Vận dụng kỹ thuật dạy học "khăn trải bàn" vào giảng dạy học phần kiểm toán Báo cáo tài chính

Học phần kiểm toán báo cáo tài chính là một học phần mang tính ứng dụng. Thông

qua học phần này để sinh viên vận dụng các phương pháp kiểm toán đã học vào công việc

kiểm toán cụ thể báo cáo tài chính tại các đơn vị. Kỹ thuật dạy học "khăn trải bàn" được tiến

hành thông qua việc chia lớp thành nhiều nhóm, trong mỗi nhóm vừa có hoạt động cá nhân

(mỗi cá nhân làm việc độc lập với nhiệm vụ riêng và đưa ra ý kiến riêng của mình) vừa có

hoạt động nhóm (từ các ý kiến cá nhân, nhóm tiến hanh thảo luận để đưa ra ý kiến kết luận

chung của nhóm). Vận dụng kỹ thuật này vào học phần kiểm toán báo cáo tài chính nhằm

giúp sinh viên vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ được phân

công cho mỗi cá nhân, từ đó rèn luyện kỹ năng và thái độ khi tham gia vào một cuộc kiểm

toán. Các công việc cụ thể phải làm như: tự tìm bằng chứng kiểm toán (trong tài liệu cho

sẵn), đánh giá các sai phạm để đưa ra ý kiến nhận xét về bộ phận (hoặc chu kỳ) mà mình

được giao, tiến hành thảo luận, thông qua việc giải trình các ý kiến từng cá nhân, tổng hợp

đưa ra kết luận phù hợp nhất. Đây cũng chính là tiến trình để xây dựng một báo cáo kiểm

toán đáng tin cậy, rất cần thiết cho công việc của các kế toán, kiểm toán viên trong tương lai

Vận dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn vào giảng dạy học phần kiểm toán Báo cáo tài chính trang 1

Trang 1

Vận dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn vào giảng dạy học phần kiểm toán Báo cáo tài chính trang 2

Trang 2

Vận dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn vào giảng dạy học phần kiểm toán Báo cáo tài chính trang 3

Trang 3

Vận dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn vào giảng dạy học phần kiểm toán Báo cáo tài chính trang 4

Trang 4

Vận dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn vào giảng dạy học phần kiểm toán Báo cáo tài chính trang 5

Trang 5

Vận dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn vào giảng dạy học phần kiểm toán Báo cáo tài chính trang 6

Trang 6

Vận dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn vào giảng dạy học phần kiểm toán Báo cáo tài chính trang 7

Trang 7

Vận dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn vào giảng dạy học phần kiểm toán Báo cáo tài chính trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 10060
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng kỹ thuật dạy học "khăn trải bàn" vào giảng dạy học phần kiểm toán Báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng kỹ thuật dạy học "khăn trải bàn" vào giảng dạy học phần kiểm toán Báo cáo tài chính

Vận dụng kỹ thuật dạy học "khăn trải bàn" vào giảng dạy học phần kiểm toán Báo cáo tài chính
 VẬN DỤNG KỸ THUẬT DẠY HỌC "KHĂN TRẢI BÀN" 
 VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
Họ tên : ThS. Nguyễn Thị Xuân 
Đơn vị công tác: Bộ môn Nguyên lý kế toán & kiểm toán, Khoa Kế toán - Phân tích 
 TÓM TẮT 
Tóm tắt: Học phần kiểm toán báo cáo tài chính là một học phần mang tính ứng dụng. Thông 
qua học phần này để sinh viên vận dụng các phương pháp kiểm toán đã học vào công việc 
kiểm toán cụ thể báo cáo tài chính tại các đơn vị. Kỹ thuật dạy học "khăn trải bàn" được tiến 
hành thông qua việc chia lớp thành nhiều nhóm, trong mỗi nhóm vừa có hoạt động cá nhân 
(mỗi cá nhân làm việc độc lập với nhiệm vụ riêng và đưa ra ý kiến riêng của mình) vừa có 
hoạt động nhóm (từ các ý kiến cá nhân, nhóm tiến hanh thảo luận để đưa ra ý kiến kết luận 
chung của nhóm). Vận dụng kỹ thuật này vào học phần kiểm toán báo cáo tài chính nhằm 
giúp sinh viên vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ được phân 
công cho mỗi cá nhân, từ đó rèn luyện kỹ năng và thái độ khi tham gia vào một cuộc kiểm 
toán. Các công việc cụ thể phải làm như: tự tìm bằng chứng kiểm toán (trong tài liệu cho 
sẵn), đánh giá các sai phạm để đưa ra ý kiến nhận xét về bộ phận (hoặc chu kỳ) mà mình 
được giao, tiến hành thảo luận, thông qua việc giải trình các ý kiến từng cá nhân, tổng hợp 
đưa ra kết luận phù hợp nhất. Đây cũng chính là tiến trình để xây dựng một báo cáo kiểm 
toán đáng tin cậy, rất cần thiết cho công việc của các kế toán, kiểm toán viên trong tương lai. 
 LỜI MỞ ĐẦU 
 Phương pháp dạy học ngày nay đã có nhiều thay đổi so với trước đây, đặc biệt 
là ở bậc đại học. Từ việc đơn thuần chỉ truyền tải lý thuyết chuyển dần sang thực hành 
nhiều hơn, sinh viên được chuyển từ hoạt động thụ động (nghe, nhìn, ghi chép là chủ 
yếu) sang hoạt động chủ động, tích cực (nói, làm, đánh giá, thảo luận, đưa ra ý 
kiến.v.v.). Để thực hiện tốt các phương pháp dạy học hiện đại, ngày nay chúng ta có 
thể áp dụng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau. Đó là việc xây dựng và thực hiện các 
tình huống, cách thức hoạt động của thầy và trò trong lớp học. 
 Đối với công tác giảng dạy tại trường ĐH kinh tế Nghệ an hiện nay không 
ngoài mục tiêu "Thực tế - đón đầu - hội nhập". Dạy học luôn phải gắn với thực tế, vừa 
tránh nhàm chán cho sinh viên, vừa tăng khả năng thích ứng ngay với công việc khi 
sinh viên ra trường. Ngoài ra, việc giảng dạy không chỉ dừng lại ở việc trang bị năng 
 29 
lực chuyên môn mà còn cần bổ sung kỹ năng mềm cho sinh viên, đây là yếu tố bổ trợ 
quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 
 Sử dụng kỹ thuật dạy học "khăn trải bàn" vào trong quá trình giảng dạy học 
phần kiểm toán báo cáo tài chính, tôi hy vọng rằng sẽ đem lại những kết quả sau đây: 
 Một là có thể giúp mỗi sinh viên rèn luyện kỹ năng hoạt động độc lập, tự tìm tòi 
nghiên cứu và đưa ra nhận xét của riêng mình, biết bảo vệ ý kiến đồng thời biết chịu 
trách nhiệm về ý kiến của mình. 
 Hai là thông qua quá trình thảo luận để đưa ra ý kiến chung của nhóm sẽ giúp 
sinh viên biết tiếp thu ý kiến, biết phản biện, biết phối hợp lẫn nhau để có kết quả tốt 
nhất, cùng chịu trách nhiệm về kết luận chung, đó chính là kỹ năng hoạt động nhóm. 
 Ba là với việc bố trí các nhiệm vụ trong nhóm giống với mô hình một cuộc 
kiểm toán sẽ giúp sinh viên vận dụng được kiến thức của các học phần trước đó và của 
chính học phần này để tiến hành triển khai cụ thể các bước thực hiện trọn vẹn một 
cuộc kiểm toán báo cáo tài chính (dù là ở dạng đơn giản nhất). Đây là quá trình phát 
triển từ lý thuyết đến thực hành, giúp cho bài học trở nên sinh động, dễ hiểu, củng cố 
toàn diện về kiến thức - kỹ năng và thái độ. 
 Tuy nhiên, đây mới chỉ là ý tưởng được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu 
tham khảo các kỹ thuật dạy học và tình hình thực tế của việc giảng dạy học phần kiểm 
toán báo cáo tài chính chứ chưa đưa vào áp dụng thí điểm. Do đó khi đưa vấn đề này 
trong Hội thảo, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các khách 
mời để có thể vận dụng tốt vào quá trình giảng dạy, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề 
ra. 
 NỘI DUNG 
 Nếu như ở học phần Lý thuyết kiểm toán, sinh viên đã được trang bị những 
kiến thức cơ bản nhất về kiểm toán như các khái niệm, các phương pháp kiểm toán, 
các chức năng của kiểm toán... thì học phần kiểm toán báo cáo tài chính sẽ là việc vận 
dụng tất cả những kiến thức đó vào việc kiểm toán các báo cáo tài chính của đơn vị. 
Do đó có thể nói học phần này mang tính ứng dụng hơn là lý thuyết, và vấn đề thực 
hành dù ít hay nhiều cũng là việc không thể bỏ qua. 
 Chức năng kiểm toán báo cáo tài chính chủ yếu được thực hiện bởi các kiểm 
toán viên độc lập trong các hãng kiểm toán, nhưng nó vẫn được thực hiện bởi kiểm 
 30 
toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ, thậm chí là vận dụng cho cả kế toán viên, ở những 
mức độ khác nhau và với các mục đích khác nhau. Việc tiếp cận với mô hình một cuộc 
kiểm toán báo cáo tài chính cụ thể là việc cần thiết cho sinh viên ngành kế toán, cho dù 
công việc trong tương lai là kế toán hay là kiểm toán, vì các lý do sau: 
 + Mỗi kế toán đều nên là kiểm toán viên của riêng mình 
 + Kế toán có thể làm trợ lý kiểm toán hoặc học thêm để trở thành kiểm toán 
viên ở các cơ quan kiểm toán. 
 + Nghị định về kiểm toán nội bộ đã ra đời đánh dấu sự phát triển của hệ thống 
kiểm toán nội bộ ở các doanh nghiệp, sinh viên kế toán chắc chắn sẽ là đối tượng phù 
hợp để đảm nhiệm vai trò kiểm toán viên nội bộ. 
 + Dù ở vị trí nào, là kế toán (đặc biệt là kế toán tổng hợp, kế toán trưởng) hay 
trợ lý kiểm toán, kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nội bộ.... thì ít nhất cũng phải 
tự thực hiện được các cuộc kiểm toán trong phạm vi nhất định. 
 Tuy nhiên, do thời lượng của học phần có hạn (2 tín chỉ) với lượng kiến thức 
khá lớn, đồng thời phải đảm bảo mục tiêu cho bài thi kết thúc học phần đạt kết quả cao 
nên thời lượng dành cho thực hành thực tế không nhiều. Vì vậy, theo dự kiến, buổi trải 
nghiệm theo kỹ thuật "khăn trải bàn" có thể chiếm thời lượng là một buổi gồm 2 tiết 
lên lớp (100 phút), hoặc có thể kết hợp với buổi kiểm tra giữa học phần (sử dụng kết 
quả đánh giá hoạt động của từng nhóm để thay cho điểm kiểm tra giữa học phần). 
I. Những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật "khăn trải bàn" 
1. Khái niệm: Kỹ thuật khăn trải bàn là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính 
hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm 
2. Mục tiêu: 
 - Kích thích thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh 
 - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh 
 - Phát triển sự tương tác giữa học sinh với học sinh 
3. Tác dụng: 
 - Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp khác nhau 
 - Rèn kỹ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề 
 - Phối hợp giữa làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm 
 31 
 - Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học sinh chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn 
nhau 
4. Cách tiến hành: 
 - Chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ và phát cho mỗi nhóm một tờ 
giấy A0 và tờ giấy này được coi như là một chiếc "khăn trải bàn". 
 - Chia giấy A0 thành các phần (như hình dưới), mỗi học sinh ngồi vào vị trí 
tương ứng với từng phần xung quanh "khăn trải bàn". 
 Vi Viêt́ y ́ kiêń ca ́ nhân 
 ê
 t́ 
 y 
 ́
 nhân
 ki
 Y ́ kiêń chung của ́
 a
 ê 
 ń c nhoḿ 
 n c n
 ́
 ê
 a 
 ́
 ki
 nhân
 ́
 y
 t t
 ́
 ê
 Vi
 Viêt́ y ́ kiêń ca ́ nhân 
 - Học sinh làm việc độc lập và ghi ý kiến cá nhân của mình trên phần "khăn trải 
bàn" 
 - Tiến hành thảo luận, thống nhất ý kiến và viết ý kiến chung vào phần chính 
giữa "khăn trải bàn". 
5. Một số lưu ý khi sử dụng kỹ thuật "khăn trải bàn": 
 - Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở 
 - Nếu số người tham gia nhiều hơn, có thể sử dụng các tờ giấy ghi ý kiến cá 
nhân, sau đó đính vào "khăn trải bàn" 
 - Trong quá trình thảo luận nếu có ý kiến không thống nhất thì cá nhân có 
quyền bảo lưu ý kiến 
II. Mô tả về học phần và yêu cầu đối với sinh viên, giảng viên để thực hiện được 
mục tiêu 
1. Mô tả về học phần: 
 32 
 Học phần kiểm toán báo cáo tài chính được trình bày trong 6 chương, bao gồm: 
 - Chương 1: Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính: nhắc lại các khái niệm, 
nguyên tắc và quy trình thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. 
 - Chương 2: Kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền: nghiên cứu các công việc 
kiểm toán cụ thể của chu kỳ bán hàng và thu tiền, tổng hợp kết quả kiểm toán và đưa 
ra ý kiến cho chu kỳ này. 
 - Chương 3: Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán: nghiên cứu các công 
việc kiểm toán cụ thể của chu kỳ mua hàng và thanh toán, tổng hợp kết quả kiểm toán 
và đưa ra ý kiến cho chu kỳ này. 
 - Chương 4: Kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho và chi phí:nghiên cứu các công 
việc kiểm toán cụ thể của chu kỳ hàng tồn kho và chi phí, tổng hợp kết quả kiểm toán 
và đưa ra ý kiến cho chu kỳ này. 
 - Chương 5: Kiểm toán các thông tin tài chính khác trên báo cáo tài chính: 
nghiên cứu các công việc kiểm toán cụ thể các bộ phận còn lại ngoài các chu kỳ trên, 
tổng hợp kết quả kiểm toán và đưa ra ý kiến cho các bộ phận này. 
 - Chương 6: Tổng hợp lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý: tổng hợp ý kiến 
của các chu kỳ, tiến hành thảo luận, phân tích để đưa ra kết luận chung cho toàn bộ 
cuộc kiểm toán. 
 Kỹ thuật "khăn trải bàn" sẽ được áp dụng trong một buổi, sử dụng toàn bộ kiến 
thức của các chương, với nhiệm vụ của mỗi cá nhân như là một kiểm toán viên thực 
hiện công việc kiểm toán của một chu kỳ (một chương) và đưa ra kết luận cho từng 
chu kỳ, sau đó nhóm sẽ thảo luận và trưởng nhóm sẽ đưa ra kết luận chung của toàn 
nhóm. Vì vậy việc áp dụng tốt nhất là thực hiện sau khi sinh viên đã nghiên cứu xong 
cả 6 chương. 
2. Yêu cầu đối với sinh viên: 
 - Kiến thức Sinh viên phải biết (N1): xác định mục tiêu và căn cứ của chu kỳ, 
tìm ra các sai phạm và hướng dẫn sửa chữa các sai phạm, đánh giá ảnh hưởng của sai 
phạm đến báo cáo tài chính. 
 - Kiến thức Sinh viên nên biết (N2): dựa trên những sai phạm đã tìm ra để đưa 
ra ý kiến kết luận đánh giá đối với chu kỳ (theo mẫu đã có trong giáo trình). 
 33 
 - Kiến thức Sinh viên có thể biết (N3): thảo luận, đánh giá mức độ của sai phạm 
để đi đến kết luận cuối cùng của một cuộc kiểm toán, đó là kết luận về mức độ trung 
thực hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán, hoặc đưa ra các ý kiến tư vấn đối 
với nhà quản lý. 
3. Yêu cầu đối với giảng viên: 
 - Giảng viên phải truyền tải đầy đủ những kiến thức N1, N2 cho sinh viên. 
 - Giảng viên phải thiết kế hệ thống bài tập đa dạng để sinh viên có thể luyện tập 
trước khi vào thực hành. 
 - Giảng viên phải chuẩn bị sẵn để cung cấp cho sinh viên toàn bộ tài liệu về 
cuộc kiểm toán: hồ sơ của khách hàng, các mẫu giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. 
 - Hướng dẫn cho sinh viên các nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo thời gian được sử 
dụng hiệu quả. 
III. Trình bày quá trình áp dụng kỹ thuật dạy học "khăn trải bàn" vào học phần 
kiểm toán báo cáo tài chính 
1. Chia nhóm và giao nhiệm vụ ( thời lượng khoảng 5 phút) 
 - Chia nhóm: theo nội dung kiến thức, mỗi nhóm sẽ gồm 6 thành viên (6 
chương) 
 - Phân công nhiệm vụ như sau: 01 thành viên (khá nhất) đảm nhiệm trưởng 
nhóm (Kiểm toán viên chính - trưởng đoàn kiểm toán), 5 thành viên còn lại là các 
kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán các chu kỳ (từ chương 2 đến chương 5 - 
kiểm toán các chu kỳ). Nếu còn lẻ số sinh viên có thể bổ sung vào các đoàn để làm 
"trợ lý kiểm toán" hoặc tạo thành một nhóm nhỏ hơn. 
2. Cung cấp tài liệu: (thời lượng khoảng 5 phút) Giảng viên cung cấp hồ sơ khách 
hàng cho tất cả các nhóm, mỗi "kiểm toán viên" được phát một biểu mẫu "giấy tờ làm 
việc của kiểm toán viên" để viết ý kiến và một biểu mẫu "tổng hợp kết quả kiểm toán". 
"Kiểm toán viên chính" được phát một biểu mẫu "Báo cáo kiểm toán", một biểu mẫu 
"thư quản lý". Việc sử dụng các loại biểu mẫu này giúp cho sinh viên tiếp cận sát hơn 
với một cuộc kiểm toán mẫu, phù hợp hơn so với việc sử dụng tờ A0.3. Giảng viên 
hướng dẫn nhiệm vụ cho sinh viên (chiếm thời lượng khoảng 10 phút) 
 - Hướng dẫn cách sử dụng tài liệu 
 - Hướng dẫn các nội dung cần tìm hiểu 
 34 
 - Hướng dẫn cách viết các loại giấy tờ 
 - Hướng dẫn cách thảo luận 
4. Thực hiện nhiệm vụ cá nhân ( thời lượng khoảng 60 phút) 
 - Mỗi cá nhân tự thực hiện nhiệm vụ của mình (mỗi người một chương): 
 + Xác định mục tiêu, căn cứ của chu kỳ kiểm toán 
 + Tìm kiếm sai phạm 
 + Hướng dẫn sửa chữa 
 + Đánh giá ảnh hưởng của sai phạm đến báo cáo tài chính 
 + Nêu ý kiến cá nhân 
 + Hoàn thiện các biểu mẫu đã phát. 
 - Trong quá trình thực hiện, sinh viên yếu hơn có thể tham khảo ý kiến các sinh 
viên trong nhóm hoặc ý kiến của giảng viên để thực hiện được nhiệm vụ. 
 - Giảng viên quan sát, giúp đỡ sinh viên thực hiện nhiệm vụ của mình, đảm bảo 
thời gian được sử dụng hiệu quả và kịp thời. 
5. Kết thúc thời gian làm việc cá nhân và tiến hành thảo luận nhóm ( thời lượng 
khoảng 15 phút) 
 - Trưởng nhóm thu thập các "giấy tờ làm việc" của các thành viên, sau đó thảo 
luận và đưa ra kết luận chung. Để đảm bảo thời gian, trong quá trình các thành viên 
thực hiện, trưởng nhóm cần giám sát kiểm tra đốc thúc và thu thập số liệu để có cơ sở 
hình thành báo cáo kiểm toán, thư quản lý một cách kịp thời, không đợi đến lúc các 
thành viên hoàn tất mọi việc rồi mới tiến hành tổng hợp. Bước thu thập tài liệu và thảo 
luận chỉ là bước chốt lại kết luận cuối cùng. 
6. Thông qua kết quả cuối cùng và nộp cho giảng viên (thời lượng khoảng 5 phút) 
 Tất cả các nhóm thông qua kết luận của mình cho các thành viên, ký vào báo 
cáo, ghim kẹp các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến cuộc kiểm toán và nộp cho giảng 
viên. 
7. Cách đánh giá của giảng viên: 
 - Đánh giá theo nhóm: chấm điểm từng nhóm (lấy làm điểm cho các thành viên 
trong nhóm) 
 - Tiêu chí: đạt được N1: 70%; đạt được N2: 20%, đạt được N3: 10% 
 KẾT LUẬN 
 35 
 Việc trau dồi đồng thời cả về kiến thức - kỹ năng - thái độ trong giảng dạy là 
việc vô cùng cần thiết, đặc biệt là sinh viên đại học. Với học phần kiểm toán báo cáo 
tài chính, việc thực hành càng trở nên quan trọng. Thông qua việc nghiên cứu vận 
dụng các kỹ thuật dạy học tiến bộ vào quá trình giảng dạy, tác giả hy vọng việc vận 
dụng kỹ thuật "khăn trải bàn" sẽ đem đến cho học phần kiểm toán báo cáo tài chính 
một làn gió mới, kích thích tinh thần học tập tích cực cho sinh viên, giúp các bài học 
bớt nhàm chán, sát với thực tiễn, phát huy kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua hoạt 
động cá nhân và hoạt động nhóm. Do chưa áp dụng vào giảng dạy, chưa có trải 
nghiệm thực tế nên rất cần có sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của Hội thảo để tác giả tiếp 
tục hoàn thiện đưa vào áp dụng. 
Xin chân thành cảm ơn! 
Tài liệu tham khảo 
[1] TS. Lưu Đức Tuyên, ThS. Đậu Ngọc Châu - Học viện tài chính, Giáo trình kiểm 
toán báo cáo tài chính, NXB tài chính, 2010. 
[2] TS. Tống Xuân Tám - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, vận dụng một 
số kỹ thuật dạy học ở trường đại học, https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/van-dung-
mot-so-ky-thuat-day-hoc-o-dai-hoc-884058.html 
[3] Trần Quang Hiệp, Kỹ thuật dạy học khăn trải bàn, 
https://baigiang.violet.vn/present/ky-thuat-day-hoc-khan-trai-ban-10255524.html 
 36 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_ky_thuat_day_hoc_khan_trai_ban_vao_giang_day_hoc_ph.pdf