Xây dựng từ điển điện tử phục vụ việc giải nghĩa từ trong phân môn tập đọc ở Tiểu học
Vốn hiểu biết của học sinh Tiểu học còn hạn chế, nên các em gặp khá nhiều khó
khăn trong quá trình đọc hiểu văn bản. Hiểu nghĩa của từ là một trong những việc cơ bản
mà giáo viên cần giúp học sinh để mở ra con đường tiếp cận cuộc sống cho các em thông
qua trang sách. Xây dựng Từ điển điện tử sẽ cung cấp cách giải nghĩa từ thông qua hình
ảnh, đoạn phim, câu đố một cách đơn giản, dễ hiểu hơn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng từ điển điện tử phục vụ việc giải nghĩa từ trong phân môn tập đọc ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng từ điển điện tử phục vụ việc giải nghĩa từ trong phân môn tập đọc ở Tiểu học
TP CH KHOA HC − S 13/2017 81 X0Y DANG T* I7N IN T PH2C V2 VIC GI"I NGH1A T* TRONG PH0N MN T=P (C : TI7U H(C Trần Phương Thanh1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Vốn hiểu biết của học sinh Tiểu học còn hạn chế, nên các em gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình đọc hiểu văn bản. Hiểu nghĩa của từ là một trong những việc cơ bản mà giáo viên cần giúp học sinh để mở ra con đường tiếp cận cuộc sống cho các em thông qua trang sách. Xây dựng Từ điển điện tử sẽ cung cấp cách giải nghĩa từ thông qua hình ảnh, đoạn phim, câu đố một cách đơn giản, dễ hiểu hơn. Từ khóa: phân môn Tập đọc, từ ngữ, Tiểu học, từ điển điện tử 1. MỞ ĐẦU Đọc là một trong bốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt và có thể nói là kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh Tiểu học. Trong nhà trường, công việc giảng dạy và giáo dục phần lớn dựa vào chương trình và sách (sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn, sách bài tập, sách khoa học, các tác phẩm văn học). Ngày nay, bên cạnh sách, học sinh còn thu nhận được khối lượng thông tin khổng lồ qua mạng internet. Tuy nhiên, để có thể chọn lọc, thu thập được lượng thông tin phù hợp, học sinh cần có kĩ năng đọc. Vì vậy, đọc mang ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển rất lớn đối với học sinh (HS). Để có thể đọc hiểu một văn bản, đầu tiên HS phải hiểu các từ ngữ trong văn bản. Giáo viên (GV) chính là người định hướng, hỗ trợ cho học sinh thực hiện hoạt động này. HS chỉ có thể hiểu, hiện thực hóa nghĩa của từ trong giao tiếp khi dạy học giải nghĩa từ được quan tâm đúng mức. Thực tế, còn nhiều GV chưa quan tâm, chưa lựa chọn được biện pháp giải nghĩa từ phù hợp, chưa sử dụng các công cụ hỗ trợ cho hoạt động này của học trò. Một số thầy cô còn giải nghĩa từ một cách qua loa, đại khái; một số khác giải nghĩa từ còn dài dòng, khó hiểu; thậm chí có trường hợp hiểu sai nghĩa của từ. HS Tiểu học trong giai đoạn hiện nay không hứng thú với việc đọc sách, dành nhiều thời gian đọc truyện tranh với màu sắc hấp dẫn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến vốn 1 Nhận bài ngày 13.01.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.02.2017 Liên hệ tác giả: Trần Phương Thanh; Emai: tpthanh@daihocthudo.edu.vn 82 TRNG I HC TH H NI hiểu biết của các em hạn chế, không có kĩ năng tự đọc - tự học. Một trong số rất nhiều nguyên nhân là do các em cảm thấy chưa hứng thú với “mớ chữ” theo các em là khó hiểu. Hiểu văn bản phải bắt đầu từ hiểu nghĩa của từ. Hiểu từ chỉ bằng định nghĩa không thực sự phù hợp với học sinh Tiểu học. Người thầy cần nghĩ đến nhiều biện pháp giúp HS hiểu từ, nuôi dưỡng hứng thú đọc cho các em. Việc xây dựng từ điển điện tử sẽ hỗ trợ tốt cho công tác giảng dạy của GV và việc học của HS, bởi sử dụng các hình thức giải nghĩa đa dạng, ngắn gọn, dễ hiểu. 2. NỘI DUNG Bên cạnh những cuốn từ điển dành cho HS Tiểu học được in trên giấy, giải nghĩa chủ yếu bằng định nghĩa, từ điển điện tử là một công cụ vô cùng hữu ích cho GV và HS. Có công cụ này, GV sẽ không mất nhiều thời gian để dạy nghĩa của từ. Qua tư liệu, hình ảnh trực quan, HS sẽ hứng thú học tập hơn, nắm bắt nội dung bài tập đọc nhanh hơn, giờ học sẽ hiệu quả hơn. Từ điển điện tử cần được xây dựng theo nguyên tắc như: Hệ thống các từ ngữ cần giải nghĩa trong từng bài đọc dùng cho mọi đối tượng phải đảm bảo tính vừa sức, theo bài, theo tuần và chủ điểm; số lượng từ cần đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng HS; lựa chọn nhiều hình thức giải nghĩa từ phù hợp (định nghĩa, vật thật, hình ảnh tĩnh hoặc động, bản đồ, sơ đồ, video clip); lựa chọn ngữ liệu giải nghĩa từ đảm bảo tính chính xác, khoa học và tổ chức lưu trữ trên máy tính theo bài học, tuần học để dễ dàng tra cứu, sử dụng. từ điển điện tử sử dụng để giảng dạy và được điều chỉnh, bổ sung sau mỗi giờ dạy, đồng thời khuyến khích HS sưu tầm, thông tin, tư liệu, tranh ảnh làm phong phú nội dung từ điển. 2.1. Lựa chọn các từ cần giải nghĩa Trong giờ dạy tập đọc, GV cần chú ý phát hiện các “từ khóa” quan trọng để hướng dẫn HS. Thực tế, trong mỗi bài Tập đọc, sách giáo khoa đều đưa ra các từ để chú giải. Nhiều GV khi dạy cho học sinh đọc toàn bộ chú giải và coi như đã hoàn thành hoạt động giải nghĩa từ trong giờ. Nếu có sự đầu tư, sáng tạo, tìm tòi, khai thác phát hiện từ ngữ, giờ dạy sẽ phong phú, hấp dẫn và hiệu quả hơn. Ví dụ bài “Chú đi tuần” tuần 23 (Tiếng Việt lớp 5, tập 1), trong bài chỉ giải nghĩa hai từ “học sinh miền Nam” (học sinh là con em cán bộ nhân dân miền Nam ra miền Bắc, học ở các trường nội trú trong thời kì nước ta bị chia cắt (1954-1975); “đi tuần” (đi để quan sát, xem xét tình hình trong một khu vực nhằm giữ gìn trật tự, đề phòng bất trắc). Để giúp học sinh lớp 5 hiểu được: với lòng yêu thương các cháu học sinh, các chiến sĩ công an sẵn sàng vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, khắc nghiệt để bảo vệ cuộc sống bình TP CH KHOA HC − S 13/2017 83 yên và tương lai tươi đẹp của các cháu; giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh phát hiện và hiểu thêm nghĩa một số từ như “hun hút” (sâu, xa, đến mức không thể thấy tận cùng; gió hun hút lạnh lùng ý muốn nói gió lùa mạnh, dữ dội, lùa sâu vào trong những con phố vắng đêm đông giá lạnh), “mền bông” (chăn bông), từ đồng nghĩa “rét”, “lạnh buốt” (chỉ cái lạnh, nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ của cơ thể; rét là chỉ lạnh hết cả người, khiến người ta khó chịu; lạnh buốt chỉ lạnh tới mức như thấu vào xương). Bên cạnh đó, các từ cổ, từ Hán Việt, và từ mới lạ cũng nên được chú ý để làm rõ nghĩa. Ví dụ như bài “Bác sĩ Y-éc-xanh” tuần 31 (Tiếng Việt lớp 3, tập 2) thì cần giải nghĩa cho học sinh như “ngưỡng mộ”, “nhiệt đới”, “công dân”,... Ở mỗi vùng miền sử dụng những từ ngữ khác nhau, có khi cùng một sự vật, hiện tượng nhưng với mỗi vùng này dùng tên gọi này, vùng khác dùng từ khác. Các bài Tập đọc ở Tiểu học có chứa khá nhiều từ, ngữ địa phương. Vì vậy, giáo viên cần căn cứ vào từng vùng miền mà học sinh mình sinh sống để lựa chọn những từ ngữ cần giải nghĩa ở địa phương khác sao cho phù hợp.Ví dụ: Bài “Cao Bằng” ở tuần 22 (Tiếng Việt lớp 4, tập 2) với đối tượng học sinh miền Nam thì cần giải nghĩa từ “mận” (cách gọi ở miền Bắc); trong Nam gọi là “mận bắc”. Hay bài “Bầm ơi” tuần 31 (Tiếng Việt lớp 4, tập 2), GV cần đưa từ “bầm” (đồng nghĩa với bu, má, u, mạ, mẹ, ) ra để giải nghĩa. Thêm vào đó, cuối mỗi bài Tập đọc đều có phần chú giải, có thể dựa vào gợi ý về những từ ngữ cần giải nghĩa và định nghĩa của các từ đó trong phần chú giải để lựa chọn từ ngữ cần giải nghĩa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. 2.2. Lựa chọn hình thức giải nghĩa phù hợp trong từ điển điện tử Từ điển điện tử là tập hợp các từ ngữ đã được lựa chọn và giải nghĩa bằng các hình ảnh, đoạn phim, hình động, câu đố kết hợp với các biện pháp sau đây: 2.2.1. Giải nghĩa bằng trực quan Giải nghĩa từ bằng trực quan là biện pháp đưa ra các vật thật, sơ đồ, tranh ảnh để giải nghĩa từ. Những hình ảnh cảm tính, những biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh là một tổ hợp cần thiết cho bất cứ việc dạy học nào. Ví dụ: Từ cần giải nghĩa trong bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim” tuần 1 (Tiếng Việt lớp 2) như: ngáp ngắn ngáp dài, kim, mài, khâu vá... Một bức hình cây kim hay một đoạn phim về người đang may vá sẽ được học sinh chú ý hơn nhưng lời nói đơn thuần của giáo viên. Việc giải nghĩa bằng trực quan sẽ giúp cho HS nhớ kĩ, khắc sâu những hình ảnh, biểu tượng và hình thành các khái niệm, kiến thức mới, phát triển khả năng quan sát, tư duy, trí tưởng tượng và ngôn ngữ. Trực quan chiếm vị trí quan trọng trong giải nghĩa từ ở 84 TRNG I HC TH H NI Tiểu học vì nó giúp HS hiểu nghĩa của từ một cách dễ dàng. Biện pháp này thường được sử dụng ở các lớp đầu cấp. Tuy nhiên, biện pháp này không giải thích được các từ mang nghĩa trừu tượng, và khi lạm dụng sẽ làm giảm sức tập trung của trẻ. 2.2.2. Giải nghĩa từ bằng từ điển Giải nghĩa từ bằng từ điển là GV hoặc HS nêu nội dung của từ bằng một định nghĩa. Đây là biện pháp giải nghĩa từ phổ biến nhất, là biện pháp làm cơ sở cho rất nhiều bài tập giải nghĩa khác nhau. Ví dụ: Từ cần giải nghĩa trong bài Tập đọc tuần 4 (Tiếng Việt lớp 2, tập 1) bài “Trên chiếc bè” là say ngắm. Giải nghĩa từ bằng từ điển (định nghĩa): “say ngắm” là nhìn kĩ, nhìn mãi cho thỏa lòng yêu thích. Giải nghĩa từ bằng định nghĩa sẽ làm cho ngôn ngữ và tư duy của HS trở nên rõ ràng và sâu sắc hơn. Càng bắt đầu dạy cho HS định nghĩa sớm bao nhiêu thì các em càng biết tư duy chính xác và nói năng đúng đắn bấy nhiêu. Khi áp dụng biện pháp này, GV cần lựa những nghĩa đơn giản để HS dễ hiểu, tránh sự luẩn quẩn. Các thành tố nghĩa của từ được định nghĩa cần đầy đủ nhưng tổ hợp các thành tố nghĩa không quá lớn. Định nghĩa đưa ra cần ngắn gọn, rõ ràng, diễn đạt dễ hiểu. Bên cạnh đó, GV nên sử dụng từ điển để đảm bảo độ chính xác. Các từ điển có thể sử dụng gồm: - Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng, 2004). - Giải nghĩa từ ngữ và mở rộng vốn từ Tiếng Việt 1-2-3 (Lê Anh Xuân, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010). - Từ điển giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học (Nguyễn Như Ý, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009). - Từ điển đồng nghĩa - trái nghĩa dành cho học sinh (Bùi Thanh Tùng, Nxb Hồng Đức). 2.2.3. Giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa Giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa là cách giải nghĩa bằng cách quy từ đó về những từ mà HS đã biết. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý dùng những từ mà HS đã biết, các từ dùng để quy chiếu đó cũng cần phải giảng kĩ. Vì từ đồng nghĩa thường khác nhau về sắc thái nghĩa, nên cách giảng theo lối so sánh từ đồng nghĩa nên kết hợp với cách giảng định nghĩa hoặc với cách giảng theo lối miêu tả. Vì thế bên cạnh việc đưa ra các từ đồng nghĩa, gần nghĩa để đối chiếu, cần bổ sung thêm những nét nghĩa riêng cho từng từ. Các nội dung từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa được học ở lớp thành từng bài riêng nhưng chúng ta có thể sử dụng biện pháp giải nghĩa từ này trong những trường hợp cụ thể ở mỗi bài học.Ví dụ: Từ “thoạt tiên” dùng từ đồng nghĩa là đầu tiên, thứ nhất. Từ “dễ chịu” dùng từ trái nghĩa là khó chịu. Từ “lười” dùng từ gần nghĩa là lười biếng, lười nhác, TP CH KHOA HC − S 13/2017 85 biếng nhác. Hay từ cần giải nghĩa trong bài Tập đọc tuần 2 (Tiếng Việt lớp 2, tập 1) “Ngày hôm qua đâu rồi?” từ chăm chỉ. Trong trường hợp này, để giải nghĩa từ chăm chỉ, GV có thể sử dụng các từ trái nghĩa như lười biếng, biếng nhác, lười nhác... 2.2.4. Giải nghĩa từ bằng đối chiếu, so sánh Đây là cách giải nghĩa gần giống với biện pháp trên, cũng dựa vào những từ trẻ đã biết để tạo thế so sánh. Ví như giải nghĩa từ “sách” với “vở” bằng cách so sánh, đối chiếu chúng với nhau: sách có chữ in dùng để đọc, vở là tập giấy trắng đóng lại dùng để viết. Giải nghĩa “ông bà nội” và “ông bà ngoại” bằng cách đối chiếu: ông bà nội là những người sinh ra bố, ông bà ngoại là những người sinh ra mẹ. Cách giải nghĩa này được xây dựng thành các bài tập giải nghĩa kiểu: “Sách và vở có gì khác nhau?”, hoặc phân biệt họ nội với họ ngoại, so sánh mức độ của các từ: vui, vui vui, vui vẻ, vui mừng, hay giải nghĩa từ sông trong bài “Tìm ngọc” (Tiếng Việt lớp 2, tuần 17) bằng cách so sánh với hồ, suối (hồ là vũng nước rộng và sâu, suối là dòng nước tự nhiên chảy từ nơi địa hình cao tới thấp; sông là dòng nước tự nhiên tương đối lớn chả trên địa hình bằng phẳng).Giải nghĩa từ đỏ hồng bằng cách so sánh với các từ đỏ tươi, đỏ son (Đỏ hồng là một sắc thái của màu đỏ, có xu hướng nghiêng về màu hồng, trong đó, đỏ tươi là một sắc thái của màu đỏ, có xu hướng nghiêng về màu da cam). Kết hợp dùng lời, GV có thể cung cấp hình ảnh để học sinh tự so sánh và rút ra kết luận, giúp các em rèn kĩ năng quan sát, phân tích và lập luận. 2.2.5. Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh là để cho từ xuất hiện trong một nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ. Thông thường, GV không cần giải thích, nghĩa của từ được bộc lộ trong ngữ cảnh. Ví dụ, từ cần giải nghĩa trong bài Tập đọc tuần 2 “Phần thưởng” (Tiếng Việt lớp 2, tập 1) là: tấm lòng. Để giải nghĩa từ tấm lòng, GV đưa ra câu: “Lan là một cô bé có tấm lòng hiếu thảo” từ đó giúp HS hiểu ý nghĩa của từ dựa vào câu văn đó. Đây là một phương pháp rất hữu dụng khi giải nghĩa từ mang tính trừu tượng, không thể hiện được bằng trực quan, hay một từ mà định nghĩa của nó khó hiểu so với trình độ nhận thức của HS Tiểu học. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, người GV cũng cần chú ý sử dụng thật khéo, không làm mất nhiều thời gian của tiết học hay phân tán sự chú ý vào bài học của HS. 2.2.6. Giải nghĩa từ bằng tìm từ lạc Đây là biện pháp giải nghĩa từ mới, thường được sử dụng trong một số trò chơi, hội thi tìm hiểu tiếng Việt dành cho HS Tiểu học mà ta đã gặp trên truyền hình. Biện pháp giải nghĩa từ bằng các tìm từ lạc là đưa ra một số từ, trong đó có một từ không cùng nghĩa với các từ còn lại, yêu cầu HS phải tìm từ lạc nghĩa đó. 86 TRNG I HC TH H NI Ví dụ: Tìm từ ngữ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại: a. Giảng b. Giảng giải c. Giải thích d. Tin tưởng Đáp án đúng là: d. Tin tưởng Hay tìm từ ngữ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại: a. Tin yêu b. Yêu đời c. Tốt đẹp d. Tin tưởng Đáp án đúng là c. Tốt đẹp Biện pháp này chưa được dùng nhiều trong chương trình Tập đọc Tiểu học bởi nó là một biện pháp mới, ngoài ra cũng gây mất nhiều thời gian, phân tán sự chú ý của HS. 2.2.7. Giải nghĩa bằng chiết tự Giải nghĩa từ chiết tự (chia chữ) nghĩa là phân tích từ thành cách từ tố (tiếng) và giải nghĩa từng thành tố này. Biện pháp giải nghĩa này thường được dùng trong khi giải nghĩa các từ Hán Việt. Phương pháp này giúp cho HS nắm được nghĩa của nhiều từ tố trong các từ Hán Việt, biết được nghĩa của những từ tố này có thể suy ra nghĩa của các từ Hán Việt khác mà có chứa những từ tố ấy. Ví dụ như, trong bài “Ở lại với chiến khu” tuần 20 (Tiếng Việt lớp 3, tập 2) có những từ: “tiểu đoàn trưởng, bảo tồn, vệ quốc quân, Việt gian” đều có thể chiết tự mà giải thích (vệ: bảo vệ, quốc; đất nước, quân: quân đội, quân lính). Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp này có một số nhược điểm như chỉ có thể dùng để giải nghĩa những từ Hán Việt. Việc dựa theo nghĩa của các yếu tố cấu thành để xác định nghĩa của cả từ chỉ đúng với những trường hợp nhất định, nên khó áp dụng và khó tránh khỏi sai lầm. Vì vậy, cần phải rất chú ý khi sử dụng. Qua quá trình tiếp xúc ngôn ngữ hàng nghìn năm giữa hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam, kho từ vựng Tiếng Việt đã tiếp nhận và sử dụng một số lượng rất lớn các từ ngữ gốc Hán. Dạy cho HS hiểu và sử dụng vốn từ Hán Việt là đã giải quyết được một bộ phận kiến thức quan trọng về từ vựng Hán Việt, giúp vốn từ được mở rộng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học, phương pháp này chưa được sử dụng nhiều do các ngữ liệu ở đây không chứa nhiều từ Hán Việt. Khi giải nghĩa từ cho HS, GV có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như giải nghĩa từ bằng trực quan, bằng định nghĩa, khái nhiệm, bằng cách phân tích từ tố... Mỗi cách giải nghĩa từ đều có thế mạnh riêng. Điều quan trọng là GV căn cứ vào từng bài, từng từ, từng nội dung cụ thể để đưa ra cách giải nghĩa từ cho phù hợp, hiệu quả. Trong một số trường hợp, GV có thể phối hợp các biện pháp giải nghĩa từ giúp HS hiểu sâu và nhớ kĩ từng từ ngữ. HS chỉ có thể hiểu, hiện thực hóa nghĩa của từ trong giao tiếp khi giải nghĩa từ được quan tâm đúng mức. Vì vậy, đòi hỏi GV cần đầu tư, suy nghĩ, đưa ra nhiều biện pháp TP CH KHOA HC − S 13/2017 87 giúp HS hiểu từ, nuôi dưỡng hứng thú đọc cho các em. Việc giải nghĩa từ cho HS trong giờ Tập đọc chính là bước khởi đầu quan trọng giúp các em từng bước cảm thụ đầy đủ và sâu sắc hơn về các văn bản được học, yêu thích văn thơ, thấy được sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt và càng thêm yêu tiếng mẹ đẻ. 3. KẾT LUẬN Mỗi một văn bản được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học đều chứa đựng những vẻ đẹp chân thực và sinh động, việc giải nghĩa từ chính là trao cho các em chìa khóa để mở cánh cổng đầu tiên, đưa các em tới gần hơn với những điều hay, ý đẹp ấy. Một người GV, đặc biệt là thầy cô giáo Tiểu học, qua thời gian tiếp xúc, dạy bảo, thầy cô sẽ là người hiểu học trò của mình hơn cả. Thầy cô sẽ biết đâu là chiếc chìa khóa thích hợp nhất để trao cho các em. Mỗi đối tượng HS, mỗi tác phẩm nghệ thuật đều cần một ánh nhìn tận tâm và thấu hiểu. Những biện pháp nêu trên chỉ là gợi ý, với mong muốn tạo thuận lợi hơn cho cả người dạy và người học trên con đường tiếp cận ngôn từ. Tùy tình hình thực tế, mỗi người GV đều có thể xây dựng một bộ Từ điển điện tử để sử dụng cho phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 2. Nguyễn Bích Hằng, Mai Thanh (2005), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 3. Phó Đức Hòa (2011), Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 4. Lê Phương Nga (2013), Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội . 5. Lưu Thị Tình (2013), Giáo trình Tiếng Việt (lưu hành nội bộ), Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. DESIGNING E-DICTIONARY TO EXPLAIN THE MEANING OF THE WORDS IN READING AT PRIMARY SCHOOLS Abstract: The limited understanding of primary pupils make them have many difficulties with reading text. Understanding the meaning of the word is one of the basic things that teachers need to give them knowledge of life through the pages. Electronic dictionary will provide simply and easily on word-explaination through photographs, videos, puzzles... Keywords: distributed reading, words, primary, e-dictionary
File đính kèm:
- xay_dung_tu_dien_dien_tu_phuc_vu_viec_giai_nghia_tu_trong_ph.pdf