Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo

Đổi mới công nghệ là yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp trong

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có ý nghĩa quyết định tới tăng năng suất lao động,

cải thiện năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa có năng

lực đổi mới còn hạn chế thì vai trò hỗ trợ của Nhà nước đối với huy động các nguồn

lực cho đổi mới, đặc biệt nguồn lực tài chính là rất cần thiết. Bài viết này đánh giá

những kết quả và hạn chế của chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đổi mới

công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong giai đoạn vừa qua; từ đó, đề xuất

một số gợi ý chính sách nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ tín dụng.

Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trang 1

Trang 1

Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trang 2

Trang 2

Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trang 3

Trang 3

Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trang 4

Trang 4

Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trang 5

Trang 5

Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trang 6

Trang 6

Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 8420
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo

Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
39Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
1. Chính sách hỗ trợ tín dụng đối 
với doanh nghiệp chế biến, chế tạo đổi 
mới công nghệ
Tiếp cận tài chính được coi là một trở 
ngại hàng đầu đối với doanh nghiệp tiến 
hành đổi mới công nghệ. Cho đến nay, 
khung chính sách, pháp luật về tín dụng và 
hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp (đặc 
biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 
(DNNVV)) đang từng bước được hoàn 
thiện theo hướng tạo thuận lợi hơn, nhằm 
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, doanh nghiệp đầu tư 
đổi mới công nghệ có thể tiếp cận đến các 
nguồn vốn tín dụng sau:
- Từ các ngân hàng thương mại 
(NHTM): Hiện nay, các NHTM đều dành 
nguồn vốn ưu đãi và thiết kế các sản phẩm 
tập trung cho từng đối tượng khách hàng 
là các DNNVV, doanh nghiệp ứng dụng 
công nghệ cao 
- Từ các chương trình ưu đãi tài chính 
từ các Quỹ khoa học công nghệ. Từ năm 
2009 đến nay, các Quỹ cho hoạt động 
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI 
HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
Trần Thị Vân Anh *
Tóm tắt: Đổi mới công nghệ là yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp trong 
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có ý nghĩa quyết định tới tăng năng suất lao động, 
cải thiện năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa có năng 
lực đổi mới còn hạn chế thì vai trò hỗ trợ của Nhà nước đối với huy động các nguồn 
lực cho đổi mới, đặc biệt nguồn lực tài chính là rất cần thiết. Bài viết này đánh giá 
những kết quả và hạn chế của chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đổi mới 
công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong giai đoạn vừa qua; từ đó, đề xuất 
một số gợi ý chính sách nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ tín dụng.
Từ khóa: chính sách, tín dụng, doanh nghiệp chế biến, chế tạo.
Summary: Technological innovation is an urgent requirement for enterprises 
in the manufacturing and processing industry; has decisive significance to increase 
labor productivity, improve competitiveness. However, for the majority of SMEs with 
limited capacity to innovate, the State’s supporting role in mobilizing resources for 
innovation, especially financial resources, is essential. This article evaluates the 
results and limitations of credit support policies for technology innovation activities 
of manufacturing enterprises in the past period; from there, proposing some policy 
suggestions to improve the effectiveness of the credit support policy.
Keywords: policy, credit, processing and manufacturing enterprises.
* Khoa Kinh tế, Trường ĐH KD&CN Hà Nội.
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
40Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
khoa học và công nghệ được thành lập, 
bao gồm: Quỹ phát triển khoa học và 
công nghệ quốc gia; Quỹ phát triển khoa 
học và công nghệ của Bộ, cơ quan ngang 
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành 
phố trực thuộc Trung ương; Quỹ phát 
triển khoa học và công nghệ của tổ chức, 
cá nhân; Quỹ đổi mới công nghệ quốc 
gia; Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao 
quốc gia. Các Quỹ này được thành lập 
theo quy định tại các Luật như Luật khoa 
học và công nghệ, Luật chuyển giao công 
nghệ, Luật đầu tư,
- Từ các chương trình, dự án tín 
dụng được xây dựng và triển khai trên 
thực tế, bao gồm: Chương trình ưu đãi 
tài chính cho ngành công nghiệp hỗ trợ 
với mục đích thúc đẩy phát triển ngành 
công nghiệp hỗ trợ; Chương trình tín 
dụng đầu tư của Nhà nước với mục đích 
hỗ trợ tín dụng đầu tư cho các doanh 
nghiệp đầu tư vào các ngành nghề, địa 
bàn được nhà nước ưu tiên; Chương 
trình cho vay ưu đãi của Quỹ Phát triển 
khoa học và công nghệ quốc gia với 
mục đích cho vay ưu đãi đối với các dự 
án ứng dụng kết quả nghiên cứu, đổi 
mới và chuyển giao công nghệ phục vụ 
phát triển kinh tế - xã hội do các tổ chức 
KH&CN, các doanh nghiệp và cá nhân 
đề xuất;
- Từ Chương trình bảo lãnh vay vốn 
của Quỹ Phát triển khoa học vàcông nghệ 
quốc gia cho dự án sử dụng năng lượng 
tiết kiệm và hiệu quả tại các DNNVV với 
mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng năng 
lượng tại các DNNVV ở Việt Nam.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp 
cận 1 trong 3 chương trình hỗ trợ tài chính 
chủ yếu của nhà nước, bao gồm: 
- Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV thông 
qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam, 
- Quỹ bảo lãnh tín dụng dành cho 
DNNVV, và 
- Quỹ Phát triển DNNVV.
Sự khác biệt chính giữa 3 chương 
trình tài chính liên quan đến cơ quan chủ 
trì, đối tác thực hiện và các lĩnh vực ưu 
tiên tiếp cận tài chính.
Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV 
thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam 
(NHPT) đã được triển khai theo chính 
sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV của 
Chính phủ. Mục đích bảo lãnh tín dụng 
cho các DNNVV vay vốn ở các ngân 
hàng thương mại để thực hiện dự án đầu 
tư. Đến ngày 28/2/2015, tổng số dư bảo 
lãnh của NHPT là 2.040 tỷ đồng, tổng số 
tiền NHPT đã phải trả nợ thay là 327 tỷ 
đồng, số tiền NHPT từ chối trả thay là 
187 tỷ đồng. Dư nợ cho vay bảo lãnh của 
NHPT tại các NHTM là 917 tỷ đồng. Số 
dư cho vay và bảo lãnh trên là dư nợ còn 
lại của các khoản cho vay, bảo lãnh đối 
với các đối tượng khách hàng quy định 
tại các Quyết định 14/2009/QĐ-TTg 
và 60/2009/ QĐ-TTg, chưa phát sinh 
khoản bảo lãnh nào của Ngân hàng Phát 
triển theo Quyết định 03/2011/QĐ-TTg 
(CIEM, 2018).
Quỹ bảo lãnh tín dụng (BLTD) dành 
cho DNNVV triển khai hoạt động đối với 
những DNNVV không có tài sản bảo đảm 
tiền vay, nếu đáp ứng được điều kiện của 
Quỹ cũng như của NHTM, tạo điều kiện 
thuận lợi cho DNNVV tiếp cận nguồn 
vốn vay từ tổ chức tín dụng. Quỹ bảo lãnh 
tín dụng ra đời được xem là cầu nối giữa 
ngân hàng với các DNNVV không có tài 
sản thế chấp, chưa có khả năng đáp ứng 
các điều kiện về bảo đảm tiền vay, nhưng 
có phương án sản xuất kinh doanh hiệu 
quả, khả thi. Quỹ này không đề cập đến 
ngành ưu tiên.
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
41Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
Theo Nghị định ... rả 
vốn vay; (iii) Dự án đầu tư, phương án 
sản xuất kinh doanh được Quỹ BLTD 
thẩm định và quyết định bảo lãnh theo 
quy định của Nghị định này; (iv) Có 
phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 
20% (quy định cũ tối thiểu 15%) tham 
gia dự án đầu tư, phương án sản xuất 
kinh doanh tại thời điểm Quỹ BLTD 
thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh; 
và (v) Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, 
doanh nghiệp không có các khoản nợ 
thuế từ 01 năm trở lên. Trường hợp 
nợ thuế do nguyên nhân khách quan, 
doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ 
quan quản lý thuế trực tiếp; Có biện 
pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn 
theo quy định tại Điều 25 Nghị định 
này. Quy định mới đã bỏ yêu cầu đối 
tượng được bảo lãnh phải có tổng giá 
trị tài sản thế chấp, cầm cố tại TCTD 
tối thiểu bằng 15% giá trị khoản vay.
Quỹ phát triển DNVVN được thành 
lập tại Quyết định số 601/2013/QĐ-TTg 
của Thủ tướng Chính phủ về việc thành 
lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ phát 
triển DNNVV. Quỹ được hình thành với 
tổng vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng do ngân 
sách nhà nước cấp nhằm mục đích cho 
các DNNVV thuộc lĩnh vực ưu tiên hỗ 
trợ vay nhằm tăng cường năng lực cạnh 
tranh, tăng thu nhập và việc làm cho 
doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ kế 
hoạch kinh doanh khả thi của DNVVN. 
Mặc dù được phê duyệt năm 2013 nhưng 
đến 21/4/2016 mới chính thức hoạt động 
với một số đặc điểm sau:
- Có ưu tiên lĩnh vực công nghiệp chế 
biến chế tạo [3];
- Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án, 
phương án sản xuất - kinh doanh tối đa 
bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của từng 
dự án, phương án đó (không bao gồm vốn 
lưu động) nhưng không quá 30 tỷ đồng;
- Thời hạn cho vay, tối đa không quá 
bảy (07) năm. Trường hợp đặc biệt, đối 
với những dự án có chu kỳ sản xuất dài, 
cần thời hạn vay vốn lớn hơn, Bộ trưởng 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ quyết định 
thời hạn cho vay nhưng không quá mười 
(10) năm;
- Lãi suất cho vay, không vượt quá 
90% mức lãi suất cho vay thương mại 
(mức lãi suất cho vay bình quân của năm 
(05) ngân hàng thương mại nhà nước trên 
địa bàn thành phố Hà Nội). 
2. Đánh giá chính sách hỗ trợ tín 
dụng đối với đổi mới công nghệ của 
ngành chế biến, chế tạo
2.1. Một số kết quả đạt được
Nhìn chung, khung pháp luật về chính 
sách hỗ trợ tín dụng cho DNNVV đã và 
đang được hoàn thiện theo hướng tạo 
thuận lợi cho doanh nghiệp; giúp doanh 
nghiệp khơi thông nguồn vốn tín dụng.
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
42Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
Các cơ chế hỗ trợ tiếp cận tín dụng 
qua hệ thống NHTM cũng dần được hoàn 
thiện, nhằm tạo cơ hội tiếp cận tín dụng 
cho các DNNVV nói chung và doanh 
nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng. Theo 
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), 
tính đến cuối tháng 12/2018, tín dụng đối 
với lĩnh vực DNNVV đạt trên 1,3 triệu tỷ 
đồng, tăng 15,57% so với cuối năm 2017. 
Hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín 
dụng (cấp tỉnh) đã dần được hình thành. 
Tính đến hết tháng 9/2017 đã có 28 
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 
đã thành lập Quỹ BLTD. Tổng số vốn 
điều lệ của các Quỹ BLTD ước khoảng 
1.579 tỷ đồng. Doanh số bảo lãnh của 
các Quỹ BLTD lũy kế từ năm 2002 đến 
30/9/2017 ước khoảng trên 4.126 tỷ 
đồng với khoảng trên 2000 DNNVV 
được bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức 
tín dụng. Số dư bảo lãnh đến 30/9/2017 
của các Quỹ BLTD ước đạt trên 411 tỷ 
đồng, số trả nợ thay đạt khoảng 83 tỷ 
đồng (CIEM, 2018).
Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động của 
Quỹ Phát triển DNNVV đang được hoàn 
thiện theo các quy định mới của Luật Hỗ 
trợ DNNVV. Tính đến tháng 4/2017 đã 
có trên 1.000 lượt DNNVV tiếp cận trực 
tiếp với Quỹ để tìm hiểu các chương trình 
hỗ trợ thông tin về các DNNVV đủ điều 
kiện đã được Quỹ chuyển cho ngân hàng 
nhận ủy thác thẩm định phương án vay 
vốn (Đoàn Hoài Đức – 2019).
Các chương trình hỗ trợ của Chính 
phủ cũng có tác động đến hoạt động đổi 
mới công nghệ của doanh nghiệp chế 
biến, chế tạo. Hàng trăm chủng loại sản 
phẩm cơ khí chế tạo xuất phát từ kết quả 
của hoạt động nghiên cứu KH&CN đã 
được thiết kế, chế tạo thành công với 
giá thành cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu 
sản xuất, góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa 
thiết bị, giảm nhập khẩu. Một số tổng 
công ty đã có đủ năng lực làm tổng thầu 
các công trình lớn hàng tỷ USD, một số 
sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn chất lượng 
tương đương với sản phẩm nhập khẩu, 
đủ điều kiện xuất khẩu cạnh tranh với 
sản phẩm nước ngoài (Bộ Khoa học và 
Công nghệ, 2018).
 2.2. Một số tồn tại hạn chế
Bên cạnh những tác động tích cực đổi 
mới công nghệ từ các chính sách hỗ trợ 
tín dụng, khuyến khích doanh nghiệp nói 
chung và doanh nghiệp chế biến, chế tạo 
nói riêng, chính sách về ưu đãi tín dụng 
còn tồn tại một số hạn chế sau đây:
Thứ nhất, khả năng tiếp cận chính sách 
của các đối tượng thụ hưởng còn thấp
Kể từ khi triển khai chính sách khuyến 
khích đổi mới công nghệ, trong đó có hỗ 
trợ về tín dụng, số lượng các doanh nghiệp 
chế biến, chế tạo thực hiện đổi mới công 
nghệ vẫn còn ít và số lượng doanh nghiệp 
tiếp cận được các nguồn vốn ngân sách 
nhà nước trong khung khổ các chương 
trình mục tiêu quốc gia còn thấp. 
Theo tính toán từ kết quả điều tra 
doanh nghiệp về công nghệ của Tổng 
cục Thống kê giai đoạn 2010-2017, số 
lượng các doanh nghiệp tham gia các hoạt 
động đổi mới công nghệ, hoạt động R&D 
chiếm chưa đến 5% tổng số doanh nghiệp 
chế biến, chế tạo. Nội dung đổi mới mới 
chỉ tập trung vào việc cải tiến máy móc, 
chất lượng sản phẩm là chủ yếu; đặc biệt, 
việc sử dụng các nguồn vốn ngân sách 
nhà nước và tín dụng còn thấp.
Trong số 5% doanh nghiệp thực hiện 
các hoạt động đổi mới công nghệ giai đoạn 
2014-2017, đa số sử dụng nguồn vốn của 
bản thân doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm 
doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa. 
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
43Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
Hình 1 cho thấy, trên 74% số doanh 
nghiệp điều tra sử dụng vốn của bản thân 
doanh nghiệp để tài trợ cho các hoạt động 
đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị 
và hoạt động R&D. Trung bình khoảng 
80% số doanh nghiệp sử dụng vốn của 
bản thân doanh nghiệp để tài trợ cho hoạt 
động R&D, đổi mới công nghệ. 
Bên cạnh các phản hồi của doanh 
nghiệp về việc tiếp cận các nguồn tài chính 
nói trên, thông tin từ bản thân mỗi nguồn 
tài chính cũng cho thấy những bằng chứng 
về khó khăn trong việc cung cấp tài chính 
cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động 
nghiên cứu và phát triển, đổi mới công 
nghệ, máy móc thiết bị. Ví dụ, trong 9 
năm hoạt động (2007 – 2016) của Quỹ bảo 
lãnh tín dụng thành phố Hồ Chí Minh (TP. 
HCM), nơi có khoảng 150 nghìn doanh 
nghiệp đang hoạt động, số lượng doanh 
nghiệp tiếp cận đến loại hình bảo lãnh tín 
dụng rất thấp, so với số lượng doanh nghiệp 
đang hoạt động trên địa bàn thành phố. Số 
doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành 
phố Hồ Chí Minh tăng nhanh, lên mức 200 
nghìn doanh nghiệp trong những năm gần 
đây. Sự gia tăng đó cũng dẫn đến sự gia 
tăng về nhu cầu vay vốn, trong đó có nhu 
cầu vay vốn đổi mới công nghệ, thực hiện 
R&D,... Tuy nhiên, kết quả hoạt động của 
Quỹ bảo lãnh tín dụng TP. Hồ Chí Minh 
còn rất nhỏ, và kết quả này tương đồng với 
kết quả tính toán từ số liệu điều tra doanh 
nghiệp. Số doanh nghiệp tuy có tăng lên 
mạnh, nhưng chỉ có 59 doanh nghiệp tiếp 
cận được quỹ bảo lãnh tín dụng. Con số 
này giảm còn 24 doanh nghiệp trong năm 
2015-2016. Quy mô vốn bảo lãnh tín dụng 
tăng dần theo thời gian trong giai đoạn 
2007-2012, nhưng sau đó giảm dần, và 
chưa vượt quá 10 tỷ VND bình quân một 
doanh nghiệp. Quy mô vốn vay như vậy 
được đánh giá là thấp so với yêu cầu đầu tư 
cho hoạt động nghiên cứu và phát triển hay 
đổi mới công nghệ. Quỹ bảo lãnh tín dụng 
thành phố Hà Nội, tỉnh Sóc trăng cũng chỉ 
bảo lãnh được 01 doanh nghiệp tính đến 
thời điểm 2016 [8]. 
Hình 1: Cơ cấu huy động vốn cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê)
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
44Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
Thứ hai, quy mô vốn tín dụng được 
tiếp cận không cao.
Đối với các hoạt động nghiên cứu và 
phát triển, hoạt động đổi mới công nghệ, 
vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng. Tuy 
nhiên, do quy mô vốn đầu tư để thực 
hiện các hoạt động R&D, hoạt động đổi 
mới sáng tạo, đổi mới công nghệ thiết 
bị thường đòi hỏi vốn lớn, nên bản thân 
các doanh nghiệp khó có năng lực và cần 
nguồn bổ sung để thực hiện. 
Tuy nhiên, qua việc rà soát chính 
sách, có thể thấy quy mô vốn vay tối đa 
từ các quỹ, như Quỹ phát triển DNNVV, 
Quỹ bảo lãnh tín dụng,..., không cao. Ví 
dụ: Chương trình hỗ trợ tài chính năm 
2016 của Quỹ Phát triển doanh nghiệp 
nhỏ và vừa [4] được thiết kế với ba nội 
dung, trong đó có nội dung liên quan đến 
hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. 
Chương trình có vốn cho vay giới hạn 
trong khoảng 100 tỷ và giảm dần theo 
quá trình giải ngân. Trong khi đó, số liệu 
khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, 
đối với các doanh nghiệp có hoạt động 
đổi mới sáng tạo nói trên, trong giai đoạn 
2014-2017, khoảng trên 60% chi trên 10 
tỷ/năm; và có số ít doanh nghiệp chi từ 50 
tỷ/năm đến 150 tỷ/năm. Vì vậy, so sánh 
giữa quy mô vốn cho vay của quỹ với số 
lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong 
nền kinh tế, và với quy mô vốn đầu tư đổi 
mới của các DNVVN, có thể thấy rằng, 
nguồn lực cho vay không đủ.
Tương tự như vậy, các quỹ phát triển 
DNNVV ở địa phương còn có vốn điều lệ 
thấp (khoảng 30 tỷ) và vì thế, khó có thể 
đáp ứng được quy mô vốn vay của doanh 
nghiệp. Mức vốn này cũng đã được sửa 
đổi, tăng lên 100 tỷ. Tuy nhiên, so sánh 
với ví dụ trên, mức tăng này không đáng 
kể, và tính khả thi không được cải thiện, 
nhất là đối với các địa phương có nhiều 
doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, 
như vùng Đông Nam Bộ hay vùng Đồng 
bằng sông Hồng.
Thứ ba, năng lực của cơ quan quản 
lý nhà nước liên quan đến các chính sách 
hỗ trợ còn nhiều bất cập.
Theo các nghiên cứu, năng lực thực thi 
chính sách của các cơ quan nhà nước địa 
phương làm đầu mối như Sở Kế hoạch và 
Đầu tư, Sở Tài chính,... còn hạn chế. Với 
đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm, hầu hết các 
nhân lực của các sở, ngành địa phương còn 
thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định hồ 
sơ, tài liệu của doanh nghiệp để quyết định 
cho vay vốn. Trong khi đó áp lực bảo toàn 
vốn lại được đặt lên hàng đầu, nên khó có 
thể ra được các quyết định cho vay. 
Để khắc phục những hạn chế năng lực 
đó, nhất là năng lực con người trong việc 
thẩm định hồ sơ, một cơ chế chính sách 
về uỷ thác để các tổ chức tín dụng thực 
hiện thay cho các quỹ khuyến khích phát 
triển doanh nghiệp đã được ban hành. Tuy 
nhiên, Võ Đức Toàn và cộng sự (2016), đã 
chỉ rõ sự không quan tâm, thiếu động lực 
quan tâm của các tổ chức tín dụng trong 
việc thực hiện nhiệm vụ uỷ thác.
Năng lực cho vay của các quỹ địa 
phương còn hạn chế. Do không tự chủ 
trong việc cân đối ngân sách, các địa 
phương không thể hình thành quỹ hoặc 
quỹ được hình thành với vốn điều lệ 
thấp, do đó, không đáp ứng được nhu 
cầu vay vốn của doanh nghiệp. Ở nhiều 
địa phương, hạn mức cho vay bình quân 
một doanh nghiệp dưới 3 tỷ VNĐ, thấp 
hơn so với mức bình quân của Quỹ bảo 
lãnh tín dụng TP. Hồ Chí Minh. Với quy 
mô vốn vay thấp, thủ tục phức tạp tương 
đương với thủ tục vay thương mại, và chi 
phí cao hơn (trả hai lần phí), các doanh 
nghiệp mất động lực tiếp cận đến quỹ bảo 
lãnh tín dụng. 
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
45Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
3. Một số gợi ý chính sách
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung 
pháp luật và chính sách cụ thể đối với hoạt 
động tín dụng nói chung và hoạt động hỗ 
trợ tín dụng cho doanh nghiệp đổi mới 
công nghệ. Việc xây dựng các quy định, 
chính sách cần chú trọng đến sự đồng bộ, 
đặc biệt phù hợp với cam kết hội nhập mà 
Việt Nam đã ký kết. 
Thứ hai, cải thiện môi trường pháp 
lý và hệ thống thông tin để hoàn thiện cơ 
chế tài chính, tín dụng cho vay đối với 
DNNVV nhằm giảm thiểu rủi ro cho các 
ngân hàng trong việc cho các DNNVV 
vay cũng như nâng cao chất lượng của 
các khoản vay. Một trong những khía 
cạnh liên quan đến hệ thống thông tin tín 
dụng là xây dựng hệ thống báo cáo, kế 
toán chuẩn mực, tính minh bạch và độ tin 
cậy của các doanh nghiệp này khi tiếp cận 
ngân hàng. Hơn nữa, các ngân hàng cần 
tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, 
tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận 
nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Thứ ba, cải thiện cơ chế chính sách 
nhằm phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả 
của Quỹ bảo lãnh tín dụng, đặc biệt hoàn 
thiện mô hình hoạt động và bộ máy tổ chức 
nhằm đảm bảo tạo được cơ chế huy động 
đủ vốn cho quỹ hoạt động. Khuyến khích 
các địa phương thành lập Quỹ BLTD độc 
lập, không trực thuộc các Quỹ đầu tư địa 
phương nhằm tăng tính chủ động và tăng 
cường trách nhiệm quản lý./.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Khoa học và công nghệ (2018): Khoa học và công nghệ Việt Nam 2017, 
NXB Khoa học kỹ thuật
2. Đoàn Hoài Đức (2019): Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín 
dụng, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 7.
3. Công văn số 38 QDNNVV-KH&CS ngày 31/5/2016 của Quỹ phát triển DNVVN.
4. Chương trình hỗ trợ DNVVN đổi mới sáng tạo ( 
gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=61, truy cập tháng 8 năm 2019)
5. Quốc hội (2017), Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017
6. CIEM (2018): Đổi mới phương thức hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và 
vừa: Kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị cho Việt Nam
7. Võ Đức Toàn, Huỳnh Thị Anh Thy, Nguyễn Minh Tài (2016): Hiệu quả hoạt 
động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh, 
Tạp chí khoa học, Trường Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26)
8. Vì sao quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN kém hiệu quả: 
doanh-nghiep/vi-sao-quy-bao-lanh-tin-dung-doanh-nghiep-vua-va-nho-kem-hieu-
qua-20151105144639981.chn
Ngày nhận bài: 16/03/2020

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_ho_tro_tin_dung_doi_voi_hoat_dong_doi_moi_cong_ng.pdf