Nói dối hay cuộc truy tìm cái "Tôi" vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tibias wolff

“Chuyện chúng ta bắt đầu” là tuyển tập truyện ngắn mới nhất của Tobias Wolff -

một trong những nhà văn hậu hiện đại xuất sắc nhất tại Mỹ. Trong hầu hết những truyện

ngắn thuộc tuyển tập này, các nhân vật đều ít nhiều có những lời nói hay hành vi dối trá.

Đó là một trong những đặc điểm riêng biệt ở nhân vật của Tobias Wolff. Việc truy tìm

căn nguyên của những lời nói dối ấy có liên quan mật thiết đến cái “tôi” vô thức trong

đời sống tinh thần của các nhân vật. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó

nổi bật nhất là hai khía cạnh: “ẩn ức vô thức” và “mặc cảm thân phận”.

Nói dối hay cuộc truy tìm cái Tôi vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tibias wolff trang 1

Trang 1

Nói dối hay cuộc truy tìm cái Tôi vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tibias wolff trang 2

Trang 2

Nói dối hay cuộc truy tìm cái Tôi vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tibias wolff trang 3

Trang 3

Nói dối hay cuộc truy tìm cái Tôi vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tibias wolff trang 4

Trang 4

Nói dối hay cuộc truy tìm cái Tôi vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tibias wolff trang 5

Trang 5

Nói dối hay cuộc truy tìm cái Tôi vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tibias wolff trang 6

Trang 6

Nói dối hay cuộc truy tìm cái Tôi vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tibias wolff trang 7

Trang 7

Nói dối hay cuộc truy tìm cái Tôi vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tibias wolff trang 8

Trang 8

Nói dối hay cuộc truy tìm cái Tôi vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tibias wolff trang 9

Trang 9

Nói dối hay cuộc truy tìm cái Tôi vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tibias wolff trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 3000
Bạn đang xem tài liệu "Nói dối hay cuộc truy tìm cái "Tôi" vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tibias wolff", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nói dối hay cuộc truy tìm cái "Tôi" vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tibias wolff

Nói dối hay cuộc truy tìm cái "Tôi" vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tibias wolff
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 5 
NI DI HAY CUC TRUY TM CI “TI” V THC 
TRONG CHUYN CHNG TA BT U CA TOBIAS WOLFF 
Lương Thị Hồng Gấm1 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 
Tóm tắt: “Chuyện chúng ta bắt đầu” là tuyển tập truyện ngắn mới nhất của Tobias Wolff - 
một trong những nhà văn hậu hiện đại xuất sắc nhất tại Mỹ. Trong hầu hết những truyện 
ngắn thuộc tuyển tập này, các nhân vật đều ít nhiều có những lời nói hay hành vi dối trá. 
Đó là một trong những đặc điểm riêng biệt ở nhân vật của Tobias Wolff. Việc truy tìm 
căn nguyên của những lời nói dối ấy có liên quan mật thiết đến cái “tôi” vô thức trong 
đời sống tinh thần của các nhân vật. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó 
nổi bật nhất là hai khía cạnh: “ẩn ức vô thức” và “mặc cảm thân phận”. 
Từ khóa: “Chuyện chúng ta bắt đầu”, Tobias Wolff, vô thức, ẩn ức, mặc cảm. 
1. MỞ ĐẦU 
Từ ảnh hưởng “tiếng gọi của trò chơi”, chủ nghĩa hậu hiện đại đã trở thành mảnh đất 
“màu mỡ” để các nhà văn tự do sử dụng những bút pháp nghệ thuật, những thử nghiệm 
khác nhau trong cùng mục đích tối hậu là truy tìm “một sự thật” về con người, về cuộc đời. 
Với Tobias Wolff, không chỉ tập truyện ngắn Chuyện chúng ta bắt đầu mà trong tất cả tiểu 
thuyết, bút ký khác của ông, có một motif thường xuyên trở đi trở lại, được biểu hiện dưới 
nhiều hình thức khác nhau của các nhân vật. Đó là motif “nói dối”. Đây có thể xem là một 
bút pháp nghệ thuật, một “trò chơi” của riêng Wolff, để người đọc bằng những “cách chơi” 
của mình, tự đi tìm cội nguồn của “sự thật”. 
Trong quá trình khám phá, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng, motif “nói dối” trong 
những câu chuyện của Tobias Wolff có tính đối thoại, thậm chí là bắt rễ trực tiếp với vấn 
đề “vô thức” – đã được S. Freud cùng học trò của ông (C.G.Jung) đi sâu nghiên cứu và 
phát triển thành những học thuyết vào thế kỷ XX. Song, nghiên cứu motif “nói dối” trong 
tính đối thoại với vấn đề vô thức là một việc làm không hề đơn giản. Vô thức là cái thuộc 
về cõi tâm linh mơ hồ, bí ẩn của con người, không thể giải mã bằng kiểu tư duy duy lý đơn 
1 Nhận bài ngày 15.6.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.7.2017 
 Liên hệ tác giả: Lương Thị Hồng Gấm; Email: honggamdhsphn@gmail.com 
6 TRNG I HC TH  H NI 
thuần mà cần phải kết hợp với trực giác khoa học. Từ góc nhìn của phân tâm học về tâm lý 
con người nói chung, vô thức nói riêng, kết hợp với vốn sống, vốn văn hóa và sự trải 
nghiệm của bản thân, chúng tôi thấy rằng cần phải biện giải cho vấn đề “nói dối” của các 
nhân vật trong Chuyện chúng ta bắt đầu bằng cái nhìn vô thức trong sự tổng hợp các mối 
quan hệ. Đó là quan hệ với bối cảnh văn hóa, xã hội rộng – hẹp mà con người sống; với 
diễn biến phát triển, trưởng thành, đổi thay của nhân cách; với sự đối ứng – phản ứng của 
con người với người khác; với chính mình; với tự nhiên và với tác giả – cha đẻ của nhân 
vật. Đặt vô thức của nhân vật trong mối liên hệ nhiều chiều, đa cấp độ, người nghiên cứu 
mới có thể hiểu được nguồn gốc, bản chất của “nói dối” chìm sâu trong mảng vô thức – cái 
chi phối, quyết định đến hành vi thực tế của nhân vật trong toàn bộ đời sống của nó. 
Trên cơ sở ấy, chúng tôi cũng lần lượt đi khám phá motif nói dối trong tính đối thoại 
với những ẩn ức, những mặc cảm thân phận của các nhân vật, để truy tìm cái “tôi” vô thức, 
hay cũng chính là truy tìm cội nguồn của những lời nói dối. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Ẩn ức vô thức 
Theo Sigmund Freud, sáng tạo nghệ thuật (cùng với giấc mơ) là một trong hai phương 
tiện, hai con đường giải thoát, là sự thăng hoa của những ham muốn trong vô thức, những 
ẩn ức bị dồn nén của nghệ sĩ: “Nghệ thuật đạt tới sự hòa giải theo một con đường độc 
đáo... Bị thúc đẩy bởi những thèm khát ghê gớm, nghệ sĩ muốn chiếm đoạt được danh 
vọng, quyền hành, của cải, vinh quang và tình yêu. Nhưng nghệ sĩ không có phương tiện 
để đạt mục tiêu đó. Vì thế nên, cũng như những người không được thỏa mãn khác, nghệ sĩ 
quay mặt đi, không nhìn thực tế nữa và tập trung hết mọi quan tâm, tính dục của mình vào 
những ham muốn mà trí tưởng tượng của mình tạo ra” [1, tr.207]. Do vậy, tác phẩm văn 
học – sản phẩm của sự thăng hoa tính dục – cũng giống như một giấc mơ, nhưng là giấc 
mơ thức tỉnh, chứa đựng trong nó những ham muốn, những ẩn ức của nghệ sĩ và của cả 
nhân vật. 
Từ cơ sở lý thuyết này, đối thoại với Chuyện chúng ta bắt đầu, chúng tôi đã lần tìm 
được những ẩn ức, là căn nguyên cho những hành vi dối trá của các nhân vật. Và những 
hành vi đó lại được nối kết trực tiếp với chính đời sống thực của nhà văn. Riêng với Tobias 
Wolff, điều này là cực kỳ cần thiết. Bởi lẽ, nó giúp cho người đọc tiệm cận được với những 
gốc rễ sâu xa, gián tiếp, đồng thời hiểu được vì sao “nói dối” lại trở thành vấn đề nhức nhối 
trong hầu hết các nhân vật của tác giả này. 
Tobias Wolff có một tuổi thơ đầy bất hạnh trong sự chia ly của gia đình và cuộc sống 
đày ải với người cha ghẻ tàn bạo. Đây chính là những tổn thương rất lớn trong đời sống 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 7 
tinh thần của một đứa trẻ. Từ đó, ông dần trở thành một kẻ nói dối và luôn bị ám ảnh bởi 
hành vi dối trá. Chính Wolff cũng tự khẳng định như vậy: “Tôi là một kẻ nói dối ngay khi 
tôi còn là một đứa trẻ. Tôi vẫn là một kẻ nói dối, thật vậy và tôi không có ý kể những câu 
chuyện và sẽ trở thành một nhà văn viết truyện. Tôi sẽ không bao giờ muốn tạo nên một 
phiên bản đen tối về sự thật khi tôi nói với mọi người về một câu chuyện. Tôi không biết 
rằng tôi thực sự có khả năng đó không” [2]. Mặt khác, khi được hỏi trong một cuộc phỏng 
vấn là tại sao rất nhiều nhân vật trong tác phẩm của ông lại nói dối, Wolff đã trả lời: “Thế 
giới này là không hoàn hảo, có lẽ vậy?... Nói dối là để nói không đúng về điều đó, do đó, 
rõ ràng là một bất hạnh với cái được gọi là, một sự bất mãn” [2]. Từ đây, nói dối trở thành 
một “cứu cánh” giúp con người trốn tránh hiện thực để tiếp tục tồn tại, để tự bảo vệ mình, 
để che giấu những ẩn ức, nh ... n hệ với 
người cha. Ngay cả khi muốn từ bỏ Lady, anh cũng vẫn tìm cách lừa dối cô, để đổi lại là 
không phải phơi bày sự thật, không để lộ cái ẩn ức cha con lấp sâu bên trong, nhưng cứ âm 
ỉ cháy và làm anh mỏi mệt: “Cô ấy sẽ không hiểu. Cô ấy sẽ khóc. Anh sẽ nói nhẹ nhàng 
thôi. Anh sẽ nói rằng cô là một cô gái tốt nhưng mà còn trẻ quá. Anh sẽ nói rằng sẽ không 
công bằng nếu bắt cô phải đợi anh khi có trời mà biết chuyện gì sẽ xảy ra và rồi bắt cô phải 
theo anh đến một nơi cô chưa bao giờ đến, xa gia đình và bạn bè cô. Anh sẽ nói với Lady 
bất cứ cái gì trừ sự thật – rằng anh thấy xấu hổ khi đã chọn sử dụng cô để chống lại cha 
anh” [3, tr.233]. 
Đó cũng là Mark trong Giữa sa mạc, 1968. Vì những ẩn ức, những oán giận hằn sâu 
trong lòng của một đứa con bị cha mẹ bỏ mặc, phải hoàn toàn “tự bơi” trên con đường 
chinh phục khát vọng nghệ sĩ của mình, anh đã tự vẽ ra một tương lai giả tạo, là khi anh 
thành công trên sân khấu, để “trả thù” lại sự nhẫn tâm của họ. Bên cạnh đó, ẩn ức trong sự 
bất mãn của Mark còn khiến anh hết lần này đến lần khác, trốn tránh, mà thực tế là tự nói 
dối lòng mình về mong muốn cần được trợ giúp từ người cha, khi anh đang bị kẹt xe giữa 
sa mạc. Nhưng cuối cùng, Mark vẫn phải “xúc phạm lòng tự kiêu” của chính mình kể từ 
giây phút anh nhấc máy điện thoại lên và, gọi về nhà. 
Những ẩn ức vô thức trong chính tuổi thơ đã qua của Tobias Wolff đã có ảnh hưởng 
rất lớn đến việc xây dựng nhân vật trong các sáng tác của ông. Dường như, những con 
người đó, bằng những lời nói và hành vi dối trá của mình, đã ngầm chứa không chỉ là 
những ẩn ức cá nhân của bản thân, mà còn là ẩn ức của chính tác giả. 
2.2. Mặc cảm thân phận 
Cái mặc cảm ẩn sâu bên trong tâm hồn con người cũng là một biểu hiện của “vô thức”. 
Đồng thời, nó cũng chính là căn nguyên sâu xa, có tác động trực tiếp đến những lời nói hay 
hành vi dối trá của nhân vật trong các câu chuyện của Wolff. 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 11 
Liên quan đến vấn đề này, S. Freud đã đưa ra các khái niệm: mặc cảm Oedipe, mặc 
cảm bị thiến, mặc cảm phạm tội. Ông cho rằng tính dục của trẻ em mang tính bản năng, 
được bộc lộ một cách vô tư, thoải mái. Trước những hành vi tính dục ấy, người lớn luôn có 
một thái độ cấm đoán và những hình thức trừng phạt. Từ đó hình thành nên ở trẻ sự sợ sệt, 
thiếu tự tin vào bản thân mình – trạng thái mà Freud gọi là mặc cảm bị thiến. Bên cạnh đó, 
Freud còn nhận định rằng khi đứa trẻ có những thức tỉnh về tính dục và bắt đầu hướng sự 
thức tỉnh đó ra bên ngoài thì đối tượng đầu tiên của nó là bố (đối với con gái) hoặc mẹ (đối 
với con trai). Đối tượng mà đứa trẻ yêu thương là người sinh thành khác giới với nó: con 
trai yêu mẹ ghét bố; con gái yêu bố ghét mẹ. Sự yêu ghét này được Freud gọi là mặc cảm 
Oedipe. Lớn lên, đứa trẻ sẽ hướng đối tượng tình dục của nó vào một đối tượng khác giới 
với bố/mẹ mình, tức là vượt qua được mặc cảm Oedipe. Nhưng cũng có người suốt đời 
không vượt qua được mặc cảm này. Trong tâm lý trẻ thơ, ngoài mặc cảm bị thiến, mặc cảm 
Oedipe còn có mặc cảm phạm tội. Mặc cảm phạm tội được hình thành khi trẻ thơ bắt đầu ý 
thức được hình phạt mà người lớn dành cho chúng khi chúng phạm tội. Sợ hãi trừng phạt 
dẫn đến tâm trạng luôn luôn lo âu sợ mình phạm tội. 
Freud nhấn mạnh rằng, những ham muốn tính dục từ thuở ấu thời vẫn tồn tại và bị dồn 
nén trong vô thức, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách cá nhân tuổi trưởng thành và vẫn 
âm thầm bộc lộ trong những tình huống khác nhau của đời sống con người. Ngoài khả 
năng di truyền bẩm sinh, nội dung vô thức còn được bổ sung trong quá trình con người 
sống và chịu tác động từ bên ngoài xã hội. 
Trong truyện ngắn Chờ lệnh, nhân vật Morse là một người luôn phải sống trong sự giả 
dối nhằm che đậy những ham muốn của chính mình. Trên thực tế, tất cả những dối trá ấy 
đều bắt rễ từ những mặc cảm về thân phận trong Morse. Bởi lẽ, anh ta là một kẻ đồng tính 
và thường xuyên bị cám dỗ trước sức hút từ những người đàn ông khác. Đó là sức hút của 
Billy Hart, một kẻ chuyên đi lừa bịp người khác nhưng lại có một ngoại hình khá điển trai 
với “hai gò má cao, mắt đen sâu rất đẹp, dáng đi đủng đỉnh như mèo, lúc nào cũng phớt 
tỉnh, lửng lơ, đi đứng thì gần như khinh mạn mà điệu bộ lại uyển chuyển” [3, tr.278-279]. 
Chính những điều đó đã khiến cho Morse phải “cố ngăn cái sức hút cũ đó”, “luôn luôn 
căng thẳng mỗi khi cậu ta có mặt, luôn luôn phải gắng cưỡng lại việc đưa mắt về phía 
khuôn mặt cậu ta, về phía cái đôi môi có vẻ như đang che giấu một bí mật mà chỉ mình cậu 
ta biết” [3, tr.279]. Morse đang cố gắng che đậy bản thân, che giấu cái bí mật về con người 
thực sự và những khao khát bản năng lại đang trỗi dậy trong mình. Morse làm điều ấy bởi 
anh ý thức rất rõ sự kỳ thị của người đời dành cho những kẻ “hai giới tính” như mình, đặc 
biệt là khi anh đang sống trong một xã hội hậu công nghiệp phát triển, xã hội hậu hiện đại. 
Đó cũng là tâm lý của Tub trong Thợ săn trên tuyết. Song, thay vì nói dối nhằm che 
đậy “thân phận” thực của mình, Tub đã che giấu tất cả mọi người sự thật về sự béo phì của 
anh. Anh nói dối họ bằng việc đổ lỗi cho chuyện hoóc môn trong anh nó thế, nhưng sự 
12 TRNG I HC TH  H NI 
thực là do anh ăn quá nhiều. Tub buộc phải làm như vậy bởi anh mang mặc cảm về khuyết 
điểm kém thẩm mỹ trên cơ thể mình. Anh sợ hãi nếu phải đối mặt với sự dè bỉu của người 
đời cho cái tính tham ăn của anh. 
Tuy nhiên, thay vì cảm thấy dễ chịu hơn, việc buộc phải dối trá của Tub không chỉ 
khiến anh phải kìm nén những cơn thèm ăn của mình trước người khác mà còn luôn tự cảm 
thấy xấu hổ, day dứt. Chính Tub đã thú nhận điều đó với Frank: “Không ai biết. Đấy chính 
là điều tệ nhất. Béo cũng chả sao – tôi chẳng bao giờ muốn gầy cả – nhưng mà tệ nhất là 
phải nói dối. Phải sống hai mặt, cứ như là điệp viên hay là dân giết người thuê. Tôi hiểu 
mấy loại người đó. Tôi biết họ cảm thấy thế nào. Lúc nào cũng phải nghĩ xem mình nên 
nói gì và làm gì. Lúc nào cũng cảm thấy người khác đang quan sát mình, đang cố bắt quả 
tang mình. Không lúc nào được là mình cả” [3, tr.60]. Trên thực tế, Tub đang nói đến một 
loại người nói chung trong cái xã hội hậu hiện đại nước Mỹ mà anh đang sống. Đó là loại 
người mà đang từng ngày, từng giờ cố gắng chạy theo những lợi ích vật chất mà vô tình 
quên đi chính mình. Điều này đã gợi liên tưởng đến con côn trùng Gregor Samsa của Franz 
Kafka. Khi Samsa đã bị tha hóa đi, nhận ra mình không còn là chính mình nữa thì cũng đến 
lúc anh ta bị “biến dạng”. 
Tuy nhiên, khác với anh chàng Gregor Samsa của thời hiện đại trước, Tub chính là 
mẫu người ở thời hậu hiện đại, tự đánh mất chính mình trong cái vỏ bọc của sự dối trá, bắt 
nguồn từ những mặc cảm về sự xấu xí của bản thân, và cả lòng tự trọng. Mặc dù không ai 
biết là anh ta nói dối, nhưng không bởi vậy mà Tub cảm thấy thoải mái. Tự bản thân anh 
không cho anh cái quyền được là chính mình chứ không phải ai khác bởi anh nhận thức 
được lời mình nói là giả dối. Song, cũng là tự lừa dối (bằng cách hết lần này đến lần khác 
đều đưa ra lí do để bào chữa cho những hành động sai trái, bỡn cợt mà mọi người xử sự 
với mình), nhưng cái anh chàng Gimpel trong truyện ngắn Gimpel thằng ngốc của Issac 
Bashevis Singer lại tự đưa ra cho mình một triết lí sống thật đơn giản, mà lại khiến cho 
người đọc phải thán phục. Triết lý đó là hãy “tin vào điều mình tin”, cho dù vì đức tin mà 
dường như suốt cuộc đời Gimpel luôn bị lừa dối. Chính vì triết lí sống này mà Gimpel, từ 
một thằng Ngốc, nghiễm nhiên trở thành nhà Thông Thái trong con mắt người đọc. Dĩ 
nhiên, việc so sánh giữa hai nhân vật này là có phần khập khiễng, bởi lẽ Gimpel thì bị mọi 
người lừa dối, còn Tub thì lại đi lừa dối mọi người. Song, điều quan trọng là Tub không thể 
cảm thấy yên ổn sống trong sự giả dối của chính mình, như sự điềm nhiên chấp nhận giả 
dối đến với bản thân của Gimpel. Về điều này, cậu bé James trong Kẻ nói dối có lẽ đã làm 
tốt hơn Tub, vì cậu ấy cũng đang tự “tin vào những gì mình tin” giống như Gimpel, dù đó 
thực chất là sự giả dối do chính cậu tạo nên. 
Cũng bắt nguồn từ những mặc cảm về sự yếu đuối nằm sâu bên trong tâm hồn của 
mình, nhân vật Pete trong Người anh giàu có đã liên tục phủ nhận, mà thực tế là nói dối 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 13 
cậu em Donald về những chuyện quá khứ của hai anh em và cả những giấc mơ. Bởi lẽ, 
Pete luôn thiếu tự tin về bản thân, luôn ám ảnh về sự thua kém của mình với người em, cái 
mà Freud gọi là “mặc cảm bị thiến” của con người khi trưởng thành. Trên thực tế, có một 
giấc mơ thường xuyên lặp đi lặp lại với Pete. Đặc biệt, chi tiết Pete kể về giấc mơ của 
mình với Donald: “Kể cũng buồn cười. Tôi mơ thấy cậu chăm sóc tôi. Chỉ có tôi với cậu. 
Tôi không biết là mọi người đi đâu hết” [3, tr.104]. Tuy nhiên, Pete chỉ dừng lại ở đó mà 
cố tình không nói đến việc anh ta bị mù. Đây có lẽ chính là ẩn dụ cho sự mù quáng trong 
những thành công về vật chất mà thiếu đi ánh sáng của yếu tố tâm linh trong Pete. Do đó, 
Pete rất cần có Donald ở bên, cũng như luôn cần sự hỗ trợ tâm linh chân chính từ những 
người như Donald. Mặc dù vậy, Pete lại cố tình che giấu khi kể cho Donald nghe. Anh ta 
không muốn mình trở thành một kẻ yếu đuối, thảm hại trước mặt em trai. Điều này cũng có 
căn nguyên từ những mặc cảm về sự thua kém, không chỉ đến khi trưởng thành mới xuất 
hiện, mà ngay từ khi còn nhỏ đã hình thành trong con người Pete, khi anh cảm thấy mình 
không nhận được tình yêu thương công bằng từ phía cha mẹ với Donald. 
Trong Trong khu vườn của những chiến binh Bắc Mỹ, nhân vật Mary cũng là người 
luôn bị mặc cảm, tự ti, thiếu tin tưởng về khả năng của chính mình, dẫn đến việc tự đánh 
mất đi cá tính riêng. Mary dạy học bằng những bài giảng mà trong đó, cô hoàn toàn sử 
dụng “những luận cứ và lời lẽ của người khác – những tên tuổi đã được chấp nhận để cô 
không buột miệng nói điều gì đó sai lệch” [3, tr.11]. Song, Mary lại không bao giờ muốn 
để lộ cái mặc cảm, cái tự ti ấy. Bất cứ khi nào, cô cũng luôn cố gắng che giấu con người 
thật của chính cô bằng việc cố làm những điều không thật: “Khi khoa của cô biến thành 
một mớ bòng bong, Mary vẫn bình thản làm việc và giả như không biết rằng mọi người 
trong khoa cô ghét nhau. Để tránh tỏ ra là người tẻ nhạt, cô tự biến mình thành người độc 
đáo theo những lối vô hại. Cô bắt đầu chơi bowling, và cố mê trò này; rồi lại thành lập một 
chi hội tưởng niệm vua Richard Đệ Tam ở đại học Brandon...” [3, tr.12]. Trên thực tế, sự 
giả tạo trong cách sống đó của Mary cũng không hề đem lại cho cô niềm hạnh phúc. Bởi 
lẽ, cô hiểu được sự cười cợt, coi thường của mọi người dành cho mình. Tuy nhiên, Mary 
vẫn cứ chấp nhận lối sống đó, bởi cô vẫn không thể nào thoát ra khỏi sự mặc cảm, thiếu tự 
tin về chính bản thân mình. Chỉ đến khi chính Mary bị Louise và hội đồng tuyển dụng giáo 
sư của một trường đại học lừa dối trở lại, coi cô như một “quân cờ” vô giá trị trong kế 
hoạch của họ, Mary mới có thể dẹp bỏ những mặc cảm, tự ti đó để thay vào là sự tự tin, là 
con người thật của chính mình, và sẵn sàng đứng lên chiến đấu. 
Việc tự tạo ra một bức màn dối trá để che đậy những mặc cảm của các nhân vật trong 
Chuyện chúng ta bắt đầu, suy cho cùng, đều xuất phát từ một căn nguyên sâu xa. Đó chính 
là sự tàn nhẫn của xã hội nước Mỹ, của thời hậu hiện đại, thời mà những giá trị đạo đức 
đang bị lung lay, đẩy con người vào những bế tắc, những đường cùng, buộc họ không còn 
dám đối mặt với “bản nguyên” của chính mình. 
14 TRNG I HC TH  H NI 
3. KẾT LUẬN 
Trong hầu hết những truyện ngắn của Tobias Wolff, các nhân vật của ông đều ít nhiều 
có những lời nói hay hành vi dối trá. Do vậy, việc truy tìm “căn nguyên” của những lời nói 
dối ấy là một điều rất cần thiết. Một mặt, nó giúp người đọc có thể đi sâu hơn vào tâm lý 
nhân vật. Mặt khác, nó cũng góp phần giúp cho những văn bản truyện ngắn của Wolff có 
thể vươn dài ra trong quá trình tiếp nhận của bạn đọc, để bắt lấy những văn bản nền móng 
trước nó và cùng thời với nó. 
Bằng việc đối thoại qua cái nhìn liên văn bản giữa những hành vi nói dối với những ẩn 
ức vô thức, những mặc cảm thân phận của các nhân vật trong Chuyện chúng ta bắt đầu của 
Tobias Wolff, về cơ bản chúng tôi đã lý giải được phần nào căn nguyên của những hành vi 
nói dối đó. Họ, với những ẩn ức trong cuộc đời, những mặc cảm về thân phận khác nhau, 
đã tự tạo ra những bức màn giả dối nhằm che giấu sự thật hay bảo vệ chính mình. Suy cho 
cùng, tất cả những dối trá đều là hệ quả từ nỗi bất an, sợ hãi, cô đơn, yếu đuối của con 
người trong một thời đại khắc nghiệt – thời hậu hiện đại. Đây không chỉ là những đặc điểm 
cơ bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tobias Wolff nói riêng mà còn là của hầu 
hết các nhà văn hậu hiện đại khác nói chung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phương Lựu (Chủ biên) (2005), Lý luận văn học phương Tây hiện đại, - Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
2. Judith Shulevitz, The Liberation of lying, www.slate.com. 
3. Tobias Wolff (2011), Chuyện chúng ta bắt đầu (Our story begins), Phan Việt dịch, - Nxb Trẻ, 
Tp. Hồ Chí Minh. 
4. Trần Thanh Hà (2008), Học thuyết S. Freud và sự thể hiện nó trong văn học Việt Nam, - Nxb 
Đại học Quốc gia, Hà Nội. 
TELLING A LIE OR SEARCHING FOR THE UNCONSCIOUS “SELF” 
IN THE STORY OUR STORY BEGINS BY TOBIAS WOLFF 
Abstract: “Our Story Begins” is the latest collection of Tobias Wolff – one of the most 
excellent post-modern writers in the US. Most of the short stories in this collection, the 
characters are more or less false words or behaviors. That is one of the distinctive 
features of Tobias Wolff's character. The search for the root of these lies is closely 
related to the unconscious "self" in spiritual life of the characters. It is expressed in many 
aspects, in which the most prominent are two aspects: unconscious hidden memory and 
complexity about condition. 
Keywords: Our Story Begins, Tobias Wolff, unconscious, hidden memory, complexity. 

File đính kèm:

  • pdfnoi_doi_hay_cuoc_truy_tim_cai_toi_vo_thuc_trong_chuyen_chung.pdf