Giáo trình mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp

“Giáo trình kế toán hành chính sự nghiệp” được khoa Kinh tế - Du lịch trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình tổ chức biên soạn dựa trên các văn bản mới nhất về chế độ kế toán áp dụng trong các đơn vị Hành chính sự nghiệp được Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng bộ Tài Chính, được sửa đổi bổ sung theo thông tư 185/2010/TT – BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên học tập tốt môn này, các tác giả đã cố gắng trình bày đơn giản, có hệ thống trình tự hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong các đơn vị Hành chính sự nghiệp. Các tác giả hi vọng giáo trình này không chỉ là tài liệu học tập cần thiết cho sinh chuyên ngành Kế toán mà còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này.

Giáo trình gồm :

Bài 1: Những vấn đề chung về kế toán hành chính sự nghiệp

Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và vật tư hàng hoá

Bài 3: Kế toán TSCĐ, XDCB và đầu tư tài chính dài hạn

Bài 4: Kế toán các khoản thanh toán

Bài 5: Kế toán nguồn kinh phí trong đơn vị HCSN

Bài 6: Kế toán các khoản thu và chi trong đơn vị HCSN

Bài 7: Báo cáo tài chính

Bài 8: Ứng dụng kế toán hành chính sự nghiệp trên phần mềm kế toán

 

Giáo trình mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 208 trang minhkhanh 13240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp

Giáo trình mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ- ngày.tháng.năm .......... của............................
Ninh Bình, năm 2017
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI NÓI ĐẦU
	“Giáo trình kế toán hành chính sự nghiệp” được khoa Kinh tế - Du lịch trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình tổ chức biên soạn dựa trên các văn bản mới nhất về chế độ kế toán áp dụng trong các đơn vị Hành chính sự nghiệp được Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng bộ Tài Chính, được sửa đổi bổ sung theo thông tư 185/2010/TT – BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên học tập tốt môn này, các tác giả đã cố gắng trình bày đơn giản, có hệ thống trình tự hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong các đơn vị Hành chính sự nghiệp. Các tác giả hi vọng giáo trình này không chỉ là tài liệu học tập cần thiết cho sinh chuyên ngành Kế toán mà còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này.
Giáo trình gồm :
Bài 1: Những vấn đề chung về kế toán hành chính sự nghiệp
Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và vật tư hàng hoá
Bài 3: Kế toán TSCĐ, XDCB và đầu tư tài chính dài hạn
Bài 4: Kế toán các khoản thanh toán
Bài 5: Kế toán nguồn kinh phí trong đơn vị HCSN
Bài 6: Kế toán các khoản thu và chi trong đơn vị HCSN
Bài 7: Báo cáo tài chính
Bài 8: Ứng dụng kế toán hành chính sự nghiệp trên phần mềm kế toán
	 Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên cuốn sách khó tránh khỏi khiếm khuyết. Các tác giả hy vọng nhận được các ý kiến có giá trị xây dựng và khoa học để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
	Nhóm biên soạn
An Thị Hạnh
Lê Thị Hạnh
Nguyễn Thị Tâm
MỤC LỤC
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp
Mã số mô đun: MĐ 38
Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Là mô đun được bố trí giảng dạy sau khi học xong các môn học cơ sở;
- Tính chất: Là mô đun chuyên ngành.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học:
+ Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản, tổng quan về kế toán hành chính sự nghiệp và những nội dung chủ yếu của công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
+ Trang bị cho sinh viên những nhận thức đúng đắn về vị trí quan trọng và vai trò to lớn của kế toán hành chính sự nghiệp đối với các hoạt động kinh tế xã hội.
+ Trang bị cho sinh viên những kĩ năng lập chứng từ kế toán và kĩ năng sử dụng phần mềm kế toán.
+ Giúp sinh viên có được những nhận thức cơ bản, có phương hướng đúng đắn và tự tin trong công tác kế toán thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường.
+ Ngoài ra học sinh còn có năng lực để theo học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.
Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Vận dụng được các kiến thức đã học về kế toán hành chính sự nghiệp trong việc thực hiện thực hiện các nghiệp vụ kế toán tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp;
+ Giải quyết được những vấn đề về chuyên môn kế toán và tổ chức được công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp;
+ Vận dụng được các kiến thức kế toán HCSN đã học vào ứng dụng các phần mềm kế toán.
- Về kỹ năng:
+ Tổ chức được công tác kế toán tại các đơn vị HCSN;
+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán;
+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp;
+ Lập được các báo cáo tài chính theo quy định;
+ Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán vào công tác kế toán;
+ Kiểm tra đánh giá được công tác kế toán tài chính trong đơn vị HCSN.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tuân thủ các chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Nhà nước ban hành;
+ Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, sức khỏe giúp cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm việc làm tại các đơn vị HCSN.
Nội dung mô đun:
BÀI 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 
Mã bài: SN.01
Giới thiệu:
Bài học nhằm trang bị cho người học những kiến thức về chức năng, nhiệm vụ và phương pháp tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Giúp người học phân biệt được mục lục ngân sách, cách sử dụng các tài khoản kế toán và các hình thức ghi sổ kế toán.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm và nhiệm vụ, chức năng của kế toán HCSN;
- Trình bày được phương pháp tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN;
- Phân biệt được mục lục ngân sách;
- Sử dụng được các tài khoản kế toán;
- Phân biệt được các hình thức ghi sổ kế toán;
- Sử dụng được mục lục ngân sách Nhà nước;
- Tuân thủ các quy định theo luật kế toán.
Nội dung chính:
1. Đối tượng, nhiệm vụ và chức năng của kế toán hành chính sự nghiệp
1.1. Đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN)
Đơn vị HCSN là đơn vị do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về môt hoạt động nào đó.
Đặc trưng cơ bản của các đơn vị HCSN là được trang trải các chi phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kinh phí từ ngân quỹ Nhà nước hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Điều đó đòi hỏi việc quản lý chi tiêu phải đúng mục đích, đúng dự toán đã phê duyệt theo từng nguồn kinh phí, từng nội dung chi tiêu theo tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.
1.2. Đối tượng hạch toán trong đơn vị HCSN
Đối tượng áp dụng kế toán HCSN bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước, cụ thể:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, bao gồm:
- Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp:
- Văn phòng Quốc hội ... ..
A
B
C
D
1
2
3
4
5
6
7
8
E
Cộng 
x
x
x
x
X
x
DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO
Số TT
Tên, qui cách dụng cụ, phụ tùng 
Đơn vị tính
Số lượng
Giá trị
A
B
C
1
2
Thủ trưởng bên nhận
Kế toán trưởng bên nhận
Người nhận
Người giao
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Cột A, B: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) của TSCĐ
Cột C: Ghi số hiệu TSCĐ
Cột D: Ghi nước sản xuất (xây dựng)
Cột 1: Ghi năm sản xuất
Cột 2: Ghi năm bắt đầu đưa vào sử dụng
Cột 3: Ghi công suất (diện tích, thiết kế ) 
Cột 4, 5, 6, 7: Ghi các yếu tố cấu thành nên nguyên giá TSCĐ gồm: Giá mua hoặc (giá thành SX) (cột 4); chi phí vận chuyển, lắp đặt (cột 50; chi phí chạy thử (cột 6)
Cột 8: Ghi nguyên giá TSCĐ ( cột 7 = cột 4 + cột 5 + cột 6)
Cột E: Ghi những tài liệu kỹ thuật kèm theo TSCĐ khi bàn giao.
Bảng kê phụ tùng kèm theo: Liệt kê số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ khi bàn giao. Sau khi bàn giao xong các thành viên bàn giao, nhận TSCĐ cùng ký vào biên bản.
Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1 bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và lưu.
b. Trình tự thực hiện
Các bước thực hiện công việc
Dụng cụ và trang thiết bị
Yêu cầu kỹ thuật
1. Lựa chọn mẫu chứng từ
- Hệ thống chứng từ theo quy định
- Máy vi tính
- Phần mềm kế toán
- Phải phù hợp với nội dung kinh tế phát sinh
- Phải chọn đúng chứng từ cần lập
2. Điền các thông tin chung
- Bút
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Máy vi tính
- Phần mềm kế toán
- Phải điền đầy đủ và chính xác các thông tin chung
- Kiểm tra cẩn thận các thông tin chung
3. Ghi các yếu tố hoặc nhập dữ liệu trên Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Họ tên cá nhân liên quan
+ Ghi các thông tin liên quan đến TSCĐ nhận bàn giao
- Bút
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Máy vi tính
- Phần mềm kế toán
- Phải đầy đủ các chỉ tiêu
- Rõ ràng
- Trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Lập đủ số liệu theo quy định
4. Kiểm tra lại các thông tin trên Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ đã lập
- Phải kiểm tra cẩn thận
- Phải kiểm tra theo đúng trình từ
5. Ký Biên bản giao nhận TSCĐ và ghi họ tên
-Bút, Biên bản giao nhận TSCĐ đã lập 
- Phải tuân thủ các quy định của luật kế toán Doanh nghiệp
- Người chịu trách nhiệm phải ký và ghi đầy đủ họ tên
1.1.6.. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
a. Lý thuyết liên quan
Mục đích: Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng.
- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi:
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có các cột dọc phản ánh số khấu hao phải tính cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ ( như cho bộ phận sản xuất – TK 623, 627, cho bộ phận bán hàng – TK 641, bộ phận quản lý – TK 642..) và các hàng ngang phản ánh số khấu hao tính trong tháng trước, số khấu hao tăng giảm và số khấu hao phải tính trong tháng này.
- Dòng khấu hao đã tính tháng trước lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trước.
- Các dòng số khấu hao TSCĐ tăng, giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ.
- Dòng số khấu hao phải tính tháng này được tính bằng (=) Số khấu hao tính tháng trước công (+) với số khấu hao tăng, trừ (-) số khấu hao giảm trong tháng.
- Số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào các Bảng kê, Nhật ký – chứng từ và sổ kế toán có liên quan (cột ghi Có TK 214), đồng thời sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Đơn vị :................................
Bộ phận:...............................
Mã ĐV có QH với NS:.................
Mẫu số C55B– HD
(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ- BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính)
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng ... năm ...
Số:..............
STT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng
Nơi sử dụng
Tổng số
Phân bổ
Sản
 phẩm 
...
Sản phẩm
 ...
Sản phẩm
 ...
Dịch vụ
 ...
Nguyên giá TSCĐ
Số khấu hao
A
B
1
2
3
4
5
6
7
1
I- Số khấu hao trích kỳ 
 trước
2
II- Số khấu hao TSCĐ 
 tăng trong kỳ
-...
3
III- Số khấu hao TSCĐ giảm trong kỳ
-...
4
IV- Số khấu hao trích kỳ này (I+ II-III)
Ngày....tháng....năm ...
Người lập
Kế toán trưởng 
(Ký, họ tên) 
(Ký, họ tên)
b. Trình tự thực hiện
Các bước thực hiện công việc
Dụng cụ và trang thiết bị
Yêu cầu kỹ thuật
1. Lựa chọn mẫu chứng từ
- Hệ thống chứng từ kế toán theo quy định
- Máy vi tính
- Phần mềm kế toán
- Phải phù hợp với nội dung kinh tế phát sinh
- Phải chọn đúng chứng từ cần lập
2. Điền các thông tin chung: Đơn vị, địa chỉ, ngày tháng, số.
- Bút
- Bảng tính và phân bổ khấu hao
- Máy vi tính
- Phần mềm kế toán
- Điền chính xác các thông tin chung theo yêu cầu
3. Ghi các yếu tố hoặc nhập dữ liệu trên chứng từ 
+ Điền số khấu hao tháng trước
+ Tính toán và ghi chép thông tin liên quan đến TSCĐ tăng trong kỳ
+ Tính toán và ghi chép thông tin liên quan đến TSCĐ giảm trong kỳ
+ Tính toán số khấu hao tháng này
- Bút
- Bảng tính và phân bổ khấu hao
- Máy vi tính
- Phần mềm kế toán
- Phải đầy đủ các chỉ tiêu
- Rõ ràng và chính xác
- Trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Lập đủ số liệu theo quy định
- Tính toán chính xác nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại của TSCĐ
- Lựa chọn đúng bộ phận sử dụng TSCĐ
4. Kiểm tra lại các thông tin trên chứng từ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao đã lập
- Phải kiểm tra cẩn thận
- Phải kiểm tra theo đúng trình từ
5. Ký chứng từ và ghi họ tên
-Bút, Bảng tính và phân bổ khấu hao đã lập 
- Phải tuân thủ các quy định của luật kế toán Doanh nghiệp
- Người chịu trách nhiệm phải ký và ghi đầy đủ họ tên
2. Hướng dẫn nhập chứng từ kế toán vào phần hành liên quan 
- Chứng từ kế toán tiền mạt tại quỹ, tiền gửi kho bạc;
- Chứng từ kế toán vật tư, kế toán tài sản cố định;
- Chứng từ kế toán nguồn kinh phí;
- Chứng từ kế toán thu chi hành chính sự nghiệp.
3. Hướng dẫn lấy, xem, kiểm tra, in sổ chi tiết, sổ tổng hợp, báo cáo cần thiết. 
4. Ứng dụng kế toán hành chính sự nghiệp trên phần mềm kế toán 
4.1.Tạo cơ sở dữ liệu 
 a. Lý thuyết liên quan
Trong các phần mềm kế toán việc mở sổ kế toán (hay còn gọi là tạo dữ liệu kế toán) được thực hiện ngay lần đầu tiên khi người sử dụng bắt đầu sử dụng phần mềm. Quá trình mở sổ được thực hiện qua một số bước trong đó cho phép người sử dụng đặt tên cho sổ kế toán, chọn nơi lưu sổ trên máy tính, chọn ngày bắt đầu mở sổ kế toán, chọn chế độ kế toán, chọn phương pháp tính giá,...
Sau khi tiến hành mở sổ kế toán xong, để có thể hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên phần mềm kế toán thì người sử dụng phải tiến hành khai báo một số danh mục ban đầu.
b. Trình tự thực hiện:
STT
Nội dung các bước thực hiện
Nguyên liệu và dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
Lưu ý
1
Bước 1: Khởi động phần mềm MISA
Phần mềm Misa
2
Bước 2: Ấn nút hủy bỏ và vào tệp
Phần mềm Misa
3
Bước 3: Chọn tạo dữ liệu kế toán mới
Phần mềm Misa
4
Bước 4: Khai báo các thông tin liên quan
Phần mềm Misa
4.2. Thiết lập hệ thống tài khoản 
Lý thuyết liên quan
	Danh mục Hệ thống tài khoản được sử dụng để quản lý hệ thống các tài khoản, vì hầu hết mọi thông tin kế toán đều được phản ánh trên tài khoản. Thông thường các phần mềm kế toán	đã thiết lập sẵn hệ thống tài khoản chuẩn theo quy định của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, để phản ánh được hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, các phần mềm vẫn cho phép người sử dụng mở thêm các tiết khoản trên cơ sở hệ thống tài khoản chuẩn. Hệ thống tài khoản này sẽ được sử dụng trong các bút toán hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
b. Trình tự thực hiện:
STT
Nội dung các bước thực hiện
Nguyên liệu và dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
Lưu ý
1
Bước 1: Khởi động phần mềm MISA
Phần mềm Misa
2
Bước 2: Vào Danh mục, chọn tài khoản, chọn hệ thống tài khoản
Phần mềm Misa
3
Bước 3: Nháy đúp vào các TK mẹ cần khai báo
Phần mềm Misa
4
Bước 4: Ấn nút thêm để khai thêm các TK cần khai thêm 
Phần mềm Misa
4.3. Khai các báo danh mục 
a. Lý thuyết liên quan:
- Danh mục Khách hàng, Nhà cung cấp
Trong các phần mềm kế toán danh mục này được người sử dụng khai báo nhằm lập báo cáo thống kê mua, bán hàng hóa và theo dõi công nợ chi tiết đến từng khách hàng, nhà cung cấp. Mỗi khách hàng, nhà cung cấp sẽ được nhận diện bằng mã hiệu khác nhau gọi là mã khách hàng, nhà cung cấp. Mã hiệu này thông thường sẽ do người sử dụng đặt sao cho phù hợp với mô hình hoạt động và quản lý của doanh nghiệp. Có rất nhiều phương pháp đặt mã hiệu khác nhau, các phương pháp này phụ thuộc vào yêu cầu tổ chức quản lý đối tượng và phụ thuộc vào tính chất của từng đối tượng cụ thể. Ví dụ: CT0001: Công ty ABC
Quy tắc đặt mã:
	- Mã được đặt phải là duy nhất trong chương trình
- Mã không được trùng nhau hoặc lồng nhau
- Không ding các ký tự đặc biệt để đặt mã, không nên gõ có dấu
- Khi đặt mã có thể bằng số hoặc chữ, hoặc kết hợp cả hai
- Việc đặt mã phải tiện cho việc tra cứu và cập nhật.
 Danh mục Vật tư hàng hóa
Danh mục Vật tư hàng hóa dùng để theo dõi các vật tư, hàng hóa. Nó được sử dụng khi thực hiện nhập, xuất các vật tư, hàng hóa đó. 
Mỗi vật tư, hàng hóa sẽ mang một mã hiệu riêng, sao cho thuận tiện nhất và dễ nhớ nhất phù hợp với công tác quản lý vật tư, hàng hóa tại doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp hay lựa chọn cách đặt mã theo tên của vật tư, hàng hóa. Trong trường hợp cùng một vật tư nhưng có nhiều loại khác nhau thì người sử dụng có thể bổ sung thêm đặc trưng của vật tư, hàng hóa đó.
 Danh mục Tài sản cố định
	Danh mục Tài sản cố định dùng	để quản lý các tài sản cố	định mà doanh nghiệp quản lý. Mỗi tài sản cố định được mang một mã hiệu riêng và kèm với nó là các thông tin về tài sản như: tỷ lệ khấu hao, cách tính khấu hao, nguyên giá, giá trị hao mòn đầu kỳ, đều phải được cập nhật trước khi bắt đầu nhập dữ liệu phát sinh về tài sản cố định. Việc đặt mã này cũng do người sử dụng quyết định.
	Một nguyên tắc chung của việc đánh mã đối tượng là: được phép dùng các ký tự chữ (A-Z) hoặc ký tự số (0-9), có thể dùng một số ký tự đặc biệt như dấu gạch ngang (-), gạch chân (_), gạch chéo(/,\) hoặc dấu chấm (.); nếu dùng ký tự chữ nên dùng chữ hoa. Tuy nhiên không nên dùng mã bằng tiếng Việt (chữ thường có dấu), không nên dùng các ký tự đặc biệt như dấu cách, dấu phẩy (,), dấu chấm than (!), dấu hỏi (?).
b. Trình tự thực hiện:
STT
Nội dung các bước thực hiện
Nguyên liệu và dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
Lưu ý
1
Bước 1: Khởi động phần mềm MISA
Phần mềm Misa
2
Bước 2: Nháy đúp vào danh mục chọn cần khai báo
Phần mềm Misa
3
Bước 3: Ấn nút thêm và tiến hành khai báo các thông tin chi tiết của đối tượng khai báo
Phần mềm Misa
4.4. Nhập số dư ban đầu
 a. Lý thuyết liên quan
Trên các phần mềm kế toán, sau khi tiến hành khai báo xong danh mục ban đầu như khách hàng, nhà cung cấp, vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, người sử dụng sẽ tiến hành nhập số dư ban đầu cho các tài khoản. Số dư ở đây có thể là dư Nợ hoặc dư Có, là VNĐ hay ngoại tệ. Số dư ban đầu gồm có:
	- Số dư đầu kỳ của tài khoản: là số dư đầu của tháng bắt đầu hạch toán trên máy (số liệu hạch toán trên máy có thể không phải bắt đầu từ tháng 01).
	- Số dư đầu năm: là số dư Nợ hoặc dư Có ngày 01 tháng 01. Việc nhập số dư trên các phần mềm thường được thực hiện sau khi khai báo xong các danh mục ban đầu và trước khi hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
b. Trình tự thực hiện:
STT
Nội dung các bước thực hiện
Nguyên liệu và dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
Lưu ý
1
Bước 1: Khởi động phần mềm MISA
Phần mềm Misa
2
Bước 2: Vào nghiệp vụ chọn nhập số dư ban đầu
Phần mềm Misa
3
Bước 3: Nháy đúp vào TK con cần nhập số dư ban đầu
Phần mềm Misa
3
Bước 4: Tiến hành nhập số dư ban đầu
Phần mềm Misa
4.5. Nhập dữ liệu kế toán 	 
- Kế toán tièn mặt tại quỹ;
- Kế toán tiền gửi kho bạc;
- Kế toán quản lý kho;
- Kế toán nguồn kinh phí; 
- Kế toán thu sự nghiệp;
- Kế toán chi sự nghiệp.
4.6. Thực hiện các bút toán kết chuyển	 
4.7. Xem và in các báo biểu 	
Xem và in báo cáo tiền mặt tại quỹ
Sau khi cập nhật các chứng từ liên quan đến tiền mặt tại quỹ, phần mềm sẽ tự động xử lý và đưa ra các báo cáo tiền mặt tại quỹ. Khi xem các báo cáo, người sử dụng phải chọn các tham số cần thiết trước khi xem.
Sổ quỹ tiền mặt
- Chọn các tham số báo cáo: như khoảng thời gian, tài khoản in.
- Xem báo cáo:
Xem và in báo cáo tiền gửi ngân hàng
Sau khi cập nhật các chứng từ liên quan đến tiền gửi ngân hàng, phần mềm sẽ tự động xử lý và đưa ra các báo cáo tiền gửi ngân hàng. Khi xem các báo cáo, người sử dụng phải chọn các tham số cần thiết.
Sổ tiền gửi ngân hàng:
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian, tài khoản in
	- Xem báo cáo:
Xem và in báo cáo vật tư
Sau khi cập nhật các chứng từ liên quan đến nhập, xuất kho, phần mềm sẽ tự động xử lý và đưa ra các báo cáo liên quan đến phần nhập, xuất kho. Khi xem các báo cáo, người sử dụng phải chọn các tham số cần thiết.
Báo cáo Tổng hợp tồn kho:
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian, kho vật tư (một kho, một số kho hoặc tất cả các kho).
- Xem báo cáo
Sổ chi tiết vật tư hàng hóa
- Chọn tham số báo cáo: như khoảng thời gian, vật tư, hàng hóa cần in (có thể chọn một, một số hoặc tất cả vật tư, hàng hóa).
Xem và in báo cáo tài sản cố định
Sau khi cập nhật các chứng từ liên quan đến tài sản cố định, phần mềm sẽ tự động xử lý và đưa ra các báo cáo về tài sản cố định. Khi xem các báo cáo, người sử dụng phải chọn các tham số cần thiết.
Danh sách tài sản cố định
Sổ tài sản cố định
Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian, loại tài sản.
Xem báo cáo: Để xem báo cáo kế toán thực hiện các bước sau:
-	Vào hệ thống báo cáo.
-	Chọn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
-	Thiết lập các tham số xem báo cáo: Chọn kỳ báo cáo.
-	Lựa chọn các nghiệp vụ cho từng hoạt động: Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính.
-	Xem báo cáo.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mo_dun_ke_toan_hanh_chinh_su_nghiep.doc