Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - Nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân

Nguyễn Phi Khanh (1355-1428), hiệu là Nhị Khê, nhà thơ lớn, danh nhân thời

Trần – Hồ. Phần lớn thơ văn của ông được dùng để bày tỏ nỗi niềm của người trí thức

nhà nho luôn trăn trở về bản thân, thời đại và dành tình cảm quan tâm đặc biệt đến cuộc

sống vất vả của nhân dân. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ các nội dung trên, từ đó

khẳng định vị trí và đóng góp thi sĩ Nhị Khê cho nền thi ca dân tộc.

Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - Nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân trang 1

Trang 1

Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - Nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân trang 2

Trang 2

Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - Nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân trang 3

Trang 3

Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - Nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân trang 4

Trang 4

Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - Nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân trang 5

Trang 5

Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - Nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân trang 6

Trang 6

Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - Nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân trang 7

Trang 7

Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - Nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân trang 8

Trang 8

Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - Nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân trang 9

Trang 9

Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - Nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 6200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - Nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - Nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân

Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - Nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân
32 TRNG I HC TH  H NI 
TH3 VN NGUY/N PHI KHANH - N9I NI.M TRN TR: 
V. B"N TH0N, THI 
I V CUC S4NG C&A NH0N D0N 
Vũ Văn Long1 
Trung tâm GDTX Thanh Miện, Hải Dương 
Tóm tắt: Nguyễn Phi Khanh (1355-1428), hiệu là Nhị Khê, nhà thơ lớn, danh nhân thời 
Trần – Hồ. Phần lớn thơ văn của ông được dùng để bày tỏ nỗi niềm của người trí thức 
nhà nho luôn trăn trở về bản thân, thời đại và dành tình cảm quan tâm đặc biệt đến cuộc 
sống vất vả của nhân dân. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ các nội dung trên, từ đó 
khẳng định vị trí và đóng góp thi sĩ Nhị Khê cho nền thi ca dân tộc. 
Từ khóa: Nguyễn Phi Khanh, nỗi niềm, thời đại, nhân dân. 
1. MỞ ĐẦU 
Tình hình chính trị xã hội thời Vãn Trần cho thấy đường lối “nhân trị”, “ân trạch” 
không đến được với nhân dân, đất nước bất ổn; cảnh giặc dã, thiên tai, lụt lội... liên tiếp 
xảy ra. Hiện thực như vậy, tạo ra tâm lí lo lắng, bức xúc cho xã hội. Hơn ai hết, các trí 
thức, bằng “cảm quan hiện thực nhạy bén” [4, tr.82] đã thôi thúc họ cất lên “tiếng nói của 
trái tim” [9, tr.160] qua văn chương, chuyển tải thông điệp sẻ chia, phương thức ứng xử 
cao đẹp với đời. Tiếng nói của trái tim là tình cảm, là khát vọng và ước muốn chân thành 
của người trí thức dân tộc. Đặc biệt với người có chung cảnh ngộ, chịu nhiều tổn thương, 
thơ văn của họ sẽ dễ dàng phổ quát hơn trong việc sẻ chia, đồng cảm, mở rộng cánh cửa 
tâm hồn của mọi người. Nhà thơ đất Nhị Khê là con người có cảnh ngộ như vậy. Từ lúc 
hàn vi ẩn dật chờ thời cho đến khi ra làm quan, lo âu, trăn trở, ưu phiền về bản thân, thời 
đại và tình cảnh khốn khổ của nhân dân luôn là nguồn chủ đề chính tạo nên nét đặc sắc 
riêng trong sáng tác của ông. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Nỗi niềm trăn trở về bản thân và thời đại 
Nhà nho, lí tưởng của họ, học là để làm quan, thực hành đạo “trí quân trạch dân”, phò 
vua giúp nước, xây đời thịnh trị; ẩn dật, sống nhàn chẳng qua đó chỉ là sự vạn bất đắc dĩ 
khi thời thế đổi thay. Nguyễn Phi Khanh thuộc về lớp người này. Trong con người ông bất 
1 Nhận bài ngày 03.02.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.02.2017 
 Liên hệ tác giả: Vũ Văn Long; Email: longdtxthanhmien@gmail.com 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 33 
cứ khi nào, lí tưởng “tu, tề, trị, bình”, cống hiến tài năng, làm đẹp cho đời vẫn là nguồn 
động lực mạnh mẽ, cổ vũ giúp ông vượt qua những năm tháng chờ thời để được ra làm 
quan nhà Hồ. Giai đoạn chờ thời của Nguyễn Phi Khanh kéo dài khoảng gần 27 năm, được 
tính từ khi ông đỗ tiến sĩ nhà Trần (1374) đến khi làm quan nhà Hồ (1401). Đây là giai 
đoạn thơ văn của ông ghi nhận nỗi niềm trăn trở của người trí thức Nho về bản thân và thời 
đại thật sâu sắc. 
Trước hết, thơ văn của Nguyễn Phi Khanh cho thấy nỗi niềm suy tư trăn trở của một 
bậc trí thức, người đã từng “Kinh quốc huề thư nhị thập niên” (Du học ở kinh kỳ, hai chục 
năm nay), nỗ lực chuyện đèn sách, dùi mài kinh sử để được triều đình ghi nhận, trao cho 
ông học vị cao nhất của thời phong kiến: “Long Khánh nhị niên tân Tiến sĩ” (Vị Tiến sĩ 
mới đầu năm Long Khánh thứ hai). Vậy mà ông vẫn không được nhà Trần bổ dụng làm 
quan, vẫn “Đăng long mỗi hận khiếm tiền duyên” (Thường ân hận thiếu cái duyên may 
được bước lên cửa rồng). Thời gian đầu, khi chưa giải thích được nguyên nhân sự việc, thơ 
văn Nguyễn Phi Khanh thường cho thấy tâm trạng xót xa, thấy thẹn cho khát vọng của kẻ 
sĩ, thấy buồn cho bản thân gặp phải thời loạn lạc. Trong bài thơ Thu nhật hiểu khởi hữu 
cảm (Ngày thu sáng dậy cảm xúc nên thơ), ông bày tỏ: “Ô hô thế đạo hà như ngã?/ Tam 
phủ di biên phú Đại đông!” (Than ôi! Cuộc đời như vậy, ta biết tính sao đây?/ Ba lần vỗ 
sách cũ mà ngâm thơ Đại đông!) 
Sự thật lịch sử thời Vãn Trần, trí thức Nho tuy chưa có địa vị cao trong xã hội, nhưng 
họ lại thu hút nhiều sự chú ý, trở thành “hình mẫu” lí tưởng thời đại. Việc Nguyễn Phi 
Khanh không được làm quan, phần nào phản ánh tính chất bảo thủ, việc chưa sẵn sàng 
“quan liêu hóa” bộ máy nhà nước của các bậc hoàng đế. Chuyện Nghệ hoàng phê phán 
Phạm Sư Mạnh và Lê Quát, gọi các ông là “bọn học trò mặt trắng” rõ ràng cho thấy “óc 
bảo thủ”, thái độ chưa coi trọng trí thức Nho học, xem họ như những kẻ cơ hội “tìm đường 
tiến thân” [7, tr.188], nên việc Nguyễn Phi Khanh làm rể quan Đại tư đồ Trần Nguyên 
Đán, hẳn bị xem như những kẻ cơ hội đương thời, vì thế sẽ không được trọng dụng. Nhưng 
rộng hơn, việc làm của Nghệ hoàng chưa cho thấy tâm thế sẵn sàng chấp nhận những mối 
quan hệ mới, tư duy mới rộng mở hơn. Trong quan niệm của ông ta, đời Khai Thái (Trần 
Minh Tông) mới là mẫu mực. Nho sĩ trong nhận thức của ông vẫn chỉ là những người giúp 
việc. Mặt khác Nguyễn Phi Khanh lại dám “xâm phạm” truyền thống, làm phương hại chế 
độ “nội hôn” “mẫu mực” của hoàng tộc, sẽ làm tăng thêm lí do để nhà Trần sẽ không bao 
giờ cho ông được làm quan. Nguyễn Phi Khanh đã từng miêu tả thật đúng hoàn cảnh của 
mình trong câu thơ: “Xuân phong bất giải câm sầu tứ” (Gió xuân chẳng gỡ được mối sầu 
ầm ỉ), chỉ có trời cao “thiên thượng” mới hiểu thấu được nỗi lòng sầu muộn của ông: 
“Nguyện bằng thiên thượng thanh quang dạ,/ Biến chiếu nhân gian tật khổ sầu.” (Xin nhờ 
34 TRNG I HC TH  H NI 
cái đêm trong sáng ở trên trời kia/ Soi thấu nỗi đau khổ của thế gian này) (Trung thu 
cảm sự). 
Khi tất cả mong ước chỉ còn biết cậy nhờ vào trời cao, lúc ấy chân lí trong hiện thực 
trần thế dường như không tồn tại. Sự không tồn tại này được thể hiện khá phổ biến trong 
thơ của ông như những cặp đối tự nhiên. Chẳng hạn như: “Nguyệt bạch phong thanh” (gió 
mát trăng trong) đối lại là: “độc từ sầu” (riêng mình buồn); “Yên ba vạn lí” (khói sóng 
muôn trùng) đối lại là:“đan tâm thốn” (một tấc lòng son) Có một số bài “cảnh” là một 
không gian rộng lớn, có thể là mùa xuân, mùa thu, nhưng con người lại luôn thấy đơn lẻ, 
cô độc:“ngã độc” (riêng tôi), “độc tự châm” (một mình rót uống), với “túy nhân duyên” 
(duyên phận não nùng), “khách tử tình” (nỗi lòng người đất khách), “trữ sầ ...  quân” 
xây dựng đất nước, đoàn kết dân tộc, chống thù trong giặc ngoài, chăm lo đời sống nhân 
dân. Cho nên khi viết về tình cảnh sống của người dân, các bậc trí thức vẫn còn thiết tha hy 
vọng vào triều đình, đức “Nghiêu - Thuấn” quan tâm, coi trọng chính sách thân dân, gần 
dân để làm sao cho dân có cuộc sống an bình, chứ chưa xuất hiện thái độ coi thường, khinh 
thị. Đối với nhà nho đất Nhị Khê, ông luôn tự nhận lấy trách nhiệm kẻ sĩ, thực hiện lời dạy 
của thánh hiền: “Kê minh nhi khởi, tư tư vi thiện giả, Thuấn chi đồ giã.” (Người học theo 
Thánh hiền, sáng vừa thức dậy, đã lo việc sửa mình và giúp đời) [10, tr.237], phải có trách 
nhiệm phản ánh những điều đang diễn ra trong cuộc sống, và đây cũng là cách để: “Quân 
tử hành pháp, dĩ sĩ mệnh nhi dĩ hỹ” (Người quân tử thi hành theo chính pháp, an phận mà 
chờ mệnh trời) [10, tr.277]. Như vậy, đối với Nguyễn Phi Khanh trước khi đợi mệnh trời, 
người quân tử phải chăm chú với trách nhiệm làm tròn bổn phận nhà nho trong mọi khả 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 39 
năng của mình, chứ không phải ngồi yên chẳng làm gì. Đây là nguyên tắc để ông chăm 
chút tài năng, rèn luyện bản lĩnh, đối mặt với thực tiễn đi vào tìm hiểu những điều dân 
mong chờ, hay những điều họ oán thán để phản ánh, cảnh báo nhà cầm quyền cần nới rộng 
chính sách theo hướng thiết thực, phù hợp hơn với cuộc sống. Là tiến sĩ Nho học, chuyện 
Kiệt - Trụ tàn ác luôn ám ảnh, để ông khát vọng về một vị “thánh vương” thực sự ở thời 
đại mình. Đó là vị vua biết trọng hiền tài, lắng nghe tiếng “hờn giận, oán sầu”, giúp dân 
giải quyết mọi vấn đề bức bách của cuộc sống. Nhưng mong muốn đó của ông dường như 
không trở thành hiện thực trong bối cảnh xã hội đương thời, vua bất tài giặc chưa đến đã 
chạy, quan tham lam vơ vét bòn rút của dân Thế nên trong bài Thôn cư cảm sự kí trình 
Băng Hồ Tướng công (Ở quê xúc động trước sự việc xảy ra, gửi trình Tướng công Băng 
Hồ), tác giả mới cho rằng: “Hoàng thiên vũ lộ chính thiều thiều!” (Mưa móc của Hoàng 
thiên hãy còn xa vời). Việc ông dùng cụm từ: “chính thiều thiều” cho thấy thái độ thất 
vọng, bất bình. Khi loạn Dương Nhật Lễ (1370) vừa dẹp xong, triều đình còn phải chấn 
chỉnh nội bộ, củng cố vương quyền, dồn sức chống giặc Chiêm Thành, và nhiều lí do khác 
nữa, nên họ không còn đủ sức quan tâm tới nhân dân, để mặc quan tham vơ vét, bọc lột; 
bão lũ, hạn hán hoành hành: “Lại tư võng cổ hồn đa kiệt,/ Dân mệnh cao chi bán dĩ tiêu.” 
(Lưỡi tham quan lại vơ vét hết kiệt/ Mỡ màng của dân đã cạn mất nửa). Từ lời dạy của 
Mạnh Tử: “Đắc thiên hạ hữu đạo: Đắc kỳ dân, tư đắc thiên hạ hỹ. Đắc kỳ dân hữu đạo: 
Đắc kỳ tâm, tư đắc dân hỹ. Đắc kỳ tâm hữu đạo: Sở dục, dữ chi tụ chi: Sở ố, vật thi nhĩ 
giã. Dân chí quy nhân giã, du thủy chi tựu hạ, thú chi tẩu khoáng giã” (Muốn được thiên 
hạ, có một phương pháp nên theo: Hễ được lòng dân, tự nhiên sẽ được dân chúng. Muốn 
được dân chúng, có một phương pháp nên theo: dân muốn việc gì nhà cầm quyền nên cung 
cấp cho họ; dân ghét việc gì nhà cầm quyền đừng thi thố cho họ. Dân chúng kéo nhau theo 
bậc nhân đức, tỷ như nước chảy về lối thấp, thú chạy về chỗ hoang vậy) [10, tr.19], có lẽ 
nhà thơ đã thấu hiểu được nguyên nhân của mối bất hòa giữa nhân dân và giai cấp thống 
trị, hiểu được “Thiên ý dân tâm” [5, tr.130] ý trời là lòng dân. Nếu bậc minh quân làm mất 
lòng dân thì sẽ không nhận được mệnh trời, tất tai ương thảm họa sẽ xảy đến. Bài thơ Giáp 
Tí hạ hạn, hữu sắc chư lộ đảo vũ, vị đảo nhi tiên vũ (Mùa hạ năm Giáp Tí (1384) hạn hán, 
vua có sắc cho các lộ cầu mưa, chưa cầu trời đã mưa), tác giả đặc biệt lưu ý các bậc quân 
vương cần phải có lòng chí thành, đức độ: “Tỉ thị bộc uông hà dụng giả,/ Chí thành cảm 
triệu cổ do câm (kim).” (Chẳng phải dùng làm gì cái lễ đưa một thân hình gầy còm ra phơi 
ngoài chợ/ Xưa nay chỉ có lòng chí thành là cảm đến trời). Lòng chí thành ở đây được hiểu 
là tấm lòng nhân từ, khoan dung, sự quan tâm, chăm lo của bậc minh quân đến cuộc sống 
của muôn dân trăm họ như ánh sáng ở trên trời cao kia soi thấu nỗi khổ sầu khắp thế gian. 
Có lòng chí thành tất vua sẽ nhận được mệnh trời và ắt sẽ được lòng dân, cầu được mưa 
thuận gió hòa. Mong muốn của Nguyễn Phi Khanh thể hiện trách nhiệm của kẻ sĩ chân 
40 TRNG I HC TH  H NI 
chính, phản ánh tâm lí của lớp nhà nho đang lên, họ không thể là kẻ đối đầu với vương 
quyền của thời đại. Dù chưa được trọng dụng, nhưng chưa bao giờ vị tiến sĩ đất Nhị Khê 
ngừng khát vọng làm quan, giúp ích cho đời. Dĩ nhiên làm quan với ông không phải để 
“vinh thân phì gia”, điều quan trọng là “hành kỳ nghĩa giã” (làm việc nghĩa vậy) [5, tr.17], 
thực thi trách nhiệm của nhà nho với dân với nước. Ở bài Hỉ Học sĩ Trần Nhược Hư tự 
Nghệ An chí (Mừng học sĩ Trần Nhược Hư từ Nghệ An đến), ông luôn tự ý thức: “Ưu quốc 
chính tu ngô bối sự” (Lo việc nước chính là phận sự của bọn chúng ta), những nhà nho 
hành đạo. Vì thế, đứng trước cảnh điêu tàn đồng khô, ruộng cháy, dân chúng than van, đói 
khổ không biết trông cậy vào đâu, người trí thức có trách nhiệm dù đang nằm trên giường 
bệnh lòng vẫn không quên trách nhiệm: “Đạo huề thiên lý xích như thiêu,/ Điền dã hưu ta 
ý bất liêu?/ Hậu thổ sơn hà phương địch địch,/ Hoàng thiên vũ lộ chính thiều thiều!/ Lại tư 
võng cổ hồn đa kiệt,/ Dân mệnh cao chi bán dĩ tiêu./ Hảo bả tân thi đương tấu độc,/ Chỉ 
kim ngọa bệnh vị năng triều.” (Ruộng nương nghìn dặm đỏ như cháy/ Đồng quê than van, 
không biết trông cậy vào đâu/ Non sông của Hậu thổ đang nứt nẻ/ Mưa móc của Hoàng 
thiên hãy còn xa vời/ Lưỡi tham quan lại vơ vét hết kiệt/ Mỡ màng của dân đã cạn mất 
nửa/ Xin đem bài thơ mới này thay cho tờ tấu/ Hiện nay đang nằm trên giường bệnh chưa 
thể đến chầu được) (Thôn cư cảm sự kí trình Băng Hồ Tướng công). Qua bài thơ, chúng tôi 
thấy Nguyễn Phi Khanh có một sự gần gũi và ảnh hưởng nhất định từ quan niệm văn 
chương của Bạch Cư Dị, nhà thơ nổi tiếng đời Đường (Trung Quốc). Trong các bức thư 
gửi Nguyên Chẩn, có đoạn Bạch Cư Dị viết: “Thơ có một nội dung rộng rãi, bao hàm được 
nhiều ý nghĩa sâu sắc, bộc lộ được những mặt u ẩn của cuộc sống, đi vào được những chỗ 
sâu kín của tâm hồn, làm cho mất sự ngăn cách giữa người nọ với người kia, trên dưới 
thông cảm với nhau, tình cảm được giao lưu, ai nấy vui vẻ. Các bậc nhị đế, tam vương sở 
dĩ thi hành được chính đạo, cai trị được thiên hạ một cách dễ dàng là vì nắm được cái chìa 
khoá đó” (Thư gửi Nguyên Chẩn) [8, tr.85]. Bạch Cư Dị, đại biểu của phong trào Tân nhạc 
phủ, người luôn đề cao sức mạnh, giá trị tác động của văn chương. Ở điểm này, lời thơ của 
thi sĩ Nhị Khê đã đạt được chức năng truyền cảm hứng, tác động làm chuyển biến tư 
tưởng, định hướng hành động cho người đọc. Đây chính là điểm sáng trong quan niệm về 
thơ văn của Nguyễn Phi Khanh. Thật đúng như lời dạy của Khổng Tử: “Có nhân ái thì mới 
thương yêu dân và muốn mở mang cho dân” [5, tr.138]. Phải đứng trên lập trường của 
người dân, nhà nho đất Nhị Khê mới có sức mạnh làm được những điều như thế. Cảm 
hứng thân dân sẽ khơi nguồn sáng tác, định hướng tư tưởng cho ông trong các bước đi thận 
trọng, sáng suốt cuối đời Trần. Đó là điều đương thời Nhị Khê được người thân và bạn bè 
kì vọng, người đời sau mến mộ. Trong bước đường thành công của người anh hùng giải 
phóng dân tộc Nguyễn Trãi, theo chúng tôi đã có sự tiếp nối về tư tưởng, nhân cách của 
nhà nho, người trí thức dân tộc đất Nhị Khê này. 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 41 
Mặt khác chỉ có như vậy, ông mới tìm được sự hài hòa, sự cân bằng giữa khát vọng 
với thực tiễn. Nói như Nguyễn Đăng Điệp đó là hướng đến “sự hài hòa tâm vật” [3, 
tr.142]. Với cảm hứng thân dân, nhà thơ đất Nhị Khê đã bổ sung thêm ý nghĩa cho thơ ca 
“thù tạc”. Ở mảng đề tài này, với ông không chỉ viết những lời chúc tụng, bày tỏ lòng ngợi 
ca, thái độ biết ơn, tấm lòng kính yêu, đức độ khiêm nhường “thù tạc”, tri ân còn để bày 
tỏ thái độ “lập trường nhân dân” của người trí thức. Nhân dân là cái gốc xuất phát, là ngọn 
nguồn tình cảm, là ước mơ và khát vọng; là chuẩn mực về đạo đức của người quân tử chi 
phối các mối quan hệ của ông về tình cha con, đạo thầy trò, nghĩa bạn bè Chúng ta nghe 
có vẻ cứng nhắc, công thức. Nhưng đó lại là nguyên tắc, triết lí nhập cuộc hành đạo, 
Nguyễn Phi Khanh đã phải đánh đổi cả cuộc đời mới có được. Đọc bài thơ Nguyên nhật, 
thướng Băng Hồ Tướng công (Ngày Nguyên đán, dâng lên Tướng công Băng Hồ) của ông, 
chúng ta sẽ càng hiểu và trân trọng ông hơn. Vì tất cả mối quan hệ, thước đo tình cảm, lòng 
hiếu trung với vị tiến sĩ này đều xuất phát từ quyền lợi của nhân dân, đất nước: “Chúc tụng 
khởi tư môn hạ sĩ,/ Quyền quyền chỉ vị ái tư dân.” (Chúc tụng đây há phải vì tình riêng của 
kẻ sĩ dưới trướng/ Mà chỉ vì tấm lòng thắm thiết yêu thương dân). Hiểu câu nói của Mạnh 
Tử: “Thuế đại nhân, tắc diễu chi, vật thị kỳ nguy nguy nhiên.” (Khi mình diễn giải với bậc 
đại nhân, mình chớ nên chú trọng đến địa vị của họ, mình đừng nhìn đến cảnh cao sang vòi 
vọi của họ) [10, tr.277], chúng ta mới thấy hết được tài năng, đức độ và bản lĩnh của 
Nguyễn Phi Khanh. Thật đúng với cách quan niệm của Ngô Thì Nhậm: “Chỗ thần diệu của 
thơ là cốt ở tấm lòng để hiểu lòng mà thôi” [9, tr.134]. Rõ ràng, nhà nho Nguyễn Phi 
Khanh luôn tâm niệm vì “nghĩa” mà hành động, vì đạo mà phấn đấu, vì nhân sinh mà cống 
hiến. Quan niệm này, còn chi phối nhiều sáng tác khác của ông về sau. Chẳng hạn khi ông 
tâm sự với người anh em đồng hao, viên Kiểm chính Hồng Châu Nguyễn Hán Anh về biến 
đổi của thời cuộc dẫn đến những bất lợi, cản trở “chí hướng” của hai người: “Nhân tình 
gian hiểm, quân phương cốc,/ Thế lộ phong đào, ngã diệc châu.” (Anh đang là cái bánh xe 
lăn trong sự gian hiểm của tình người/ Tôi cũng như con thuyền trong cơn sóng gió của 
đường đời) (Hồng Châu kiểm chính dĩ dư vận tác thuật hoài thi, kiến phúc, dụng kỳ vận dĩ 
tặng). Theo chúng tôi, cả Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh, họ đều là những bậc 
“Quân tử ưu đạo” (Quân tử lo đạo) [5, tr.79]. Vì đạo họ theo đuổi là đạo nhân dân: “Vạn 
tính ngao ngao đãi bộ cầu” (Muôn họ đang nhao nhác chờ miếng cơm manh áo). Không 
phải nghi ngờ gì nữa, quyền lợi của dân tộc và đất nước là mục đích cuối cùng trong triết lí 
“hành đạo” của Nguyễn Phi Khanh. Điều này giúp lí giải hệ thống đề tài, chủ đề thơ văn 
của ông đều lấy lợi ích nhân dân, đất nước làm mục tiêu sáng tác. Nhiều nhà nghiên cứu đã 
khẳng định, trong thời đại Lý-Trần chưa hề có mâu thuẫn hay đấu tranh giai cấp. Nói cách 
khác, mối mâu thuẫn chưa đến mức xảy ra xung đột giai cấp, các trí thức dân tộc, nhà nho 
yêu nước vẫn đang cố gắng duy trì một nền chính trị “dễ thở hơn”, cố gắng kéo các chính 
sách của nhà nước về gần với cuộc sống của nhân dân hơn. Có nghĩa là họ mong muốn thi 
42 TRNG I HC TH  H NI 
hành đường lối chính trị thân dân, trọng dân và vì dân ngay trong thời đại của mình. Theo 
Đào Phương Bình: “Có được thái độ tích cực như thế chính là nhờ tác giả (Nguyễn Phi 
Khanh) đã tự tạo cho mình một lối sống gắn bó với quần chúng, yêu mến những công việc 
lao động của quần chúng.” [1, tr.71]. 
Đúng vậy, với Nguyễn Phi Khanh, quyền lợi của nhân dân sẽ là ngọn nguồn cảm 
hứng, sức mạnh cổ vũ niềm tin, sự lựa chọn con đường đúng đắn của ông trong bối cảnh xã 
hội khủng hoảng, khi học thuyết Tống Nho và các quy định sơ cứng, công thức đang trở 
nên trói buộc, chi phối phương thức ứng xử, làm cho nhiều nhà nho đương thời không thể 
thoát ra, đành chấp nhận trở thành kẻ chịu chung số phận với vương triều Trần mục nát. 
3. KẾT LUẬN 
Tóm lại, tìm hiểu về giá trị thơ văn của Nguyễn Phi Khanh là tìm hiểu về tinh thần 
trách nhiệm của nhà nho chân chính thời đại Trần – Hồ, với những khát vọng cao đẹp, ý 
chí phấn đấu vượt qua mọi khó khăn cản trở của thời thế để vươn lên khẳng định mình, thể 
hiện phẩm chất trí tuệ của nhà nho, sẵn sàng cống hiến tài năng cho đất nước, xây dựng 
một vương triều vững mạnh để muôn dân khắp chốn được âu ca, hưởng cuộc sống thái 
bình an lạc. Tinh thần này về sau trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc, được lớp 
lớp các thế hệ trí thức, con người Việt Nam đặt làm mục tiêu phấn đấu và thực hiện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đào Phương Bình (1965), “Phi Khanh và thơ Phi Khanh”, Tạp chí Văn học, số 4, tr. 69-76. 
2. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) (1978), Thơ văn Lý – Trần, tập 3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
3. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội. 
4. Đàm Mĩ Hạnh (1984), “Năng lực nhận thức cuộc sống của nhà văn - một biểu hiện của tài 
năng sáng tạo văn học”, Tạp chí Văn học, số 5, tr. 81-90. 
5. Trần Trọng Kim (2003), Nho giáo, Nxb Văn học, Hà Nội. 
6. Lan Khai (2002), Lan Khai - Tác phẩm nghiên cứu, lí luận và phê bình văn học, Trần Mạnh 
Tiến sưu tầm, tuyển chọn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
7. Ngô Sĩ Liên (2009), Đại Việt sử kí toàn thư, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
8. Phương Lựu (2005), Phương Lựu tuyển tập, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
9. Phạm Quang Trung (2011), Quan niệm văn chương cổ Việt Nam từ một góc nhìn (Sách 
chuyên khảo), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
10. Tứ thư: Đại học, Trung Dung, Luận ngữ, Mạnh Tử (2001), Đoàn Trung Còn dịch giả, Nxb 
Thuận Hóa, Huế. 
11. Đoàn Thị Thu Vân (chủ biên) (2008), Văn học trung đại Việt Nam (Từ thế kỉ X - cuối thế kỉ 
XIX), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
12. Nguyễn Khắc Viện (2000), Bàn về Đạo Nho, Nxb Thế giới, Hà Nội. 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 43 
NGUYEN PHI KHANH POETRY- FEELING OF HIMSELF 
ON TIME AND LIFE OF THE PEOPLE 
Abstract: Nguyen Phi Khanh (1355-1428), called Nhi Khe, a great and notable poetry of 
Tran – Ho Dynasty. The most his poetry was used to express feeling of Confucian 
intellectual who always concerned about themselves and age as well as paid attention to 
the hard life of the people. The paper focuses, analyzes and clarifies the above contents, 
from which affirmed position and contribution to of Nhi Khe to the nation. 
Keywords: Nguyen Phi Khanh, feeling, the era, the people. 

File đính kèm:

  • pdftho_van_nguyen_phi_khanh_noi_niem_tran_tro_ve_ban_than_thoi.pdf