Vai trò của yếu tố thần kỳ ở truyện cổ tích thần kỳ trong chương trình văn - Tiếng Việt tiểu học

Yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ phong phú và đa dạng, tồn

tại ở cả dạng hữu hình lẫn vô hình, bao gồm nhân vật thần kỳ, đồ vật thần kỳ và con

vật thần kỳ, hay các câu thần chú, sự biến hóa, hóa thân của nhân vật. Yếu tố thần kỳ

luôn xuất hiện đúng lúc để đảm đương “trách nhiệm” của nó đối với cốt truyện, nhân

vật và đưa đến cách kết thúc có hậu theo quan niệm từ bao đời của tác giả dân gian.

Vai trò của yếu tố thần kỳ ở truyện cổ tích thần kỳ trong chương trình văn - Tiếng Việt tiểu học trang 1

Trang 1

Vai trò của yếu tố thần kỳ ở truyện cổ tích thần kỳ trong chương trình văn - Tiếng Việt tiểu học trang 2

Trang 2

Vai trò của yếu tố thần kỳ ở truyện cổ tích thần kỳ trong chương trình văn - Tiếng Việt tiểu học trang 3

Trang 3

Vai trò của yếu tố thần kỳ ở truyện cổ tích thần kỳ trong chương trình văn - Tiếng Việt tiểu học trang 4

Trang 4

Vai trò của yếu tố thần kỳ ở truyện cổ tích thần kỳ trong chương trình văn - Tiếng Việt tiểu học trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 4100
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của yếu tố thần kỳ ở truyện cổ tích thần kỳ trong chương trình văn - Tiếng Việt tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của yếu tố thần kỳ ở truyện cổ tích thần kỳ trong chương trình văn - Tiếng Việt tiểu học

Vai trò của yếu tố thần kỳ ở truyện cổ tích thần kỳ trong chương trình văn - Tiếng Việt tiểu học
143 
VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ THẦN KỲ Ở TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN - TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 
SV. Bùi Thị Huyền Trân 
SV. Võ Thị Ngọc Mai 
ThS. Phạm Thị Minh Hiếu 
Tóm tắt. Yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ phong phú và đa dạng, tồn 
tại ở cả dạng hữu hình lẫn vô hình, bao gồm nhân vật thần kỳ, đồ vật thần kỳ và con 
vật thần kỳ, hay các câu thần chú, sự biến hóa, hóa thân của nhân vật. Yếu tố thần kỳ 
luôn xuất hiện đúng lúc để đảm đương “trách nhiệm” của nó đối với cốt truyện, nhân 
vật và đưa đến cách kết thúc có hậu theo quan niệm từ bao đời của tác giả dân gian. 
1. Mở đầu 
Truyện cổ tích thần kỳ giữ một vị trí khá quan trọng trong chương trình Văn- 
Tiếng Việt tiểu học, có mặt ở hầu hết các phân môn của sách giáo khoa Tiếng Việt, 
đặc biệt là phân môn kể chuyện. Nói đến truyện cổ tích thần kỳ không thể không kể 
đến yếu tố thần kỳ, đây cũng là yếu tố làm cho truyện cổ tích thần kỳ có sức hấp dẫn 
đặc biệt và ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với học sinh lứa tuổi tiểu học. 
2. Nội dung 
2.1. Yếu tố thần kỳ - đặc trưng chủ yếu của truyện cổ tích thần kỳ 
Truyện cổ tích là một sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng 
nghệ thuật kỳ ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân đối với đời sống, ước mơ 
về một xã hội công bằng mà ở đó người hiền lành, lương thiện được hưởng cuộc sống 
ấm no, hạnh phúc, còn những kẻ xấu, làm điều ác thì bị trừng trị thích đáng. Có nhiều 
cách phân loại truyện cổ tích khác nhau, tuy nhiên hầu hết các nhà folklore học thống 
nhất chia truyện cổ tích ra làm ba tiểu loại: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh 
hoạt và truyện cổ tích loài vật. Trong đó, truyện cổ tích thần kỳ là tiểu loại cơ bản và 
quan trọng nhất. 
Truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích thần kỳ nói riêng là truyện kể hoàn 
toàn hư cấu và kỳ ảo. Truyện cổ tích đã tạo ra một thế giới khác hẳn với thế giới thực 
tại. Chỉ trong thế giới cổ tích thì cô Tấm dịu hiền, chăm chỉ và bất hạnh mới được 
hưởng hạnh phúc (truyện Tấm Cám), chàng trai nông dân nghèo nàn, thật thà như anh 
Khoai mới được lấy con gái phú ông (Cây tre trăm đốt), người em siêng năng, hiền 
lành, tốt bụng mới trở nên giàu có (Cây khế). Các nhân vật như Tiên, Bụt, Phật đầy 
phép màu hay các đồ vật như rìu thần, cung thần, đàn thần, viên ngọc ước hoàn toàn 
không có thật. Đó chính là các yếu tố thần kỳ, một trong những yếu tố quan trọng 
không thể thiếu, làm nên đặc trưng chủ yếu của truyện cổ tích thần kỳ.Nếu không có 
yếu tố thần kỳ thì truyện cổ tích thần kỳ không có cơ sở để tồn tại, và sẽ biến thành 
một loại truyện khác.Các mâu thuẫn sẽ không được giải quyết và kết thúc sẽ không có 
hậu như mơ ước của nhân dân. 
Yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ tồn tại ở dạng hữu hình và vô hình. 
Ở dạng hữu hình, yếu tố thần kỳ bao gồm nhân vật thần kỳ nhưông Bụt (truyện Tấm 
Cám, Cây tre trăm đốt), Vua Thủy Tề, Ngọc Hoàng (truyệnThạch Sanh), Tiên 
(truyệnAnh chàng ngốc và con ngỗng vàng, Bông hoa cúc trắng, Ba điều ước, Sự 
144 
tích hồ Ba Bể, Nàng tiên ốc, Ba lưỡi rìu, Cô bé Lọ Lem, Cây tre trăm đốt); con vật 
thần kỳ như Trăn Tinh, Hồ Tinh (truyện Thạch Sanh), chim Đại Bàng (Thạch Sanh, 
Cây khế), chim Vàng Anh, cá Bống, con gà trống (Tấm Cám), Cá vàng (Ông lão 
đánh cá và con cá vàng)Yếu tố thần kỳ còn có thể là đồ vật thần kỳ nhưbúa thần, 
cung thần, đàn thần, niêu cơm thần (truyện Thạch Sanh) Các yếu tố thần kỳ như 
trên đều không có và không thể có trong thực tế nhưng nó biểu hiện rất rõ, rất sống 
động trong niềm tin và lý tưởng của nhân dân. Yếu tố thần kỳ tồn tại ở dạng vô hình 
thường xuất hiện ít hơn so với dạng hữu hình, như các câu thần chú hoặc sự biến hóa, 
hóa thân có trong các truyện như Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, 
Truyện cổ tích thần kỳ luôn có sự phân tuyến đối lập, mô tả sự xung đột không 
thể dung hòa của các thế lực đối lập trong xã hội có phân chia giai cấp.Các nhân vật 
trong truyện luôn đứng về một phía (chính diện, phản diện hay trung gian) để đảm 
đương tốt chức năng mà tác giả dân gian đã gửi gắm ngay từ đầu truyện. Do đó các nét 
nhân cách của nhân vật lý tưởng được thể hiện rất rõ ràng, lắm lúc cực đoan (theo kiểu 
của truyện cổ tích): thật thà như anh Khoai mới tin lời Phú Ông hứa gả con gái cho, 
nghĩa tình, chung thủy như Thạch Sanh mới bị người anh kết nghĩa Lý Thông lừa cướp 
công giết trăn tinh và cứu công chúa Không chỉ nhân vật mà các yếu tố thần kỳ 
trong truyện cổ tích thần kỳ cũng được phân tuyến rõ ràng. Yếu tố thần kỳtồn tại ở 
tuyến chính diện là trợ thủ của nhân vật lý tưởng, có phép mầu giúp nhân vật vượt qua 
trở ngại, khó khăn.Đây là loại “nhân vật” thần kỳ luôn đứng về phía thiện, phía chính 
nghĩa, nhân danh công lí, lẽ phải để giúp đỡ nhân vật chính chiến thắng những nhân 
vật thuộc phía ác – phi nghĩa. Như nhân vật ông Bụt luôn xuất hiện giúp đỡ Tấm mỗi 
khi bị mẹ con Cám áp bức, đàn chim sẻ giúp Tấm nhặt thóc, quả thị để Tấm náu thân 
trong truyện Tấm Cám. Ông Bụt xuất hiện để bày cho anh trai cày cách ghép các đốt 
tre thành cây tre trăm đốt trong truyện Cây tre trăm đốt. Ông Tiên dạy cho Thạch Sanh 
võ nghệ để chiến đấu với các loài ác thú, vua Thủy Tề tặng đàn thần giúp Thạch Sanh 
giải oan và đánh lui quân mười tám nước chư hầu Bên cạnh đó, trí tưởng tượng của 
dân gian còn tạo nên các yếu tố thần kỳ đại diện cho cái ác và sự xấu xa để khẳng định 
sự chiến thắng của chính nghĩa.Ở tuyến phản diện, yếu tố thần kỳ gây cản trở hoặc tìm 
mọi cách hãm hại, gây khó khăn cho nhân vật chính diện (như chim Đại bàng, Trăn 
tinh trong truyện Thạch Sanh).Nhờ vậy mà sự xung đột giữa hai tuyến nhân vật càng 
trở nên gay gắt và quyết liệt hơn, sự chiến thắng của nhân vật chính diện càng khó 
khăn thì càng vẻ vang hơn. Yếu tố thần kỳ ở tuyến trung gian là yếu tố mà khi ở vào 
tay của nhân vật chính diện hay phản diện nó đều phát huy tác dụng thần kỳ. Khi ở 
trong tay người hiền thì nó có tác dụng tốt, rơi vào tay kẻ ác thì nó sẽ gây tai họa, hoặc 
khi nhân vật vi phạm điều cấm kỵ thì yếu tố thần kỳ đó cũng phản bác lại chủ nhân của 
nó (chẳng hạn con chim Phượng Hoàng trong truyện Cây khế, bầy khỉ trong Hà rầm 
hà rạc, con chim én trong truyện Quả bầu tiên). Yếu tố thần kỳ thuộc tuyến trung gian 
như một liều thuốc thử, giúp bộc lộ cái ác, thể hiện quan niệm đạo đức của nhân dân. 
2.2. Yếu tố thần kỳ giữ vai trò khai thông bế tắc, phát triển cốt truyện 
Trong truyện cổ tích thần kỳ, các yếu tố thần kỳ luôn xuất hiện với tần số dày 
đặc, dĩ nhiên nó xuất hiện rất đúng lúc để thực hiện chức năng nghệ thuật của nó. Khi 
chàng Thạch Sanh tiêu diệt được trăn tinh, cung thần xuất hiện. Cung thần trở thành 
trợ thủ đắc lực cho Thach Sanh trong việc lập chiến tích mới (bắn đại bàng cứu công 
chúa). Khi cứu được công chúa ra khỏi hang sâu, miệng hang bị lấp lại nhốt Thạch 
Sanh ở trong đó, xuất hiện chi tiết Thái Tử con vua Thủy Tề bị nhốt ở trong hang. Đây 
145 
là nhân tố giúp Thạch Sanh thoát ra được khỏi hang, xuống Thủy cung và được đền ơn 
bằng cây đàn thần và niêu cơm thần. Hai đồ vật thần kỳ này lại tiếp tục giúp chàng 
Thạch Sanh hiền lành, dũng cảm tiến lên được những nấc thang mới (lấy được công 
chúa, đuổi được quân 18 nước chư hầu) Hay như trong truyện Tấm Cám, mỗi khi 
Tấm bị mẹ con gì ghẻ lừa gạt, hãm hại, Tấm bị dồn đẩy đến đường cùng và bế tắc thì 
Bụt lại xuất hiện, ban cho những phép màu nhiệm mới: chim sẻ giúp Tấm nhặt thóc 
gạo, xương cá bống chôn ở bốn chân giường giúp Tấm có quần áo đẹp, giày đẹp, ngựa 
đẹp để đi trẩy hội; Tấm chết thì được hóa kiếp thành chim sẻ, cây xoan đào, khung cửi, 
quả thị Những yếu tố thần kỳ đó đã giúp nhân vật chính diện thoát khỏi hoàn cảnh 
bế tắc hiện tại, bước sang một hoàn cảnh mới, một kiếp sống mới với xung đột mới 
cao hơn. Và theo đó, những sự kiện mới lại xuất hiện, cốt truyện được duy trì và phát 
triển cho đến khi lý tưởng của tác giả dân gian được thực hiện. 
 Rõ ràng yếu tố thần kỳ đóng vai trò chính yếu trong việc giải quyết mâu thuẫn, 
xung đột giữa hai thế lực, hai tuyến đối lập trong truyện cổ tích thần kỳ. Nếu không có 
yếu tố thần kỳ thì trước những trở ngại, khó khăn thì nhân vật không thể tự mình giải 
quyết được, cốt truyện bế tắc.Nhờ sự xuất hiện đúng lúc đúng chỗ của yếu tố thần kỳ 
mà sự bế tắc được khơi thông, cốt truyện lại tiếp tục được phát triển, hấp dẫn hơn với 
những sự kiện mới, tình tiết mới. 
2.3. Yếu tố thần kỳ đưa đến kết thúc có hậu 
Truyện cổ tích thần kỳ luôn có cái kết tốt đẹp, mang màu sắc lãng mạn, chủ 
quan của tác giả dân gian. Người nghèo khổ, bất hạnh có nhân cách tốt đẹp cuối cùng 
trở nên giàu có, được hưởng hạnh phúc, còn kẻ ác bị trừng phạt, bị tiêu diệt, đúng như 
triết lý dân gian: “ở hiền gặp lành”, “ở ác gặp ác”. Tấm sau nhiều lần hóa thân thì xinh 
đẹp hơn xưa và được vua rước về cung, còn mẹ con Cám thì nhận lấy cái chết tức tưởi; 
Thạch Sanh lấy được công chúa, lên ngôi vua còn mẹ con Lí Thông thì bị trời đánh 
chết; Sọ Dừa và vợ sống hạnh phúc suốt đời còn hai người chị độc ác thì lẻn đi biệt 
tích; Trong truyện Cây khế, vợ chồng người em hiền lành trở nên giàu có, hạnh phúc, 
người anh tham lam thì rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi mất tích. Để có cái kết đó 
phải kể đến vai trò to lớn của yếu tố thần kỳ. Sáng tạo nên yếu tố này, người nhân dân 
lao động làm được điều mà họ không thể thực hiện được trong cuộc sống. 
2.4. Yếu tố thần kỳ đóng vai trò thử thách hoặc ban tặng đối với nhân vật 
chính diện 
Các nhân vật chính diện sở dĩ họ bộc lộ được phẩm chất tốt đẹp và hưởng cái 
kết hạnh phúc bởi vì họ luôn luôn bị thử thách của nhân vật thần kỳ và vượt qua được 
thử thách. Đứng trước thử thách, các nhân vật chính thuộc tuyến chính diện bộc lộ bản 
chất tốt đẹp của mình như lòng hiếu thảo, dũng cảm, gan dạ, trung thực, hiền lành, tốt 
bụng Vượt qua thử thách, họ mới được ban thưởng những “vật thần kỳ” hoặc được 
đền đáp xứng đáng. Các nhân vật thần kỳ như Phật, Tiên, Bụt trong truyện cổ tích thần 
kỳ thường đóng vai trò thử thách đó. Đức Phật biến thành người đàn bà ăn mày rách 
rưới thử thách lòng tốt của mẹ con người đàn bà góa (Sự tích Hồ Ba Bể). Bụt giả dạng 
một ông lão ốm nằm co ro bên vệ đường để thử thách lòng thương người của Đinh 
(Đinh và Bính) Đôi khi yếu tố thần kỳ thuộc tuyến phản diện cũng đóng vai trò thử 
thách đối với nhân vật chính diện. Ví dụ như yêu Tinh, mụ Chằng, Đại Bàng, Mãng 
Xà, Trăn Tinh, Qủy... Loại yếu tố thần kỳ này là đồng minh của kẻ thù, chống đối lại 
nhân vật chính diện trên đường lấp chiến công để thực hiện mục tiêu cuối cùng. Tuy 
146 
nhiên việc chiến thắng chúng một cách khó khăn là dịp để nhân vật chính thể hiện tài 
năng và lòng can đảm của mình. Ba con quái vật Trăn Tinh, chim Đại Bàng, Hồ Tinh 
trong truyện Thạch Sanhđều là những thử thách nguy hiểm đối với Thạch Sanh. Việc 
tiêu diệt chúng cũng là dịp để Thạch Sanh nhận được những trợ thủ thần kỳ, lập nên 
những chiến công mới và cưới được nàng công chúa. 
Nhân vật chính diện trong truyện cổ tích thường là những con người yếu đuối, 
có thân phận thấp kém, gặp nhiều bất công, bất hạnh nhưng có phẩm chất tốt đẹp như 
người em út, người mồ côi, người đi ở, người đàn bà góa Trong các mối quan hệ gia 
đình, xã hội, họ phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng không thể tự vệ hay đấu tranh giành 
được công bằng, hạnh phúc. Do đó tác giả dân gian đã nhờ vào yếu tố kỳ diệu để giúp 
đỡ họ, ban thưởng cho họ những phương tiện thần kỳ để cái tốt, cái thiện chiến thắng 
cái xấu, cái ác. Bụt ban tặng cho anh trai cày câu thần chú “khắc nhập khắc nhập”, 
“khắc xuất khắc xuất” để giúp anh mang được cây tre trăm đốt về, dạy cho Phú ông và 
bọn nhà giàu một bài học và cưới được cô con gái Phú ông (truyện Cây tre trăm đốt). 
Phật ban tặng cho hai mẹ con người đàn bà góa một hạt thóc để thoát khỏi cơn đại 
hồng thủy nhấn chìm cả dân làng ích kỷ, khinh người (truyện Sự tích Hồ Ba Bể). Bụt 
chỉ cho Tấm nuôi con cá bống thần kỳ, sai chim xuống nhặt thóc gạo giúp Tấm (truyện 
Tấm Cám)Khi nhân vật chính gặp khó khăn, nhờ có những phương tiện thần kỳ đó 
mà họ vượt qua được bế tắc, giải quyết mâu thuẫn, đạt được ước mơ. Tất nhiên những 
yếu tố thần kỳ đó chỉ là “phương tiện” hỗ trợ mà thôi, để đạt được mục đích tốt đẹp 
cuối cùng thì chủ yếu vẫn là do chính nhân vật tự hành động lấy. 
 2.5. Yếu tố thần kỳ đóng vai trò trừng phạt đối với nhân vật phản diện 
Trong truyện cổ tích thần kỳ, tác giả dân gian đã mượn đến các yếu tố kỳ diệu để 
trừng phạt, tiêu diệt cái ác. Một khi người lao động nghèo khó chưa đủ mạnh để chiến 
thắng cái ác thì họ mượn đến, mơ tưởng đến một lực lượng thần kỳ đủ mạnh để thay họ 
đạt được công lý, công bằng trong xã hội. Lý Thông bị trời đánh hóa thành kiếp bọ 
hung, đời đời kiếm ăn nơi dơ bẩn (truyện Thạch Sanh). Người anh tham lam vơ vét quá 
nhiều vàng bạc bị đại bàng hất cánh rơi xuống biển chết (truyện Cây khế). Đứa con bất 
hiếu đến mức cam tâm chôn sống cả mẹ già thì Ngọc Hoàng nổi giận sai Thần Sét đánh 
chết (truyện Đứa con bất hiếu) Những nhân vật như Ngọc Hoàng, Tiên, Phật, Bụt 
là đại diện cho công lý của nhân dân, phản ánh quan niệm “ác giả ác báo”. 
 2.6. Yếu tố thần kỳ đối với việc giáo dục đạo đức học sinh lứa tuổi tiểu học 
Truyện cổ tích, nhất là truyện cổ tích thần kỳ có một ý nghĩa đặc biệt đối với 
học sinh lứa tuổi tiểu học. Có thể nói đây là loại truyện được các em say mê yêu thích. 
Chính vì thế mà trong chương trình Văn- Tiếng Việt tiểu học thì truyện cổ tích chiếm 
một số lượng khá lớn, tập trung chủ yếu ở phân môn kể chuyện. Đến với truyện cổ tích 
thần kỳ, các em được phiêu lưu và ngạc nhiên trước những điều kỳ diệu, bay bổng. 
Bằng các yếu tố thần kỳ, truyện đã mở ra một thế giới thần tiên, một chân trời mơ ước 
để cho các em mặc sức tưởng tượng, khám phá. Truyện đã đưa các em đến gần với thế 
giới xứ sở mới lạ mà gần gũi. Quả thực rất khó tìm thấy một thế giới tràn đầy cái đẹp, 
lung linh những biểu tượng đượm màu sắc như trong truyện cổ tích thần kỳ. Đồng thời 
với sự phân tuyến chính diện- phản diện rạch ròi, các em dễ dàng nhận ra được cái tốt- 
cái xấu để đấu tranh, bảo vệ cái chân thiện tốt đẹp và xa lánh, loại bỏ cái xấu, các ác. 
Các nhân vật chính diện, cùng với sự hỗ trợ, giúp sức của yếu tố thần kỳ luôn luôn thể 
hiện được những phẩm chất tốt đẹp trước sự tham lam, giả dối, độc ác và được đền 
147 
đáp xứng đáng, được hạnh phúc làm cho các em tin tưởng và lạc quan vào sự chiến 
thắng của cái thiện, sự trả giá của cái ác Thông qua số phận của các nhân vật chính 
diện- phản diện trong mỗi câu chuyện, các em tự tiếp thu và liên hệ với bản thân để rút 
ra những bài học ứng xử cho mình. Đến với cổ tích thần kỳ chính là cơ hội cho trẻ 
nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm mĩ và phát huy trí tưởng tượng, đồng thời giúp 
chúng tìm tòi lẽ sống, làm phong phú tình cảm, đem đến cho ta niềm vui, giúp con 
người sống tốt hơn, nhân ái hơn. 
3. Kết luận 
Yếu tố thần kỳ là một trong những nhân tố đặc sắc và tạo nên tính hấp dẫn đặc 
biệt của truyện cổ tích thần kỳ. Về ý nghĩa xã hội, yếu tố thần kỳ là “vũ khí” của nhân 
dân lao động trong việc thực hiện ước mơ về một cuộc sống công bằng bình đẳng, về sự 
chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. Về phương diện nghệ thuật, yếu tố thần kỳ giữ 
vai trò giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong truyện, thúc đẩy cốt truyện phát triển và 
đưa đến một kết thúc có hậu. Yếu tố thần kỳ ở truyện cổ tích thần kỳ có ý nghĩa giáo dục 
to lớn đối với các em học sinh lứa tuổi tiểu học. Do đó việc dạy và học truyện cổ tích 
thần kỳ trong nhà trường tiểu học cần khai thác đúng mức giá trị của yếu tố thần kì trong 
truyện giúp các em hiểu hơn về thể loại này, hiểu hơn về ý nghĩa xã hội của truyện. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Nguyễn Xuân Đức, Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam, Đề tài khoa học 
cấp bộ 1996, giải thưởng NCKH của Hội Văn nghệ Dân gian VN 1997. 
[2]. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian (Sách bồi dưỡng thường 
xuyên chu kì 1997 - 2000 dành cho GV tiểu học), Nxb GD, Hà Nội. 
[3]. Đỗ Bình Trị (1990), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb GD. 
[4]. Hoàng Tiến Tựu (1998), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb GD. 
[5]. Phạm Thu Yến (chủ biên, 2002), Giáo trình văn học dân gian, (Dành cho 
ngành ngữ văn, hệ đào tạo tại chức từ xa), Nxb Đại học Sư phạm HN. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_yeu_to_than_ky_o_truyen_co_tich_than_ky_trong_ch.pdf