Giáo trình môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp

Hiện nay công tác kế toán hành chính sự nghiệp được thực hiện theo Thông tư

số 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn

chế độ kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Với việc áp dụng chế độ kế toán

theo Thông tư 107 đã làm thay đổi căn bản nội dung cũng như phương pháp kế toán ở

các đơn vị hành chính sự nghiệp của nước ta. Những thay đổi này có sự tương thích

với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Qua việc áp dụng chế độ kế toán mới sẽ giúp

cho thông tin kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp nâng cao được tính minh

bạch và hữu dụng hơn cho các đối tượng sử dụng thông tin

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác dạy và học môn học Kế toán hành

chính sự nghiệp, giáo trình này là tài liệu cần thiết cho giảng viên, HSSV Khối ngành

Kinh tế, Kế toán, Tài chính đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy

và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp gồm 7 chương:

Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp

Chương 2: Kế toán tiền, vật tư và sản phẩm hàng hóa

Chương 3: Kế toán tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản

Chương 4: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán

Chương 5: Kế toán nguồn kinh phí, vốn trong đơn vị HCSN

Chương 6: Kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp và kinh doanh ở

đơn vị hành chính sự nghiệp

Chương 7: Quyết toán kinh phí và hệ thống báo cáo tài chính

Giáo trình môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 346 trang minhkhanh 19102
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp

Giáo trình môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
   
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 
 NGÀNH/ NGHỀ: KẾ TOÁN 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 Thành phố Hồ Chí Minh tháng năm 
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
   
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 
 NGÀNH/NGHỀ: KẾ TOÁN 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Nguyễn Thị Ngân 
 Học vị: Thạc sỹ Kế toán 
 Đơn vị: Khoa Kế toán tài chính 
 Email: nguyennganccf@gmail.com 
 TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM 
 BỘ MÔN ĐỀ TÀI 
 HIỆU TRƯỞNG 
 DUYỆT 
 Thành phố Hồ Chí Minh tháng năm 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Hiện nay công tác kế toán hành chính sự nghiệp được thực hiện theo Thông tư 
số 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn 
chế độ kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Với việc áp dụng chế độ kế toán 
theo Thông tư 107 đã làm thay đổi căn bản nội dung cũng như phương pháp kế toán ở 
các đơn vị hành chính sự nghiệp của nước ta. Những thay đổi này có sự tương thích 
với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Qua việc áp dụng chế độ kế toán mới sẽ giúp 
cho thông tin kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp nâng cao được tính minh 
bạch và hữu dụng hơn cho các đối tượng sử dụng thông tin 
 Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác dạy và học môn học Kế toán hành 
chính sự nghiệp, giáo trình này là tài liệu cần thiết cho giảng viên, HSSV Khối ngành 
Kinh tế, Kế toán, Tài chính đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy 
và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 
 Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp gồm 7 chương: 
 Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp 
 Chương 2: Kế toán tiền, vật tư và sản phẩm hàng hóa 
 Chương 3: Kế toán tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản 
 Chương 4: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán 
 Chương 5: Kế toán nguồn kinh phí, vốn trong đơn vị HCSN 
 Chương 6: Kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp và kinh doanh ở 
 đơn vị hành chính sự nghiệp 
 Chương 7: Quyết toán kinh phí và hệ thống báo cáo tài chính 
 Giáo trình gồm nội dung kiến thức cơ bản về đơn vị hành chính sự nghiệp, 
nguyên tắc theo dõi, ghi chép, quản lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế diễn ra tại 
các đơn vị sự nghiệp. Ở mỗi chương gồm nội dung lý thuyết, và hệ thống bài tập để 
người học củng cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành. 
 Trong quá trình biên soạn, tác giả đã có nhiều cố gắng để giáo trình đảm bảo 
được tính khoa học, hiện đại và gắn kết với thực tiễn nghề nghiệp. Tuy nhiên, giáo 
trình cũng khó tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung cũng như hình thức. Tác giả 
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, xây dựng của độc giả, của đồng nghiệp 
và của Hội đồng khoa học để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. 
 TPHCM, ngày tháng năm 
 Chủ biên: Nguyễn Thị Ngân 
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 1 
 MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 1 
Chương 1: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH 
CHÍNH SỰ NGHIỆP ...................................................................................................... 7 
1.1. Khái quát về đơn vị HCSN ....................................................................................... 7 
1.1.1. Khái niệm đơn vị HCSN ....................................................................................... 7 
1.1.2. Phân loại đơn vị HCSN ......................................................................................... 7 
1.1.3. Đặc điểm của đơn vị HCSN .................................................................................. 8 
1.2. Đối tượng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành 
chính sự nghiệp ................................................................................................................ 9 
1.2.1. Đối tượng kế toán .................................................................................................. 9 
1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán ............................................................................................ 9 
1.2.3. Nguyên tắc kế toán .............................................................................................. 10 
1.3. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN ....................................................... 11 
1.3.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ..................................................................... 11 
1.3.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ..................................................................... 12 
1.3.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán ................................................................................ 12 
1.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính. .................................................................... 13 
1.4. Bài tập Chương 1 .................................................................................................... 15 
Chương 2: KẾ TOÁN TIỀN, HÀNG TỒN KHO TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH 
SỰ NGHIỆP .................................................................................................................. 16 
2.1. Kế toán tiền ............................................................................................................. 16 
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc kế toán ........................................................ 16 
2.1.2. Kế toán tiền mặt ........................................................................................... ... g hợp không có phát sinh thì không phải thuyết minh báo cáo). 
e. Nội dung và phương pháp lập 
Phương pháp chung: Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các 
báo cáo khác. Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. 
A. TÌNH HÌNH CHUNG 
1. Tình hình người lao động 
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình biến động về lao động trong năm của đơn vị, đơn vị 
phải chi tiết theo số công chức, viên chức (số lượng vị trí việc làm) và người lao động 
theo hợp đồng 68 được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 
2. Thực hiện các chỉ tiêu của nhiệm vụ cơ bản 
Tùy theo từng đơn vị mà trình bày các chỉ tiêu hoặc thuyết minh về việc thực hiện các 
nhiệm vụ cơ bản của đơn vị mình cho phù hợp (Ví dụ: Đào tạo: Đánh giá tình hình 
tuyển sinh, tuyển mới, tốt nghiệp, số học sinh bình quân; Sự nghiệp kinh tế: đánh giá 
khối lượng, số lượng, nhiệm vụ được giao; sự nghiệp khoa học: số lượng nhiệm vụ 
khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp quốc gia, dự án sản xuất thử nghiệm; các chương 
trình, dự án, nhiệm vụ...). Căn cứ để xác định các nhiệm vụ cơ bản là kế hoạch hoạt 
động đầu năm của đơn vị đã được cơ quan cấp trên xét duyệt và căn cứ vào đó để lập 
kế hoạch cấp kinh phí cho đơn vị. Đơn vị phải thuyết minh rõ các yếu tố ảnh hưởng 
đến tình hình hoạt động và tình hình thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của đơn vị 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 354 
 Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 7: Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán 
2.1. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thu, chi 
a. Đánh giá chung: Căn cứ vào dự toán thu, chi được giao trong năm để đánh giá kết 
quả thực hiện chung của đơn vị. 
b. Đánh giá về kết quả thực hiện chương trình, đề án, dự án lớn, CTMT quốc gia, 
CTMT khác: Trường hợp đơn vị được giao thực hiện chương trình, đề án, dự án lớn, 
CTMT quốc gia, CTMT khác có mã số chương trình mục tiêu dự án theo quy định tại 
Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính và các văn bản bổ 
sung, sửa đổi có liên quan thì đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, đề án, dự 
án đó trong năm. 
2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công 
Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ cung cấp 
dịch vụ công căn cứ vào kế hoạch, dự toán được giao hoặc kế hoạch dự toán do đơn vị 
lập từ đầu năm, đánh giá hiệu quả của các hoạt động này, các thuận lợi, khó khăn. 
3. Những công việc phát sinh đột xuất trong năm: 
Phản ánh những phát sinh đột xuất trong năm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của đơn vị. 
B. THUYẾT MINH CHI TIẾT 
I. Tình hình sử dụng NSNN trong năm 
1. Nguyên nhân của các biến động quyết toán tăng, giảm so với dự toán được 
giao: Thuyết minh về các nguyên nhân gây nên các biến động quyết toán tăng hoặc 
giảm so với dự toán được giao như: kinh phí từ năm trước chuyển sang, dự toán được 
giao trong năm nhưng không thực hiện hết phải hủy bỏ theo quy định, các trường hợp 
chi sai chế độ phải xuất toán nộp trả NSNN, chuyển quyết toán năm sau,... 
2. Nguồn NSNN trong nước 
2.1. Kinh phí đã nhận từ năm trước chuyển sang: 
Thuyết minh chi tiết về khoản kinh phí đã nhận từ năm trước chuyển sang đối với 
Kinh phí thường xuyên/tự chủ và Kinh phí không thường xuyên/không tự chủ bao 
gồm: 
- Tiền đã nhận nhưng chưa chi: Chỉ tiêu này phản ánh khoản nhận thực chi bằng lệnh chi 
tiền nhưng đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa sử dụng hết còn dư tại đơn vị. 
- Kinh phí đã rút dự toán NSNN để tạm ứng cho nhà cung cấp: Chỉ tiêu này phản ánh 
khoản đơn vị đã rút dự toán NSNN để tạm ứng cho nhà cung cấp nhưng đến hết thời 
gian chỉnh lý quyết toán chưa đủ hồ sơ thanh toán với KBNN bao gồm số rút tạm ứng 
bằng tiền mặt, tạm ứng chuyển thanh toán cho nhà cung cấp. 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 355 
 Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 7: Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán 
- Số dư tạm ứng lệnh chi tiền: Chỉ tiêu này phản ánh khoản đơn vị đã được NSNN tạm 
ứng kinh phí bằng lệnh chi tiền, nhưng chưa có xác nhận thanh toán với NSNN. 
Đồng thời thuyết minh chi tiết nguồn tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ không theo nội dung, địa 
chỉ sử dụng cụ thể được hạch toán vào nguồn NSNN trong nước theo quy định và 
nguồn CK chuyển từ năm trước sang. 
Số liệu phản ánh các chỉ tiêu này được lấy căn cứ vào báo cáo này năm trước trên chỉ 
tiêu 2.5. Kinh phí đã nhận chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán. 
2.2. Dự toán giao năm nay: 
Thuyết minh chi tiết việc nhận dự toán của đơn vị từ nguồn NSNN trong nước bao 
gồm dự toán đầu năm; dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm đối với Kinh phí thường 
xuyên/tự chủ và Kinh phí không thường xuyên/không tự chủ. Trong đó phải chi tiết dự 
toán giao trong năm đối với nguồn CK và chi tiết nguồn tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ không 
theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể được hạch toán vào nguồn NSNN trong nước 
theo quy định. 
Số liệu trên các chỉ tiêu này được lấy căn cứ vào “Sổ theo dõi dự toán từ nguồn NSNN 
trong nước” (mẫu S101-H), phần I, mục 2- Dự toán giao trong năm. 
2.3. Kinh phí thực nhận trong năm: 
Thuyết minh chi tiết kinh phí thực nhận trong năm đối với Kinh phí thường xuyên/tự 
chủ và Kinh phí không thường xuyên/không tự chủ, trong đó phải chi tiết kinh phí 
thực nhận trong năm đối với nguồn CK. Bao gồm: 
- Nhận kinh phí từ việc rút dự toán NSNN được giao: Phản ánh khoản kinh phí đơn vị 
đã rút dự toán ngân sách được giao từ KBNN (bao gồm cả rút tạm ứng và thực chi). 
Số liệu trên các chỉ tiêu này được lấy căn cứ vào “Sổ theo dõi dự toán từ nguồn NSNN 
trong nước” (mẫu S101-H), phần III, cột 6- Kinh phí thực nhận. 
- Nhận từ Lệnh chi tiền cấp vào tài khoản tiền gửi: Phản ánh khoản đơn vị đã nhận 
NSNN cấp bằng Lệnh chi tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị tại KBNN (cấp thực 
chi và tạm ứng). 
Số liệu trên các chỉ tiêu này được lấy căn cứ vào “Số theo dõi kinh phí NSNN cấp 
bằng lệnh chi tiền” (mẫu S104-H), cột 8- Kinh phí thực nhận. 
- Nguồn tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ không theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể: Phản ánh 
khoản tiền đơn vị đã nhận từ các nguồn viện trợ nhỏ, lẻ, biếu tặng,... được hạch toán 
vào nguồn NSNN trong nước theo quy định. Đơn vị mở sổ chi tiết để theo dõi lấy số 
liệu. 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 356 
 Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 7: Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán 
2.4. Kinh phí giảm trong năm: Thuyết minh chi tiết lý do giảm trong năm, trong đó 
chi tiết nguồn CK giảm (nếu có). 
2.5. Kinh phí đã nhận chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán: 
Thuyết minh chi tiết về khoản kinh phí mà đơn vị đã nhận nhưng chưa quyết toán 
trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán đối với Kinh phí thường 
xuyên/tự chủ và Kinh phí không thường xuyên/không tự chủ bao gồm: 
- Tiền đã nhận nhưng chưa chi: Chỉ tiêu này phản ánh khoản nhận thực chi bằng lệnh 
chi tiền nhưng đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa sử dụng hết được chuyển 
sang năm sau sử dụng và quyết toán. 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ số liệu trên “Sổ theo dõi kinh phí NSNN cấp 
bằng lệnh chi tiền” (mẫu S104-H), cột 4- Kinh phí chưa sử dụng. 
- Kinh phí đã rút dự toán NSNN để tạm ứng cho nhà cung cấp: Chỉ tiêu này phản ánh 
khoản đơn vị đã rút dự toán NSNN để tạm ứng cho nhà cung cấp nhưng đến hết thời 
gian chỉnh lý quyết toán chưa đủ hồ sơ thanh toán với KBNN bao gồm số rút tạm ứng 
bằng tiền mặt, tạm ứng chuyển thanh toán cho nhà cung cấp. 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ “Sổ theo dõi dự toán từ nguồn NSNN trong 
nước” (mẫu S101-H), phần III, cột 3- Số dư tạm ứng. 
- Số dư tạm ứng lệnh chi tiền: Chỉ tiêu này phản ánh khoản đơn vị đã được NSNN tạm 
ứng kinh phí bằng lệnh chi tiền, nhưng chưa có xác nhận thanh toán với NSNN. 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ số liệu trên “Sổ theo dõi kinh phí NSNN cấp 
bằng lệnh chi tiền” (mẫu S104-H), cột 7 - Số dư tạm ứng. 
Đồng thời thuyết minh chi tiết nguồn tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ không theo nội dung, địa 
chỉ sử dụng cụ thể được hạch toán vào nguồn NSNN trong nước theo quy định và 
nguồn CK chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán. Đơn vị mở số chi tiết để theo 
dõi lấy số liệu. 
3. Nguồn viện trợ 
3.1. Dự toán được giao năm nay 
Thuyết minh chi tiết dự toán được giao từ nguồn viện trợ bao gồm dự toán giao đầu 
năm; dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm (điều chỉnh tăng, điều chỉnh giảm). 
Số liệu trên các chỉ tiêu này được lấy căn cứ vào “Sổ theo dõi nguồn viện trợ” (mẫu 
S102-H), phần I, mục 2- Dự toán giao trong năm. 
3.2. Tổng kinh phí đã nhận viện trợ trong năm 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 357 
 Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 7: Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán 
Chỉ tiêu này thuyết minh chi tiết các khoản mà đơn vị đã nhận viện trợ trong năm từ 
các nhà tài trợ, bao gồm khoản nhận viện trợ bằng tiền về đơn vị, nhận viện trợ bằng 
hàng hóa, nhận viện trợ chuyển tiền thẳng cho nhà cung cấp, nhận khác. Đơn vị mở sổ 
theo dõi chi tiết để có số liệu thuyết minh. 
4. Nguồn vay nợ nước ngoài 
4.1. Dự toán được giao năm nay 
Thuyết minh chi tiết dự toán được giao từ nguồn vốn vay nợ nước ngoài bao gồm dự 
toán đầu năm; dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm (điều chỉnh tăng, điều chỉnh 
giảm). 
Số liệu trên các chỉ tiêu này được lấy căn cứ vào “Sổ theo dõi nguồn vay nợ nước 
ngoài” (mẫu S103-H) phần I, mục 2- Dự toán giao trong năm. 
4.2. Số đã giải ngân, rút vốn chưa hạch toán NSNN 
Thuyết minh chi tiết về các khoản đã giải ngân, rút vốn từ nguồn vay nợ nước ngoài 
nhưng chưa làm thủ tục hoặc đã làm thủ tục nhưng chưa có xác nhận ghi vay, ghi tạm 
ứng NSNN hoặc ghi vay, ghi chi NSNN. Đơn vị mở sổ theo dõi chi tiết để có số liệu 
thuyết minh. 
II. Tình hình thu và sử dụng nguồn phí được khấu trừ, để lại 
1. Tình hình thu phí, lệ phí 
Biểu này thuyết minh chi tiết đến từng loại phí, lệ phí phát sinh trong năm mà đơn vị 
được giao thực hiện thu, bao gồm tổng số thu được, số nộp NSNN, số phí được khấu 
trừ, để lại theo tỷ lệ quy định và các thuyết minh khác về tình hình thực hiện thu phí, lệ 
phí. 
2. Sử dụng nguồn phí được khấu trừ, để lại 
2.1. Số dư kinh phí chưa sử dụng năm trước chuyển sang: 
Thuyết minh số dư từ kinh phí thường xuyên/tự chủ và kinh phí không thường 
xuyên/không tự chủ chuyển từ năm trước sang, trong đó trường hợp có phần kinh phí 
chưa được cấp có thẩm quyền giao thì thuyết minh chi tiết chỉ tiêu này. 
2.2. Dự toán được giao năm nay: 
Thuyết minh chi tiết về dự toán chi đơn vị được giao từ nguồn phí được khấu trừ, để 
lại trong nước bao gồm dự toán đầu năm; dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm đối 
với Kinh phí thường xuyên/tự chủ và Kinh phí không thường xuyên/không tự chủ. 
2.3. Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán: 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 358 
 Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 7: Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán 
Thuyết minh chi tiết về kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán, gồm kinh phí đã sử 
dụng phục vụ thu phí, sử dụng cho hoạt động khác của đơn vị theo cơ chế tài chính. 
2.4. Số dư kinh phí được phép chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán: Thuyết 
minh tương tự như chỉ tiêu 2.1. nói trên. 
III. Thuyết minh nguồn hoạt động khác được để lại 
Đơn vị thuyết minh các nguồn kinh phí hoạt động khác thu được và được phép để lại 
đơn vị chỉ tiêu, được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán và yêu cầu phải báo cáo 
quyết toán theo mục lục NSNN. Bao gồm: 
- Thuyết minh tên nguồn kinh phí được để lại và văn bản của cơ quan có thẩm quyền 
cho phép để lại. 
- Số thu được trong năm, số đã nộp NSNN (nếu có), số nộp cấp trên (nếu có) và số 
được để lại đơn vị. 
- Thuyết minh dự toán được giao trong năm, gồm: Dự toán giao đầu năm, dự toán bổ 
sung, điều chỉnh trong năm. 
IV. Thuyết minh khác 
1. Chi tiền lương: 
Đơn vị thuyết minh chi tiết chi tiền lương theo từng nguồn kinh phí, bao gồm chi 
lương từ nguồn NSNN trong nước, nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí 
được khấu trừ, để lại; nguồn hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; nguồn khác. 
Trong đó chi tiền lương cho số công chức, viên chức (số lượng vị trí việc làm), người 
lao động theo hợp đồng 68 thực tế trong phạm vi số biên chế được cấp có thẩm quyền 
phê duyệt. 
2. Trích lập và sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương: 
Đơn vị thuyết minh rõ việc trích lập nguồn kinh phí cải cách tiền lương từ các nguồn 
kinh phí phát sinh tại đơn vị trong năm theo quy định bao gồm trích lập từ nguồn 
NSNN cấp; nguồn phí được khấu trừ, để lại; nguồn sản xuất kinh doanh, dịch vụ và 
nguồn khác. Đồng thời thuyết minh về việc sử dụng nguồn kinh phí này cho mục đích 
thực hiện cải cách tiền lương trong năm; sử dụng cho đầu tư, mua sắm, hoạt động 
chuyên môn và thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định. Thuyết minh số dư năm trước 
mang sang và số còn lại chuyển năm sau. 
3. Chi NSNN bằng ngoại tệ (nếu có) 
Thuyết minh các nội dung chi mà đơn vị đã chi từ nguồn NSNN bằng ngoại tệ như: 
Chi hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, chi đoàn ra, chi đóng 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 359 
 Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 7: Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán 
niên liễm, chi đào tạo ở nước ngoài, chi mua sắm thiết bị nhập khẩu, chi các vụ kiện..., 
bao gồm số đã chi bằng nguyên tệ và tỷ giá đã quy đổi. 
4. Thuyết minh khác: 
Ngoài những thông tin đã thuyết minh trên, trường hợp có những thông tin khác xét 
thấy ảnh hưởng đáng kể đến số liệu quyết toán từ nguồn NSNN thì đơn vị có thể trình 
bày thêm. 
C. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 
Nêu nhận xét và kiến nghị của đơn vị. 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 360 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Thông tư 107/2017/TT – BTC ban hành ngày 10/10/2017 về Chế độ kế toán 
hành chính sự nghiệp 
 2. Tăng Bình, Ái Phương, Nghiệp vụ kế toán nhà nước và đơn vị hành chính sự 
nghiệp, NXB Tài chính, 2019 
 3. Võ Văn Nhị, Hướng dẫn thực hành kế toán hành chính sự nghiệp, NXB Tài 
chính, 2018 
 4. Võ Văn Nhị, Hướng Dẫn Thực Hành Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp – 128 
Sơ Đồ Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp, NXB Lao động, 2018 
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 361 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_hoc_ke_toan_hanh_chinh_su_nghiep.pdf