế thì cần phải giảm bớt sức hấp dẫn tương đối của việc sản xuất để tiêu thụ ở thị trường trong nước. Điều này đói hỏi phải giảm thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp được ưu đãi và giảm hạn ngạch lượng hàng nhập khẩu. Do các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội lớn nhất, nên thuận lợi củ việc thay thế nhập khẩu phải được giữ ở mức phù hợp với lợi nhuận xuất khẩu. Muốn vậy, bảo hộ bằng thuế không được cao hơn mức trợ cấp xuất khẩu.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_kinh_te_phat_trien.doc