Bài giảng Văn hóa gia đình

Lời giới thiệu

Chương 1: Gia đình – một số kiến thức cơ bản về gia đình

Chương 2: Văn hóa gia đình truyền thống

Chương 3: Phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong giai đoạn hiện nay

Chương 4: Bạo lực gia đình – Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản cue luật phòng chống bạo lực gia đình

Bài giảng Văn hóa gia đình trang 1

Trang 1

Bài giảng Văn hóa gia đình trang 2

Trang 2

Bài giảng Văn hóa gia đình trang 3

Trang 3

Bài giảng Văn hóa gia đình trang 4

Trang 4

Bài giảng Văn hóa gia đình trang 5

Trang 5

Bài giảng Văn hóa gia đình trang 6

Trang 6

Bài giảng Văn hóa gia đình trang 7

Trang 7

Bài giảng Văn hóa gia đình trang 8

Trang 8

Bài giảng Văn hóa gia đình trang 9

Trang 9

Bài giảng Văn hóa gia đình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 34 trang viethung 5980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Văn hóa gia đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Văn hóa gia đình

Bài giảng Văn hóa gia đình
1 
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 
BÀI GIẢNG 
MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: Văn hóa gia đình 
 NGÀNH/NGHỀ: Quản lý văn hóa 
( Áp dụng cho Trình độ trung cấp.) 
LƯU HÀNH NỘI BỘ 
NĂM 2017 
2 
LỜI GIỚI THIỆU 
Gia đình được xem như là một xã hội thu nhỏ, là tổ chức tế bào của xã hội, 
là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Xã hội Việt Nam với nền văn minh lúa 
nước từ lâu đã sống định cư và lấy gia đình làm đơn vị gốc. Trải bao biến thiên của 
lịch sử cho đến tận ngày nay, trên con đường đổi mới và tiếp cận với văn hóa 
Phương Tây, gia đình Việt Nam vẫn gắn chặt với làng, bản, khu phố và với nước. 
Được như thế là vì chúng ta đã có một nền văn hóa gia đình ở Việt Nam. 
Dù ở thời kỳ nào, gia đình bao giờ cũng có bốn chức năng cơ bản: chức 
năng truyền chủng, chức năng kinh tế, chức năng thỏa mãn các nhu cầu tình 
cảm và chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, rèn luyện của mỗi thành viên trong 
gia đình. Gia đình tức là nhà (gia) gắn liền với nước. Nhà tiếp thu di sản văn hóa 
của nước, bảo vệ nước. Người Việt đi từ nhà đến nước. Hai tiếng nước và nhà bao 
giờ cũng quyện lấy nhau trong nếp sống văn hóa gia đình của người Việt. Văn hóa 
gia đình người Việt không phải là cái gì trừu tượng, chung chung mà được thể hiện 
cụ thể, rõ ràng trong nếp sống, trong sinh hoạt, suy nghĩ, tình cảm của mỗi thành 
viên trong gia đình. Đó là nền nếp của gia đình, gia tộc. Gia đình, gia tộc nào có 
nền nếp tốt thường được dân gian gọi là có gia phong. Gia phong theo Từ điển 
Tiếng việt của Đào Duy Anh là “thói nhà, tập quán giáo dục trong gia tộc”; theo 
Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học là “nền nếp riêng của một gia đình 
phong kiến, nếp nhà”. Như thế, gia phong là nếp nhà, là sự khẳng định những suy 
nghĩ, cảm xúc, hành vi của một cộng đồng gia đình, gia tộc về văn hóa đã kéo dài 
qua nhiều thế hệ, được mọi người trong gia đình công nhận, tuân theo, thực hiện 
một cách tự giác gần như tập quán để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cộng 
đồng gia đình, gia tộc ấy. Văn hóa gia đình, mà trước hết là gia phong, sẽ tạo cho 
mọi thành viên của gia đình một bản lĩnh vững vàng khi hòa nhập với mọi biến 
thiên của đời sống xã hội, nó sẽ là tấm lá chắn hữu hiệu ngăn chặn mọi sự thâm 
nhập tiêu cực của xã hội vào gia đình, gia tộc để bảo tồn, phát huy và tôn vinh 
những giá trị của một gia đình văn hóa truyền thống. 
Khi nói về vai trò của gia đình, cụ Phan Bội Châu đã khẳng định: “Nước là 
một cái nhà lớn, nhà là một cái nước nhỏ”; Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng phát 
biểu: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã 
hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân 
của xã hội là gia đình”. Nhiêu thập kỷ qua cơ cấu xã hội có biến đổi nhưng tổ 
chức của gia đình không biến đổi nhiều. Gia đình là tế bào của xã hội, do đó, văn 
hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn 
hóa truyền thống dân tộc. gia đình truyền thống Việt Nam xưa rất chú trọng xây 
dựng gia đạo, gia phong và gia lễ, trong đó gia đạo là sức mạnh của gia đình. Gia 
đạo là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, 
đạo anh em. Đạo hiếu là hiếu nghĩa cùa con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Gia lễ là 
phép ứng xử của con người theo một nguyên tắc có tính tôn ti trật tự theo lễ tiết, 
đặc biệt là việc thờ cúng ông bà tổ tiên, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh. Ở thời 
đại nào, văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội. Văn hóa gia đình 
giàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa 
3 
trật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh cho con người trong từng tế bào của 
xã hội. Bởi vậy, gia đình tốt là đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, xã hội lành 
mạnh và văn minh. 
Không môi trường nào có ảnh hưởng đến hành vi của con người bằng gia 
đình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, thiêng liêng đối với mọi người. tính 
chất thiêng liêng trong quan hệ ruột thịt là nhân tố có sức cảm hóa và thôi thúc các 
thành viên tự hấp thụ những giá trị gia đình một cách hiển nhiên. Với những đặc 
điểm như vậy, gia đình rất cần có những quy tắc, chuẩn mực để hình thành bệ 
phóng cho những nhân cách tốt đẹp. Giá trị gia đình có thể hình thành từ các sinh 
hoạt thông thường qua thói quen ứng xử, mối quan hệ giữa các thành viên trong 
gia đình và trong các mối quan hệ xã hội khác...Chính những giá trị này có tác 
dụng sâu sắc đến nhận thức, hành vi của mỗi thành viên. Cha mẹ là những người 
đầu tiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành niềm tin và hành vi đạo đức của 
con trẻ. Tấm gương của cha mẹ trong việc lựa chọn các mục tiêu sống, tổ chức 
cuộc sống hay trong quá trình nuôi dạy con trở thành những mẫu mực và hình 
thành nên văn hóa gia đình. Trẻ em thường có khuynh hướng bắt chước các mẫu 
ứng xử của ngời lớn mà người gần gũi nhất của con trẻ chính là cha mẹ, ông bà và 
những người thân. Dưới mắt con trẻ, cha mẹ vừa là người bảo bọc, vừa là những vị 
thần nhân ái, là nhà bác học thiên tài hay là nhà tiên tri độc đáo... Chính vì cảm 
nhận ấy, hầu hết trẻ em trong gia đình đều xem cha mẹ là những người khó sai lầm 
nhất và bao giờ cũng là những người tốt đẹp nhất. Tính gương mẫu của cha mẹ 
được thể hiện ở lối sống, nếp sống và những thói quen hàng ngày, con trẻ sẽ theo 
đó làm gương cho mình. Văn hóa gia đình cũng có thể được biểu hiện ở hình thức 
quan hệ thứ bậc, giữa anh chị em với nhau, giữa cha mẹ và ông bà, giữa các thành 
viên gia đình với mọi người xung quanh. Tính gia trưởng, sự bất bình đẳng giữa 
vợ chồng, cha mẹ, con cái trong gia đình sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự trưởng 
thành của trẻ em. Tuy nhiên, xu hướng quá đề cao dân chủ, đề cao giải phóng cá 
nhân, tự do cá nhân lại chứa đựng những nguy cơ khiến gia đình dễ khủng hoảng, 
con cái dễ trở thành người ngoài cuộc hoặc hình thành các thói quen phán xét gia 
đình, dẫn đến sự bất lợi cho sự phát triển nhân cách ở trẻ. 
4 
MỤC LỤC 
 TRANG ... g cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các 
hoạt động mang tính cộng đồng. 
Bạo hành thể xác 
Các nhân viên y tế đang chăm sóc điều trị cho một nạn nhân của tạt a-xít ở Bangladesh. Tạt a-xít là một hành động phổ 
biến của bạo hành thể xác. 
Bạo hành gia đình về mặt thể xác là hành động bạo hành sử dụng vũ lực, bao gồm đánh đập, gây thương tích, 
thiêu sống... gây ra thương tích cho đối tượng và có thể dẫn đến tử vong.[4] Một dạng phổ biến của bạo hành thể 
xác đó là tạt a-xít, gây ra những vết bỏng trên cơ thể nạn nhân, thậm chí có thể dẫn tới mù nếu nạn nhân bị tạt 
vào mắt. Ngoài ra, bạo hành thể xác ở dạng nhẹ hơn có thể là làm cho nạn nhân thiếu ngủ hoặc thiếu các nhu 
cầu sinh hoạt tối thiểu khác. 
Nạn nhân chủ yếu của bạo hành thể xác là phụ nữ, và số ít là đàn ông. Tại Anh, 37% số phụ nữ bị chết là do bị 
bạn tình giết hại, còn đối với nam giới, con số này là 6%. Con số này với nữ giới ở các quốc 
gia Canada, Úc, Nam Phi, Israel và Mỹ đạt từ 40% đến 70%.[5] Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), con số này 
tính trung bình trên toàn thế giới là 38%.[6] 
Tại nhiều quốc gia khu vực Trung Đông, nhiều hộ gia đình thực hiện việc "giết danh dự", tức là giết chết một 
người trong gia đình mà người đó mang lại nỗi sỉ nhục hoặc sự phỉ báng tới gia đình hoặc cộng đồng. Chẳng 
hạn, nếu một người phụ nữ từ chối tảo hôn, đòi ly hôn, hay thậm chí trở thành nạn nhân của những vụ tấn công 
tình dục, sẽ bị gia đình "giết danh dự" nhằm giữ thanh danh trong sạch của dòng họ.[7] Ở nhiều nơi trên thế 
giới, việc "giết danh dự" cũng xảy ra trong đêm tân hôn nếu người chồng phát hiện vợ mình không phải là gái 
trinh vì họ quan niệm rằng tình dục ngoài hôn nhân là vi phạm pháp luật.[8] 
Ở các tiểu quốc gia trên lãnh thổ Ấn Độ (Bangladesh, Pakistan, và cả Ấn Độ), tục "thiêu sống cô dâu" được 
diễn ra khi người vợ mới cưới không có đủ tiền cưới hỏi cho nhà chồng.[9] Tính tới năm 2011, đã có 8.618 vụ 
thiêu sống cô dâu được diễn ra tại các quốc gia Nam Á, trong đó đa số là ở Ấn Độ.[10] 
Bạo hành tình dục 
Bạo lực tình dục [11] được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ. Nếu người chồng chỉ đơn thuần cưỡng ép, đòi 
người vợ quan hệ tình dục thì được xếp tạm vô nhóm “người bình thường”, chủ yếu do nhu cầu sinh lý. Tuy 
vậy, cũng có những người bạo hành tình dục do mắc một số bệnh như: rối loạn nhân cách, lo âu, trầm 
cảm, hoang tưởng, rối loạn khí sắc, tâm thần phân liệt Trong trường hợp này, người chồng thường hoang 
tưởng, ghen tuông, nghi ngờ lòng chung thủy của người vợ nên bắt vợ phải quan hệ thường xuyên để thể hiện 
bản lĩnh. Nhóm cuối cùng là những người thật sự mắc bệnh bạo dâm. Để cảm thấy thỏa mãn, trong lúc quan hệ 
họ thường đánh đập, làm tổn thương, chửi mắng, la bới, nhục mạ vợ mớicảm thấy vui. 
Ở một số nước, nam giới mắc chứng tâm thần bạo dâm có thể gây ra nhiều vụ bạo lực tình dục, họ có thể bị 
chích hormon để làm teo tuyến sinh dục cho tới khi bệnh tâm thần được chữa khỏi. Thế nhưng, tại Việt Nam, 
nhiều người vẫn không phân biệt được các hành vi bạo lực tình dục; thậm chí nhiều người vợ vẫn coi đó là 
chuyện bình thường, chịu đựng để chồng “hạnh phúc”, điều này vô tình khiến chứng bệnh của chồng ngày 
càng nặng. 
Bạo hành tinh thần 
Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm/tâm lý.[12] Đây là loại bạo lực khá phổ biến nhưng nó khó 
nhận dạng được so với bạo lực thể chất. Nạn nhân phải chịu các kiểu hành hạ như chửi mắng, hạ nhục với 
những lời lẽ thô thiển, nặng nề xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự. Không những thế, bạo lực tinh thần 
nhiều khi còn tồn tại dưới nhiều dạng như đe dọa tinh thần, khủng bố tâm lý... gây nên sự phẫn uất, khủng 
32 
hoảng ý thức và tâm sinh lý phụ nữ. Điều lưu ý là các hình thức bạo lực tinh thần dưới dạng “chiến tranh 
lạnh”- một kiểu hành hạ bằng tình cảm - nghĩa là người chồng tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt, vô trách nhiệm đối với 
người vợ, thậm chí đem so sánh với người phụ nữ khác,...Nó khó phát hiện và diễn ra lặng lẽ, không có đánh 
đập, xô xát hay chửi bới sỉ nhục ầm ĩ nên không gây được sự chú ý của nhiều người. 
Con số chung cho tỷ lệ bị bạo lực tinh thần đối với phụ nữ do chồng gây ra tại Việt Nam là 53,6% trong cuộc 
đời, trong đó nông thôn cao hơn thành thị (56,2% so với 47,2%). Tỷ lệ bị bạo lực tinh thần trong đời do chồng 
gây ra dao động từ 42,4% tại Bắc Trung bộ, 52% tại Trung du và miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung, 
tới 70,1% tại Vùng Tây Nguyên. Tỷ lệ của bạo lực tinh thần hiện tại của Việt Nam là 25,4% (nông thôn là 
27,5% và 20,4% tại thành thị). Nó dao động từ 22% tại Vùng Đồng bằng sông Hồng, 26,1% tại Trung du và 
miền núi phía Bắc đến 32,6% tại Vùng Tây Nguyên. 
Phân chia theo nạn nhân 
 Bạo hành với bạn tình hoặc vợ/chồng. 
 Bạo hành với trẻ em. 
 Bạo hành với người già. 
4.4. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình 
 a. Nguyên nhân chủ quan 
 b. Nguyên nhân khách quan 
Hoàn cảnh xảy ra bạo hành, đặc biệt là bạo hành thân thể, thường là khi người nam say rượu, 
nhưng rượu không phải là nguyên nhân căn bản, nó chỉ là cái cớ cho những vướng mắc vốn tồn tại từ trước. 
Bạo hành được nhận thấy có tỷ lệ cao ở các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như kinh tế khó khăn, 
trình độ văn hóa thấp, người chồng không có việc làm Tuy nhiên điều này không có nghĩa là giàu có hay 
được học hành đầy đủ bảo đảm chắc chắn gia đình hòa thuận. Ở những gia đình như vậy, bạo hành xảy ra với 
hình thức mà người ngoài khó nhận biết hơn. Bạo hành giữa cha mẹ và con cái cũng không hiếm và thường 
được biện hộ với mục đích giáo dục theo kiểu "thương cho roi cho vọt"[19][20]. Đó có thể là hành vi đánh thậm tệ, 
bỏ mặc không cho ăn uống hoặc không thèm quan tâm đến con dưới mọi hình thức... Hậu quả thường là rất 
nghiêm trọng, một bộ phận trẻ có thể bỏ nhà, bỏ học hay nghiện ma túy. Gái mại dâm (ở trẻ nữ) thường có liên 
quan trực tiếp đến tuổi thơ bất hạnh. 
4.5. Hậu quả của bạo lực gia đình 
Trên thế giới 
 30% phụ nữ trên thế giới bị bạo hành gia đình[13] 
 Kết quả thông báo ngày 15/9/2011 sau một cuộc thống kê của Hiệp Hội Quốc gia Chấm Dứt Nạn Bạo 
Hành Gia đình (National Network to End Domestic Violence – NNEDV) thực hiện trong vùng 
Washington DC. Các nhà tạm trú và các chương trình chống bạo hành gia đình vẫn luôn tiếp tục tìm cách 
giúp đỡ nạn nhân. Chỉ tính riêng trong năm 2011, có khoảng 67,399 người lớn tuổi và trẻ em được giúp 
đỡ. Con số này cũng tương đương với những năm trước.[14] 
o Trung bình trong một ngày, 24 giờ đồng hồ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực chống bạo 
hành gia đình phục vụ cho trên 67,000 nạn nhân và trả lời trên 22,000 cú điện thoại nạn nhân gọi đến 
đường dây nóng khẩn cấp.[14] 
 91% những vụ chết người liên quan đến bạo hành trong gia đình là những người trưởng thành trên 18 
tuổi; những người tuổi quá 50 chiếm 13% số người chết nói trên. Bốn trẻ em dưới 18 tuổi nằm trong tỷ lệ 
9% số người bị mất mạng. Trong những vụ giết người vì bạo hành gia đình xảy ra từ tháng 7 năm 2010 
đến tháng 6 năm 2011, có 23 người hay 54% phạm tội có mang súng; dao được sử dụng trong 10 vụ giết 
người, chiếm tỷ lệ 23%; bốn vụ chết người do hung bạo gây ra; hai vụ chết người vì hơi ngạt; một vụ vì 
bóp cổ và một vụ vì lửa cháy; hai vụ khác không rõ lý do.[14] 
Việt Nam 
 Trong năm 2005, 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đình[15][16]. 
o Trong 5 năm từ 2000 - 2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, 
ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn[17]. 
o Năm 2005, có tới hơn 39,7 nghìn vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo hành trong tổng số gần 65 
nghìn vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3%[17], cũng theo nghiên cứu đó thì: 
 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần. 
 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục. 
 Ở đồng bằng sông Cửu Long có 1.319 ca nhập viện do bạo hành gia đình, trong đó 
khoảng 1.000 ca tự tử, và 30 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, bài báo này không đăng số liệu cho 
các vùng khác. 
33 
 5% phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập[15]. 
 82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực[15] 
Ảnh hưởng 
Ảnh hưởng của bạo hành gia đình trải rộng từ tâm lý cho đến thể chất của nạn nhân. Nhiều trường hợp hành vi 
bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời thậm chí tử vong. Bạo lực gia đình thường là nguyên nhân khởi phát trầm 
cảm và rối loạn stress sau sang chấn sau này[18], đặc biệt là ở trẻ em-đối tượng nhạy cảm hơn có thể bị mắc các 
hội chứng về tâm lý như trầm cảm, rối loạn nhân cách, tâm thần. Những bé gái sống trong môi trường bạo lực, 
khi trưởng thành khó đặt niềm tin vào những người đàn ông khác và thường gặp trắc trở trong tình yêu. Họ có 
niềm hoài nghi quá mức với đối tượng khác giới, lý do bắt nguồn tự việc chứng kiến hành vi bạo lực của cha 
đối với mẹ hoặc với bản thân mình. Các trẻ trai về sau này có thể bắt chước các hành vi bạo lực với người vợ 
trong tương lai. 
4.6. Những biện pháp phòng chống bạo lực gia đình 
Biện pháp phòng chống bạo lực gia đình cho chị em phụ nữ 
1. Nhận biết các dấu hiệu 
Điều đầu tiên bạn phải biết các dấu hiệu, vì nếu không nhận biết được, đôi khi bạn sẽ không biết 
chính mình đang là nạn nhân của việc bạo hành. Bạo lực gia đình không chỉ là giới hạn trong 
việc tổn hại về mặt thể xác mà nó còn liên quan đến việc bạo hành về mặt tinh thần, kinh tế và 
tình dục. 
2. Thừa nhận đối tác của mình là người gây bạo lực 
Mặc dù là người gánh chịu rất nhiều những hành động bạo lực từ đối tác nhưng thường vì tư 
tưởng "xấu chàng hổ ai" nên bạn không chịu thừa nhận họ là người đã gây ra những tổn hại đến 
thể xác và tinh thần cho mình. Chấm dứt suy nghĩ này đi và lên án người tình nếu như bạo lực 
xảy ra. Chẳng lẽ bạn muốn tình trạng này kéo dài mãi mãi. Bạn nên nhớ hôn nhân là nơi chất 
chứa hạnh phúc chứ không phải là chỗ để cam chịu đắng cay. 
3. Nói cho hàng xóm biết 
Bạn cảm thấy mình đang rơi vào tình trạng bị bạo lực,kể chuyện này cho hàng xóm của mình 
biết để họ có thể giúp khi bạo lực diễn ra. Chỉ cần nghe tiếng vỡ chén hoặc tiếng cãi nhau, họ sẽ 
chạy ngay sang nhà để can ngăn hoặc làm nhân chứng cho hành động của người gây ra bạo hành. 
Ngược lại, bạn cũng làm như thế với họ để phòng chống việc bạo hành nói chung. 
4. Phòng bị một chiếc điện thoại trong ngăn tủ 
Có những trường hợp khi đánh đập, chồng sẽ vứt hoặc tắt tất cả những chiếc điện thoại mà vợ 
đang sử dụng. Khi đó, bạn sẽ không thể cầu cứu bất cứ ai nếu lỡ như không có hàng xóm xung 
quanh. Như vậy, việc phòng bị mình một chiếc điện thoại là cách để bạn có thể liên lạc với mọi 
người ở bên ngoài. 
5. Lưu trong danh bạ một vài số điện thoại khẩn cấp 
Bạn nên ghi lại một vài số điện thoại của một số cán bộ trong khu phố, công an địa phương hay 
khẩn cấp hơn có thể là 113 để liên hệ ngay khi hành vi bạo lực quá nghiêm trọng. 
6. Thực hiện ngay một cuộc gọi cho người thân 
Phòng trừ trường hợp bạn không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào từ hàng xóm chung quanh do 
nhà bạn khá biệt lập với những nhà khác, nhanh chóng gọi cho người thân. Đồng thời, hãy nhớ là 
phải luôn căn dặn họ dẫn thêm một người đi cùng để hạn chế rủi ro khi người bạo hành sử dụng 
vũ khí nguy hiểm. 
7. Ghi nhận lại bằng chứng 
Đây là điều mà bạn chẳng bao giờ muốn làm vì dù sao đó cũng là người mà mình yêu thương. 
Nhưng nhất định bạn phải ghi nhận lại tất cả bằng chứng, ghi lại ngày, giờ diễn ra bạo hành để 
chứng minh cho họ thấy những gì họ đã làm khi say xỉn hoặc sử dụng làm căn cứ nếu có kiện 
tụng trước tòa. 
8. Dự trù một tài khoản bí mật cho riêng mình 
Ngoài bạo hành thể xác thì còn có xảy ra vấn đề bạo hành về kinh tế. Không ít người đã từng bị 
chồng mình cấm vận, kiểm soát, chiếm đoạt tài sản riêng. Do đó, bạn cần phải có một tài khoản 
bí mật để sử dụng trong thời gian giải quyết vấn đề bạo hành này. 
9. Im lặng là vàng khi chồng quá say xỉn 
34 
Lâu lâu chồng lại đi nhậu với bạn bè và trở về nhà với trạng thái say xỉn vô độ. Say xỉn cũng có 
nhiều loại, có người thì im lặng chẳng nói gì nhưng có người lại nói nhiều hơn, thậm chí có thể 
nói là nhảm. Lúc ấy, có lẽ tốt nhất là bạn nên đắp chăn ngủ một giấc thay vì chú ý vào thứ ngôn 
ngữ say xỉn kì lạ mà bình thường chẳng bao giờ chồng nói để tránh xung đột, cãi nhau. Hãy chờ 
cho đến sáng mai để nói chuyện một cách rõ ràng. 
10. Gặp gỡ chuyên gia tâm lý để nghe tư vấn về bạo lực tình dục 
Một trong những bạo lực tình dục nguy hiểm đó chính là khổ dâm. Khi đó, người bạo hành có 
thể sử dụng một số hành động như đánh đập, quất roi, dùng lửa, sử dụng côn trùng, hoặc dụng cụ 
cơ khí... để thỏa mãn ham muốn. Tuy đây là cách thỏa mãn khoái cảm riêng của từng cá nhân 
nhưng nếu bạn là người không muốn thì cũng đừng nên chịu đựng. Hãy đưa chàng đến gặp 
chuyên gia tư vấn tâm lý để tìm giải pháp cho cả hai. 
Các sao Hollywood đồng loạt tham gia dự án chống bạo hành gia đình với gương mặt bầm tím 
gửi đi những thông điệp ấn tượng: "Mọi thứ sẽ thay đổi nếu bạn dám tố cáo. Không phụ nữ nào 
đáng phải chịu cảnh bạo hành gia đình". Hãy cùng xem qua đoạn video clip sau để hiểu rõ hơn 
về chiến dịch này. Chung tay hành động vì một thế giới không bạo hành phụ nữ! 
Bạo lực gia đình là điều không ai mong muốn nhưng nếu chị em đang gặp phải những hành vi 
bạo lực gia đình thì không nên im lặng chịu đựng, mà phải tự đứng lên bảo vệ bản thân bằng 
cách áp dụng những lời khuyên trên cũng như tìm hiểu kỹ về pháp luật Xử lý hành vi bạo lực gia 
đình như thế nào? để nắm rõ luật và và tìm được sự hỗ trợ, bảo vệ của luật pháp những lúc cần 
thiết. 
4.7. Luật phòng chống bạo lực gia đình 
4. Tài liệu cần tham khảo: 
1. Bùi Đình Châu (2002), Văn hóa gia đình, nxbVHTT, Hà Nội. 
2. Lê Huỳnh Đức – Vũ Thị Huệ (2003) , Người phụ nữ trong văn hóa gia 
đình đô thị, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 
 3. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb Tp.Hồ 
Chí Minh, tp HCM. 
 4. Nguyễn Khắc Viện (1997) , Tâm lý gia đình, nxb Trẻ tp. HCM 
 5. Luật phòng chống bạo lực gia đình. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_van_hoa_gia_dinh.pdf