Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học trong dạy tiếng Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Từ việc so sánh Chương trình sách giáo khoa cũ ( SGK 2006) với Chương

trình sách giáo khoa mới ( là SGK năm 2018), chúng tôi đã tìm ra điểm tương đồng

và khác biệt của hai chương trình sách giáo khoa cũ và mới. Sự khác biệt của chương

trình sách giáo khoa mới kéo theo sự thay đổi trong phương pháp và hình thức tổ chức

dạy học của giáo viên. Đặc biệt, là giáo viên dạy lớp 1 tiểu học cần thiết phải được bồi

dưỡng sớm, tránh bỡ ngỡ khi sách giáo khoa được đưa vào giảng dạy năm 2020-2021.

Vì thế, bài viết đưa ra những nội dung cần bồi dưỡng cho giáo viên trong dạy Tiếng

Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông

mới nhằm giúp giáo viên tự tin và vững vàng hơn trong giảng dạy

Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học trong dạy tiếng Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 1

Trang 1

Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học trong dạy tiếng Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 2

Trang 2

Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học trong dạy tiếng Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 3

Trang 3

Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học trong dạy tiếng Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 4

Trang 4

Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học trong dạy tiếng Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 5

Trang 5

Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học trong dạy tiếng Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 6

Trang 6

Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học trong dạy tiếng Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 7

Trang 7

Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học trong dạy tiếng Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 8

Trang 8

Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học trong dạy tiếng Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 12421
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học trong dạy tiếng Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học trong dạy tiếng Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học trong dạy tiếng Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới
Kỷ yếu hội thảo khoa học24
 BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRONG DẠY TIẾNG VIỆT 
LỚP 1 THEO MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG 
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
ThS. Nguyễn Thị Hoài An
Khoa Tiểu học, Trường CĐSP Nghệ An
Tóm tắt: Từ việc so sánh Chương trình sách giáo khoa cũ ( SGK 2006) với Chương 
trình sách giáo khoa mới ( là SGK năm 2018), chúng tôi đã tìm ra điểm tương đồng 
và khác biệt của hai chương trình sách giáo khoa cũ và mới. Sự khác biệt của chương 
trình sách giáo khoa mới kéo theo sự thay đổi trong phương pháp và hình thức tổ chức 
dạy học của giáo viên. Đặc biệt, là giáo viên dạy lớp 1 tiểu học cần thiết phải được bồi 
dưỡng sớm, tránh bỡ ngỡ khi sách giáo khoa được đưa vào giảng dạy năm 2020-2021. 
Vì thế, bài viết đưa ra những nội dung cần bồi dưỡng cho giáo viên trong dạy Tiếng 
Việt lớp 1 theo mô hình phát triển năng lực, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 
mới nhằm giúp giáo viên tự tin và vững vàng hơn trong giảng dạy.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, cả nước nói chung và ngành Sư phạm nói riêng đang đứng trước một 
thách thức lớn lao, nhưng đầy hy vọng cho tương lai là thay sách giáo khoa (SGK) 
mới. Cuộc cải cách này mang một tư tưởng đổi mới giáo dục lớn lao: Chuyển mạnh 
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và 
phẩm chất người học. Và quan trọng nhất, năm 2020-2021 sách giáo khoa cho lớp 1 
sẽ được đưa vào thực hiện ở bậc tiểu học. Đây cũng là vấn đề mà nhiều giáo viên (GV) 
băn khoăn, lo lắng, khi muốn có một hành trang chu đáo, đầy đủ để giảng dạy cho học 
sinh (HS) lớp 1. Vì vậy, với bài viết này, tôi muốn đề xuất một hướng bồi dưỡng cho 
giáo viên Tiểu học, góp phần nhân lên khát vọng được cống hiến của giáo viên cho 
học sinh trong giai đoạn đổi mới giáo dục nước nhà.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Sách giáo khoa theo mô hình phát triển năng lực
a. SGK theo mô hình truyền thống 
Mục tiêu dạy học của chương trình SGK cũ đang chú trọng cung cấp kiến thức cho 
người học. Điều này thể hiện từ yêu cầu, mục tiêu cần đạt ở đầu mỗi bài học đến nội 
dung các mục trong mỗi bài học.
Phương pháp dạy học của SGK 2006 thiên về truyền thụ kiến thức. Phương pháp 
dạy học không thể hiện rõ quy trình tổ chức dạy học thông qua hoạt động, trong đó 
hoạt động học của HS đóng vai trò trung tâm.
Kiểm tra, đánh giá của chương trình SGK 2006 chỉ tập trung vào khả năng ghi 
nhớ và trình bày lại kiến thức đã học.
Cách tiếp cận truyền thụ kiến thức không phải không giúp người học phát triển 
năng lực. Nhưng dẫn đến chỗ không biết kiến thức nào cần phải đưa vào nhà trường 
khi mà khối lượng kiến thức của nhân loại đang tăng nhanh. Hậu quả là HS bị nhồi 
nhét kiến thức, nhưng thiếu khả năng giải quyết vấn đề của đời sống. Cách khai thác 
Kỷ yếu hội thảo khoa học 25
kiến thức trong SGK truyền thống thường ít vượt ra ngoài mục tiêu giúp HS nắm được 
kiến thức. 
b. SGK theo mô hình giáo dục phát triển năng lực (SGK mới 2018)
Trên thực tế, chúng ta không hề phủ nhận tầm quan trọng của kiến thức. Nhưng 
khai thác kiến thức phải nhắm đến mục tiêu ngoài kiến thức, phải đồng nhất từ các 
khâu trong thiết kế quy trình dạy học, phải bắt đầu từ mục tiêu bài học đến nội dung 
dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
Như vậy, mọi yếu tố trong SGK mới đều bắt đầu từ mục tiêu dạy học của sách. 
Mục tiêu dạy học của SGK chịu sự chi phối của mục tiêu dạy học trong chương trình. 
Rồi mục tiêu dạy học được quy định trong chương trình lại chịu sự chi phối của kì 
vọng nhà trường về phẩm chất và năng lực mà người học cần có.
Do mục tiêu là giúp HS phát triển năng lực, nên SGK mới nhiều điểm khác biệt so 
với SGK theo mô hình truyền thống, trong đó có hai đặc điểm nổi bật: 
- Thiết kế các nội dung dạy học theo hướng tích hợp.
- Tổ chức các nội dung dạy học theo mô hình hoạt động vì chỉ thông qua hoạt động 
thì các năng lực mới có điều kiện hình thành và phát triển
SGK thiết kế theo cách tạo cho HS có cơ hội tham gia các hoạt động. Bài dạy tạo 
điều kiện để GV chuyển đổi vai trò và đổi mới phương pháp dạy học ở trong lớp: giáo 
viên được chuyển từ vai trò của người truyền thụ kiến thức sang vai trò của người tổ 
chức các hoạt động dạy học ở trong lớp.
Người học cũng chuyển đổi vai trò và phương pháp học tập: Học sinh chuyển từ 
vai trò của người tiếp thu, ghi nhớ và trình bày lại kiến thức một cách thụ động sang 
vai trò của người chủ động, tích cực tham gia vào quá trình học tập, qua đó hình thành 
và phát triển các phẩm chất và năng lực cần có.
2.2. Định hướng biên soạn SGK Tiếng Việt 1 theo mô hình phát triển năng lực
2.2.1 Định hướng chung
- Biên soạn theo quan điểm tích hợp; tích hợp triệt để tất cả kiến thức của môn học 
vào trung tâm của bài học là văn bản thuộc nhiều kiểu loại văn bản đa dạng.
- Thiết kế nội dung bài học thành các hoạt động đọc, viết, nói và nghe về văn bản, 
tạo điều kiện cho HS được phát triển năng lực giao tiếp thông qua chính hoạt động 
giao tiếp của các em. 
2.2.2. Định hướng thiết kế cấu trúc sách và bài học
- Cơ sở thiết kế hệ thống bài học sẽ phân chia và sắp xếp dựa trên các kiểu loại 
văn bản và đề tài. 
- Tỉ lệ bài các kiểu loại văn bản không chỉ tập trung vào văn bản văn học như SGK 
hiện hành. Bên cạnh văn bản văn học chiếm tỉ lệ lớn, SGK mới sẽ có một tỉ lệ hợp lí 
văn bản nghị luận và văn bản thông tin. 
- Tỉ lệ số tiết dành cho các kĩ năng trong một bài học phải có đầy đủ các hoạt động 
dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các hoạt động phải tích hợp với nhau theo cách: những 
gì đã đọc sẽ làm cơ sở cho viết, những gì đã đọc và viết sẽ làm cơ sở cho nói và nghe. 
- Dự kiến phân bố yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học ở các bài học nhắm đến 
Kỷ yếu hội thảo khoa học26
nhiều mục tiêu (yêu cầu cần đạt). Ngược lại, có những yêu cầu cần đạt có thể được cài 
đặt trong nhiều bài học. Hệ thống các yêu cầu cần đạt đối với đọc, viết, nói và nghe 
trong chương trình theo quy định chung. Tu ... là đọc, nghe hiểu và nói, viết sáng tạo. So với chương 
trình 2006, Tiếng Việt lớp 1 chương trình 2018 chú trọng hơn nhiều đến mục tiêu đọc 
hiểu, viết sáng tạo và nói - nghe tương tác
2.3.1. Bồi dưỡng năng lực đọc
Thực ra, các yêu cầu cần đạt về đọc, các mục tiêu trung gian như kĩ năng đọc (đọc 
thành tiếng) của môn Tiếng Việt lớp 1 chương trình mới không có gì thay đổi so với 
chương trình sách giáo khoa hiện hành. Chỉ duy nhất trong kỹ thuật đọc, sách giáo 
khoa Tiếng Việt 1 mới có thêm năng lực đọc thầm cho học sinh. Vì vậy giáo viên tiểu 
học cần bồi dưỡng thêm kỹ thuật đọc thầm, chuẩn bị tốt để hướng dẫn, tổ chức cho 
học sinh lớp 1 trong giảng dạy .
Cụ thể: Bảng đối chiếu nội dung, yêu cầu cẩn đạt về kỹ năng đọc trong Tiếng Việt 
lớp 1 chương trình 2006 và chương trình 2018 
Chủ đề/nội 
dung
Mức độ cần đạt/ yêu cầu cần đạt
 Chương trình 2006
 ( 10 tiết/tuần)
Chương trình 2018
( 12 tiết/tuần)
Kỷ yếu hội thảo khoa học 27
Nhìn bảng so sánh 1, ta nhận thấy, trong kĩ thuật đọc, chương trình sách 2018 
Tiếng Việt 1 có thêm mục 4 và 5, yêu cầu bước đầu biết đọc thầm, nhận biết bìa sách, 
tên sách. Đây là yêu cầu mà giáo viên dạy lớp 1 phải nhận thấy để điều chỉnh khi dạy 
theo chương trình sách giáo khoa mới. Với quan niệm trước dây, cho rằng lớp 1 chỉ 
cần đọc to, rõ, trơn là đạt chuẩn. Với sách giáo khoa mới, giáo viên phải cho học sinh 
phát triển thêm năng lực đọc thầm, năng lực nhìn và nhận biết bìa sách, loại sách, tên 
sách đang học.
2.3.2. Bồi dưỡng năng lực viết 
Bảng đối chiếu nội dung, yêu cầu cẩn đạt về Kĩ thuật viết trong Tiếng Việt lớp 1 
chương trình 2006 và chương trình 2018
Nhìn bảng 2 ta nhận thấy:
Bảng 1
Bảng 2
Chủ đề/
nội dung
Mức độ cần đạt/ yêu cầu cần đạt
Chương trình 2006
( 10 tiết/tuần)
Chương trình 2018
( 12 tiết/tuần)
Kĩ thuật viết
Viết câu, đoạn 
văn ngắn
Tư thế viết
Viết chữ
1. Có tư thế viết đúng
2. Viết đúng chữ viết thường 
và chữ số từ 0 đến 9, tô đúng 
chữ cái viết hoa
Viết chính tả
4. Viết đúng chính tả bài viết 
có độ dài 30 chữ/15 phút không 
mắc quá 5 lỗi theo hình thức 
nhìn – viết
Biết điền từ vào chổ trống
Tư thế viết
Viết chữ
1. Ngồi viết đúng tư thế
2. Viết đúng chữ viết thường và chữ số từ 0 đến 9
3. Biết viết hoa
Viết chính tả
4. Viết đúng chính tả bài viết có độ dài 30 – 35 
chữ/15 phút theo hình thức nhìn – viết và nghe- 
viết
1. Quy trình viết
Trả lời câu hỏi: viết về ai? Viết về cái gì? Việc gì?
2. Thực hành viết
2.a. Biết điền từ vào chổ trống, viết câu trả lời, 
viết câu phù hợp dưới tranh
2.b. Điền thông tin còn trống, viết câu về hình 
dáng. Hoạt động của nhân vật dưới tranh qua 
chuyện đã học, dựa vào gợi ý.
2.c. Viết câu trả lời. viết lại câu đã nói giới thiệu 
bản thân theo gợi ý.
Kỹ năng đọc Đọc thành tiếng
1.Các thao tác thực hiện việc 
đọc
2.Đọc trơn, rõ tiếng, từ, câu
3. Đọc đúng đoạn, bài
Kỹ thuật đọc
1.Ngồi hoặc đứng thẳng lưng, sách hoặc vở mở 
rộng trên bàn
2. Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu
3. Đọc đúng, rõ ràng đoạn văn, văn bản ngắn
4. Bước đầu biết đọc thầm
5. Nhận biết bìa, tên sác
Kỷ yếu hội thảo khoa học28
Ở yêu cầu cần đạt về kĩ thuật viết ( tập viết, chính tả) của môn Tiếng Việt lớp 1 
chương trình mới không có gì thay đổi so với chương trình sách giáo khoa hiện hành. 
Chỉ có thêm một số nội dung sau, giáo viên tiểu học cần nắm bắt để bồi dưỡng về 
phương pháp truyền thụ và chọn hình thức tổ chức hoạt động hợp lý.
- Thứ nhất, về tập viết, không chỉ yêu cầu học sinh tô đúng chữ cái viết hoa cỡ chứ 
lớn và cỡ chữ vừa như chương trình hiện hành mà còn yêu cầu học sinh biết viết chữ 
hoa. GV cần được bồi dưỡng để dạy viết hoa cho học sinh lớp 1 chứ không dừng lại ở 
đồ theo chữ hoa như trước đây. Chương trình 2018 không chỉ yêu cầu viết đúng mẫu 
tự viết hoa mà còn yêu cầu học sinh viết hoa đúng quy tắc: viết hoa chữ cái đầu câu, 
viết hoa tên riêng.
- Thứ hai, về viết chính tả, chương trình sách giáo khoa mới yêu cầu học sinh biết 
viết chính tả hình thức nghe - viết trong khi chương trình 2006 chỉ dừng lại ở nhìn - 
viết. Năng lực nghe của học sinh lớp 1 đã được phát triển, rèn luyện, nên việc trẻ trả 
lời được theo tranh, giới thiệu về mình và viết lại lời nói đó thể hiện năng lực của học 
sinh được đề cao hơn so với chương trình giảng dạy trước đây.
 Chính vì những thay đổi tại bảng 2, giáo viên tiểu học cần được bồi dưỡng lại để 
giảng dạy đáp ứng được phát triển năng lực cho học sinh. Ví dụ: GV lớp 1 khi dạy 
nghe - viết cần bồi dưỡng năng lực đọc cho HS viết. mỗi lần đọc phải chú ý số lượng 
chữ được đọc trong mỗi lần đọc cho HS lớp 1 chỉ từ 1đến 2 tiếng. trong bài chính tả 
nghe - viết giai đoạn đầu, đơn vị chính tả chỉ gồm 1 tiếng, là những từ đơn. Khi đoc 
GV phải đọc to, rõ, không di chuyển chổ. Lần đọc đầu tiên phải lên giọng ở mỗi đơn 
vị chính tả. GV lên giọng để HS chú ý. Khi đọc nhắc lại phải hạ giọng để HS không bị 
giọng cô làm phân tán đánh vần của HS, nhất là ảnh hưởng đến những HS viết nhanh.
2.3.3. Bồi dưỡng năng lực đọc hiểu
Bảng đối chiếu nội dung, yêu cầu cẩn đạt về Đọc hiểu Tiếng Việt lớp 1
chương trình 2006 và chương trình 2018
Kỷ yếu hội thảo khoa học 29
Theo bảng 3, ta nhận thấy:
a. Chương trình Tiếng Việt 1 năm 2018 đã đưa ra các yêu cầu đọc hiểu nội dung 
và đọc hiểu hình thức văn bản 
 Nếu chương trình 2006 chỉ chú ý đọc hiểu nội dung văn bản, thì dựa vào các bình 
diện văn bản ( nội dung, hình thức ), chương trình 2018 đã đưa ra các yêu cầu đọc 
hiểu nội dung và đọc hiểu hình thức văn bản. Chú ý đến các yếu tố ngoài văn bản, 
chương trình 2018 đã đưa ra yêu cầu đọc liên hệ, so sánh, kết nối. Những yêu cầu này 
xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với những chỉ dẫn cụ thể cho thấy sự thống nhất và 
phát triển của mạch đọc hiểu trong toàn bộ bậc học phổ thông. GV cần bồi dưỡng để 
khi dạy đọc cho HS lớp 1 đạt được chuẩn năng lực đọc. Cụ thể:
- GV phải phân biệt được đọc hiểu nội dung và đọc hiểu hình thức. Đây là hai 
hoạt động khó phân biệt nhưng việc phân biệt chúng lại cần thiết trong quy trình đọc 
hiểu. GV không những cần phân biệt thế nào là đọc hiểu nội dung thế nào là đọc hiểu 
hình thức mà còn phải biết sử dụng đọc hiểu hình thức như là một cách làm để hiểu 
nội dung. Ví dụ câu Bé Kì hể hả, GV ra câu hỏi Bé kì cảm thấy thế nào? Thì đó là 
đọc hiểu nội dung. GV quen hỏi loại câu này mà ít dùng câu hỏi hình thức. Đó chính 
là loại câu hỏi gợi dẫn để HS suy ra được ý, hoặc biết lập luận để bảo vệ ý kiến của 
Chủ đề/
nội dung
Mức độ cần đạt/ yêu cầu cần đạt
Chương trình 2006
( 10 tiết/tuần)
Chương trình 2018
( 12 tiết/tuần)
Đọc hiểu
Viết câu, 
đoạn văn 
ngắn
1.Đọc hiểu nội dung
1.a. Hiểu nghĩa của từ
1.b. hiểu nội dung 
thông báo của câu, 
đoạn, bài.
Trả lời câu hỏi về nội 
dung thông báo của 
câu, đoạn, bài.
Văn bản văn học
1. Đọc hiểu nội dung
1.a. Hỏi và trả lời đơn giản về chi tiết thể hiện tường minh.
1.b. Trả lời được câu hỏi về nội dung cơ bản dựa vào gợi ý, 
hỗ trợ.
2. Đọc hiểu hình thức
2.a. nhận biết hình dáng, hành động nhân vật qua 1 số từ 
ngữ theo gợi ý của GV
2.b. Nhận biết lời nhân vật qua gợi ý của GV
3. Liên hệ, so sánh, kết nối
3.a. Liên hệ được tranh minh họa với chi tiết trong VB
3.b. Nêu được nhân vật yêu thích và giải thích vì sao.
4. Đọc mở rộng
4.a. Trong năm, đọc tối thiểu 10 văn bản
4.b. Thuộc 4-5 đoạn thơ
Văn bản thông tin
1. 1.Đọc hiểu nội dung
1.a. Hỏi, trả lời những câu hỏi đơn giản về chi tiết nổi bật
1.b.Trả lời/: VB này viết về điều gì?
2. Đọc hiểu về hình thức ( Trình tự sự việc. Hiểu nghĩa 1 số 
tín hiệu đơn giản )
3. Đọc mở rộng ( đọc 5 VB/1 năm)
Bảng 3
Kỷ yếu hội thảo khoa học30
mình. Vậy để hiểu câu trên bằng câu hỏi hiểu hình thức có thể có các mức độ sau: (1) 
Từ nào cho em thấy bé Kì vui? ( đây là câu hỏi thuộc mức nhận biết, đồng thời giúp 
HS giải nghĩa từ hể hả; (2) Từ nào cho em thấy cảm xúc của bé Kì rất vui? ( nếu hỏi 
nội dung là: Cảm xúc bé Kì như thế nào?); (3) Dựa vào đâu em cho rằng bé Kì vui? ( 
nếu như trước đó HS trả lời: Bé Kì cảm thấy rất vui).
- GV phải bồi dưỡng về dạy đọc liên hệ, kết nối, so sánh. Trước hết đó là những 
liên hệ về hành động có trong bài đọc với bản thân HS. SGK Tiếng Việt 1 đều chú ý 
liên hệ, so sánh, kết nối khi dạy đọc. GV khi dạy phải chú ý các câu hỏi mở khi dạy 
để HS có nhiều lựa chọn trả lời phong phú nhất như: Trong bài Chia quà, GV hỏi: Khi 
bố chia quà, bạn sẽ nói gì?, HS có thể trả lời: Em sẽ nói Cảm ơn bố / Con cảm ơn bố 
ạ / Con cảm ơn bố, con rất thích món quà này. GV không áp đặt, cần tôn trọng những 
sự khác nhau này. 
b. Tiếng Việt 1 năm 2018 rất chú trọng đọc văn bản thông tin
Về kiểu loại văn bản, bên cạnh đọc văn bản văn học, chương trình môn Tiếng Việt 
2018 rất chú trọng đọc văn bản thông tin. Chương trình đã tách riêng yêu cầu đọc hiểu 
văn bản văn học và văn bản thông tin.
Ví dụ: khi GV dạy văn bản thông tin, GV cần tổ chức hoạt động đọc hiểu nội dung 
theo nhóm, GV ra câu hỏi hiểu nội dung: Mỗi giác quan dùng để làm gì? ( Năm người 
bạn) và ra câu hỏi về liên hệ, so sánh: Các bạn nhỏ thường đáng răng lúc mấy tuổi? ( 
Răng xinh đi đâu)
c. Tiếng Việt 1 năm 2018 chú ý đến văn bản đa phương thức 
Về hình thức văn bản, chương trình chú ý đến văn bản đa phương thức. Đay là loại 
văn bản có sự kết hợp giữa kênh hình và kênh chữ. Những yêu cầu về đọc hiểu văn 
bản đa phương thức cũng được nêu rõ trong chương trình. Cụ thể: GV hướng dẫn HS 
đọc tiêu đề, đọc chữ kết hợp với đọc tranh theo thứ tự để tìm ra thông tin cần thiết. Ví 
dụ: Biển báo nào cho biết có nhà vệ sinh? ( Sử dụng nhà vệ sinh).
Như vậy, GV khi dạy Tiếng Việt 1 cần được bồi dưỡng trước về những kĩ năng, 
hình thức tổ chức dạy học khi dạy cho học sinh lớp 1 về đọc hiểu nội dung, đọc hiểu 
hình thức văn bản, đọc hiểu liên hệ, so sánh, kết nối; đọc hiểu văn bản thông tin,văn 
bản đa phương thức. Đây là những vấn đề cần bồi dưỡng để GV khi đi vào dạy đọc 
hiểu ở lớp 1mà chương trình Tiếng Việt 1 năm 2006 chưa được thực hiện. Ngoài ra, 
chương trình có thêm yêu cầu đọc mở rộng. Nó không chỉ quy định số lượng văn bản 
được đọc thêm, được học thuộc lòng mà còn là một lưu ý về việc khai thác các nguồn 
đọc.
2.3.4. Bồi dưỡng về viết câu, đoạn văn ngắn
Viết câu, đoạn văn ngắn là một yêu cầu hoàn toàn mới cho GV khi dạy Tiếng Việt 
1. Chương trình 2006 không đặt ra yêu cầu này, Chương trình môn Ngữ văn 2018 quy 
định rất rõ sau kiểu văn bản học sinh cần viết suốt bậc học phổ thông là tự sự (thuật, kể 
chuyện ) miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng ( loại văn bản sử dụng 
nhiều trong công việc hành chính, công vụ, giao dịch hằng ngày). Văn bản chương 
trình 2018 đã yêu ra yêu cầu đồng thời cũng là những chỉ dẫn về quy trình viết và thực 
Kỷ yếu hội thảo khoa học 31
hành viết các kiểu văn bản cụ thể. Về kiểu văn bản và nội dung viết, chương trình lớp 
1 mới bước đầu yêu cầu học sinh viết một vài câu thuộc kiểu văn bản kể chuyện có 
nội dung phù hợp với câu chuyện đã đọc, đã nghe; viết câu tả hình dáng, hoạt động 
của nhân vặt có trong câu chuyện đã đọc, viết câu kiểu thuyết minh nhằm giới thiệu 
về bản thân. Về cách thức thực hiện, học sinh được gợi ý, hỗ trợ khá nhiều: điền thông 
tin còn trống, viết câu trả lời, viết câu dưới tranh, viết lại câu đã nói dựa vào gợi ý. 
Giáo viên được bồi dưỡng trước khi sách giáo khoa ra đời sẽ tự tin hơn khi giúp học 
sinh lớp 1 phát triển những năng lực trước đây chưa chú ý đến.
Về dấu câu, chương trình quy định học sinh phải sử dụng được dấu chấm, dấu 
chấm hỏi đánh dấu kết thúc câu.
2.3.5. Bồi dưỡng năng lực nói và nghe
Chương trình 2006 chỉ chú ý nội dung, kết quả nghe còn chương trình 2018 rất chú 
ý đến tương tác và tính chủ động trong khi nghe - nói. Chương trình đã chỉ dẫn và 
cũng đồng thời đặt ra yêu cầu về thái độ và một vài quy tắc nghe, nói: Có thói quen 
nghe người khác nói ( nhìn vào người nói, có tư thế nghe phù hợp ); biết đưa tay xin 
phát biểu, chờ đến lượt được phát biểu, biết trao đổi trong nhóm, biết đặt một vài câu 
hỏi để lại những điều chưa rõ; biết nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, 
xin lỗi, phù hợp với đối tượng người nghe. Bởi vậy, GV phải được trang bị kĩ năng nói 
và nghe, chủ động để bản thân không bở ngỡ khi dạy lớp 1 theo sách giáo khoa phát 
triển năng lực cho học sinh.
Ví dụ: GV cho HS đóng vai Mặt trăng và Cú chào nhau:
Cú: Chào bạn, tớ là Cú.
Mặt Trăng; Chào Cú, tớ là Mặt Trăng
GV cho nhiều cặp HS làm để phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS.
3. Kết luận 
Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 1 theo mô hình phát triển năng lực cho 
học sinh là thành quả rất có ý nghĩa của Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng Chương 
trình giáo dục phổ thông mới. Biên soạn SGK theo mô hình mới là một công đoạn 
có ý nghĩa quyết định đến thành công của việc triển khai thực hiện chương trình. Mô 
hình SGK Tiếng Việt lớp 1 mới đang được định hình dần. Tuy vậy, để mô hình này trở 
nên quen thuộc và GV có thể vận dụng thuần thục vào thực tiễn dạy học, cần có nhiều 
trao đổi, đặc biệt là tập huấn, bồi dưỡng dạy học SGK mới. Việc đón đầu bồi dưỡng 
cho giáo viên sẽ giúp cho họ vững vàng hơn trong giảng dạy, nhất là giảng dạy cho 
học sinh Lớp 1 vào năm học 2020-2021.
Kỷ yếu hội thảo khoa học32
Tài liệu tham khảo
[1]. PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng (2019), Từ chương trình 2018 đến sách giáo khoa 
theo mô hình phát triển năng lực - Hội thảo Đổi mới dạy học Ngữ văn, Đại học Vinh.
[2]. Lê Phương Nga (2019), Dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, NXB Đại học sư phạm.
[3]. Trần Thị Hiền Lương (chủ biên), Lý Quốc Biên, Bạch Ngọc Diệp, Xuân Thị 
Nguyệt Hà, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Đức Mạnh, Nguyễn 
Tuyết Nga, Trần Thúy Ngà, Hà Văn Quỳnh, Phạm Thanh Tâm, Lưu Thu Thủy, Vũ 
Thị Thư, Lưu Anh Tuấn (2018 ), Dạy học lớp 1 theo hướng phát triển năng lực học 
sinh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

File đính kèm:

  • pdfboi_duong_cho_giao_vien_tieu_hoc_trong_day_tieng_viet_lop_1.pdf