Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ

Lịch sử cho thấy, công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc định hình

các hình thái phát triển nhưng không làm thay đổi bản chất của dịch vụ ngân hàngtối đa hóa trải nghiệm khách hàng và gia tăng sức khỏe tài chính với các dịch vụ

mang tính cá nhân hóa cao, tức thời và có cảm xúc. Trên cơ sở gợi ý của Brett King

(2018), bài viết đã mô hình hóa các hình thái phát triển của dịch vụ ngân hàng dựa

trên mối quan hệ với các điều kiện nền tảng như: khả năng hấp thụ công nghệ; mức

độ cạnh tranh của thị trường; ứng dụng công nghệ trong phát triển kênh phân phối

từ vật lý lên không gian số;

Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ trang 1

Trang 1

Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ trang 2

Trang 2

Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ trang 3

Trang 3

Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ trang 4

Trang 4

Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ trang 5

Trang 5

Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ trang 6

Trang 6

Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ trang 7

Trang 7

Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ trang 8

Trang 8

Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ trang 9

Trang 9

Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang minhkhanh 5060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ

Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 226- Tháng 3. 2021
Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái 
phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ
Tô Kim Ngọc
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Nguyễn Khương Duy
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Ngày nhận: 01/03/2021 
Ngày nhận bản sửa: 00/00/2021 
Ngày duyệt đăng: 23/03/2021
Tóm tắt: Lịch sử cho thấy, công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc định hình 
các hình thái phát triển nhưng không làm thay đổi bản chất của dịch vụ ngân hàng- 
tối đa hóa trải nghiệm khách hàng và gia tăng sức khỏe tài chính với các dịch vụ 
mang tính cá nhân hóa cao, tức thời và có cảm xúc. Trên cơ sở gợi ý của Brett King 
(2018), bài viết đã mô hình hóa các hình thái phát triển của dịch vụ ngân hàng dựa 
trên mối quan hệ với các điều kiện nền tảng như: khả năng hấp thụ công nghệ; mức 
độ cạnh tranh của thị trường; ứng dụng công nghệ trong phát triển kênh phân phối 
từ vật lý lên không gian số; hay thiết kế dịch vụ theo hướng giảm lực ma sát và 
Substance of banking services and their forms of development under context of technology 
disruption
Abstract: History has shown that technology has played a critical role in shaping the forms of banking 
service without changing its substance- maximizing customer experience and increasing financial 
sustainability with emotionally personalized and real-time services. Based on the idea suggested 
by Brett King (2018), this article develops a framework of change in banking service forms in line 
with underlying conditions such as technology absorption, market competitiveness, application of 
technology in developing distribution channels from physical branch to digital space or designing 
frictionless services... and especially the legal framework’s constraints. To specify, this article points 
out that the key regulation regarding e-Know-Your-Client (eKYC), information sharing mechanism, 
sandbox testing, cloud storage or blockchain-based value exchange mechanism and delegation to 
virtual assistants... should be adjusted appropriately to fit the situation of each country. Having to keep 
balance between benefits and risks relating to each degree of regulation openness, the implications of 
financial inclusion is key in establishing the policymakers’ determination toward innovation.
Keywords: technology 4.0, openness of legal framework, open banking service ecosystem, financial 
inclusion.
Ngoc Kim To
Email: ngoctk.HO@vietcombank.com.vn
Vietcombank Joint Stock Commercial Bank
Duy Khuong Nguyen
Email: duynguyen@deloitte.com
Deloitte Vietnam Company Limited
Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh 
ứng dụng công nghệ
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 226- Tháng 3. 20212
nhất là các ràng buộc của khung khổ pháp lý. Cụ thể, bài viết đã chỉ ra các điểm nút 
cần được tháo gỡ và điều chỉnh phù hợp với thực trạng của từng quốc gia như: định 
danh khác hàng điện tử (e-KYC); cơ chế chia sẻ thông tin; thử nghiệm sandbox; lưu 
trữ đám mây; hay cơ chế trao đổi giá trị qua blockchain và ủy quyền trợ lý ảo 
Trong bối cảnh phải cân bằng giữa lợi ích và rủi ro tương ứng với từng độ mở của 
quy định pháp lý, hàm ý về phát triển bao trùm đối với khả năng tiếp cận tài chính 
đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập quyết tâm của các nhà làm luật đối với 
đổi mới.
Từ khóa: công nghệ 4.0, độ mở khung khổ pháp lý, hệ sinh thái dịch vụ ngân hàng 
mở, phát triển tài chính bao trùm.
1. Giới thiệu
Cách mạng công nghệ 4.0 đã định hình 
lại thế giới với các tác động chưa từng có 
tiền lệ và không thể đảo ngược. Đó là nơi 
các ngân hàng đang đối diện với các cơ 
hội và thách thức đan xen từ khách hàng 
mới, thị trường mới và cả các quy định 
mới. “Chúng ta (khách hàng) cần dịch 
vụ ngân hàng, chứ không phải các ngân 
hàng” hay “Nếu các ngân hàng không 
thay đổi, chúng tôi (giới tài chính công 
nghệ - fintech) sẽ thay đổi ngân hàng” là 
những câu nói đầy thách thức từ thị trường 
(Citigroup, 2018). Trong khi đó, ở nhiều 
quốc gia, các nhà làm luật cũng đã và 
đang cho thấy sự ưu tiên đối với mục tiêu 
phát triển tài chính bao trùm hơn là việc 
bảo hộ các ngân hàng truyền thống trước 
áp lực cạnh tranh. Trước bối cảnh đó, các 
ngân hàng thương mại (NHTM) truyền 
thống được đặt vào tình thế buộc phải thay 
đổi để tồn tại, trong đó nổi lên xu hướng 
ứng dụng công nghệ 4.0 vào phát triển hệ 
sinh thái dịch vụ ngân hàng mở. Tuy vậy, 
với xuất phát điểm khác nhau từ bối cảnh 
vĩ mô- vi mô đến động lực phát triển, mỗi 
ngân hàng ở từng nền kinh tế lại chọn cho 
mình những hướng đi riêng, tạo nên bức 
tranh chuyển dịch hình thái dịch vụ ngân 
hàng từ truyền thống lên hiện đại đa chiều 
và nhiều màu sắc. Điều này dẫn tới một 
thực tế là các ngân hàng đi sau trong tiến 
trình này khó xác định được cách tiếp cận 
đúng đắn nếu không nắm rõ được bản chất 
và các điều kiện nền tảng chi phối quá 
trình chuyển dịch đó. Để góp phần làm rõ 
chủ đề này, bài viết được bố cục như sau: 
Phần 2 đề cập tới bản chất và các hình thái 
phát triển của dịch vụ ngân hàng. Phần 3 
giới thiệu quá trình chuyển dịch các hình 
thái phát triển trong mối quan hệ với các 
điều kiện nền tảng. Tiếp đó, các ràng buộc 
pháp lý và hàm ý của phát triển tài chính 
bao trùm được phân tích ở Phần 4, trước 
khi đưa ra kết luận trong Phần 5. Bài viết 
tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó, 
quan sát thực tế ở Việt Nam, kết hợp với 
xâu chuỗi các hiện tượng để phát hiện ra 
bản chất và mô hình hóa các mối quan hệ 
tương tác trong một tổng thể nhất quán.
2. Bản chất của dịch vụ ngân hàng và 
vai trò của đột phá công nghệ trong phát 
triển các hình thái dịch vụ ngân hàng 
2.1. Bản chất bất biến của dịch vụ ngân hàng
Tính ứng dụng, thỏa mãn tức thời, gia 
tăng sức khỏe tài chính và sự hài lòng của 
khách hàng là bản chất bất biến của dịch 
vụ ngân hàng, chứ không phải tên  ... của ngân 
hàng 3.0 sống và làm việc với công nghệ 
thì thế hệ Z được sinh ra và lớn lên trong 
công nghệ. Nhân tố nhâu khẩu học này sẽ 
thúc đẩy dịch vụ tài chính ngân hàng phát 
triển mạnh mẽ hơn nữa (Hình 4).
Đến giai đoạn 4.0, hệ sinh thái ngân hàng 
mở được tích hợp và nhúng vào cuộc sống 
hàng ngày thông qua các trợ lý ảo (Hình 
6) sẽ là bước đột phá tiếp theo của hình 
thái dịch vụ ngân hàng. Trong đó:
Giai đoạn đầu của hình thái 4.0 được đặc 
trưng bởi các dịch vụ ngân hàng mang 
tính cá nhân hóa cao, theo bối cảnh trực 
tiếp và hướng tới thời gian thực trên hệ 
sinh thái ngân hàng mở (Hình 4).
Cụ thể, thông qua ứng dụng công nghệ dữ 
liệu lớn, phân tích chuyên sâu của trí tuệ 
nhân tạo (học máy không giám sát) để phát 
hiện xu hướng trong thói quen, sở thích tiêu 
dùng của khách hàng, để từ đó đưa ra các 
gợi ý đề xuất dịch vụ mang tính cá nhân 
hóa cao, theo bối cảnh trực tiếp và gần như 
tức thời (bởi lúc này mức độ ứng dụng của 
công nghệ block-chain và trợ lý ảo còn hạn 
chế). Bên cạnh đó, việc tương tác với các 
đối tác qua giao diện lập trình ứng dụng 
(API) trên nền tảng đám mây sẽ mở rộng sự 
đa dạng của hệ sinh thái dịch vụ bao gồm 
cả dịch vụ tài chính lẫn phi tài chính.
Để hướng tới được hình thái này, trước 
tiên đòi hỏi cơ chế chia sẻ thông tin người 
dùng giữa ngân hàng và các đối tác, vừa 
bảo mật thông tin vừa phát triển dịch vụ 
mới. Mối quan hệ cộng sinh này phản ánh 
nội hàm của lợi thế kinh tế theo quy mô và 
lợi thế so sánh. Fintech chuyên môn hóa 
thế mạnh của mình trong việc phát triển 
các ý tưởng sáng tạo nhằm đổi mới dịch 
vụ ngân hàng; trong khi đó, ngân hàng 
đóng vai trò tạo nền tảng kết nối để cung 
cấp hệ sinh thái dịch vụ đa dạng cho khách 
hàng. Nếu như không có cơ chế này, các 
ngân hàng chỉ có thể đóng vai trò là trung 
gian môi giới cho các dịch vụ phi tài chính 
để hưởng phí mà không thể đi tới trình độ 
phát triển cao hơn. Rõ ràng, một lần nữa, 
khung khổ pháp lý lại cho thấy mức độ 
ràng buộc đáng kể cần có sự điều chỉnh 
thích hợp. Thực tế, các nhà làm luật ở 
khu vực liên minh châu Âu (EU) và Anh 
đã khởi xướng xu hướng chia sẻ thông 
tin này với Chỉ thị Dịch vụ Thanh toán 2 
(Payment Servie Directive 2 - PSD2) và 
Ngân hàng mở (Open banking). Trong đó, 
điển hình là các quy định về ngân hàng 
mở còn yêu cầu thiết kế tiêu chuẩn của các 
giao diện lập trình ứng dụng (API), nhằm 
tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng liên 
kết giữa các ngân hàng và hệ sinh thái.
Ngoài ra, còn cần có hành lang pháp lý 
cho việc triển khai cơ chế sandbox thử 
nghiệm dịch vụ mới trong khi vẫn bảo vệ 
được người dùng với ý tưởng “thất bại 
nhanh có kiểm soát” nhằm thúc đẩy tiến 
trình phát triển và đưa ra thị trường các 
dịch vụ mới. Thêm vào đó, vấn đề sử dụng 
công nghệ đám mây (cơ sở hạ tầng, nền 
tảng và ứng dụng như là dịch vụ) cũng 
đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối 
các chủ thể trong hệ sinh thái ngân hàng 
TÔ KIM NGỌC - NGUYỄN KHƯƠNG DUY
Số 226- Tháng 3. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 11
mở. Mặt khác, để đáp ứng được bài toán 
quản lý, cần phát triển các công nghệ reg-
tech (quản lý bằng công nghệ) ứng dụng 
trong quản lý không chỉ nội bộ ngân hàng 
mà còn từ góc độ ngân hàng trung ương. 
Ở tầm phát triển cao hơn, hệ sinh thái 
ngân hàng mở với các dịch vụ mang tính 
cá nhân hóa cao, tức thời, có cảm xúc 
(thấu hiểu người dùng) vượt ra ngoài bối 
cảnh trực tiếp sẽ được nhúng vào cuộc 
sống hàng ngày thông qua các trợ lý tài 
chính ảo có khả năng giao tiếp với nhau 
theo cơ chế ủy quyền (Hình 4).
Bằng công nghệ học sâu, nhân diện giọng 
nói hay mạng lưới nơ-ron, các trợ lý giọng 
nói tích hợp trên điện thoại thông minh 
hay thiết bị thực tế tăng cường như kính 
mắt, đồng hồ thông minh (sử dụng công 
nghệ internet vạn vật - IoT) sẽ trở thành 
các nhà tư vấn tài chính đáng tin cậy, 
đồng hành cùng khách hàng. Thông qua 
đó, dịch vụ ngân hàng sẽ được nhúng vào 
cuộc sống hàng ngày của con người. Ở đó, 
có thể đưa ra các gợi ý vượt trên bối cảnh 
trực tiếp trên cơ sở tích hợp toàn bộ thông 
tin của người dùng, không chỉ tối đa hóa 
trải nghiệm mà còn gia tăng tích lũy tài 
sản, thực sự trở thành ngân hàng có cảm 
xúc và tức thời theo thời gian thực. Để 
hướng tới hình thái trưởng thành của giai 
đoạn 4.0, rõ ràng, sẽ cần lời giải cho bài 
toán về khung khổ pháp lý đối với cơ chế 
quản lý tiền kỹ thuật số trên nền tảng công 
nghệ blockchain và cơ chế ủy quyền cho 
các trợ lý tài chính ảo.
4. Độ mở của khung khổ pháp lý và hàm ý 
của mục tiêu phát triển tài chính bao trùm
4.1. Độ mở của khung khổ pháp lý
Khung khổ pháp lý đóng vai trò rất quan 
trọng trong việc điều tiết và định hướng thị 
trường. Đặc trưng của nó là vừa mang tính 
hỗ trợ để thị trường hoạt động thông suốt, 
minh bạch, hiệu quả; vừa có tính chất ràng 
buộc để tạo môi trường ổn định và có trật 
tự. Brett King (2018) đã chỉ ra rằng, tồn 
tại một nghịch lý của sự phát triển là một 
hệ thống pháp lý đã phát huy rất tốt vai trò 
trong quá khứ nhằm đảm bảo an toàn tài 
chính của hệ thống lại được thiết kế với các 
đặc điểm khiến chúng trở nên không phù 
hợp để đương đầu với các thách thức trong 
tương lai. Từ những phân tích ở trên, các 
nút thắt nền tảng mà khung khổ pháp lý cần 
hướng đến giải quyết bao gồm:
Thứ nhất, cơ chế e-KYC: Nền tảng công 
nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và sinh 
trắc học đã được kiểm chứng là mang lại 
kết quả xác thực chính xác hơn nhiều so 
với phương pháp thủ công truyền thống. 
Do đó, việc cho phép sử dụng e-KYC 
không những giảm bớt chi phí và rủi ro 
tuân thủ của các ngân hàng mà còn mở 
rộng khả năng cung ứng dịch vụ ngân 
hàng tới những khu vực mà mạng lưới chi 
nhánh vật lý không thể tiếp cận.
Thứ hai, cơ chế chia sẻ thông tin người 
dùng, thử nghiệm sandbox: Để xây dựng 
được hệ sinh thái ngân hàng mở thực sự 
rất cần có khung khổ pháp lý về cơ chế 
chia sẻ thông tin giữa ngân hàng và các 
đối tác phát triển dịch vụ. Nếu không, 
các ngân hàng chỉ có thể đóng vai trò là 
các nhà môi giới, bán chéo các sản phẩm 
dịch vụ có sẵn của đối tác mà không có 
khả năng đồng sáng tạo. Đồng thời, cần 
có cơ chế bảo vệ quyền lợi khách hàng, 
tiến hành thử nghiệm trong sandbox với 
ý tưởng thất bại nhanh có kiểm soát; trên 
cơ sở đó, liên tục rút kinh nghiệm để hoàn 
thiện dịch vụ ngân hàng mới và đẩy nhanh 
tiến trình thương mại hóa.
Thứ ba, quản lý cơ sở dữ liệu trên đám 
mây: Công nghệ đám mây mang tới nhiều 
lợi thế, đặc biệt là tính linh hoạt với quy 
mô, tốc độ ứng dụng công nghệ mới và 
Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh 
ứng dụng công nghệ
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 226- Tháng 3. 202112
khả năng tương tác nhanh chóng với các 
đối tác thông qua các API tiêu chuẩn. Việc 
vận hành trên đám mây đối với ngân hàng 
mở thực sự sẽ tạo nên “thế giới phẳng” 
cho dịch vụ tài chính ngân hàng trên phạm 
vi toàn cầu. Tuy vậy, các rủi ro về dữ liệu 
người dùng, vấn đề an ninh mạng sẽ cần 
được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng trước khi 
ban hành khung khổ pháp lý liên quan. Ở 
bối cảnh hiện tại, nhiều quốc gia vẫn yêu 
cầu các ngân hàng phải đặt máy chủ và cơ 
sở dữ liệu trên lãnh thổ của mình cho mục 
đích quản lý.
Thứ tư, ứng xử với cơ chế trao đổi giá trị 
của công nghệ blockchain và cơ chế ủy 
quyền trợ lý ảo: Trên thực tế, không thể 
phủ nhận rằng chính khiếm khuyết trong 
thiết kế khiến cho Bitcoin chưa thể trở 
thành đồng tiền số toàn cầu, khi mà nhu 
cầu tích lũy và đầu cơ khiến giá cả của 
nó không ổn định, đồng thời người nắm 
giữ không chịu sử dụng cho mục đích tiêu 
dùng. Nhưng thay vì coi đó là sự kết thúc 
của tiền số, ít nhất, Bitcoin là một sân tập 
thử nghiệm cho một đồng tiền số nào đó 
trong tương lai (Brett King, 2018). Rõ 
ràng trong lúc cơ chế trao đổi giá trị của 
các đồng tiền kỹ thuật số chưa được định 
hình rõ, đồng thời chứng kiến sự trồi sụt 
mạnh trong biến động giá của Bitcoin, 
sẽ là không khó hiểu khi nhiều quốc gia 
chính thức tuyên bố không công nhận 
đồng tiền này, đồng thời tiếp tục nghiên 
cứu hàm ý của nó đối với sự phát triển 
đồng tiền số quốc gia trong tương lai. 
Ngoài ra, tới trình độ phát triển cao của 
các trợ lý ảo, nhu cầu về cơ chế ủy quyền, 
tương tác và xác lập giao dịch giữa các trợ 
lý ảo sẽ được đặt ra.
4.2. Hàm ý của mục tiêu phát triển bao 
trùm liên quan tới khả năng tiếp cận dịch 
vụ tài chính ngân hàng
Việc linh hoạt, cởi mở về khung khổ pháp 
lý chịu nhiều ràng buộc cố hữu tùy vào 
bối cảnh của từng quốc gia. Trong hoàn 
cảnh đó, tư duy về mức độ ưu tiên đối với 
sự phát triển bao trùm liên quan tới khả 
năng tiếp cận dịch vụ tài chính (financial 
inclusion) sẽ là động lực quan trọng cho 
quá trình chuyển đổi, xét trên các phương 
diện sau:
Thứ nhất, mục tiêu phát triển bao trùm 
giúp các nhà điều tiết cân bằng được các 
đối trọng cạnh tranh trên thị trường. Ví 
dụ tại Kenya, với sự ra đời của M-pesa, 
từ 70% người trưởng thành không có tài 
khoản ngân hàng năm 2005, tới 2018, 
100% người trưởng thành đã có tài khoản 
tiền di động. Khoảng 22 triệu trong tổng 
số 26 triệu người dùng tiền di động và 
40% GDP của Kenya luân chuyển qua hệ 
thống của M-pesa. Chủ yếu dưới áp lực 
của các ngân hàng truyền thống, cuộc điều 
tra về hoạt động của M-pesa do Bộ Tài 
chính Kenya khởi xướng không giúp đảo 
ngược được thực trạng rằng số lượng tài 
khoản tiền di động đã vượt qua số lượng 
tài khoản ngân hàng. Và quan trọng hơn, 
dưới góc nhìn của các nhà lập pháp, phổ 
cập dịch vụ tài chính ngân hàng nhận được 
sự ưu tiên lớn hơn so với việc bảo hộ các 
ngân hàng truyền thống trước áp lực cạnh 
tranh (Brett King, 2018).
Thứ hai, khả năng triển khai dịch vụ ngân 
hàng trong không gian số tăng khả năng 
tiếp cận cho các hộ gia đình thu nhập thấp 
và phụ nữ. Ấn Độ là ví dụ điển hình. Ban 
đầu, ngân hàng trung ương Ấn Độ yêu 
cầu các ngân hàng phải có 25% chi nhánh 
mở ở khu vực nông thôn, nhưng không 
hiệu quả khi mà phân khúc khách hàng 
này thường không đáp ứng các yêu cầu 
KYC truyền thống. Sau đó, sáng kiến thẻ 
Aadhaar ra đời với cải cách liên quan tới 
eKYC đã mang tới hiệu quả đáng ngạc 
nhiên. Cụ thể, nếu như năm 2014, chỉ có 
TÔ KIM NGỌC - NGUYỄN KHƯƠNG DUY
Số 226- Tháng 3. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 13
281 triệu (48%) phụ nữ tại Ấn Độ có tài 
khoản ngân hàng, tới năm 2018 đã tăng 
lên 61% (Brett King, 2018).
Thứ ba, phát triển bao trùm liên quan tới 
phổ cập tài chính còn là tiền đề cho sứ 
mệnh và tầm nhìn để thúc đẩy sự hình 
thành các tập đoàn tài chính lớn trên thế 
giới. Việc cung cấp các dịch vụ tài chính 
ngân hàng kịp thời đến những người trung 
thực và chăm chỉ đang gặp khó khăn về tài 
chính không chỉ mở rộng tập khách hàng 
cho ngân hàng mà còn cải thiện đáng kể 
phúc lợi xã hội, thúc đẩy các giá trị nhân 
văn vượt ra ngoài khung khổ lợi ích kinh 
tế, hướng tới sự phát triển bền vững và 
bao trùm (không ai bị bỏ lại phía sau).
5. Kết luận
Công nghệ góp phần quan trọng trong việc 
định hình các hình thái phát triển dịch vụ 
ngân hàng nhưng không làm thay đổi bản 
chất của nó. Xét trong bối cảnh của Việt 
Nam, các vấn đề mà khung khổ pháp lý 
cần quan tâm như eKYC được cho là sẽ 
đi trước, theo sau bởi cơ chế chia sẻ thông 
tin (thử nghiệm sandbox với cơ chế bảo 
vệ người tiêu dùng). Trong khi đó, dịch 
vụ đám mây có thể ứng dụng trên phạm vi 
Việt Nam trước khi hướng tới các dịch vụ 
đám mây công cộng. Ngoài ra, đối với các 
ứng dụng trao đổi giá trị qua công nghệ 
block chain, Việt Nam nên lựa chọn chiến 
lược “chờ và quan sát thêm” cho tới khi 
kiểm chứng và định danh được vai trò của 
tiền kỹ thuật số, song song với quá trình 
nghiên cứu đồng tiền số quốc gia. Tương 
thích với thực tế này, hình thái phát triển 
của dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam theo 
đánh giá chủ quan của nhóm tác giả đang 
ở giữa giai đoạn 2.0 và 3.0, dựa theo các 
quan sát sau: (i) xuất hiện sự cạnh tranh 
của fintech trong lĩnh vực ngân hàng, nhân 
khẩu học thay đổi theo hướng ưu thích 
công nghệ mới; (ii) nỗ lực hợp kênh (đồng 
nhất ngân hàng điện tử và ngân hàng số) 
của nhiều NHTM; (iii) xu hướng chuyển 
đổi hệ thống ngân hàng lõi và cơ sở dữ 
liệu thế hệ mới và dần ứng dụng trí tuệ 
nhân tạo trong tự động hóa như chatbox, 
phát hiện gian lận đồng thời tăng cường 
liên kết với các đối tác nhằm đa dạng hóa 
dịch vụ trên nền tảng ứng dụng (song chủ 
yếu là dịch vụ phi ngân hàng do chưa có 
cơ chế chia sẻ thông tin); iv) cho phép sử 
dụng eKYC. Rất cần các nghiên cứu tiếp 
theo để làm rõ hơn nhận định này.
Mỗi khi công nghệ thay đổi, sẽ tạo thời 
cơ tốt để các quốc gia đang phát triển có 
thể bắt kịp với các nước tiên tiến thông 
qua ứng dụng công nghệ. Do đó, mức độ, 
phạm vi và tốc độ điều chỉnh tương thích 
với trình độ phát triển của thị trường sẽ 
quyết định tới năng lực cạnh tranh quốc 
gia trong tương lai. Đồng thời, rộng hơn 
cả đổi mới khung khổ pháp lý cho lĩnh 
vực dịch vụ ngân hàng, phát triển dịch vụ 
ngân hàng trong bối cảnh 4.0 cần đặt trong 
tổng thế chiến lược phát triển nền kinh tế 
số của quốc gia nói chung ■
Tài liệu tham khảo
1. Brett King (2018), Bank 4.0: Banking Everywhere, Never at a Bank, Singapore: Marshall Cavendish Business, 
e-ISBN: 9789814828383.
2. Citigroup (2018), Bank of the future, Truy cập ngày 28 tháng 02 năm 2021, từ https://www.citibank.com/
commercialbank/insights/assets/docs/2018/The-Bank-of-the-Future/
3. Economist (2017), The world’s most valuable resource is no longer oil, but data, Truy cập ngày 28 tháng 02 năm 
2021, từ https://www.economist.com/leaders/2017/05/06/the-worlds-most-valuable-resource-is-no-longer-oil-but-data
4. Osterwalder, Alexander; Pigneur, Yves; Clark, Tim (2010), Business Model Generation: A Handbook For 
Visionaries, Game Changers, and Challengers, Strategyzer series, Hoboken, NJ: John Wiley & Sons. ISBN 
9780470876411.

File đính kèm:

  • pdfban_chat_cua_dich_vu_ngan_hang_va_cac_hinh_thai_phat_trien_c.pdf