Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chính Minh từng căn dặn: “ Non sông Việt Nam có

trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để

sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần

ở công học tập của các em”. Quả đúng như vậy, trẻ em chính là những chủ nhân

tương lai của đất nước. Các em là người sẽ quyết định vận mệnh quốc gia và cả

loài người trong tương lai. Chính vì vậy, Đảng ta và Bác Hồ đã luôn coi công tác

thiếu nhi là sự đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Bác Hồ nói: “Ngày nay,

chúng là nhi đồng, 11 năm sau chúng là công nhân, cán bộ. Chính phủ, các đoàn

thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng”.

Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng . ”.

Thực hiện lời dạy của Đảng, của Bác Hồ, các ngành các cấp đã quan tâm

đến giáo dục, nhất là các lực lượng trong nhà trường, trong đó có tổ chức Đội.

Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, bạo lực học đường đã trở thành vấn

đề xã hội bức xúc trong dư luận. Ở nước ta, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều

về Bạo lực học đường, với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm

của hành vi này. Thực chất, Bạo lực học đường không phải là một vấn đề mới,

nhưng càng ngày, mức độ và tính chất của hành vi càng nguy hiểm, phức tạp

hơn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về các vụ giáo

viên ngược đãi học sinh từ mẫu giáo cho đến đại học như: vụ việc “bảo mẫu”

hành hạ dã man một cháu nhỏ tại cơ sở mầm non tư thục Phương Anh, quận Thủ

Đức, TP HCM; Vụ tung clip giáo viên cầm dao kề vào cổ học sinh, vụ giáo viên

dùng lời lẽ, từ ngữ thô tục để lăng mạ học sinh trong lớp học, sử dụng “cực

hình” đối với học sinh Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên bị bỏ quên hay là

do nhận thức chưa đúng, nghiệp vụ sư phạm còn yếu kém?. Đây là một câu hỏi

lớn cần đặt ra cho không chỉ riêng ngành giáo dục mà toàn xã hội. Bên cạnh

những bạo hành từ phía giáo viên thì trường hợp ngược lại cũng đã xảy ra nhiều

như: Dọa đánh giáo viên vì không được dự thi tốt nghiệp; đánh thầy giáo vì bị

thi lại môn; lăng mạ, đe dọa giáo viên vì bị ghi tên vào sổ đầu bài. Nhiều vụ

xảy ra giữa học sinh với học sinh như: Vụ một nhóm nữ sinh ép bạn học phải

quỳ gối, sau đó bắt bò đi dọc hành lang trường học và được quay video clip và

tung lên mạng xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 24 trang minhkhanh 03/01/2022 31403
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC 
 HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH THCS 
 Lĩnh vực : Công tác Đoàn, Đội 
Cấp học : Trung học cơ sở 
NĂM HỌC 2016 - 2017 
MÃ SKKN 
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS 
MỤC LỤC 
 Trang 
A - ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1 
II. MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 2 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: .................................................................. 2 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................ 2 
B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............................................................................. 3 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: ...................................................................................... 3 
1 Khái niệm Bạo lực học đường: .................................................................. 3 
2. Nhận diện bạo lực học đường: .................................................................. 3 
3. Dấu hiệu bạo lực học đường: .................................................................... 4 
4. Nguyên nhân của bạo lực học đường: ....................................................... 5 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: ................................................................................. 6 
1. Tình hình bạo lực học đường ở nước ta: ................................................... 6 
2. Thực trạng bạo lực học đường tại trường THCS hiện nay: ....................... 8 
3. Hậu quả của bạo lực học đường: .............................................................. 9 
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: ..................................................... 10 
1. Đối với nhà trường: ................................................................................ 10 
1.1 Công tác tuyên truyền: ......................................................................... 10 
1.2 Tập huấn nghiệp vụ công tác phòng chống bạo lực học đường cho đội 
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: ............................................................... 11 
1.3 Tổ chức các hoạt động tập thể .............................................................. 11 
1.4 Công tác kiểm tra, giám sát: ................................................................. 18 
2. Đối với gia đình ..................................................................................... 18 
3. Đối với học sinh: .................................................................................... 19 
4. Hiệu quả thực tiễn: ................................................................................. 19 
5. Một số kiến nghị: ................................................................................... 20 
C - KẾT LUẬN ............................................................................................... 21 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 22 
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS 
 1/22 
A - ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chính Minh từng căn dặn: “ Non sông Việt Nam có 
trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để 
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần 
ở công học tập của các em”. Quả đúng như vậy, trẻ em chính là những chủ nhân 
tương lai của đất nước. Các em là người sẽ quyết định vận mệnh quốc gia và cả 
loài người trong tương lai. Chính vì vậy, Đảng ta và Bác Hồ đã luôn coi công tác 
thiếu nhi là sự đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Bác Hồ nói: “Ngày nay, 
chúng là nhi đồng, 11 năm sau chúng là công nhân, cán bộ. Chính phủ, các đoàn 
thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng”. 
Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của tổ quốc Việt Nam xã hội chủ 
nghĩa nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng ... ”. 
Thực hiện lời dạy của Đảng, của Bác Hồ, các ngành các cấp đã quan tâm 
đến giáo dục, nhất là các lực lượng trong nhà trường, trong đó có tổ chức Đội. 
Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, bạo lực học đường đã trở thành vấn 
đề xã hội bức xúc trong dư luận. Ở nước ta, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều 
về Bạo lực học đường, với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm 
của hành vi này. Thực chất, Bạo lực học đường không phải là một vấn đề mới, 
nhưng càng ngày, mức độ và tính chất của hành vi càng nguy hiểm, phức tạp 
hơn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về các vụ giáo 
viên ngược đãi học sinh từ mẫu giáo cho đến đại học như: vụ việc “bảo mẫu” 
hành hạ dã man một cháu nhỏ tại cơ sở mầm non tư thục Phương Anh, quận Thủ 
Đức, TP HCM; Vụ tung clip giáo viên cầm dao kề vào cổ học sinh, vụ giáo viên 
dùng lời lẽ, từ ngữ thô tục để lăng mạ học sinh trong lớp học, sử dụng “cực 
hình” đối với học sinh Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên bị bỏ quên hay là 
do nhận thức chưa đúng, nghiệp vụ sư phạm còn yếu kém?. Đây là một câu hỏi 
lớn cần đặt ra cho không chỉ riêng ngành giáo dục mà toàn xã hội. Bên cạnh 
những bạo hành từ phía giáo viên thì trường hợp ngược lại cũng đã xảy ra nhiều 
như: Dọa đánh giáo viên vì không được dự thi tốt nghiệp; đánh thầy giáo vì bị 
thi lại môn; lăng mạ, đe dọa giáo viên vì bị ghi tên vào sổ đầu bài... Nhiều vụ 
xảy ra giữa học sinh với học sinh như: Vụ một nhóm nữ sinh ép bạn học phải 
quỳ gối, sau đó bắt bò đi dọc hành lang trường học và được quay video clip và 
tung lên mạng xã hội. 
Đứng trước thực trạng đáng buồn đó, là giáo viên làm Tổng phụ trách Đội 
của một trường THCS, tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài Một số biện pháp 
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS 
 2/22 
phòng chống bắt nạt học đường cho học sinh THCS nhằm đề xuất các giải ... HS. Tổ tư 
vấn này sẽ gồm ít nhất ba thành viên: Giáo viên TPT, Giáo viên bộ môn GDCD; 
Bí thư Đoàn. Tổ tư vấn sẽ có nhiệm vụ kịp thời nắm bắt tâm tư của HS, đưa ra 
những giải pháp tích cực, là cầu nối giữa học sinh với gia đình, thầy cô, bạn bè. 
Xây dựng hình ảnh “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
1.3 Tổ chức các hoạt động tập thể 
- Căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động cụ thể của nhà trường, Giáo 
viên TPT xây dựng kế hoạch, thiết kế và tổ chức một số hoạt động cụ thể để từ 
đó giáo dục ý thức phòng chống bạo lực học đường cho các em HS. 
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể như: tham quan, dã ngoại; tổ chức các 
trò chơi dân gian,... từ đó thu hút đông đảo các em HS tham gia nhằm gắn kết 
giữa các em tinh thần đoàn kết tập thể, biết yêu thương, giúp đỡ nhau. Qua các 
hoạt động bổ ích này, hướng các em học sinh tới những giá trị nhân văn cao đẹp 
như: yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng, hợp tác với thầy cô, bạn bè... 
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS 
 12/22 
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS 
 13/22 
Một số hoạt động tập thể của học sinh 
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS 
 14/22 
+ Tổ chức các tiết sinh hoạt dưới cờ lồng ghép giáo dục ý thức phòng 
chống bạo lực học đường. Cụ thể: 
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 
SINH HOẠT DƯỚI CỜ 
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG 
I. Mục đích: 
1. Xây dựng mô hình hoạt động sinh hoạt dưới cờ của Liên đội do các chi đội 
tham gia dưới sự hướng dẫn của Ban phụ trách. 
2. Qua buổi tuyên truyền học sinh được tăng cường kĩ năng sống, nhất là kĩ 
năng phòng chống bắt nạt học đường. 
3. Qua đó giáo dục cho học sinh thấy được những ảnh hưởng hậu quả của bắt 
nạt học đường, những giải pháp phòng chống bắt nạt học đường góp phần 
làm giảm tình trạng bắt nạt học đường. 
4. Tạo không khí sôi nổi, đoàn kết trong toàn Liên đội. 
II. Quy mô tổ chức: 
1. Thời gian: 
8h 30’ ngày 7/12 Tổng duyệt 
8h 30’ ngày 9/12 Thực hiện 
2. Đối tượng: 100% HS các lớp tham gia 
3. Địa điểm: Sân khấu nhà trường 
4. Trang trí: 
Phông sân khấu: 
+ Biểu tượng măng non 
+ Ngôi sao 
+ Tượng Bác 
+ “Tuyên truyền thông phòng chống bắt nạt học đường” 
Cổng trường: Băng zôn (như mô hình sinh hoạt chi đội) 
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS 
 15/22 
5. Sơ đồ trong nhà thể chất: 
6. Chương trình: 
- Văn nghệ chào mừng. 
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. 
- Tuyên truyền. 
- Văn nghệ: 
+ Clip: bạo lực học đường tại nước ta: Chi đội 9A1 
+ Tập san giới thiệu tranh: Chi đội 6A5. 
+ Hát múa + nhảy dân vũ: Chi đội 8A2 ; 7A1 
+ Tiểu phẩm “Bắt nạt học đường”: của Chi đội 8A4 
+ Giao lưu câu hỏi: Chi đội 6A4 – 6A3 
- Trao giải: TPT công bố giải thưởng 
- Kết thúc. 
III. Phân công: 
1. Tập trung ổn định: Ban phụ trách cùng các đ/c GVCN. 
2. Thiết kế chương trình: đ/c TPT. 
3. Trang trí: đ/c D.Hạnh. 
4. Văn nghệ: đ/c Nhài + Xuân. 
5. Kê dọn bàn ghế: tổ bảo vệ. 
6. Tập luyện HS: BPT Đội 
7. Viết lời dẫn: BPT Đội. 
Hàng ghế của thầy cô 
Hàng ghế của Đội sao đỏ 
Hàng ghế của thầy cô 
Sân khấu 
Hàng ghế của HS các 
lớp 
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS 
 16/22 
DIỄN BIẾN CHƯƠNG TRÌNH 
TT 
Thời 
gian 
Diễn biến Nội dung Hình thức 
Phân công 
thực hiện 
1 7’ 
Ổn định tổ 
chức 
Kê ghế, học sinh ngồi 
ổn định trật tự 
 TPT + Lớp 
trực tuần 
2 3’ 
Chào cờ Trống chào cờ, hát 
quốc ca, đội ca 
Đội nghi lễ 
mặc lễ phục 
Đội nghi lễ 
3 2’ 
Tuyên bố lí 
do 
Trống chào mừng Đội nghi lễ 
mặc lễ phục 
Đội nghi lễ 
4 8’ 
Văn nghệ 
chào mừng 
1 tiết mục văn nghệ 
Đội văn 
nghệ 
GV âm nhạc 
+ đội văn 
nghệ nhà 
trường 
5 5’ 
Tuyên 
truyền 
Tuyên truyền TPT 
6 
25’ 
Các hoạt 
động triển 
khai 
Clip Chiếu trên 
màn lớn 
Chi đội 9A1 
Tập san Thuyết trình Chi đội 6A5 
Văn nghệ Hát múa Chi đội 7A1; 
8A2 
Tiểu phẩm Sân khấu 
hóa 
Chi đội 8A4 
Giao lưu khán giả Trả lời câu 
hỏi 
Chi đội 6A3- 
6A4 và HS 
các lớp tham 
gia 
7 2’ 
Cảm ơn - 
Kết thúc 
 TPT 
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS 
 17/22 
+ Tổ chức cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền với chủ đề “Phòng, chống bắt nạt học 
đường” cho HS THCS. 
Tranh vẽ: Nói không với Bạo lực học đường 
+ Tổ chức các Câu lạc bộ cho các em HS: Tổ chức các câu lạc bộ là một 
biện pháp quan trọng đển thực hiện nội dung giáo dục rèn luyện Kĩ năng sống 
cho các em HS. Hoạt động CLB được xem là hình thức phù hợp nhất để tạo sân 
chơi bổ ích cho HS. Bởi HS luôn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn được thể 
hiện năng lực, sở trường của bản thân trên một lĩnh vực nào đó. Từ việc tham 
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS 
 18/22 
gia các câu lạc bộ sẽ giúp các em hình thành kĩ năng, tinh thần đoàn kết, khả 
năng làm việc nhóm,... 
+ Tham mưu, tư vấn với Ban giám hiệu nhà trường, tích hợp giáo dục 
phòng chống bạo lực học đường qua các môn học chính khóa. Căn cứ vào đặc 
trưng bộ môn, trong quá trình giảng dạy các môn học chính khóa, giáo viên các 
bộ môn như Văn, Giáo dục công dân, ... có thể khéo léo lồng ghép các nội dung 
phòng, chống bạo lực học đường để giáo dục HS. Chẳng hạn như khi dạ văn bản 
“Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến trong chương trình Ngữ văn lớp 7, giáo 
viên có thể lồng ghép giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết bạn bè, xây dựng tình 
bạn đẹp... 
1.4 Công tác kiểm tra, giám sát: 
- Ngay từ đầu năm học, nhà trường đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 
cần thu thập và nắm chắc đầy đủ thông tin những học sinh cá biệt để theo dõi và 
kịp thời có biện pháp uốn nắn hành vi. 
- Nhà trường cần phối hợp với các ngành chức năng ở địa phương, trên địa 
bàn ngăn chặn việc học sinh tụ tập hàng quán, chơi game, truy cập Internet... 
- Với những học sinh có cá tính mạnh có biểu hiện đầu gấu, chơi hội thì 
phải khoanh vùng phối hợp cùng gia đình và nhà trường uốn nắn phải biết lôi 
kéo các em vào các phong trào của lớp , tạo sân chơi cho các em đỡ nhàn chán 
tránh đước sự phân biệt đối xử . 
- Tăng cường kiểm tra đột xuất việc thực hiện nề nếp, nội quy của nhà 
trường với các em học sinh. Kiểm tra việc mang đồ dùng, dụng cụ học tập đugns 
quy định của các em. Tịch thu không hoàn trả và có biệp pháp xử lí nghiêm với 
các em mang vũ khí, hung khí đến trường. 
2. Đối với gia đình 
Trong gia đình, cha mẹ cần nhìn nhận cách giáo dục con trẻ .Lâu nay 
chúng ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc các em 
nghĩ gì?, cần gì?, xử sự như thế nào với bạn bè ?Thay vì để con cái có cuộc sống 
vật chất đầy đủ cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường 
làm người của con cái. Chính vì thế, cha mẹ cần chú ý đến những vấn đề sau: 
- Gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường để có biện pháp giáo dục 
con em. 
- Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ để nắm bắt tâm lí của con mình. Không 
để con cái xem, hoặc tự tìm hiểu các nội dung không lành mạnh, hay chơi những 
trò chơi mang tình bạo lực. 
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS 
 19/22 
- Cha mẹ phải hành động, nói năng sao cho chuẩn mực để làm tấm gương 
tốt cho con cái noi theo. 
- Quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống cho con, trogn đó chú trọng 
đến các kĩ năng như: sống vui vẻ, vì mọi người, biết kiềm chế cảm xúc, không 
suy nghĩ, lo âu, biết đồng cảm, chia sẻ với mọi người xung quanh. 
- Tạo điều kiện tốt nhất để con có thể tham gia nhiều sân chơi bổ ích để tạo 
sự gần gữi yêu thương con người . Tránh được sự thờ ơ vô cảm của mọi người 
trước những hành động bạo lực 
3. Đối với học sinh: 
- Cần cố gắng mở rộng năng cao nhận thức cho các em. Để các em ý thức 
về hành động và những hậu quả của hành động bạo lực. 
- Trong tập thể lớp cần tổchức các nhóm bạn đồng hành tương tự như hình 
thức “đôi bạn cùng tiến” để nâng cao nhận thức hiểu biết tăng cường sự trao đổi 
khắc phục lẫn nhau cùng nhau học tập. 
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể do Liên đội, Hội đồng Đội cấp 
trên tổ chức. 
- Thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, các 
câu lạc bộ do trường, lớp tổ chức. 
- Luôn yêu thương, giúp đỡ bạn bè. 
- Luôn biết tự bảo vệ mình để phòng ngừa bạo lực có thể xảy ra. 
4. Hiệu quả thực tiễn: 
 Với cách làm trên, sau một thời gian, chúng tôi đã nhận ra rằng nếu 
chúng ta càng quan tâm đến các em và giải quyết triệt để các mâu thuẫn thì số 
học sinh vi phạm nội qui giảm đi rất nhiều. 
Hành vi bạo lực học đường mấy năm học gần đây không có nữa. Sự gắn 
bó giữa các em ngày càng mật thiết hơn, bạn bè thêm thương nhau hơn, những 
vướng mắc mâu thuẫn của học sinh không còn nữa và thay vào đó là những tình 
bạn,  
Ngoài ra các em còn biết quan tâm đến mọi người, hăng hái tham gia làm 
từ thiện, đóng góp xây dựng nhà trường, tỷ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm 
khá, tốt ngày một tăng, số học sinh bị xếp loại hạnh kiểm trung bình ít đi, không 
có học sinh bị xếp loại hạnh kiểm yếu, kém. 
Mặt khác, việc ứng xử, giao tiếp trong học đường đã văn minh, lịch sự 
hơn. Trong các hoạt động tập thể, ít nghe thấy những lời nói thô tục, bạo lực của 
các em học sinh. Thay vào đó, học sinh biết cư xử văn minh với nhau. 
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS 
 20/22 
Qua việc tìm hiểu, học sinh đã hình thành cho mình những kĩ năng cần 
thiết như: kĩ năng bảo vệ bản thân, năng lực nhận thức và xử lí tình huống, khôn 
bị bạn xấu rủ rê, không tụ tập, la cà hàng quán trước và sau giờ học. Chính vì 
thế, trật tự an ninh trong trường được giữ vững, học sinh tới trường được an 
toàn; nhà trường đã là địa chỉ tin cậy của nhân dân khi gửi con em tới trường, 
Nhận thức của đội ngũ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh về việc 
phòng chống bạo lực học đường được nâng cao rõ rệt. Giáo viên bộ môn đẩy 
mạnh việc tích hợp giáo dục phòng chống bạo lực học đường trong quá trình 
giảng dạy. 
5. Một số kiến nghị: 
 - Đối với Chính quyền địa phương, cơ quan Thông tin Truyền thông cần 
mạnh tay với những tiệm Internet, nhất là những tiệm gần khu vực trường học. 
 - Cần ban hành chỉ thị nhằm huy động các lực lượng xã hội cùng quan 
tâm và phối hợp với ngành GD-ĐT để bảo đảm an ninh trật tự trường học, ngăn 
chặn bạo lực học đường. 
- Gia đình và nhà trường cần pối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục học 
sinh. Nhà trường thường xuyên theo dõi, kịp thời thông báo với phụ huynh về 
những dấu hiệu bất ổn về cảm xúc lẫn hành vi có thể dẫn đến nguy cơ dùng bạo 
lực hoặc bị tấn công bằng bạo lực (bị trả thù, bắt nạt) của học sinh để gia đình 
cùng hỗ trợ can thiệp. 
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS 
 21/22 
C - KẾT LUẬN 
 “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và chính quần chúng là người 
làm nên lịch sử”. Tuổi thơ các em lại là những “Thế hệ cách mạng” xây dựng xã 
hội sau này. Bởi vậy giúp các em có những nhận thức đúng đắn, định hướng 
đúng, là việc làm vô cùng cần thiết góp phần hình thành những nhân cách tốt có 
ích cho xã hội. 
Dư luận xã hội trong thời gian qua đã không khỏi bất bình và thường 
xuyên lên án tình trạng bạo lực học đường, nhưng hiện tượng này vẫn không 
giảm mà thậm chí còn gia tăng với những hành vi và mức độ vi phạm đạo đức 
còn nghiêm trọng hơn. Đó không chỉ là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, 
nhân cách đạo đức học sinh như thiếu lễ độ với thầy giáo, cô giáo, với cha mẹ và 
những người lớn tuổi mà còn tụ tập, gây gổ đánh nhau, lười học, không chịu tu 
dưỡng đạo đức, sống đua đòi, vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm pháp luật. 
Hành vi xấu này không chỉ biểu hiện ở học sinh nam, mà cả học sinh nữ cũng 
có. Đáng ngại hơn, những hành vi biểu hiện đạo đức xuống cấp lại tăng theo lứa 
tuổi, cấp học, ngành học. Hiện tượng này làm cho các nhà trường, các bậc phụ 
huynh và xã hội không khỏi lo ngại. Để giải quyết triệt để tình trạng này đòi hỏi 
phải có sự vào cuộc của nhiều lực lượng trong đó gia đình và nhà trường là hai 
lực lượng quan trọng nhất. 
 Đứng trước thực trạng bạo lực học đường hiện nay, là một giáo viên Tôi 
đã xem việc ngăn chặn bạo lực học đường là một trong những nhiệm vụ quan 
trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhà trường. 
Bằng kinh nghiệm là việc cùng với quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng 
việc ngăn chặn bạo lực học đường tại trường, tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài 
biện pháp góp phần phòng chống bạo lực học đường cho các em học sinh 
THCS. Mong được đóng góp ý kiến để công việc ngăn chặn nạn bạo lực học 
đường có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường 
học thân thiện, học sinh tích cực”, đặc biệt là góp phần bảo vệ an toàn cho học 
sinh, để học sinh yên tâm học tập, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần vào 
sự phát triển của nhà trường. 
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ tôi tự rút ra trong quá trình làm công 
tác Tổng phụ trách, và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. Một số kinh 
nghiệm trên đây còn có nhiều khiếm khuyết, kính mong được sự xem xét, góp ý 
của ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để việc phòng, chống bắt nạt học 
đường tại trường THCS đạt hiệu quả cao hơn. 
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS 
 22/22 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Báo Giáo dục thời đại 
2. Đội TNTP Hồ Chí Minh Hội Đồng Đội Trung Ương, Người phụ trách cần 
biết, NXB Thanh niên, 2001. 
3. Hà Nhật Thăng (Chủ biên), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6, NXB 
Giáo dục, 2002. 
4. Hà Nhật Thăng (Chủ biên), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 7, NXB 
Giáo dục, 2003. 
5. Hà Nhật Thăng (Chủ biên), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 8, NXB 
Giáo dục, 2004. 
6. Trần Quang Đức, Kĩ năng công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh , NXB 
Thành niên, 2003. 
7. Trường cán bộ Đội TNTP Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội, Hành trang 
người phụ trách thiếu nhi, NXB Hà Nội, 1997. 
8. TS.Phạm Đình Nghiệp, Kĩ năng tổ chức hoạt động công tác thanh thiếu niên, 
NXB Thanh niên , 2003. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phong_chong_bao_luc_h.pdf