Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 2

 Môn học kế toán doanh nghiệp là một trong những môn học quan trọng của chuyên ngành kinh tế. Đây là một môn học giúp sinh viên trang bị được những kiến thức cơ bản về ngành kế toán, hạch toán được những nghiệp vụ kinh tế cơ bản của doanh nghiệp. Từ công việc sổ sách, hàng tồn kho, tài sản cố định đến tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm. đều có mặt của kế toán. Kế toán còn là một thành phần quan trọng của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để hoạch định chiến lược phát triển của lâu dài của doanh nghiệp.

Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng tìm hiểu và biên soạn những nội dung kiến thức mang tính thực tiễn cao phù hợp với trình độ đào tạo Cao đẳng. Những nội dung kiến thức được tìm hiểu và tham khảo theo những chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định. Giáo trình kế toán doanh nghiệp 2 gồm 3 bài:

Bài 1: Kế toán tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác

Bài 2: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Bài 3: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

 

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 2 trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 2 trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 2 trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 2 trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 2 trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 2 trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 2 trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 2 trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 2 trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 2 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 238 trang minhkhanh 12380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 2

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 2
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 2
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 2017 của trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình, năm 2017
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI NÓI ĐẦU
 Môn học kế toán doanh nghiệp là một trong những môn học quan trọng của chuyên ngành kinh tế. Đây là một môn học giúp sinh viên trang bị được những kiến thức cơ bản về ngành kế toán, hạch toán được những nghiệp vụ kinh tế cơ bản của doanh nghiệp. Từ công việc sổ sách, hàng tồn kho, tài sản cố định đến tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm... đều có mặt của kế toán. Kế toán còn là một thành phần quan trọng của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để hoạch định chiến lược phát triển của lâu dài của doanh nghiệp.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng tìm hiểu và biên soạn những nội dung kiến thức mang tính thực tiễn cao phù hợp với trình độ đào tạo Cao đẳng. Những nội dung kiến thức được tìm hiểu và tham khảo theo những chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định. Giáo trình kế toán doanh nghiệp 2 gồm 3 bài:
Bài 1: Kế toán tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác
Bài 2: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Bài 3: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trong quá trình biên soạn mặc dù đã cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả mong muốn được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn !
 Nhóm biên soạn
Nguyễn Thị Nhung
Đào Thị Thủy
An Thị Hạnh
MỤC LỤC
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Kế toán doanh nghiệp 2
Mã số mô đun: MĐ 25
Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Mô đun kế toán doanh nghiệp 2 được bố trí giảng dạy sau mô đun kế toán doanh nghiệp 1.
- Tính chất: 	Mô đun kế toán doanh nghiệp 2 là mô đun chuyên môn nghề.
Mục tiêu mô đun
- Về kiến thức: 
+ Trình bày được tài khoản và phương pháp kế toán TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tiền lương và tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm;
 + Trình bày được chứng từ, sổ kế toán chi tiết, tổng hợp liên quan tới kế toán TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tiền lương và tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm.
- Về kỹ năng: 
+ Làm bài tập ứng dụng liên quan đến các phần hành kế toán TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tiền lương và tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm;
+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán;
+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp theo các hình thức kế toán;
+ Lập được báo cáo tài chính trong doanh nghiệp;
+ Kiểm tra được công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp theo từng phần hành.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành;
+ Tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành.
Nội dung của mô đun
BÀI 1: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ VÀ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VỐN VÀO ĐƠN VỊ KHÁC
Mã bài: KT2.01
Giới thiệu:
Bài 1 nhằm trang bị cho người học những kiến thức về kế toán tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác. Các nghiệp vụ, chứng từ, sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp liên quan đến tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm và nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định, bất sản đầu tư;
- Trình bày được nguyên tắc và phương pháp hạch toán của kế toán tài sản cố định, bất sản đầu tư;
- Phân loại và tính được nguyên giá tài sản cố định, bất sản đầu tư;
- Xác định được các chứng từ kế toán tài sản cố định, bất sản đầu tư;
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán kế toán tài sản cố định, bất sản đầu tư;
- Thực hiện được các nghiệp vụ kế toán tài sản cố định, bất sản đầu tư;
- Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp theo bài thực hành ứng dụng;
- Trung thực nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp;
- Rèn luyện khả năng tư duy nhạy bén trong quá trình học tập.
Nội dung chính:
A. Tổng quan về tài sản cố định và bất động sản đầu tư
1. Tổng quan về tài sản cố định
1.1. Khái niệm, tiêu chuẩn và đặc điểm của TSCĐ
1.1.1. Khái niệm TSCĐ
	Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
1.1.2. Tiêu chuẩn của TSCĐ
a. Đối với tài sản cố định hữu hình
Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là một tài sản cố định hữu hình:
	- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
	- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy.
	- Có thời hạn sử dụng từ một năm trở lên.
- Có giá trị theo quy định hiện hành.
	Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
	Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn cảu tài sản cố định được coi là tài sản cố định hữu hình.
	Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn, từng cây t ... rên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào các Bảng kê, Nhật ký - Chứng từ và sổ kế toán có liên quan (cột ghi Có TK 214), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. 
Đơn vị:
Mẫu số 06-TSCĐ
Bộ phận...............
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC 
 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
 Số:..
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng.năm
SốTT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ
khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng
 Nơi sử dụng
TK 627 – Chi phí 
sản xuất chung
TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công
TK 641 Chi phí bán hàng
TK 642 Chi phí quản lý Doanh nghiệp
TK 241 XDCB dở dang
TK 242 Chi phí trả trước dài hạn
TK 335 Chi phí phải trả
Toàn DN
Phân xưởng (SP)
Phân xưởng (SP)
Phân xưởng (SP)
Phân xưởng (SP)
Nguyên giá TSCĐ
Số khấu hao
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
1
I. Số khấu hao trích tháng trước
2
II . Số KH TSCĐ tăngtrong tháng
3
III. Số KH TSCĐ giảm trong tháng
4
IV. Số KH trích tháng này (I + II – III)
Cộng
x
 Ngày .. tháng . năm 
 Người lập bảng
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
7.2 Ghi sổ kế toán chi tiết chi phí và tính giá thành sản phẩm
7.2.1 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh (Mã số S36-DN)
a. Mục đích
Sổ này mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí (Theo phân xưởng, bộ phận sản xuất, theo sản phẩm, nhóm sản phẩm,... dịch vụ hoặc theo từng nội dung chi phí).
b. Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí SXKD kỳ trước - phần “Số dư cuối kỳ”, để ghi vào dòng “Số dư đầu kỳ” ở các cột phù hợp (Cột 1 đến Cột 8).
- Phần “Số phát sinh trong kỳ”: Căn cứ vào chứng từ kế toán (chứng từ gốc, bảng phân bổ) để ghi vào sổ chi tiết chi phí SXKD như sau:
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ;
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ;
- Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; 
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;
- Cột 1: Ghi tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
- Từ Cột 2 đến Cột 8: Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào các cột phù hợp tương ứng với nội dung chi phí đáp ứng yêu cầu quản lý của từng tài khoản của doanh nghiệp.
- Phần (dòng) “Số dư cuối kỳ” được xác định như sau:
Số dư
=
Số dư
+
Phát sinh
-
Phát sinh
cuối kỳ
đầu kỳ
Nợ
Có
 Đơn vị:
 Địa chỉ:..
	 Mẫu số S36-DN
 (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC 
 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH
(Dùng cho các TK 621, 622, 623, 627, 154, 631, 641, 642, 242, 335, 632)
- Tài khoản:........................................
- Tên phân xưởng:.............................
- Tên sản phẩm, dịch vụ:..................
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Ghi Nợ Tài khoản ...
Số hiệu
Ngày, tháng
Tổng
 số tiền
Chia ra
...
...
...
...
...
...
A
B
C
D
E
1
2
3
4
5
6
7
8
- Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong kỳ
- Cộng số phát sinh trong kỳ
- Ghi Có TK ...
- Số dư cuối kỳ
 - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...
 - Ngày mở sổ: ...
Ngµy..... th¸ng.... n¨m .......
Ng­êi ghi sæ
(Ký, hä tªn)
KÕ to¸n tr­ëng
(Ký, hä tªn)
Gi¸m ®èc 
(Ký, hä tªn, ®ãng dÊu)
7.2.2 Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ (Mẫu số S37-DN)
a. Mục đích
Dùng để theo dõi và tính giá thành sản xuất từng loại sản phẩm, dịch vụ trong từng kỳ hạch toán.
b. Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Căn cứ vào Thẻ tính giá thành kỳ trước và sổ chi tiết chi phí SXKD kỳ này để ghi số liệu vào Thẻ tính giá thành, như sau:
- Cột A: Ghi tên các chỉ tiêu.
- Cột 1: Ghi tổng số tiền của từng chỉ tiêu.
- Từ Cột 2 đến Cột 9: Ghi số tiền theo từng khoản mục giá thành. Số liệu ghi ở cột 1 phải bằng tổng số liệu ghi từ cột 2 đến cột 9.
- Chỉ tiêu (dòng) “Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ”: Căn cứ vào thẻ tính giá thành kỳ trước (dòng “chi phí SXKD dở dang cuối kỳ”) để ghi vào chỉ tiêu "Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ" ở các cột phù hợp.
- Chỉ tiêu (dòng) “Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ”: Căn cứ vào số liệu phản ánh trên sổ kế toán chi tiết chi phí SXKD để ghi vào chỉ tiêu "Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ" ở các cột phù hợp.
- Chỉ tiêu (dòng) "Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ" được xác định như sau:
Giá thành
sản phẩm
=
Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ
+
Chi phí SXKD phát sinh
-
Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ
 - Chỉ tiêu (dòng) "Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ": Căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang để ghi vào chỉ tiêu "Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ”.
 Đơn vị:
 Địa chỉ:..
Mẫu số S37-DN
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC 
 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
thÎ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm, dÞch vô
Th¸ng..........n¨m......................
Tªn s¶n phÈm, dÞch vô:.........
ChØ tiªu
Tæng sè tiÒn
Chia ra theo kho¶n môc
Nguyªn liÖu, 
vËt liÖu
.....
.....
.....
.....
.....
....
....
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1. Chi phÝ SXKD dë dang ®Çu kú
2. Chi phÝ SXKD ph¸t sinh trong kú
3. Gi¸ thµnh s¶n phÈm, dÞch vô trong kú
4. Chi phÝ SXKD dë dang cuèi kú
Ngµy..... th¸ng.... n¨m .......
Ng­êi ghi sæ
(Ký, hä tªn)
KÕ to¸n tr­ëng
(Ký, hä tªn)
Gi¸m ®èc
(Ký, hä tªn, ®ãng dÊu)
7.3 Ghi sổ kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
7.3.1 Nhật ký chung (Mẫu số 03a-DN)
a. Nội dung
Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.
b. Kết cấu và phương pháp ghi sổ
Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này:
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán. 
- Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái.
- Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung
- Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng.
- Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ.
- Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có.
Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.
Về nguyên tắc tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung. Tuy nhiên, trong trường hợp một hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi Sổ Cái, doanh nghiệp có thể mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó.
Các sổ Nhật ký đặc biệt là một phần của sổ Nhật ký chung nên phương pháp ghi chép tương tự như sổ Nhật ký chung. Song để tránh sự trùng lặp các nghiệp vụ đã ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt thì không ghi vào sổ Nhật ký chung. Trường hợp này, căn cứ để ghi Sổ Cái là Sổ Nhật ký chung và các Sổ Nhật ký đặc biệt.
Dưới đây là hướng dẫn nội dung, kết cấu và cách ghi sổ của một số Nhật ký đặc biệt thông dụng.
Đơn vị:
Địa chỉ:..
Mẫu số S03a-DN
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC 
 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm...
 Đơn vị tính:
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ 
Diễn giải
Đã ghi
STT
Số hiệu
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày, tháng
Sổ Cái
dòng
TK
 đối ứng 
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
Số trang trước chuyển sang 
Cộng chuyển sang trang sau
x
x
x
 - Sổ này có . trang, đánh số từ trang số 01 đến trang 
 - Ngày mở sổ:
Ngàytháng..năm.
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
7.3.2 Sổ Cái (Mẫu số S03b- DN)
a. Nội dung
 Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán.
b. Kết cấu và phương pháp ghi sổ
Sổ Cái được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này.
Cách ghi Sổ Cái được quy định như sau:
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh.
- Cột E: Ghi số trang của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này.
- Cột G: Ghi số dòng của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này.
- Cột H: Ghi số hiệu của các tài khoản đối ứng liên quan đến nghiệp vụ phát sinh với tài khoản trang Sổ Cái này (Tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau).
- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của Tài khoản theo từng nghiệp vụ kinh tế.
Đầu tháng, ghi số dư đầu kỳ của tài khoản vào dòng đầu tiên, cột số dư (Nợ hoặc Có). Cuối tháng, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính.
Đơn vị:
Địa chỉ:..
Mẫu số S03b-DN
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC 
 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức Nhật ký chung)
Năm...
Tên tài khoản .............. 
 Số hiệu.........
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
Số hiệu 
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Trang sổ
STT dòng
TK 
đối ứng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng luỹ kế từ đầu quý
- Sổ này có . trang, đánh số từ trang số 01 đến trang .
- Ngày mở sổ:
Ngàytháng..năm.
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
7.3.3. Chứng từ ghi sổ (Mẫu số S02a-DN)
Đơn vị:
Địa chỉ:..
Mẫu số S02a-DN
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC 
 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số:........
Ngày..... tháng.... năm ....
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
A
B
C
1
D
Cộng
x
x
x
 Kèm theo..... chứng từ gốc 
Ngµy..... th¸ng.... n¨m .......
Ng­êi ghi sæ
(Ký, hä tªn)
KÕ to¸n tr­ëng
(Ký, hä tªn)
Gi¸m ®èc 
(Ký, hä tªn, ®ãng dÊu)
7.3.4 Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ (Mẫu số S02b-DN)
a. Nội dung
Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (Nhật ký). Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng Cân đối số phát sinh.
b. Kết cấu và phương pháp ghi chép
Cột A: Ghi số hiệu của Chứng từ ghi sổ.
Cột B: Ghi ngày, tháng lập Chứng từ ghi sổ.
Cột 1: Ghi số tiền của Chứng từ ghi sổ.
Cuối trang sổ phải cộng số luỹ kế để chuyển sang trang sau.
Đầu trang sổ phải ghi số cộng trang trước chuyển sang.
Cuối tháng, cuối năm, kế toán cộng tổng số tiền phát sinh trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, lấy số liệu đối chiếu với Bảng Cân đối số phát sinh.
Đơn vị:
Địa chỉ:..
Mẫu số S02b-DN
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC 
 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ
Năm .... 
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày, tháng
Số hiệu
Ngày, tháng
A
B
1
A
B
1
- Cộng tháng
- Cộng luỹ kế từ đầu quý
- Cộng tháng
- Cộng luỹ kế từ đầu quý
- Sổ này có . trang, đánh số từ trang số 01 đến trang 
- Ngày mở sổ:
Ngµy..... th¸ng.... n¨m .......
Ng­êi ghi sæ
(Ký, hä tªn)
KÕ to¸n tr­ëng
(Ký, hä tªn)
Gi¸m ®èc 
(Ký, hä tªn, ®ãng dÊu)
7.3.5 Sổ Cái (Mẫu số S02c1-DN)
a. Nội dung
Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp.
Số liệu ghi trên Sổ Cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên Bảng tổng hợp chi tiết hoặc các Sổ (thẻ) kế toán chi tiết và dùng để lập Bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo Tài chính.
b. Kết cấu và phương pháp ghi Sổ Cái
Sổ Cái của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được mở riêng cho từng tài khoản. Mỗi tài khoản được mở một trang hoặc một số trang tuỳ theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản.
Sổ Cái có 2 loại: Sổ Cái ít cột và Sổ Cái nhiều cột.
+ Sổ Cái ít cột: thường được áp dụng cho những tài khoản có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản.
Kết cấu của Sổ Cái loại ít cột (Mẫu số S02c1-DN)
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1, 2: Ghi số tiền ghi Nợ, ghi Có của tài khoản này.
* Phương pháp ghi Sổ Cái:
- Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó Chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Hàng ngày, căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Cái ở các cột phù hợp.
- Cuối mỗi trang phải cộng tổng số tiền theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau.
- Cuối tháng, (quý, năm) kế toán phải khoá sổ, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý, đầu năm của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và Báo cáo tài chính.
 Đơn vị:
 Địa chỉ:..
Mẫu số S02c1-DN
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC 
 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
Sổ cái 
(Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ)
Năm:...............
Tờn tài khoản ..........
Số hiệu:......
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày, tháng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
1
2
G
- Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong tháng
- Cộng số phát sinh tháng
x
x
- Số dư cuối tháng
x
x
- Cộng luỹ kế từ đầu quý
x
x
 - Sổ này có . trang, đánh số từ trang số 01 đến trang 
 - Ngày mở sổ:
Ngµy..... th¸ng.... n¨m .......
Ng­êi ghi sæ
(Ký, hä tªn)
KÕ to¸n tr­ëng
(Ký, hä tªn)
Gi¸m ®èc 
(Ký, hä tªn, ®ãng dÊu)

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_mon_ke_toan_doanh_nghiep_2.docx