Giáo trình môn học Kiểm toán

Sự đổi mới, hội nhập toàn diện và sâu sắc của nền kinh tế thị trường Việt Nam đã tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động kiểm toán phát triển một cách mạnh mẽ trong những năm qua. Từ một hoạt động còn rất mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn, hoạt động kiểm toán đã phát triển và hứa hẹn rất triển vọng cùng với quá trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam.

Kiểm toán là một trong những môn học quan trọng trong hệ thống các môn học chuyên ngành Kế toán các trường Đại học, Cao đẳng. Nhằm đáp ứng mục tiêu trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về kiểm toán, Khoa Kinh tế trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình biên soạn Giáo trình Kiểm toán.

Cuốn sách gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về kiểm toán

Chương 2: Các khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán

Chương 3: Phương pháp kiểm toán

Chương 4: Trình tự các bước kiểm toán

 

Giáo trình môn học Kiểm toán trang 1

Trang 1

Giáo trình môn học Kiểm toán trang 2

Trang 2

Giáo trình môn học Kiểm toán trang 3

Trang 3

Giáo trình môn học Kiểm toán trang 4

Trang 4

Giáo trình môn học Kiểm toán trang 5

Trang 5

Giáo trình môn học Kiểm toán trang 6

Trang 6

Giáo trình môn học Kiểm toán trang 7

Trang 7

Giáo trình môn học Kiểm toán trang 8

Trang 8

Giáo trình môn học Kiểm toán trang 9

Trang 9

Giáo trình môn học Kiểm toán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 94 trang minhkhanh 7940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học Kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn học Kiểm toán

Giáo trình môn học Kiểm toán
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: KIỂM TOÁN
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 20
 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình, năm 2018
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI NÓI ĐẦU
Sự đổi mới, hội nhập toàn diện và sâu sắc của nền kinh tế thị trường Việt Nam đã tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động kiểm toán phát triển một cách mạnh mẽ trong những năm qua. Từ một hoạt động còn rất mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn, hoạt động kiểm toán đã phát triển và hứa hẹn rất triển vọng cùng với quá trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam. 
Kiểm toán là một trong những môn học quan trọng trong hệ thống các môn học chuyên ngành Kế toán các trường Đại học, Cao đẳng. Nhằm đáp ứng mục tiêu trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về kiểm toán, Khoa Kinh tế trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình biên soạn Giáo trình Kiểm toán.
Cuốn sách gồm 4 chương:
Chương 1:	Tổng quan về kiểm toán
Chương 2:	Các khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán
Chương 3:	Phương pháp kiểm toán
Chương 4:	Trình tự các bước kiểm toán
Nội dung biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và cập nhật những kiến thức mới nhất.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng đông đảo bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
	Tập thể tác giả
	Phạm Thị Hồng
	Nguyễn Thị Nhung
	Đinh Thị Như Quỳnh
MỤC LỤC
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Kiểm toán
Mã số môn học: MH 35
Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 25 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 33 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy sau khi sinh viên đã được học những môn học chuyên môn của nghề. 
- Tính chất: Là một môn học chuyên môn nghề.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được những khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán; 
+ Xác định được các qui trình và trình tự kiểm toán;
+ Vận dụng kiến thức của kiểm toán vào kiểm tra công tác kế toán tại doanh nghiệp.
- Về kỹ năng:
+ Phân tích các phần hành kế toán, các báo cáo kế toán, thực hiện công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp;
+ Ứng dụng vào công tác kế toán tại doanh nghiệp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tuân thủ đúng luật kế toán kiểm toán;
+ Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, sức khỏe giúp cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm việc làm tại doanh nghiệp.
III. Nội dung môn học:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Mã chương: KT01
Giới thiệu:
Trang bị cho người học những kiến thức chung về khái niệm, chức năng, ý nghĩa, mục đích, phân loại kiểm toán; các yêu cầu cơ bản đối với kiểm toán viên.
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức tổng quát về kiểm toán gồm: khái niệm, chức năng, ý nghĩa, mục đích, phân loại trong kiểm toán;
- Trình bày được các yêu cầu cơ bản đối với kiểm toán viên;
- Thực hiện và phân tích được những chức năng và các loại kiểm toán trong qua trình kiểm toán;
- Tuân thủ được những nguyên tắc của kiểm toán: Thật thà, trung thực;
	- Nghiêm túc, chủ động trong quá trình nghiên cứu, học tập.
Nội dung chính:
1. Khái niệm Kiểm toán
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng kiểm toán ra đời từ thời La Mã cổ đại vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên. Ở Việt Nam, thuật ngữ “kiểm toán” xuất hiện trở lại và được sử dụng nhiều từ những năm đầu của thập kỷ 90. Trước năm 1975, ở miền Nam Việt Nam đã có hoạt động của các công ty kiểm toán nước ngoài. Cho đến nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về kiểm toán. Khi nói đến kiểm toán, người ta thường hiểu ngay đến kiểm toán độc lập.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kiểm toán. Khái niệm được chấp nhận phổ biến hiện nay là: “Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên (KTV) độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin cần được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”
Các thuật ngữ trong định nghĩa này được hiểu như sau:
Các KTV độc lập và có năng lực: Đây là chủ thể trực tiếp của hoạt động kiểm toán, có thể là các KTV độc lập, KTV Nhà nước hay KTV nội bộ. Các KTV này tuy có sự khác nhau nhưng đều phải độc lập và có thẩm quyền đối với đối tượng được kiểm toán. Tùy theo nội dung và tính chất của mỗi loại kiểm toán mà mức độ độc lập được đòi hỏi khác nhau, tuy nhiên yêu cầu về độc lập là đòi hỏi thiết yếu đói với mọi loại KTV và tổ chức kiểm toán. Nếu độc lập là điều kiện cần thì năng lực của KTV là điều kiện đủ để đảm bảo cho cuộc kiểm toán được thực hiện thành công. Năng lực kiểm toán gồm những yếu tố, kỹ năng, phẩm chat về chuyên môn và nghiệp vụ mà người KTV cần phải có để tổ chức và thực hiện được cuộc kiểm toán có hiệu quả.
Thu thập và đánh giá các bằng chứng: Bằng chứng kiểm toán là các tài liệu, thông tin mà các KTV sử dụng để phân tích, xem xét và dựa trên đó để đưa ra kết luận. Những tài liệu, thông tin này có liên quan đến những thông tin cần kiểm toán, cung cấp bằng chứng về những khía cạnh của thông tin cần kiểm toán.
Các thông tin cần được kiểm toán: Đó chính là đối tượng của hoạt động kiểm toán. Ví dụ: báo cáo tài chính của một đơn vị hay tình hình chấp hành pháp luật  của một đơn vị có thể là đối tượng của kiểm toán. Thông tin cần được kiểm toán có thể là những thông tin được lượng hóa hoặc những thông tin không lượng hóa; có thể là những thông tin tài chính hoặc phi tà ... hận và giải trình.
- Các kết luận trong quá trình làm việc của kiểm toán viên.
- Sao chụp các báo cáo tài chính.
- v.v.
Hồ sơ kiểm toán phải được thiết kế thích hợp theo từng hợp đồng kiểm toán thuỳ theo hoàn cảnh và nhu cầu của kiểm toán viên. Ngày nay, các công ty kiểm toán thường sử dụng các dạng tài liệu đã được chuẩn hoá như các bảng câu hỏi kiểm tra đánh giá, mẫu thư in sẵn v.v.
Trong các trường hợp hợp đồng kiểm toán nhiều năm, hồ sơ kiểm toán thường được tổ chức thành hai phần chính. Phần hồ sơ với các tài liệu được cập nhật và sử dụng cho nhiều năm được gọi là hồ sơ cố định và phần hồ sơ với các thông tin chủ yếu chỉ liên quan đến từng năm được gọi là hồ sơ từng năm.
Hồ sơ kiểm toán cố định thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Các bản sao, trích lục điều lệ công ty.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
- Sơ đồ tài khoản kế toán.
- Các tài liệu về kiểm soát nội bộ.
- Tình hình về tài sản cố định, vốn chủ sở hữu.
- v.v.
Hồ sơ kiểm toán từng năm thường bao gồm các nội dung sau:
- Các báo cáo tài chính.
- Kế hoạch kiểm toán và các chương trình kiểm toán.
- Các bảng cân đối thử.
- Các bảng điều chỉnh các bút toán.
- Diễn giải về các bằng chứng kiểm toán thu thập được và những kết luận.
- Kết quả các thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản từng năm.
- Bản thảo gốc của báo cáo kiểm toán.
- v.v. 
Hồ sơ kiểm toán thuộc quyền sở hữu của công ty kiểm toán. Công ty kiểm toán phải thực hiện những thủ tục cần thiết nhằm bảo đảm tính bảo mật và lưu trữ an toàn các hồ sơ kiểm toán.
4.3. Ngày ghi trên báo cáo kiểm toán và giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo tài chính
Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ ngày, tháng. Ngày, tháng ghi trên báo cáo kiểm toán có tác dụng thông báo cho người đọc tính thời gian của các sự kiện, hiệu lực của báo cáo tài chính và các sự kiện, nghiệp vụ phát sinh tính đến ngày ký báo cáo kiểm toán.
Kiểm toán viên phải ghi ngày và ký tên vào báo cáo kiểm toán khi kiểm toán viên hoàn tất việc kiểm toán, nghĩa là khi đã thực thi các thủ pháp có liên quan đến các sự kiện xảy ra tính đến ngày lập báo cáo kiểm toán. Do trách nhiệm của kiểm toán viên là báo cáo các nhận xét của mình về báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập ra nên ngày ghi trong báo cáo của kiểm toán viên không thể sớm hơn ngày ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được duyệt. Kiểm toán viên phải có bằng chứng chắc chắn khẳng định rằng báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp duyệt y.
Trước khi ký các báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cần thực thi các biện pháp đã dự kiến để chứng minh rằng mọi sự kiện xảy ra cho đến ngày ký báo cáo kiểm toán có thể phải điều chỉnh hoặc đã được thể hiện trong báo cáo tài chính đã được duyệt y. Các biện pháp này phải được tiến hành cho đến ngày ghi báo cáo kiểm toán và bao gồm các bước sau:
* Đọc biên bản đại hội cổ đông, biên bản họp ban giám đốc, các biên bản kiểm toán, biên bản họp Hội đồng quản trị về thời kỳ sau ngày lập bảng tổng kết tài sản và thẩm tra các vấn đề đã thảo luận tại đại hội mà biên bản chưa ghi.
* Đọc các báo cáo tài chính định kỳ gần nhất cũng như các văn bản cần thiết khác của doanh nghiệp như báo cáo về thu chi, dự đoán lưu chuyển tiền tệ, các báo cáo quản lý liên quan và tiến hành so sánh thông tin trong các văn bản này.
* Thẩm tra hoặc đánh giá các phiếu thẩm tra bộ phận tư vấn pháp lý của doanh nghiệp về các vấn đề đang tranh chấp trước đó.
* Soát xét lại các biện pháp của các nhà quản lý đối với các sự kiện quan trọng, hỏi lại các nhà quản lý xem các sự kiện này đã được thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp hay chưa. Chẳng hạn, có thể phỏng vấn những vấn đề sau:
+ Các khoản mục hiện có được xây dựng trên cơ sở số liệu sơ bộ, tạm tính hay số chưa xác định.
+ Những điều đã cam kết về các hợp đồng kinh tế, các khế ước tín dụng có được thực hiện không? Bằng cách vay mới hay bảo lãnh?
+ Doanh nghiệp có bán hoặc dự kiến bán tài sản hoặc một bộ phận nào đó của doanh nghiệp không?
+ Có phát hành thêm cổ phiếu mới không? có sự xáo trộn về tổ chức không (Giải thể, sát nhập hoặc chia tách) hoặc có ý định làm như vậy không?
+ Có tổn thất gì về tài sản của doanh nghiệp do thiếu hụt, mất mát hoặc hoả hoạn không?
+ Có sự điều chỉnh bất thường nào hoặc có ý định điều chỉnh báo cáo sau ngày lập bảng tổng kết tài sản không?
+ Có biểu hiện gì vi phạm khái niệm “Doanh nghiệp hoạt động liên tục” không?
Nếu xét thấy có sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng tổng kết tài sản tính đến ngày lập báo cáo kiểm toán có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải áp dụng thêm các biện pháp kiểm tra nhằm xác định xem các sự kiện đó có được phản ánh trong báo cáo tài chính không để có ý kiến nhận xét thích hợp trong báo cáo kiểm toán.
Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán gồm 3 giai đoạn:
- Các sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán;
- Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố báo cáo tài chính;
- Các sự kiện được phát hiện sau ngày công bố báo cáo tài chính.
Kiểm toán viên phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cả những sự kiện đã phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán xét thấy có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính. Các thủ tục này bổ sung cho các thủ tục thông thường được áp dụng cho các sự kiện đặc biệt xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính nhằm thu thập thêm bằng chứng kiểm toán về số dư của các tài khoản vào thời điểm lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm toán viên không bắt buộc phải xem xét tất cả các vấn đề mà những thủ tục kiểm toán trong năm đã đưa ra kết luận thoả đáng. Ví dụ: Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng tồn kho và thanh toán công nợ sau ngày khoá sổ kế toán cung cấp bằng chứng về giá trị hàng tồn kho trong báo cáo tài chính. 
Thủ tục nhằm xác nhận sự kiện có thể dẫn đến yêu cầu đơn vị được kiểm toán phải điều chỉnh hoặc phải thuyết minh trong báo cáo tài chính cần phải được tiến hành vào thời điểm gần ngày ký báo cáo kiểm toán nhất và thường gồm những bước sau:
Xem xét lại các thủ tục do đơn vị quy định áp dụng nhằm bảo đảm mọi sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính đều được xác định.
Xem xét các biên bản Đại hội cổ đông, họp Hội đồng quản trị, họp Ban kiểm soát, họp Ban Giám đốc sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính, kể cả những vấn đề đã được thảo luận trong các cuộc họp này nhưng chưa được ghi trong biên bản.
Xem xét báo cáo tài chính kỳ gần nhất của đơn vị và kế hoạch tài chính cũng như các báo cáo quản lý khác của Giám đốc.
Yêu cầu đơn vị hoặc luật sư của đơn vị cung cấp thêm thông tin về các vụ kiện tụng, tranh chấp đã cung cấp trước đó, hoặc về các vụ kiện tụng, tranh chấp khác (nếu có).
Trao đổi với Giám đốc đơn vị để xác định những sự kiện đã xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính nhưng có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, như: 
- Những số liệu tạm tính hoặc chưa được xác nhận;
- Những cam kết, khoản vay hay bảo lãnh mới được ký kết;
- Bán hay dự kiến bán tài sản;
- Những cổ phiếu hay trái phiếu mới phát hành; 
- Thoả thuận sáp nhập hay giải thể đã được ký kết hay dự kiến;
- Những tài sản bị trưng dụng hay bị phá huỷ do hoả hoạn hay lụt bão,...
- Những rủi ro hay sự kiện có thể xảy ra;
- Những điều chỉnh kế toán bất thường đã thực hiện hay dự định thực hiện;
- Những sự kiện đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra làm cho các chính sách kế toán đã được sử dụng để lập báo cáo tài chính không còn phù hợp. Ví dụ: Phát sinh sự kiện nợ phải thu khó đòi làm cho giả thiết về tính liên tục hoạt động kinh doanh không còn hiệu lực.
Trường hợp một đơn vị cấp dưới (chi nhánh trong công ty, công ty trong tổng công ty) được công ty kiểm toán độc lập khác thực hiện kiểm toán thì kiểm toán viên kiểm toán đơn vị cấp trên phải xem xét các thủ tục mà kiểm toán viên của công ty kiểm toán kia đã áp dụng liên quan đến những sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính và xem có cần phải thông báo cho công ty kiểm toán kia về ngày dự kiến ký báo cáo kiểm toán của mình không.
Khi nhận thấy các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải xác định xem các sự kiện này có được tính toán đúng đắn và trình bày thích hợp trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán hay không.
Kiểm toán viên không bắt buộc phải áp dụng các thủ tục hoặc phải xem xét những vấn đề có liên quan đến báo cáo tài chính sau ngày ký báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, Giám đốc của đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm thông báo cho kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán biết về các sự kiện đã xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày ký báo cáo kiểm toán đến ngày công bố báo cáo tài chính có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Trường hợp kiểm toán viên biết được có sự kiện có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính phát sinh sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên phải cân nhắc xem có nên sửa lại báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán hay không và phải thảo luận vấn đề này với Giám đốc của đơn vị được kiểm toán để có những biện pháp phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp Kiểm toán viên yêu cầu và Giám đốc đơn vị được kiểm toán chấp nhận sửa đổi báo cáo tài chính thì kiểm toán viên sẽ thực hiện những thủ tục cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế và sẽ cung cấp cho đơn vị được kiểm toán một báo cáo kiểm toán mới dựa trên báo cáo tài chính đã được sửa đổi. Báo cáo kiểm toán mới này phải được ký cùng ngày, tháng hoặc ngay sau ngày, tháng ký báo cáo tài chính đã sửa đổi. Trường hợp này kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán quy định ở đoạn 10, 11 cho đến ngày ký báo cáo kiểm toán đã sửa đổi.
Trường hợp Kiểm toán viên yêu cầu nhưng Giám đốc đơn vị được kiểm toán không chấp nhận sửa đổi báo cáo tài chính, và báo cáo kiểm toán chưa được gửi đến đơn vị được kiểm toán thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ lập lại báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận.
Trường hợp báo cáo kiểm toán đã được gửi đến đơn vị được kiểm toán mới phát hiện có sự kiện ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên phải yêu cầu người đứng đầu đơn vị được kiểm toán không công bố báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán cho bên thứ ba. Nếu đơn vị vẫn quyết định công bố các báo cáo này, thì kiểm toán viên phải áp dụng những biện pháp thích hợp để ngăn chặn các bên thứ ba sử dụng báo cáo kiểm toán của mình. Các biện pháp ngăn chặn được thực hiện tùy thuộc vào quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của kiểm toán viên cũng như những khuyến nghị của luật sư của kiểm toán viên.
Sau ngày công bố báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên không bắt buộc phải xem xét, kiểm tra bất cứ số liệu hay sự kiện nào có liên quan đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Sau ngày công bố báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán nếu kiểm toán viên nhận thấy vẫn còn sự kiện xẩy ra đến ngày ký báo cáo kiểm toán cần phải sửa đổi báo cáo kiểm toán, thì kiểm toán viên phải cân nhắc xem có nên sửa lại báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán hay không; phải thảo luận vấn đề này với Giám đốc đơn vị được kiểm toán và có những biện pháp thích hợp tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. 
Trường hợp Giám đốc đơn vị được kiểm toán chấp nhận sửa đổi báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải thực hiện những thủ tục cần thiết, phù hợp và phải kiểm tra các biện pháp mà đơn vị được kiểm toán áp dụng nhằm bảo đảm vấn đề này đã được thông báo đến các bên nhận báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán đã công bố, đồng thời kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải công bố một báo cáo kiểm toán mới căn cứ trên báo cáo tài chính đã sửa đổi. 
Trong báo cáo kiểm toán mới phải có đoạn giải thích nguyên nhân phải sửa đổi báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán đã được công bố. Báo cáo kiểm toán mới này được ký cùng ngày, tháng hoặc ngay sau ngày, tháng ký báo cáo tài chính đã sửa đổi. Trường hợp này kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán cho đến ngày ký báo cáo kiểm toán đã sửa đổi. 
Trường hợp Giám đốc đơn vị được kiểm toán không thông báo đến các bên đã nhận được báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán đã công bố trước đó và cũng không sửa đổi báo cáo tài chính theo yêu cầu của kiểm toán viên thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thông báo cho Giám đốc đơn vị được kiểm toán biết về những biện pháp mà kiểm toán viên sẽ áp dụng để ngăn chặn việc các bên thứ ba sử dụng báo cáo kiểm toán. Các biện pháp ngăn chặn được thực hiện tùy thuộc vào quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của kiểm toán viên cũng như khuyến nghị của luật sư của kiểm toán viên.
Trường hợp báo cáo tài chính của năm tài chính tiếp theo đang được công ty kiểm toán tiếp tục kiểm toán và sắp được công bố thì có thể không cần phải sửa đổi báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán cho năm tài chính trước với điều kiện là phải trình bày rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính của năm tài chính tiếp theo.
Trường hợp đơn vị được kiểm toán phát hành chứng khoán trên thị trường thì kiểm toán viên phải xem xét đến các quy định pháp lý liên quan đến việc phát hành chứng khoán. Ví dụ: Kiểm toán viên có thể phải thực hiện những thủ tục kiểm toán bổ sung khác cho đến thời điểm đơn vị được kiểm toán niêm yết thông tin về phát hành chứng khoán. Kiểm toán viên phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cả những sự kiện đã phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán xét thấy có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính. đến thời điểm niêm yết thông tin và xem xét tài liệu về các thông tin niêm yết để đảm bảo các thông tin niêm yết nhất quán với các thông tin tài chính mà kiểm toán viên đã xác nhận.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_mon_hoc_kiem_toan.docx