Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách

Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thay

đổi linh hoạt cơ chế điều hành tỷ giá. Từ đầu năm 2016, NHNN bắt đầu chuyển sang

chính sách điều hành tỷ giá mới - tỷ giá trung tâm. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt

Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, thị trường tài chính tiền tệ và

tỷ giá có xu hướng ngày càng biến động và dễ tổn thương (Trần Thị Thu Hà1, 2014),

việc tham khảo các công cụ hỗ trợ tỷ giá sẽ trở nên cần thiết. Tỷ giá hối đoái thực đa

phương, hay tỷ giá hối đoái thực hiệu quả (REER), có thể cung cấp những thông tin

hữu ích trong việc phân tích, ra quyết định, đánh giá các biện pháp chính sách kinh

tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến tỷ giá, song hiện vẫn chưa được công bố

chính thức tại Việt Nam.

Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách trang 1

Trang 1

Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách trang 2

Trang 2

Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách trang 3

Trang 3

Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách trang 4

Trang 4

Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách trang 5

Trang 5

Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách trang 6

Trang 6

Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách trang 7

Trang 7

Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách trang 8

Trang 8

Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách trang 9

Trang 9

Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang minhkhanh 13620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách

Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 224+225- Tháng 1&2. 2021
Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong 
điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách
Trần Thị Thu Hà
Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngày nhận: 22/12/2020 
Ngày nhận bản sửa: 20/01/2021 
Ngày duyệt đăng: 28/01/2021
Tóm tắt: Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thay 
đổi linh hoạt cơ chế điều hành tỷ giá. Từ đầu năm 2016, NHNN bắt đầu chuyển sang 
chính sách điều hành tỷ giá mới - tỷ giá trung tâm. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt 
Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, thị trường tài chính tiền tệ và 
tỷ giá có xu hướng ngày càng biến động và dễ tổn thương (Trần Thị Thu Hà1, 2014), 
việc tham khảo các công cụ hỗ trợ tỷ giá sẽ trở nên cần thiết. Tỷ giá hối đoái thực đa 
phương, hay tỷ giá hối đoái thực hiệu quả (REER), có thể cung cấp những thông tin 
hữu ích trong việc phân tích, ra quyết định, đánh giá các biện pháp chính sách kinh 
tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến tỷ giá, song hiện vẫn chưa được công bố 
chính thức tại Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện đánh giá thực trạng điều hành tỷ giá 
The role of the REER and some policy implications in Vietnam 
Abstract: Over the past years, the State Bank of Vietnam (SBV) has flexibly changed the exchange 
rate management mechanism. From the beginning of 2016, the State Bank started to shift to a new 
exchange rate policy- the central rate. In the context of deeply intergration into the global economy, 
the Vietnamese financial monetary market and the exchange rate tend to be increasingly volatile 
and vurnerable. A Real Effective Exchange Rate (REER) - which can provide useful information in the 
analysis, decision-making, evaluation of macroeconomic policies as well as measures related to the 
exchange rate, but has not been officially published in Vietnam. This research aimed to evaluate 
the current situation of exchange rate management in Vietnam, estimate the REER in the period 
2000- 2019 and analyze the role of REER in macroeconomic management through empirical studies 
and modeling method (impact simulation by NIGEM global econometric model). The research results 
show that REER should be a userful tool in the administration of exchange rate policy in Vietnam.
Keywords: real effective exchange rate, management, state bank
Ha Thi Thu Tran
Email: hatranthu2017@gmail.com
The National Center for Socio-Economic Information and Forecast (NCIF), 
Ministry of Planning and Investment
1 Trần Thị Thu Hà (2014). “ Ứng dụng mô hình lớp VAR trong phân tích, đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc 
tế đến quy mô và rủi ro của thị trường tài chính ViệtNam giai đoạn 2000-2012”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Vai trò của tỷ giá hối đoái thực hiệu quả trong điều hành kinh tế vĩ mô và 
một số hàm ý chính sách
2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021
của Việt Nam, ước lượng REER trong giai đoạn 2000 - 2019 và phân tích vai trò 
của REER trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô qua các nghiên cứu thực nghiệm 
và phương pháp mô hình hóa (mô phỏng tác động bằng mô hình kinh tế lượng toàn 
cầu NIGEM2). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ giá REER là công cụ tham khảo hữu 
ích và khuyến nghị được sử dụng trong công tác điều hành chính sách tỷ giá của 
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. 
Từ khóa: tỷ giá hối đoái thực hiệu quả, điều hành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Giới thiệu 
Chính sách tỷ giá hối đoái đóng vai trò 
quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô 
của một quốc gia và tỷ giá hối đoái là một 
trong những công cụ quan trọng nhất của 
quá trình này. Khi một quốc gia tham gia 
vào hoạt động thương mại và thực hiện các 
giao dịch khác với các quốc gia, đặc biệt 
là với nền kinh tế có độ mở cao thì việc 
xây dựng một chỉ số chung phản ánh giá 
trị chung của đồng tiền so với một giỏ tiền 
tệ khác - được tính dựa trên các tỷ giá song 
phương và tỷ trọng thương mại giữa quốc 
gia đó với các quốc gia khác có quan hệ 
thương mại - trở nên cần thiết, đó là tỷ giá 
hối đoái thực đa phương, hay còn gọi là tỷ 
giá thực hiệu quả (Real Effective Exchange 
Rate - REER). 
Trong 5 năm qua, cơ chế điều hành tỷ giá 
trung tâm được thực hiện ở Việt Nam đã 
giúp thị trường ít xáo trộn hơn, tỷ giá VND 
không biến động mạnh như trước, song 
cách tính toán tỷ giá trung tâm và tỷ trọng 
của từng đồng tiền trong rổ tiền tệ không 
được công bố; tỷ giá đôi lúc vẫn còn xa rời, 
chưa sát với thị trường. Trong bối cảnh hội 
nhập của nền kinh tế ngày càng sâu rộng 
hơn, việc hoán đổi tiền tệ giữa tiền Việt 
Nam đồng (VND) với đồng tiền của nhiều 
nước là một xu hướng nổi trội, việc áp 
dụng tỷ giá trung tâm (so sánh với một giỏ 
8 đồng tiền) có thể cần được mở rộng hơn 
nữa để thực hiện điều hành tỷ giá chủ động, 
hiệu quả và phù hợp với xu thế. Tỷ giá hối 
đoái thực đa phương (REER) - chỉ số đo 
lường VND với một giỏ tiền tệ của nhiều 
nền kinh tế là các đối tác thương mại của 
Việt Nam - có thể cung cấp những thông tin 
hữu ích trong việc phân tích, ra quyết định, 
đánh giá các biện pháp chính sách kinh 
tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến 
tỷ giá, song hiện vẫn chưa được công bố 
chính thức tại Việt Nam. Nghiên cứu này 
hướng tới việc phân tích vai trò của REER 
trong điều hành kinh tế vĩ mô trên hai khía 
cạnh: từ các nghiên cứu thực nghiệm của 
các nước; tính toán tỷ giá REER của Việt 
Nam trong giai đoạn 2000 - 2020 và thực 
hiện mô phỏng từ mô hình kinh tế lượng 
NIGEM để xem xét tác động của REER và 
tỷ giá song phương VND/USD đến các chỉ 
tiêu kinh tế vĩ mô (GDP) của Việt Nam và 
tác động từ các biến động bên ngoài đến 2 
tỷ giá này.
2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết 
Lý thuyết về REER đã được đưa ra bởi các 
tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ 
quốc  ... c nước 
trên thế giới. 
Về phạm vi thời gian và tần suất số liệu: 
Chinn (2005) và UBKTQH và UNDP 
(2012) chỉ ra rằng tùy theo mục đích sử 
dụng, việc tính REER sẽ dựa vào tần suất 
dữ liệu khác nhau. Nếu REER được tính 
toán để sử dụng cho việc theo dõi biến 
động của tỷ giá hoặc tìm kiếm những kết 
nối với các biến cơ bản của nền kinh tế thì 
REER cần được tính với tần suất dữ liệu 
cao hơn. Việc thu thập dữ liệu với tần suất 
càng cao sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn 
về sự biến động của các biến, giúp các nhà 
hoạch định chính sách đưa ra những quyết 
định kịp thời hơn, song việc thu thập dữ 
liệu với tần suất và độ chính xác càng cao 
thì càng tốn kém. Bên cạnh đó, tần suất dữ 
liệu càng cao thì nhiễu sẽ nhiều hơn và có 
những sai lệch không mong đợi so với xu 
hướng bình thường. Trong trường hợp này 
cần làm trơn số liệu và sử dụng tần suất 
thấp hơn cũng có ưu điểm của nó. Ngoài ra, 
do một số khó khăn về sự sẵn có và độ tin 
cậy của số liệu, tác giả tiến hành ước lượng 
REER ở Việt Nam theo số liệu quý, từ quý 
1/2000 đến quý 4/2019. 
Kết quả tính toán cho thấy, xu hướng biến 
động của REER được mô tả như Hình 4. 
Kết quả xác định REER dựa trên đánh giá 
sức mua thông qua chỉ số giá tiêu dùng cho 
thấy nếu năm 2000 được coi là năm cơ sở 
với chỉ số là 100 thì tới năm 2019, chỉ số 
REER là 75,86, có nghĩa là VND có xu 
hướng lên giá khoảng 24,14%.
Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2002, sức 
mua đa phương của VND tương đối ổn 
định, sau đó có xu hướng mất giá từ năm 
2003 - 2008, nguyên nhân xuất phát từ sự 
neo giữ danh nghĩa VND với USD trong 
khi đó đồng USD có xu hướng mất giá so 
với các đồng tiền của các đối tác thương 
mại quan trọng của Việt Nam như Trung 
Quốc, Nhật Bản... Sau năm 2008, đặc biệt 
là sau 2011, nền kinh tế Việt Nam có tỷ 
lệ lạm phát cao hơn so với các nước khác 
trong khu vực, trong khi đồng USD có 
xu hướng lên giá với các đồng tiền mạnh 
trên thế giới như Nhân dân tệ, Yên Nhật, 
Euro nhờ khả năng phục hồi của nền kinh 
tế Mỹ sau khủng hoảng 2008 trong bối 
TRẦN THỊ THU HÀ
11Số 224+225- Tháng 1&2. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
cảnh khủng hoảng nợ công ở 
Châu Âu, nên tỷ giá REER của 
Việt Nam cũng lên giá, trong khi 
nếu so sánh tỷ giá song phương 
của VND với USD thì VND 
mất giá so với USD trong năm 
2011. Như vậy, có thể thấy, sự 
neo giữ VND với USD về mặt 
danh nghĩa tất yếu làm giảm sức 
cạnh tranh của hàng hóa Việt 
Nam trên thị trường quốc tế và 
không cho thấy đầy đủ tín hiệu 
thị trường của tỷ giá. Từ năm 2016 đến 
nay, sức mua đa phương của VND tương 
đối ổn định và có xu hướng lên giá so với 
các đồng tiền khác, kể cả trong năm 2018, 
trong khi đó nếu so sánh với tỷ giá trung 
tâm trong khoảng thời gian này, VND vẫn 
mất giá so với 8 đồng tiền trong giỏ tiền tệ 
trong tỷ giá trung tâm.
Kết quả tính toán REER cho ta thông tin đầy 
đủ và thực tế hơn về sức mua đa phương của 
đồng VND trong giai đoạn 2000 - 2019, do 
đó sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cụ 
thể trong việc phân tích, ra quyết định, đánh 
giá các biện pháp chính sách kinh tế vĩ mô 
và các chính sách liên quan đến tỷ giá.
4.3. Mô phỏng so sánh tác động của tỷ giá hối 
đoái thực đa phương và tỷ giá song phương
Trên cơ sở tính toán REER, nghiên cứu thực 
hiện mô phỏng tác động của việc tăng 1% 
REER và tỷ giá song phương VND/USD 
trong năm 2020 đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ 
mô đồng thời mô phỏng tác động của một 
biến động tài chính trên thế giới (Mỹ tăng 
lãi suất cơ bản) đến REER và tỷ giá VND/
USD thông qua việc sử dụng mô hình kinh 
tế lượng toàn cầu (NIGEM) - mô hình được 
xây dựng và phát triển bởi Viện Nghiên cứu 
kinh tế xã hội của Anh (NISER) và được 
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã 
hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) mua 
bản quyền sử dụng từ năm 2013 đến nay. 
Mô hình NIGEM của NIESR chủ trì xây 
dựng và phát triển, là một mô hình toàn cầu 
được hầu hết các quốc gia trong khối OECD 
và nhiều nước ngoài khối OECD sử dụng 
và được mô hình hóa một cách riêng biệt 
dưới dạng một khối trong mô hình. Mô hình 
được thiết kế theo đặc điểm kinh tế của từng 
quốc gia của khối, theo nhóm các nước của 
khối, theo từng nước riêng biệt trong khối 
và chung cho cả thế giới. Mô hình NIGEM 
cũng bao hàm một số mô hình con, riêng 
biệt cho các nước ngoài khối OECD như 
các nước BRICS, Indonesia, Singapore, 
và Việt Nam. 
Block Vietnam trong mô hình NIGEM 
được các chuyên gia của NIESR và Trung 
tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội 
quốc gia phát triển với phiên bản đầu tiên 
được hoàn thành trong tháng 5/2013. Phần 
còn lại của thế giới được mô hình hóa theo 
các nhóm khu vực, cũng như các nền kinh 
tế khác. Nhìn chung, tất cả các mô hình 
riêng cho các nước hay khu vực đều bao 
gồm các khối chính sau: khối các thành 
phần cầu nội địa, thường gọi là cầu nội địa; 
khối xuất nhập khẩu hay còn gọi là khối cầu 
bên ngoài; khối cung bao gồm sản lượng, 
chi phí và giá cả; khối tài khoản vãng lai 
và tài sản ròng nước ngoài. Với chức năng 
thực hiện các mô phỏng, dự báo tác động 
từ các biến động kinh tế thế giới đến Việt 
Hình 4. Tỷ giá hối đoái hiệu quả thực của Việt Nam
Nguồn: Tính toán của tác giả
Vai trò của tỷ giá hối đoái thực hiệu quả trong điều hành kinh tế vĩ mô và 
một số hàm ý chính sách
12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021
Nam và các chính sách đến các 
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt 
Nam, mô hình này đang được 
sử dụng trong rất nhiều các báo 
cáo định kỳ và đột xuất của Bộ 
Kế hoạch đầu tư trình Chính 
phủ.
Mô phỏng 1: Tăng tỷ giá song 
phương VND/USD và REER 
1% 
Theo nguyên lý lý thuyết, đối 
với tỷ giá song phương, khi tỷ 
giá tăng thì hàng hóa xuất khẩu 
trong nước sẽ đắt hơn hàng hóa nước ngoài 
khiến xuất khẩu giảm, từ đó khiến GDP 
giảm theo nhưng đối với trường hợp REER 
thì việc tăng REER lại có tác động tích cực 
đến xuất khẩu và GDP. Kết quả chạy mô 
phỏng tác động của việc tăng tỷ giá song 
phương VND/USD và REER trên cơ sở mô 
hình NIGEM (Hình 5) cũng cho thấy nếu 
tăng 1% REER có thể khiến GDP của Việt 
Nam tăng lên 0,04%. Điều này cho thấy 
việc chỉ sử dụng tỷ giá song phương để đưa 
ra quyết sách điều hành chính sách tỷ giá là 
chưa đủ. Kết quả này cũng đã được minh 
chứng qua một số nghiên cứu thực nghiệm 
nghiên cứu cho Việt Nam như Nguyễn 
Thanh Bình, Hồ Lê Nguyệt Cầm, Đỗ Trịnh 
Quỳnh Như (2019)3, theo đó kết luận tồn 
tại mối quan hệ dương giữa REER và tốc 
độ tăng GDP ở các nước đang phát triển, 
trong đó có Việt Nam, cụ thể REER gia 
tăng 1% sẽ có tác động tích cực làm tăng 
trưởng GDP của 5 quốc gia tăng 16,2%.
Mô phỏng 2: Đánh giá tác động của cú sốc 
Mỹ tăng lãi suất đến tỷ giá song phương và 
REER
Trên cơ sở sử dụng mô hình NIGEM đánh 
giá tác động của một biến động tài chính 
thế giới (Mỹ tăng lãi suất cơ bản đồng 
3 “Tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh 
tế - Từ trường hợp các quốc gia ASEAN” – Trường Đại 
học Văn Lang (11/2019).
USD 1% trong năm 2020) đến REER và 
tỷ giá song phương cũng cho thấy việc sử 
dụng REER sẽ là cơ sở tham khảo quan 
trọng trong điều hành tỷ giá và chính sách 
kinh tế vĩ mô. Cụ thể, về mặt nguyên lý lý 
thuyết khi xem xét tỷ giá song phương, ví 
dụ VND/USD thì khi Fed nâng lãi suất sẽ 
khiến đồng USD tăng giá và tỷ giá VND/
USD sẽ tăng do đồng VND mất giá tương 
đối so với đồng USD. Tuy nhiên, nếu xét 
theo REER thì đồng VND lại tăng giá.
Kết quả mô phỏng cho thấy REER là cơ 
sở tham khảo hữu ích, nếu chỉ dùng tỷ giá 
song phương giữa VND và USD thì chưa 
đủ để có thể đưa ra những quyết sách trong 
điều hành kinh tế vĩ mô nói chung và chính 
sách tỷ giá nói riêng, đặc biệt trong bối 
cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày 
càng sâu rộng.
5. Kết luận và khuyến nghị
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng điều hành 
tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 
2000-2019, dựa vào việc tính toán REER 
của Việt Nam, phân tích vai trò của REER 
qua các nghiên cứu thực nghiệm, thực hiện 
mô phỏng tác động của REER và tỷ giá 
song phương VND/USD đến các biến số 
kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng của biến số vĩ 
mô đến 2 loại tỷ giá trên ở Việt Nam, có 
Hình 5. Tác động của việc tăng 1% tỷ giá song 
phương VND/USD và tỷ giá thực đa phương đến tăng 
trưởng kinh tế Việt Nam
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên mô hình NIGEM
TRẦN THỊ THU HÀ
13Số 224+225- Tháng 1&2. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
thể thấy:
- Chính sách điều hành tỷ giá đóng vai trò 
vô cùng quan trọng trong điều hành kinh tế 
vĩ mô. Nhìn từ kinh nghiệm các nước, Việt 
Nam chưa thể thả nổi hoàn toàn nhằm tránh 
việc VND mất giá quá lớn, ảnh hưởng đến 
sự ổn định của nền kinh tế. Việc lựa chọn 
neo tỷ giá VND theo một rổ tiền tệ là cần 
thiết và phù hợp. Trên thực tế, NHNN đã 
công bố áp dụng chế độ tỷ giá này được 
gần 5 năm. Trong bối cảnh Việt Nam hội 
nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế 
thế giới, cần tham khảo ứng dụng các công 
cụ khác như REER, gắn với việc sử dụng 
nhiều đồng tiền hơn trong rổ tiền tệ tham 
chiếu và nhiều đối tác thương mại hơn, từ 
đó có thêm thông tin để thực hiện điều hành 
tỷ giá chủ động, hiệu quả và phù hợp với 
xu thế.
- Ứng dụng thêm REER để ước tính tỷ giá 
cân bằng và sai lệch tỷ giá- phản ánh đồng 
tiền đang xem xét được định giá quá cao 
hay quá thấp để làm cơ 
sở để điều chỉnh tỷ giá là 
phá giá hay nâng giá đồng 
tiền. Điều này có ý nghĩa 
và vai trò quan trọng 
trong công tác hoạch 
định chính sách kinh tế 
vĩ mô nói chung và chính 
sách tài khóa, tiền tệ cũng 
như chính sách tỷ giá của 
Việt Nam nói riêng, giúp 
Chính phủ và hệ thống 
các Ngân hàng Việt Nam 
có được những thông tin 
quan trọng về hiện trạng 
cũng như tương lai tiền đồng.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ 
quan quản lý nhà nước, cơ quan thống kê 
trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về thông 
tin kinh tế - xã hội một cách chuyên nghiệp, 
cập nhật và tin cậy để có nguồn thông tin 
tốt hỗ trợ cho công tác tính toán và dự báo 
tỷ giá hối đoái.
Nghiên cứu này dừng lại ở việc xem xét 
vai trò của REER trong công tác điều hành 
tỷ giá. Việc sử dụng mô hình kinh tế lượng 
NIGEM để so sánh tỷ giá song phương và 
REER cũng chỉ phản ánh được một phần 
biến động của tỷ giá (do Việt Nam đang sử 
dụng cơ chế tỷ giá trung tâm gồm 8 đồng 
tiền), mặc dù đồng USD chiếm cấu phần và 
có ảnh hưởng lớn nhất khiến có quan điểm 
cho rằng VND vẫn chủ yếu neo với đồng 
USD. Nghiên cứu có ý nghĩa là tiền đề cho 
nghiên cứu tiếp theo về tỷ giá cân bằng, sai 
lệch tỷ giá và đánh giá các tác động của sai 
lệch tỷ giá đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 
Hình 6. Tác động của việc Mỹ tăng lãi suất đến tỷ giá song 
phương VND/USD và tỷ giá thực đa phương
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên mô hình NIGEM
Tài liệu tham khảo
Cheng, F., and D. Orden. (2005). Exchange rate misalignment and its effects on agricultural producer support 
estimates: Empirical evidence from India and China. MTID Discussion Paper 81. Washington, D.C.: 
International Food Policy Research Institute.
Chinn, M.D, (2002), “The Measurement of Real Effective Exchange Rate: A survey and Applications to East Asia” , 
University of California, Santa Cruz.
De Gregorio và Worf (1994), “Terms of Trade, Productivity, and the Real Exchange Rate”.
Vai trò của tỷ giá hối đoái thực hiệu quả trong điều hành kinh tế vĩ mô và 
một số hàm ý chính sách
14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021
của Việt Nam ■
.
Jongwanich, Juthathip (2009), “Equilibrium Real Exchange rate, Misalignment, and Export Performance in 
Developing Asia” , ADB Economics Working Paper Series, N0. 151.
Hsieh, D. (1982), “The Determination of the Real Exchange Rate: The Productivity Approach”, Journal of 
International Economics, Vol.12,pp.335-362.
Hsieh, D. (1982), “The Determination of the Real Exchange Rate: The Productivity Approach”, Journal of 
International Economics, Vol.12,pp.335-362.
Nguyen Tran Phuc and Nguyen Duc-Tho (2009), “Exchange Rate Policy in Vietnam, 1985–2008”, https://www.
researchgate.net/journal/0217-4472_Asean_Economic_Bulletin
Nguyễn Thanh Bình, Hồ Lê Nguyệt Cầm, Đỗ Trịnh Quỳnh Như (2019) “Tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng 
kinh tế - Từ trường hợp các quốc gia ASEAN”, Tạp chí Tài chính. 
MacDonald, R., (2000), “Concepts to calculate equilibrium exchange rates: An overview”, Discussion paper 3/00, 
Deutsche Bunndesbank
Soutar và Santoya (2011), “Estimating the Real Effective Exchange Rate (REER) for Belize”, Research Department, 
Central Bank of Belize.
Trần Thị Thu Hà (2014). “Ứng dụng mô hình lớp VAR trong phân tích, đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 
đến quy mô và rủi ro của thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2000-2012”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp 
Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 
Trần Thị Thanh Huyền (2018) “Chính sách tỷ giá hối đoái trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án 
tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà nội.
Ray Barrell, Amanda Choy, Dawn Holland and Rebecca Rile, 1/2005. The Sterling Effective Exchange Rate and other 
Measures of UN Competitiveness. National Institute Economic Review.
UBKTQH và UNDP tại Việt Nam (2012), Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: Mức độ sai lệch và tác động đối với 
xuất khẩu. Nhà xuất bản Tri thức.
Nguyen Thi Thu Hang (2011), “Exchange Rate Policy in Vietnam 2000-2011: Determination, Misallignment, Impact 
on Exports and Policy Dimension,” Report RS-01 Economic Committee of Vietnam National Assembly and 
UNDP Vietnam
Zhang, X. (2002). Equilibrium and misalignment: An assessment of the RMB exchange rate from 1978 to 1999. 
Stanford University Working Paper 127. Stanford, Calif.
Các nguồn dữ liệu từ Direction of Trade Statistics (DOT); International Financial Statistics (IFS) của Quỹ Tiền tệ 
Quốc tế IMF.
Số liệu Niên giám thống kê 2020 của Tổng cục Thống kê (GSO).

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_ty_gia_hoi_doai_thuc_da_phuong_trong_dieu_hanh_k.pdf