Nhạc tính và họa tính trong sáng tác của trường thơ loạn

Chỉ trong vòng 13 năm (1932 – 1945), các thi sĩ Thơ mới đã làm nên một cuộc

cách mạng thi ca, tạo dấu ấn quan trọng trong hành trình thơ ca dân tộc. Xuất hiện từ

giai đoạn phát triển thứ hai của phong trào này, Trường thơ Loạn đã gây được tiếng

vang lớn trên thi đàn, đem đến một chân trời thơ mới lạ mang đậm chất tượng trưng, siêu

thực của thơ ca phương Tây. Họ đã đổi mới cách cảm, cách phản ánh hiện thực, góp

phần mở rộng biên giới cho thơ. Tài năng của thi sĩ thơ Loạn là ý thức xem trọng và tìm

hướng cách tân tuyệt đối. Từ đó, nhạc tính và họa tính trở thành đặc trưng, thế mạnh rất

riêng của những thi phẩm Trường thơ Loạn trong toàn bộ tiến trình phát triển của thi ca

Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

Nhạc tính và họa tính trong sáng tác của trường thơ loạn trang 1

Trang 1

Nhạc tính và họa tính trong sáng tác của trường thơ loạn trang 2

Trang 2

Nhạc tính và họa tính trong sáng tác của trường thơ loạn trang 3

Trang 3

Nhạc tính và họa tính trong sáng tác của trường thơ loạn trang 4

Trang 4

Nhạc tính và họa tính trong sáng tác của trường thơ loạn trang 5

Trang 5

Nhạc tính và họa tính trong sáng tác của trường thơ loạn trang 6

Trang 6

Nhạc tính và họa tính trong sáng tác của trường thơ loạn trang 7

Trang 7

Nhạc tính và họa tính trong sáng tác của trường thơ loạn trang 8

Trang 8

Nhạc tính và họa tính trong sáng tác của trường thơ loạn trang 9

Trang 9

Nhạc tính và họa tính trong sáng tác của trường thơ loạn trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 4520
Bạn đang xem tài liệu "Nhạc tính và họa tính trong sáng tác của trường thơ loạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhạc tính và họa tính trong sáng tác của trường thơ loạn

Nhạc tính và họa tính trong sáng tác của trường thơ loạn
48 TRNG I HC TH  H NI 
NHAyC TIzNH VA{ HOyA TIzNH 
TRONG SAzNG TAzC CU|A TR+@{NG TH@ LOAyN 
Chu Lê Phương1 
Trường Đại học Quy Nhơn 
Tóm tắt: Chỉ trong vòng 13 năm (1932 – 1945), các thi sĩ Thơ mới đã làm nên một cuộc 
cách mạng thi ca, tạo dấu ấn quan trọng trong hành trình thơ ca dân tộc. Xuất hiện từ 
giai đoạn phát triển thứ hai của phong trào này, Trường thơ Loạn đã gây được tiếng 
vang lớn trên thi đàn, đem đến một chân trời thơ mới lạ mang đậm chất tượng trưng, siêu 
thực của thơ ca phương Tây. Họ đã đổi mới cách cảm, cách phản ánh hiện thực, góp 
phần mở rộng biên giới cho thơ. Tài năng của thi sĩ thơ Loạn là ý thức xem trọng và tìm 
hướng cách tân tuyệt đối. Từ đó, nhạc tính và họa tính trở thành đặc trưng, thế mạnh rất 
riêng của những thi phẩm Trường thơ Loạn trong toàn bộ tiến trình phát triển của thi ca 
Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. 
Từ khóa: Thơ Việt Nam hiện đại; Thơ mới; Trường thơ Loạn, nhạc tính, họa tính. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phong trào Thơ mới 1932 – 1945 là một cuộc cách mạng trong thi ca Việt Nam hiện 
đại, có đóng góp lớn lao trong việc đưa nền văn học dân tộc tiến nhanh trên con đường 
hiện đại hóa. “Thời kì này, ban đầu trên đất Bình Định dấy lên một trường thơ mang tên 
Trường thơ Loạn, do Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Khai (bút danh lúc đầu của Yến 
Lan) sáng lập... Lúc bấy giờ phong trào Thơ Mới đương nổi dậy ồ ạt, có khuynh hướng 
lãng mạn. Trường thơ Loạn tách hẳn ra một lối khác, nặng về siêu thực, tượng trưng, 
huyền ảo... tôn chỉ mục đích của nó được trình bày trong lời tựa tập Thơ Điên (Hàn Mặc 
Tử. Sau thi sĩ cho đổi tên là Đau thương) và Điêu tàn (Chế Lan Viên) do hai tác giả tự đề 
lấy, sau có một số người hưởng ứng như: Bích Khê, Hoàng Diệp, Quỳnh Dao... và đã 
gióng lên hồi chuông tân kỳ trên thi đàn địa phương cũng như toàn quốc” [1]. 
“Trường thơ Loạn” với những quan niệm nghệ thuật tân kì đã đem đến sự thay đổi táo 
bạo về nghệ thuật. Vật liệu xây nên tòa thơ lộng lẫy, kinh dị của trường thơ ấy chính là 
1 Nhận bài ngày: 15.6.2017, gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.7.2017 
 Liên hệ tác giả: Chu Lê Phương; Email: chulephuongqn@gmail.com 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 49 
những cấu trúc thơ, lớp ngôn ngữ lấp lánh tự phát sáng nhờ bàn tay kỳ ảo của người nghệ 
sĩ. Những nguồn cảm hứng dào dạt, kiểu tư duy khác lạ tạo nên ở thơ Loạn một hệ thống 
cảm xúc, biểu tượng và những dấu hiệu hình thức tạo nên thế giới thơ mênh mông đa nghĩa 
và gợi cảm. Trong số những thành tựu nghệ thuật của Trường thơ Loạn, nhạc tính và họa 
tính như hai ưu điểm nổi bật, độc đáo, hòa quyện chặt chẽ, tạo nên màu sắc đặc trưng cho 
trường thơ và đánh dấu sự cách tân của trường thơ với phong trào Thơ mới nói riêng và cả 
thi ca Việt đương thời nói chung. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Nhạc tính 
2.1.1. Quan niệm “Âm nhạc thiên khởi, âm nhạc là trên hết” 
Trong suốt diễn trình tồn tại từ 1932 - 1945, một trong những thành tựu nghệ thuật của 
Thơ mới là sử dụng nhạc điệu để biểu đạt tình cảm. Nhạc của Thơ mới bắt nguồn từ điệu 
tâm hồn dân tộc quen thuộc phảng phất trong ca dao, dân ca, trong Đường thi qua nhiều 
thời kỳ, đã ngấm sâu vào máu thịt của bao thế hệ các nhà thơ Việt. Trên nền tảng truyền 
thống ấy, Thơ mới đã nhanh nhạy tiếp thu những thành tựu về nhạc tính trong thơ Pháp để 
làm nên nhạc điệu riêng, với điểm tựa là thi pháp ngữ điệu của ngôn ngữ Việt. 
Ở chặng đường 1932 – 1935, Thơ mới ban đầu chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn 
Pháp. Các nhà Thơ mới đã rất dụng công đưa nhạc vào thơ, nhạc làm nền cho thơ, nhạc 
hòa âm, phối nhịp với giọng điệu thơ, dẫn dắt hồn thơ, thơ đi theo nhạc, điệp trùng những 
vang ngân qua nhiều giai điệu. Nhạc điệu bằng - trắc theo kiểu thơ Đường thất ngôn, ngũ 
ngôn; nhạc điệu lục bát của ca dao, dân ca được các nhà thơ tìm cách biến tấu, vắt dòng, 
ngắt nhịp; nhạc điệu bằng cách xây dựng thanh điệu từng câu thơ, bài thơ... Có thể kể đến 
tên tuổi của các thi sĩ tiêu biểu như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính. 
Bước sang chặng đường phát triển thứ hai, từ 1936 trở đi, với sự lớn dần ảnh hưởng 
của khuynh hướng tượng trưng, siêu thực phương Tây, Thơ mới đặt ra yêu cầu cao về nhạc 
tính. Paul Verlaine khẳng định: “Âm nhạc là thiên khởi, âm nhạc là trên hết” (De la 
musique avant toutes choses). Các nhà Thơ mới lúc này ra sức khai thác nhạc tính tối đa, 
đồng thời, khởi xướng từ Baudelaire với quan niệm về sự tương hợp của các giác quan 
(correspondances des sens), Thơ mới đặc biệt chú ý đến sự dao động giữa ngữ âm và ngữ 
nghĩa, đưa thơ đi về phía tượng trưng. Nhạc - thơ xuất hiện trong tương hợp ấy nên trở nên 
lung linh, kỳ ảo, lưu giữ lâu bền chất thơ trong lòng người, nhạc hoá hồn thơ, kiến trúc câu 
thơ âm vang nhiều giai điệu. 
50 TRNG I HC TH  H NI 
Xuất hiện vào giai đoạn phát triển thứ hai của Thơ mới, các nhà thơ Loạn chịu ảnh 
hưởng sâu sắc bởi quan niệm về âm nhạc của chủ nghĩa tượng trưng: “Âm nhạc là thiên 
khởi, âm nhạc là trên hết” (Verlaine). Thế giới vô hình của âm thanh chắp cánh cho trí 
tưởng tượng nhà thơ để từ đó có một thế giới hữu hình hiện ra muôn hình muôn sắc. Mỗi 
bài thơ là một bản giao hưởng gợi cái lửng lơ không rõ ràng, cái sắc thái mơ hồ mà tinh tế 
nhất của tâm trạng. “Nhạc điệu có đôi khi ta không cảm thấy rõ rệt, tuy nó vẫn có, nó thấm 
dần vào lòng ta, len lấn, lê thê khiến ta bâng khuâng ngây ngất. Đó là thứ nhạc điệu đã 
làm cho độc giả đi vào cõi mộng. Thơ phát ra thứ âm nhạc này có giá trị như những câu 
thần chú” [6, tr.200]. Ý thức về nhạc tính đã thường trực trong tâm thức các thi sĩ đến từng 
câu thơ, từng khổ thơ, đến giới hạn nào đó đã trở thành vô thức trong sáng tác. Tâm hồn thi 
sĩ thơ Loạn như một dàn nhạc giao hưởng đã căng, chỉ một hơi gió cũng dễ dàng khơi vọng 
những tiếng đàn: “Thơ bay, thơ bay vô bàn tay ngà/ Thơ ngà ngà say, thơ ngà ngà say” 
(Bích Khê – Nhạc), “Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!” (Hàn Mặc Tử – 
Trăng vàng, trăng ngọc), “Bến My Lăng còn lạnh, bến My Lăng/ Ông ...  điệu linh hoạt thường xuất 
hiện khi các thi sĩ Trường thơ Loạn phiêu du vào những giấc mộng, những chập chờn mơ 
ảo. Đó là khi người thơ thoát khỏi ràng buộc nặng nề của xác thân hoặc những ước chế hạn 
hẹp của xã hội bị rũ bỏ, họ lập tức say sưa với những rung động huyền nhiệm trong cõi 
mộng. Nhiều sáng tác hiện hình nguyên vẹn là những giấc mộng bởi sự vắng mặt của lý trí, 
sự câu dẫn của nhịp điệu thay đổi, phối hợp linh hoạt một số thể thơ trong cả bài thơ: 
“Lòng giếng lạnh! Lòng giếng lạnh... Miệng giếng hả ra/ Nuốt ực bao la/ Nuốt vì sao rồi/ 
Loạn rồi! Loạn rồi, ôi giếng loạn” (Trăng tự tử), “Hôm ấy, lòng ta chừng ớn lạnh/ Ơi 
nàng, ta lại thấy xiêu xiêu.../ Bóng đổ về chiều/ Mây vàng phiêu diêu/ Hôm nay bóng lại về 
chiều/ Đường tơ lại cứ sau đèo đưa ra...” (Quỳnh Dao – Nhạc chiều). 
Tự do và thành thực là điều kiện giúp thơ Loạn tìm con đường riêng cho mình. Trong 
thơ ca nói chung, hình thức chính là sự hiện diện cá tính, phong cách của từng nghệ sĩ. Nếu 
nhà thơ là “con chim ngứa cổ hót chơi” như Xuân Diệu định nghĩa thì các nhà thơ Loạn là 
con chim hót có ý thức, muốn tìm cho mình một giọng riêng với sự khác biệt. Họ có ý thức 
sử dụng nhiều kỹ thuật ngôn từ. Đóng góp mới mẻ của họ cho Thơ mới hiện thời và thơ ca 
Việt nửa đầu thế kỉ XX là tạo ra ấn tượng thính giác và thị giác mạnh mẽ. 
2.2. Họa tính 
2.2.1. Quan niệm thơ “hiển hiện hoa và phảng phất hương” 
 Từ xa xưa, người phương Tây đã xem hội họa và thi ca là hai loại hình nghệ thuật gần 
gũi, thậm chí họa tính còn được coi là yếu tố quyết định bản chất thi ca. Thời cổ đại, nhà 
thơ Hy Lạp Simonides khẳng định: “Họa là thơ không lời, thơ là họa có lời”. Ở phương 
Đông, từ xa xưa, Tô Đông Pha khen Vương Duy: “Đọc thơ Ma Cật thấy trong thơ ông có 
họa, xem tranh Ma Cật thấy có thơ”. Sự trùng hợp này có thể chứng minh thơ – họa đồng 
chất là một niềm tin tưởng chung tự cổ chí kim trên khắp thế giới. Suy cho cùng, cả thơ và 
họa đều ghi lại, diễn tả cảnh và tình, chỉ có điều chất liệu nghệ thuật không giống nhau. 
Các nhà thơ trung đại Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan 
thường sử dụng phong thái thủy mặc trong thơ mình. Và họa tính trong thơ phương Đông 
hiện hữu trong các bài thơ có khuynh hướng “tả cảnh ngụ tình”. 
54 TRNG I HC TH  H NI 
Phong trào Thơ mới 1932 – 1945 ra đời, gắn liền với quan niệm giải phóng cái tôi cá 
nhân. Vạn vật, con người được các thi sĩ Thơ mới lưu giữ và khúc xạ vào tác phẩm bằng 
cảm quan hiện đại. Thiên nhiên, con người trong Thơ mới luôn được cảm nhận trong thế 
vận động. Cùng với nhạc tính, họa tính được đề cập như một yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh 
tồn của từng bài Thơ mới. Hệ thống hình ảnh: trăng sao, thông liễu, mây trời, dòng sông, 
bến nước, con đò... đều được miêu tả trong sự vận động chuyển mình, có màu sắc, âm 
thanh và mang nhiều cảm xúc cá thể. Xuân Diệu khi tả thế giới tượng trưng Huyền diệu 
với nhạc, hương, rượu đã thốt lên: “Dẫn vào thế giới của Du Dương:/ Ngừng hơi thở lại, 
xem trong ấy/ Hiển hiện hoa và phảng phất hương...”. Thơ trung đại ước lệ, khuôn sáo, do 
đó, họa tính phần nào mang nét quy phạm, ít gần với hiện thực cuộc sống. Thơ mới gắn 
nhiều với quê hương, nặng lòng thiết tha cuộc sống, tính hội họa, do đó, tăng lên gấp bội 
và chủ yếu được tạo dựng từ nghệ thuật tả chân. 
Trường thơ Loạn là tập hợp của nhiều gương mặt thi sĩ chịu ảnh hưởng của khuynh 
hướng tượng trưng, siêu thực. Vì thế, nhạc tính và họa tính – hai yếu tố căn cốt của sáng 
tác tượng trưng, siêu thực luôn thường trực trong tâm thức người sáng tạo. Họa sĩ 
Kandinsky thuộc trường phái trừu tượng Nga thế kỉ XX từng nói: “Âm nhạc là người thầy 
tối thượng” và “màu sắc là phím đàn, mắt là cái búa đập lên nó, tâm hồn là thứ nhạc khí 
có muôn ngàn dây cung”. Tinh thần coi trọng nhạc tính và họa tính đó đã được các thi sĩ 
Trường thơ Loạn cảm thụ sâu sắc. Hàn Mặc Tử, vị chủ soái của Trường thơ Loạn từng 
quan niệm về sự gắn kết giữa nhạc và họa trong một biểu tượng đẹp đẽ – Trăng: “Nhất là 
trăng giữa mùa thu, ánh sáng càng thêm kỳ ảo, thơm thơm, và nếu người thơ lắng nghe 
một cách ung dung, sẽ nhận thấy có nhiều miếng nhạc say say gió xé rách tơi tả” (Chơi 
giữa mùa trăng). Hàn Mặc Tử đã từng ca ngợi Bích Khê có năng lực biến hóa kì diệu của 
nhạc trong thơ. Tỳ bà, Mộng cầm ca, Hoàng Hoa không chỉ là những âm thanh xốn xang, 
rạo rực mà còn là những bức tranh có nhạc, đầy hương hoa và chìm trong ảo mộng. 
2.2.2. Phương thức xây dựng họa tính 
Hình ảnh là một phương tiện biểu hiện giúp các nhà thơ cụ thể hóa cảm xúc, suy nghĩ. 
Các thi sĩ Thơ mới đã vận dụng hiệu quả motip hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ điển Việt 
Nam và thơ ca phương Đông như: thiếu nữ, trăng, con cò, mùa xuân, mùa thu, dòng sông... 
với những hiệu ứng thẩm mỹ mới. Trường thơ Loạn đã vẽ nên nhiều bức tranh thiên nhiên 
đẹp, mới lạ trên cơ sở kết hợp được cái chân thật của cuộc sống với trí tưởng tượng phong 
phú của hồn thơ. Hàn Mặc Tử với hình ảnh con sông, cảnh vật xứ Huế qua những nét vẽ 
đượm buồn: “Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” (Đây 
thôn Vĩ Dạ); Yến Lan viết về Bình Định bằng những thi liệu ám ảnh “hồn xa xứ”: “Ôi Bình 
Định tự thành cao, trao gửi/ Buồn xế tà qua mấy cửa rêu xanh/ Nơi đến đọng những vũng 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 55 
chiều lạnh vợi/ Buổi trăng gầy, gió lụy xuống mong manh” (Bình Định 1935)... Trong quá 
trình sáng tạo, các nhà thơ Loạn có ý thức chọn lọc những hình ảnh tâm đắc nhất, có khả 
năng gợi cảm nhất để mô tả chân thực cảnh vật, đồng thời diễn tả sâu sắc cảm xúc. 
Bên cạnh đó, để tạo nên họa tính, trong nhiều thi phẩm, các thi sĩ Trường thơ Loạn sử 
dụng và miêu tả màu sắc điêu luyện. Hàn Mặc Tử ngay từ tập Gái quê đã bị hấp dẫn bởi vẻ 
xuân tình của những nàng thiếu nữ. Vẻ thanh xuân, trinh bạch, căng mọng ấy được kết 
đọng ở những màu sắc: “tươi như máu, đỏ au au, đỏ bừng, đỏ hây hây...”. Đến tập Đau 
thương, hình bóng giai nhân hiện lên phong phú, đa dạng. Họ là hiện thân của nàng thiếu 
nữ đương dậy thì dưới ánh trăng xuân, vẻ xuân tình gắn với sự trinh bạch. Xuyên suốt 
trong Đau thương là sự xuất hiện màu vàng, màu trắng với những cung bậc đậm nhạt khác 
nhau: “áo xiêm lấm tấm vàng”, “áo em trắng quá nhìn không ra”, “chết rồi xiêm áo trắng 
như tinh”, “vẻ trắng trong nguyên vẹn”. Đến tập Thượng thanh khí, Xuân như ý, và kịch 
thơ Quần tiên hội, khi hồn thơ đã “đi từ tượng trưng sang bến bờ siêu thực” (Chu Văn 
Sơn), hình sắc trần gian có mờ đi ít nhiều, thay vào đó là những hình sắc siêu thoát của một 
cõi khác, màu sắc trở nên nhòe mờ, hư ảo: “Sao, vàng sao rơi đầy trên sóng nước/ Đừng 
ngả tay mà hứng máu trời xa” (Sao, vàng, sao); “Không mê chi kỳ trân người vàng 
chạm.../ Trời cỏ bồng bay thú vị tiêu dao/ Rượu nồng thơm say hoa nguyệt hồng đào” (Say 
thơ). Tập Điêu tàn của Chế Lan Viên xuất hiện đột ngột giữa làng thơ Việt Nam với một 
thế giới hãi hùng bởi sọ người, xương vỡ, máu trào, mồ không, nguyệt lạnh... với những 
mảng màu rùng rợn, kinh dị. Màu vàng của trăng, màu đỏ của máu được cảm nhận chủ yếu 
ở khía cạnh ma quái: “Thôi ngụp lặn trong ánh trăng vàng hỗn độn/ Cho trăng ghì, trăng 
riết cả làn da” (Tắm trăng); “Hầu ran nóng, lửa hồng bừng cháy mắt/ Máu nồng tươi lay 
vỡ cả thành tim” (Điệu nhạc điên cuồng); “Ô, nhìn kìa, em ơi, trăng lả tả/ Rơi trên đầu 
chưa bạc những hàng cây” (Trăng điên). Trong thơ Bích Khê, họa tính được tạo nên bởi 
màu sắc của vàng bạc, ngọc ngà, xà cừ, san hô, hổ phách... Bức tranh cảnh vật từ trần gian 
đến cung trăng cũng rực rỡ sắc màu: trời xanh, trăng vàng, mây nhung, sao kim cương, mặt 
hồ thủy tinh... Điều đáng chú ý, khi miêu tả thiên nhiên, Bích Khê dường như chỉ chú ý 
đến những mảng màu theo phong cách của các họa sĩ lãng mạn thế kỉ XIX, đối lập với 
trường phái cổ điển quan tâm trước hết đến đường nét, hình thể. Chính vì thế, màu sắc 
trong thơ thi sĩ thường rất đặc biệt, là sự tương giao, hòa hợp thường được tạo nên bởi 
nghệ thuật so sánh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: nắng vàng thơm, trắng như hoa lê, mộng 
rất xanh, mộng trắng phau phau... 
Các thi sĩ Trường thơ Loạn đã tạo ra được một hệ thống hình ảnh gợi cảm giác mang 
dấu ấn cá nhân, từ đó tạo nên họa tính độc đáo so với Thơ mới đương thời. Đó là những 
56 TRNG I HC TH  H NI 
bóng ma, đầu lâu, xương trắng trong Điêu tàn của Chế Lan Viên; những sọ người, châu 
thân thiếu nữ, dòng sông chảy ngọc, hào quang khiêu vũ, hương trinh bạch trong Tinh 
huyết của Bích Khê; là trăng, hồn, máu trong Đau thương của Hàn Mặc Tử. Điều này là 
bằng chứng cho thấy chất tượng trưng của Baudelaire đã ngấm vào huyết quản của cả 
trường thơ. Chế Lan Viên trong Điêu tàn đã mở đầu cho những suối nguồn hình ảnh đậm 
đặc chất kinh dị cho cả Trường thơ Loạn: “Ta sẽ nhịp khớp xương lên đỉnh sọ/ Ta sẽ ca 
những giọng của Hồn Điên/ Để máu cạn, hồn tàn, tim tan vỡ/ Để trôi đi ngày tháng nặng 
ưu phiền” (Điệu nhạc điên cuồng). Nếu như các thi hữu của mình thường xuyên nghiêng 
về sự tuân thủ các quan niệm mang tính chất lý thuyết, thì Hàn Mặc Tử thường xuyên có 
một đời sống thực thể rất gần với thế giới kinh dị đó, khiến cho Đau thương thật sự là Thơ 
điên: “Rồi hồn ngắm tử thi hồn tan rã/ Bốc thành âm khí loãng nguyệt cầu xa” (Hồn lìa 
khỏi xác), “Anh đã thoát hồn anh ngoài xác thịt/ Để chập chờn trong ánh sáng mông lung” 
(Sáng láng)... Những hình ảnh kì dị, thể hiện nỗi đau tinh thần, nỗi đau thể xác và nỗi cô 
đơn, tuyệt vọng khủng khiếp đang tước bỏ đi của chủ thể những nghi thức biểu cảm thông 
thường, chỉ còn để lại những tư thế, hành động khác lạ, quái dị. 
Nếu Chế Lan Viên dựng nên một bức tranh toàn cảnh kinh dị, chết chóc về thế giới 
Chiêm Thành trong quá khứ thì Hàn Mặc Tử lại hay chiêm nghiệm nỗi đau thương bản thể, 
Bích Khê là thi sĩ say mê vẽ nên bức tranh thân thể con người với những góc độ táo bạo 
nhất: có phần lộ ra ngoài như môi, da thịt, tóc, mi, tay, chân...; có phần thường che kín như 
bụng, ngực, vú...; có phần bí ẩn trong thân thể như tim, máu, tủy, óc, sọ... Tất cả những 
hình ảnh này đều được thi sĩ sử sụng và trở thành biểu trưng cho đam mê, khoái lạc, mơ 
mộng, ước ao, cho cái đẹp vĩnh viễn mà thi ca cần vươn tới. Những quy tắc về cái đẹp, cái 
thanh cao trong thơ trung đại đã hoàn toàn bị phá vỡ, Bích Khê hiện diện như một nhà thơ 
bước qua những cấm kị: “Ôi đi! Đoàn tiên lột khỏa thân/ Hoan hô xác thịt chiếm ngôi 
thần” (Mộng lạ). Các sáng tác hiện lên như một bức tranh thời kì Phục hưng ngồn ngộn sự 
sống, thấm đượm hồn, cảm xúc và mỹ cảm của thi nhân. 
Từ ngữ, hình ảnh phản ánh tiếng đàn được cảm nhận bằng sự giao thoa giữa các giác 
quan, rất nương, rất nhẹ, quyến rũ mê hồn. Nhờ đó biên giới thơ Bích Khê mở rộng, đi xa 
hơn vào cõi tượng trưng, diễn tả chính xác những âm thanh, sắc màu diễm ảo. Chất họa, 
chất nhạc gắn bó với nhau trong một chuỗi những ẩn dụ độc đáo lạ lẫm, những điệp ngữ 
nhuần nhuyễn, tất cả tạo nên sự bùng nổ ngữ nghĩa, thi sĩ tự giải thoát mình khỏi những 
logic thông thường của sự phát triển ngôn từ. Từ những sáng tác “vượt qua địa hạt lãng 
mạn sang lãnh địa tượng trưng” (Đỗ Lai Thúy) của Bích Khê, Trường thơ Loạn đã có thể 
khẳng định với thi đàn Thơ mới, thơ vừa là một dòng chảy không ngừng của hình ảnh, 
đồng thời cũng là một dòng trôi bất tận của âm nhạc. 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 57 
3. KẾT LUẬN 
Trường thơ Loạn là một hiện tượng độc đáo của phong trào Thơ mới Việt Nam 1932 – 
1945. Xuất hiện ở chặng đường thứ hai, các thi sĩ đã làm một cuộc cách tân quyết liệt về 
thi pháp trên cơ sở kế thừa những thành tựu của văn học dân tộc trong bối cảnh giao lưu 
văn hóa Đông – Tây. Những thi phẩm của Trường thơ Loạn như được chưng cất từ chính 
“máu cuồng” và “hồn điên” (chữ dùng của Hàn Mặc Tử), được hoài thai từ những cơn đau 
bất tận của thể xác, những vò xé đến tận cùng của tâm hồn thi sĩ. Thi sĩ Trường thơ Loạn 
luôn muốn vượt thoát khỏi hữu hạn, vươn đến trường tồn, sáng tạo nên những thi phẩm 
bằng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn cá nhân độc đáo. Nhạc tính và họa 
tính đã trở thành phương tiện để cảm nhận thế giới đầy vi diệu, mang đậm dấu ấn những 
cái Tôi. Từ đó, các thi phẩm đã mở rộng biên giới cho thơ. Đóng góp của Trường thơ Loạn 
về tư tưởng và nghệ thuật cần được ghi nhận như một trong những động lực giúp thơ hiện 
đại Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX hòa nhập với quỹ đạo chung của thơ hiện đại thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. ường_thơ_Loạn 
2. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, - Nxb Văn học, Hà Nội. 
3. Nguyễn Hữu Hiếu (2010), “Tính hiện đại của Thơ Mới Việt Nam xét trên phương diện ngôn 
từ”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (7), tr.45. 
4. Hoài Thanh – Hoài Chân (1999), Thi nhân Việt Nam (bản in lần thứ mười sáu), - Nxb Văn 
học, Hà Nội. 
5. Trần Khánh Thành (chủ biên), Nguyễn Thanh Tâm, Vũ Thị Lan Anh (2016), Khuynh hướng 
tượng trưng và siêu thực trong thơ Việt Nam hiện đại, - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
6. Đỗ Lai Thúy (2000), Mắt thơ, - Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
MUSIC AND ACTIVITY 
IN THE INFRASTRUCTURE OF THE CRAZY POETRY 
Abstract: In only 13 years (1932 - 1945), the poets of Poetry have made a poetic 
revolution, making an important mark in the journey of national poetry. Emerging from 
the second stage of this movement, the crazy poetry has made a great resounding on the 
piano, bringing a poetic, poetic, metaphorical portrayal of Western poetry. They have 
changed the way they feel, the way they reflect reality, contribute to expanding the border 
for poetry. The poetic talents are aware of the importance of music and poetry in the 
direction of absolute innovation. Since then, music and graphics became the 
characteristic and unique strengths of the characteristic, the very strength of the poetry of 
the crazy portry in the entire development of Vietnamese poetry in the first half of the 
twentieth century. 
Keywords: modern Vietnamese poetry; New poetry; Poetry school, music, graphics. 

File đính kèm:

  • pdfnhac_tinh_va_hoa_tinh_trong_sang_tac_cua_truong_tho_loan.pdf