Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long

Dòng dầu khí thương mại được phát hiện tại tập cát kết 5.2U, mỏ Rồng Trắng lô 16-1 trầm tích

Mioxen hạ bồn trũng Cửu Long. Tuy nhiên tầng chứa thường là tập hợp các vỉa mỏng, bất đồng

nhất. Trên cơ sở xác định nguồn gốc của vật liệu, điều kiện biến đổi của môi trường, chế độ động

lực của quá trình vận chuyển, bối cảnh địa hóa môi trường lắng đọng và tạo đá, công trình làm

sáng tỏ quy luật phân bố tướng đá tầng chứa. Việc áp dụng phương thức tiếp cận tổng hợp địa

chấn, tài liệu thạch học, mẫu lõi và địa vật lý giếng khoan kết hợp với ứng dụng mô hình địa chất

độ phân giải cao cho phép chính xác hoá quy luật phân bố tướng đá của tập ILBH 5.2. Kết quả

nghiên cứu tập đã phân loại thành công tướng đá chủ yếu ứng với môi trường thành tạo: Môi

trường sông gồm tướng trầm tích lòng sông, trầm tích vỡ đê và trầm tích ven sông có xu thế phân

bố theo phương từ Tây – Đông đến Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam, trong đó vùng Bắc Tây Bắc đá

chứa có chất lượng tốt nhất, theo phương Đông - Nam là các tướng trầm tích lòng hồ, trầm tích

cát ven bờ và trầm tích cát xa bờ được hình thành trong môi trường hồ và tại ranh giới giữa 2 môi

trường đá chứa có chất lượng cao hơn cả. Cơ chế hình thành hệ tầng trầm tích chứa dầu khí tuổi

Mioxen của lô 16-1 nói riêng, khu vực Trung Bộ phức tạp, để có thể dự đoán xu thế phân bố tiềm

năng của hệ tầng này, cần tiến hành đánh giá vai trò của phức hệ macma trong quá trình thành

tạo hệ tầng chứa dầu khí tuổi Mioxen

Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long trang 1

Trang 1

Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long trang 2

Trang 2

Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long trang 3

Trang 3

Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long trang 4

Trang 4

Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long trang 5

Trang 5

Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long trang 6

Trang 6

Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long trang 7

Trang 7

Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long trang 8

Trang 8

Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long trang 9

Trang 9

Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang viethung 3060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long

Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu
1Trường Đại học Bách Khoa,
ĐHQG-HCM, Việt Nam
2Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam
3Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu
khí, PVEP
Liên hệ
Trần Văn Xuân, Trường Đại học Bách Khoa,
ĐHQG-HCM, Việt Nam
Email: tvxuan@hcmut.edu.vn
Lịch sử
 Ngày nhận: 12-3-2020
 Ngày chấp nhận: 07-5-2020 
 Ngày đăng: 30-9-2020
DOI : 10.32508/stdjns.v4i3.895 
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Xác định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập
ILBH 5.2 Mioxen HạMỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long
Nguyễn Tuấn1, Trần Văn Xuân1,*, Trần Văn Trị2, Phan Vương Trung3, Đỗ Quang Khánh1, Trương Quốc Thanh1,
Nguyễn Xuân Khá1, Phạm Việt Âu1
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Dòng dầu khí thương mại được phát hiện tại tập cát kết 5.2U, mỏ Rồng Trắng lô 16-1 trầm tích
Mioxen hạ bồn trũng Cửu Long. Tuy nhiên tầng chứa thường là tập hợp các vỉa mỏng, bất đồng
nhất. Trên cơ sở xác định nguồn gốc của vật liệu, điều kiện biến đổi của môi trường, chế độ động
lực của quá trình vận chuyển, bối cảnh địa hóa môi trường lắng đọng và tạo đá, công trình làm
sáng tỏ quy luật phân bố tướng đá tầng chứa. Việc áp dụng phương thức tiếp cận tổng hợp địa
chấn, tài liệu thạch học, mẫu lõi và địa vật lý giếng khoan kết hợp với ứng dụng mô hình địa chất
độ phân giải cao cho phép chính xác hoá quy luật phân bố tướng đá của tập ILBH 5.2. Kết quả
nghiên cứu tập đã phân loại thành công tướng đá chủ yếu ứng với môi trường thành tạo: Môi
trường sông gồm tướng trầm tích lòng sông, trầm tích vỡ đê và trầm tích ven sông có xu thế phân
bố theo phương từ Tây – Đông đến Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam, trong đó vùng Bắc Tây Bắc đá
chứa có chất lượng tốt nhất, theo phương Đông - Nam là các tướng trầm tích lòng hồ, trầm tích
cát ven bờ và trầm tích cát xa bờ được hình thành trong môi trường hồ và tại ranh giới giữa 2 môi
trường đá chứa có chất lượng cao hơn cả. Cơ chế hình thành hệ tầng trầm tích chứa dầu khí tuổi
Mioxen của lô 16-1 nói riêng, khu vực Trung Bộ phức tạp, để có thể dự đoán xu thế phân bố tiềm
năng của hệ tầng này, cần tiến hành đánh giá vai trò của phức hệ macma trong quá trình thành
tạo hệ tầng chứa dầu khí tuổi Mioxen.
Từ khoá: Tướng đá, xu thế phân bố, mô hình cập nhật, tích hợp số liệu
GIỚI THIỆU
Mỏ Rồng Trắng nằm ở phía Đông Bắc của Lô 16-1,
trong bồn trũng Cửu Long, cách Vũng Tàu 100 km về
phía Đông Nam.
Đối tượng chứa dầu chính trong mỏ Rồng Trắng là
các tập cát kết lục nguyên tuổi Mioxen sớm Hệ tầng
BạchHổ dưới vàOligoxenmuộnHệ tầng Trà Tân trên
(Hình 1).
Các tích tụ chứa dầu của mỏ Rồng Trắng tập trung
theo từng khối, tách biệt nhau bởi các đứt gãy, phân
bổ từ Bắc xuống Nam như sau: khối H1.1 (RT-2X),
H1.2 (RT-1X), H2N (RT-8X), H2 (RT-5X), H2S (RT-
11X), H3N (RT-7X), H3 (RT-4X), H4 (RT-3X và RT-
6X) and H5 (RT-10X & 10XST1) (Hình 2).
Cấu trúc chính của mỏ Rồng Trắng được đặc trưng
bởi hệ thống các đứt gãy dạng bậc thang (en-echelon
faults) phương Đông Đông Bắc - Tây Tây Nam, chủ
yếu là đứt gãy đồng trầm tích cộng với dịch chuyển
ngang đã phân chia cấu trúc mỏ thành nhiều khối
theo phương Bắc - Nam (Hình 3).
Trên cơ sở nguồn vật liệu, biến động của điều kiện
môi trường, chế độ động lực học của quá trình vận
chuyển, bối cảnh địa hóamôi trường lắng đọng và tạo
đá, công trình làm sáng tỏ quy luật phân bố tướng đá
tầng chứa. Nội dung nghiên cứu của công trình gồm:
Đặc điểm thành phần khoáng vật tạo đá (tha sinh, tự
sinh) và các bào tử phấn hoa; Đặc điểm di tích hữu
cơ, điều kiện sinh sống của sinh vật; Đặc điểm kiến
trúc, cấu tạo và thế nằm trong tự nhiên của đá.
Đối tượng nghiên cứu tập trầm tích ILBH 5.2, được
tiến hành phân tích theo quy trình sau (Hình 4):
1) Trên cơ sở tài liệu giếng khoan tiến hành phân
chia, nhận dạng và luận giải tướng có thể có trong đối
tượng nghiên cứu. Thiết lập tiêu chuẩn nhận dạng
(đặc trưng tổ hợp các đường cong ĐVLGK).
2) Từ kết quả đạt được, tiếp tục nhận dạng tướng đá
cho các giếng còn lại.
3) Tổ hợp kết quả nghiên cứu, tiến hành xây dựng bản
đồ môi trường trầm tích liên quan, tiến tới thành lập
bản đồ tướng đá.
Với mục đích phục vụ thăm dò, hầu hết các phương
pháp nghiên cứu thành hệ được áp dụng vào giếng
RT-2X, trong phạm vi bài báo tập trầm tích Bạch
Hổ dưới 5.2 (ILBH 5.2) được phân tích chi tiết trong
khoảng độ sâu từ 2.650m đến 2.933m.
Trích dẫn bài báo này: Tuấn N, Xuân T V, Trị T V, Trung P V, Khánh D Q, Thanh T Q, Khá N X, Âu P V. Xác 
định quy luật phân bố tướng đá cập nhật mô hình địa chất tập ILBH 5.2 Mioxen Hạ Mỏ Rồng Trắng, 
Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long. Sci. Tech. Dev. J. - Nat. Sci.; 4(3):668-692.
668
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 1: Sơ đồ vị trí mỏ Rồng Trắng 1
KẾT QUẢMÔHÌNH VÀ THẢO LUẬN
Phân chia, nhận dạng các loại tướng đá tại
các giếng có đủ tài liệu
Đặc điểm thạch học
Kết quả phân tích thạch học (chụp dưới 2 nicol vuông
góc) cho thấy cát kết phần lớn thuộc loại arkos, arkos
lithic và một ít grauvac felspat. Thành phần chủ yếu
là felspat và các mảnh vỡ đá granit, đá phun trào, các
mảnh vỡ khác hiện diện với một lượng rất nhỏ, chứng
tỏ vật liệu trầm tích tạo đá có nguồn gốc magma xâm
nhập và phun trào. Đặc điểm cấu trúc và khoáng vật,
độ trưởng thành hóa học và cơ học đã đề cập hé lộ vật
liệu tạo đá được vận chuyển gần nguồn với tốc độ lắng
đọng lớn trong môi trường có năng lượng biến động
ao hồ-sông (Hình 5, 6 và 7).
Mô tảmẫu lõi
Kết quả phân tích mâũ lõi 1 thể hiện lớp cát, bột, sét
xen kẽ. Một số khoảng có cấu tạo phân lớp theo kích
thước hạt, với đặc trưng dưới mịn trên thô. Ở khoảng
độ sâu nghiên cứu 2.691,4 – 2.709m,môi trường thành
tạo chủ yếu là trầm tích đầm hồ (Hình 8).
Tại độ sâu từ 2.709,4 – 2.718,3m (mẫu lõ ... 
Có xu thế biến đổi từ thô sang mịn. Độ dày trung
bình dao động trong khoảng 0,2m – 5 m, trung bình
2 m. Chất lượng tầng chứa tốt. Đường GR thể hiện
xu hướng độ hạt thô dần lên trên, đường độ rỗng và
đường mật độ của đất đá giao cắt nhẹ.
671
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 5: Mẫu lõi (2704.70m) 4
Hình 6: Mẫu lõi (2705.29m) 4
Hình 7: Mẫu lõi (2710.88m) 4
672
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 8: Đặc trưng đường cong GR theo mẫu lõi 1, Bạch Hổ dưới ILBH5.2 (RT-2X) 4
Nhận diện tướng đá tại các giếng chỉ có tài
liệu ĐVLGK
Trường hợp các khoảng hoặc các giếng không cómâũ
lõi, tướng đá được xác định trên cơ sở tổ hợp các
đường cong ĐVLGK. Kết quả đã nhận dạng được các
tướng đá dọc theo thành 8 giếng trong khoảng trầm
tích ILBH 5.2 (Hình 18). Kết quả dự đoán tướng
trầm tích theo tài liệu ĐVL GK các giếng RT-2X-1X-
8X-5X-7X-4X-6X-3X được thể hiện tương ứng trên
Hình 19.
Xây dựngmô hìnhmôi trường trầm tích
• Hướng dòng chảy cổ (Paleotransport)
Hướng trầm tích dòng chảy cổ được đánh giá dựa
trên các tiêu chí sau: Bản đồ đẳng dày; Địa lũy, địa
hào và bán địa hào (có vai trò kiểm soát một phần
xu hướng của dòng chảy cổ); Phân tích hướng dòng
chảy cổ được thực hiện dựa trên hình ảnh điện trở
suất FMI của hình thái trầm tích, hướng dốc của bề
mặt xóimòn. Các kết quả của FMI vàmặt cắt địa chấn
qua các giếng được thể hiện lần lượt trên các Hình 20
và Hình 21.
673
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 9: Đặc trưng đường cong GR theo mẫu lõi 2, Bạch Hổ dưới 5.2 (RT-2X) 4
Như vậy hướng trầm tích dòng chảy cổ trong tập 5.2U
và 5.2L biến đổi theo hướng từ Tây – Đông đến Bắc
Tây Bắc – Nam Đông Nam.
• Dạng đường bờ (Shoreline)
Dạng đường bờ được xây dựng dựa trên các tiêu chí
sau: Kết quả phân tích môi trường trầm tích và tướng
trầm tích tại giếng khoan; Kết quả phân tích của tướng
địa chấn (tại mỏ RT độ phân giải tài liệu địa chấn rất
kém); Bản đồ đẳng dày (những nơi thay đổi mạnh về
bề dày); Nhìn chung, đường bờ vuông góc với hướng
dòng chảy cổ. Kết quả phân tích bản đồ đẳng dày được
thể hiện Hình 22.
Đến đây có thể kết luận trong tập 5.2U và 5.2L, dạng
đường bờ thay đổi đều theo hướng từ Bắc – Nam đến
Bắc Đông Bắc – Nam Tây Nam.Mô hình mô phỏng
hướng dòng chảy cổ (Paleotransport) và dạng đường
bờ (Shoreline) được thể hiện Hình 23.
• Xây dựng mô hình môi trường trầm tích
Khu vực nghiên cứu bao gồm hai môi trường chính là
môi trường sông (Fluvial) và môi trường hồ (Lacus-
trine) (Hình 24). Do việc mô phỏng hình dạng phân
bố của các tướng đá cụ thể trong khu vực nghiên cứu
674
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 10: Đặc trưng đường cong GR theo mẫu lõi 3, Bạch Hổ dưới 5.2 (RT-2X) 4
còn hạn chế, do đó trong bài báo này phương pháp
Truncated Gausian Simulation (Pixel based) được áp
dụng xây dựng mô hình lắng đọng, làm nền cho
phân bố tướng tương ứng với môi trường lắng đọng
(Hình 24, 25 và 26).
Xây dựngmô hình tướng
Mỗi môi trường tướng trầm tích chính sẽ bao hàm tổ
hợp các tướng trầm tích tương ứng.
Tuy nhiên vì đặc trưng của các tướng không liên tục và
cục bộ, cộng thêm vùng nghiên cứu thiếu được hỗ trợ
bởi tài liệu địa chấn nên mô hình tướng trầm tích sẽ
được thiết lập theo cả phương pháp Object base (Ob-
ject Modeling) đối với Trầm tích lòng sông-CH, Trầm
tích vỡ đê-CS, Cát ven bờ-PS (MB, GF) và phương
pháp Pixel base (Sequential Indicator Simulation) cho
Trầm tích ven sông-OB, Trầm tích xa bờ-DS (HF),
Trầm tích lòng hồ-LM5.
Kết quả histogram của nhóm 4 tướng (Hình 27) có
dải biến thiên và mức độ phù hợp phức tạp cao hơn
so với của nhóm 6 tướng (Hình 28).
Môhình 3D tướng trầm tích sau khi cập nhật của 4 tập
5.2U10; 5.2U100;5.2L30; và 5.2L140 được biễu diễn
trên các hình từ 29 đến 32.
675
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 11: Tướng cát lòng sông, giếng RT-2X
• Đánh giá độ tin cậy của mô hình
Kết quả nghiên cứu xác định quy luật phân bố tướng
đá tập ILBH 5.2 theo mô hình địa chất có độ phân
giải cao được đối sánh và kiểm chứng với tài liệu
khoan, ĐVLGK, thử vỉa, phân tích mẫu lõi và PVT,
môi trường lắng đọng có độ trùng khớp (phù hợp)
tương đối cao, khớp hóa với chỉ số khai thác cho kết
quả phù hợp đã khẳng định độ tin cậy của mô hình.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu tập trầm tích ILBH 5.2 đã phân
loại thành công tướng đá tương ứng với môi trường
thành tạo: Môi trường sông gồm tướng trầm tích lòng
sông, trầm tích vỡ đê và trầm tích ven sông có xu
thế phân bố theo phương từ Tây – Đông đến Bắc Tây
Bắc – NamĐông Nam, trong đó vùng Bắc Tây Bắc đá
chứa có chất lượng tốt nhất, trong khi đó theo phương
Đông - Nam là các tướng trầm tích lòng hồ, trầm tích
cát ven bờ và trầm tích cát xa bờ được hình thành
trongmôi trường hồ và tại ranh giới giữa 2môi trường
đá chứa có chất lượng cao hơn cả.
Cơ chế hình thành hệ tầng trầm tích chứa dầu khí tuổi
Mioxen của lô 16-1 nói riêng, khu vực Trung Bộ phức
tạp, để có thể dự đoán xu thế phân bố tiềm năng của
hệ tầng này, cần tiến hành đánh giá vai trò của phức
hệmacma trong quá trình thành tạo hệ tầng chứa dầu
khí tuổi Mioxen.
Các yếu tố không chắc chắn về tính thấm chứa của tập
trầm tích ILBH 5.2 mỏ RT chỉ có thể được làm sáng
tỏ khi đối sánh kết quả của mô hình với kết quả phân
tích trực tiếp từ mẫu lõi, cộng với gia tăng ưu việt của
việc minh giải tài liệu thuộc tính địa chấn.
676
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 12: Tướng cát vỡ đê, giếng RT-2X
LỜI CẢMƠN
Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ và cho
phép sử dụng nguồn tài liệu của Tổng Công ty Thăm
dò Khai thác Dầu khí, sự trợ giúp kỹ thuật và đóng
góp cho bài báo của đồng nghiệp từ Trường ĐH Bách
Khoa Tp Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Thăm dò Khai
thác Dầu khí.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi TrườngĐại học Bách
Khoa-ĐHQG-HCM trong khuôn khổ đề tài mã số T-
ĐCDK-2019-71.
CAMKẾT KHÔNG XUNGĐỘT LỢI
ÍCH NHÓM TÁC GIẢ
Tôi là tác giả chính của bản thảo công bố kết quả
nghiên cứu: “Xác Định Quy Luật Phân Bố Tướng Đá
Cập Nhật Mô Hình Địa Chất Tập ILBH 5.2 Mioxen
Hạ Mỏ Rồng Trắng, Lô 16-1 Bồn Trũng Cửu Long”.
Tôi xin cam kết như sau:
• Tôi và cộng sự đồng tác giả của bản thảo này đã
được phép của Đơn vị tài trợ và của Chủ nhiệm
đề tài để sử dụng và công bố kết quả nghiên cứu.
• Tất cả các tác giả có tên trong bài đều đã đọc bản
thảo, đã thỏa thuận về thứ tự tác giả và đồng ý
gửi bài đăng trên tạp chí STDJNS.
• Công trình này không có bất kỳ sự xung đột về
lợi ích nào giữa các tác giả trong bài và với các
tác giả khác.
ĐÓNGGÓP CỦA TỪNG TÁC GIẢ
CHO BÀI BÁO
• Nguyễn Tuấn: Tác giả chính của bản thảo, là
người soạn thảo bài báo, thiết kế nghiên cứu,
677
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 13: Tướng bãi bồi ven sông, giếng RT-2X
phân tích diễn giải các dữ kiện, thu thập dữ kiện
và thực hiện các phân tích cơ bản và thống kê.
• Trần Văn Xuân: tham gia vào thiết kế và thực
hiện nghiên cứu, phân tích diễn giải các dữ liệu,
thu thập dữ kiện và thực hiện các phân tích cơ
bản và thống kê.
• Trần Văn Trị: tham gia vào thiết kế và thực hiện
nghiên cứu, phân tích diễn giải các dữ liệu, thu
thập dữ kiện và thực hiện các phân tích cơ bản
và thống kê.
• Phan Vương Trung: đã đóng góp giải thích dữ
liệu và đi thu thập dữ liệu, kiểm tra lại bài viết.
• ĐỗQuang Khánh: tham gia chỉnh sửa bản thảo,
cố vấn cho quá trình nghiên cứu từ khi công
trình vừa bắt đầu.
• Trương Quốc Thanh: tham gia chỉnh sửa bản
thảo, cố vấn cho quá trình nghiên cứu từ khi
công trình vừa bắt đầu.
• Nguyễn Xuân Khá: đã đóng góp giải thích dữ
liệu và đi thu thập dữ liệu, kiểm tra lại bài viết.
• PhạmViệt Âu: đã đóng góp thu thập số liệu, giải
thích thuật ngữ, xem lại bài viết.
ĐẠOĐỨC TRONG CÔNG BỐ
Bản thảo được công bố với sự đồng thuận của các tác
giả có tên trong bản thảo. Các số liệu sử dụng trong
bản thảo là hoàn toàn trung thực và không có sự sao
chép từ các bản thảo khác.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
FMI: Formation Micro Image
ILBH: Intra Lower Bach Ho
HRGM: Hight Resolution Geology Model
ĐVL GK: Địa vật lý giếng khoan
678
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 14: Tướng bùn sét đầm hồ, giếng RT-2X
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. San NT, Hiệp N, Đông TL, et al. Địa chất và tài nguyên dầu khí
Việt Nam - Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Hà Nội . 2007;.
2. Long H JOC. Báo cáo trữ lượng mỏ Tê Giác Trắng. 2007;.
3. Long H JOC. Báo cáo phát triển mỏ Tê Giác Trắng. 2014;.
4. PVEP. TG-2X Well Evaluation Report, Ho Chi Minh City. 2006;.
5. Schlumberger. Petrel Software. 2013;.
679
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 15: Tướng doi cát cửa sông, giếng RT-2X
680
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 16: Tướng cuồng lưu, giếng RT-2X
681
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 17: Tướng đổ trọng lực (GF) trong giếng RT-2X
682
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 18: Tướng đá tại các giếng khoan trong khoảng từ 5.2U_010 đến 5.2L_010
683
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 19: Môi trường chính dọc theo các giếng từ 5.2U_010 đến C
684
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 20: Kết quả phân tích hướng dòng chảy cổ theo dữ liệu FMI, giếng RT-2X 4
Hình 21: Mặt cắt địa chấn qua các giếng RT 4
685
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 22: Bản đồ đẳng dày của tập 5.2U
686
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 23: Mô phỏng môi trường phân bố tướng trầm tích mỏ RT
Hình 24: Xây dựng môi trường theo mô phỏng Truncated Gausian (Pixel based)
687
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 25: Histogrammô hình môi trường trầm tích sau khi Upscaled
Hình 26: Mô hình môi trường trầm tích 3D
688
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 27: Histogram của 4 tướng CH, OB, LM và DS
Hình 28: Histogram của 6 tướng CH, CS, OB, PS, LM và DS
689
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 29: Mô hình tướng 3D của tầng 5.2U10
Hình 30: Mô hình tướng 3D của tầng 5.2U100
690
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(3):668-692
Hình 31: Mô hình tướng 3D của tầng 5.2L30
Hình 32: Mô hình tướng 3D của tầng 5.2L140
691
Science & Technology Development Journal – Natural Sciences, 4(3):668-692
Open Access Full Text Article Research Article
1Ho Chi Minh City University of
Technology, VNU-HCMC
2General Department of Geology and
Minerals of Vietnam
3PetroVietnam Exploration Production
Corporation
Correspondence
Tran Van Xuan, Ho Chi Minh City
University of Technology, VNU-HCMC
Email: tvxuan@hcmut.edu.vn
History
 Received: 12-3-2020
 Accepted: 07-5-202
 Published: 30-9-2020
DOI : 10.32508/stdjns.v4i3.895 
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Determining facies distribution trend in order to update
geological modeling ILBH 5.2 reservoir, lower miocene, Rong
Trang Field, Block 16-1 Cuu Long Basin
Nguyen Tuan1, Tran Van Xuan1,*, Tran Van Tri2, Phan Vuong Trung3, Do Quang Khanh1, Truong Quoc Thanh1,
Nguyen Xuan Kha1, Pham Viet Au1
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Commercial oil and gas reserveswas discovered at 5.2U sandstone reservoir, Rong Trang field, block
16-1 Cuu Long basin in classtic Lower Miocene play. However, it's usually heterogeneous reser-
voirs consist thin sandstone interbeded by shale/siltstones layers. On the basis of identifying the
source of materials, disturbed environmental conditions, hydrodynamic regims of transportation
processes, geochemical context of the depositional environment and rock generation, the paper
clarifies the distribution trend of the rock facies. The application of intergrated approaches such as
seismic stratigraphy, seismic attributes, petrophysic data, cores and geophysical data in conjuntion
with the application of high resolution geological modeling allow to update the facies distribution
tendency of ILBH 5.2 reservoir, Lower Miocene in study area. Research results of ILBH 5.2 reservoir
have successfully classified the facies corresponding to the depositional environment: The fluvial
environment consists of channel fill facies, crevasse splay facies and overbank facies which ten-
dency to be distributed from the West - East to North Northwest - South Southeast, in which the
North - Northwest regions the reservoir rocks have good quality, meanwhile, along the Southeast,
the lacustrine facies, proximal sand facies and distal sand facies have been deposited in the lake
environment and at the boundary between fluvial environment and lacustrine environment the
reservoir rocks get highest quality. The formation mechanism of petroleum reservoir sediments in
Miocene age of block 16-1 in particular, the Central region is complicated, in order to be able to the
prediction of the potential distribution trend of the clastic formation needs to assess the role of the
magma complex in the forming process of the petroleum reservoir in Miocene age.
Key words: facies, distribution trend, updated model, integrated data
Cite this article : Tuan N, Xuan T V, Tri T V, Trung P V, Khanh D Q, Thanh T Q, Kha N X, Au P V. Determining 
facies distribution trend in order to update geological modeling ILBH 5.2 reservoir, lower miocene, 
Rong Trang Field, Block 16-1 Cuu Long Basin. Sci. Tech. Dev. J. - Nat. Sci.; 4(3):668-692.
692

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_quy_luat_phan_bo_tuong_da_cap_nhat_mo_hinh_dia_chat.pdf