Ứng dụng gis thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2017 – 2019

Nghiên cứu biến động thành phần loài cá vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện từ tháng

01/2019 đến tháng 10/2019. Ứng dụng GIS và quan trắc sản lượng khai thác được thực hiện với 7 trạm

quan trắc thuộc 4 tỉnh, thành đại diện cho 4 vùng sinh cảnh khác nhau. Mục đích nghiên cứu là quan trắc

sản lượng khai thác cá, xây dựng bản đồ phân bố và biến động số lượng, sản lượng các loài cá ở mức độ

hộ và khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 178 loài cá, gồm 17 bộ và 48 họ phân bố ở 4

vùng sinh cảnh khác nhau. Sản lượng khai thác cao nhất ở vùng ven biển trạm Cầu Quan chiếm 27% và

thấp nhất ở trạm Vũng Liêm trong nội đồng chiếm 4% tổng sản lượng khai thác của các trạm. Các trạm

trên dòng chính, kênh rạch và vùng ngập lũ có số lượng loài đa dạng hơn so với các trạm trong vùng nội

đồng và gần cửa sông, ven biển; cụ thể 113 loài so với 21 loài. Nhóm cá trắng có sự đa dạng hơn về thành

phần loài và phong phú hơn về sản lượng so với các nhóm cá khác. Loài ngoại lai được tìm thấy chủ yếu

là cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) và cá rô phi (Oreochromis sp.), tập trung nhiều nhất ở trạm

Vàm Nao. Nghiên cứu này đã xây dựng được bản đồ phân bố thành phần loài và biến động sản lượng cá,

dựa trên sự tiện ích của công cụ GIS. Bên cạnh đó, nghiên cứu cung cấp thêm tài liệu tham khảo hữu ích

cho công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá

Ứng dụng gis thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2017 – 2019 trang 1

Trang 1

Ứng dụng gis thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2017 – 2019 trang 2

Trang 2

Ứng dụng gis thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2017 – 2019 trang 3

Trang 3

Ứng dụng gis thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2017 – 2019 trang 4

Trang 4

Ứng dụng gis thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2017 – 2019 trang 5

Trang 5

Ứng dụng gis thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2017 – 2019 trang 6

Trang 6

Ứng dụng gis thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2017 – 2019 trang 7

Trang 7

Ứng dụng gis thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2017 – 2019 trang 8

Trang 8

Ứng dụng gis thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2017 – 2019 trang 9

Trang 9

Ứng dụng gis thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2017 – 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 9420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ứng dụng gis thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2017 – 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng gis thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2017 – 2019

Ứng dụng gis thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2017 – 2019
83TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
ỨNG DỤNG GIS THỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ, BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN 
LOÀI VÀ SẢN LƯỢNG KHAI THÁC CÁ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG 
CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2017 – 2019 
Huỳnh Hoàng Huy 1*, Nguyễn Nguyễn Du1
 TÓM TẮT
 Nghiên cứu biến động thành phần loài cá vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện từ tháng 
01/2019 đến tháng 10/2019. Ứng dụng GIS và quan trắc sản lượng khai thác được thực hiện với 7 trạm 
quan trắc thuộc 4 tỉnh, thành đại diện cho 4 vùng sinh cảnh khác nhau. Mục đích nghiên cứu là quan trắc 
sản lượng khai thác cá, xây dựng bản đồ phân bố và biến động số lượng, sản lượng các loài cá ở mức độ 
hộ và khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 178 loài cá, gồm 17 bộ và 48 họ phân bố ở 4 
vùng sinh cảnh khác nhau. Sản lượng khai thác cao nhất ở vùng ven biển trạm Cầu Quan chiếm 27% và 
thấp nhất ở trạm Vũng Liêm trong nội đồng chiếm 4% tổng sản lượng khai thác của các trạm. Các trạm 
trên dòng chính, kênh rạch và vùng ngập lũ có số lượng loài đa dạng hơn so với các trạm trong vùng nội 
đồng và gần cửa sông, ven biển; cụ thể 113 loài so với 21 loài. Nhóm cá trắng có sự đa dạng hơn về thành 
phần loài và phong phú hơn về sản lượng so với các nhóm cá khác. Loài ngoại lai được tìm thấy chủ yếu 
là cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) và cá rô phi (Oreochromis sp.), tập trung nhiều nhất ở trạm 
Vàm Nao. Nghiên cứu này đã xây dựng được bản đồ phân bố thành phần loài và biến động sản lượng cá, 
dựa trên sự tiện ích của công cụ GIS. Bên cạnh đó, nghiên cứu cung cấp thêm tài liệu tham khảo hữu ích 
cho công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá. 
 Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, biến động, phân bố, GIS, sản lượng cá.
1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
* Email: hhoanghuy.ct@gmail.com
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sông Mê Công chảy vào Việt Nam qua 
2 nhánh sông Tiền (dài 150 km) và sông Hậu 
(dài 190 km) tạo nên một lưu vực vùng Đồng 
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng diện 
tích gần 40.550 km2, chiếm khoảng 12% diện 
tích cả nước. Ngoài ra, ĐBSCL có một hệ thống 
sông ngòi – kênh rạch dày đặc với tổng chiều 
dài khoảng 4.900 km (Lê Song Giang, 2004). 
Nguồn lợi thủy sản rất đa dạng và phong phú. 
Hiện nay, vùng ĐBSCL đã xác định được 322 
loài cá thuộc 77 họ, trong đó 312 loài thu được 
trong vùng nước ngọt và lợ, và có 10 loài thu 
được ở vùng cửa sông (Trần Đắc Định và ctv., 
2013), thành phần loài cá chia thành 2 nhóm lớn 
là nhóm cá nước ngọt sống trong sông, thường 
được gọi là nhóm cá trắng và nhóm cá sống 
nước tĩnh, còn gọi là cá đen; 18 loài tôm nước 
ngọt (Nguyễn Vĕn Thường và Trương Quốc 
Phú, 2004).
Tổng sản lượng khai thác thủy sản (KTTS), 
bao gồm khai thác biển và nội địa vùng ĐBSCL 
nĕm 2018 đạt 1,443 triệu tấn, chiếm 40,02% 
tổng sản lượng KTTS cả nước. Đối với nghề 
KTTS nội địa, sản lượng vùng ĐBSCL nĕm 
2018 đạt 465.451 tấn, chiếm 48,14% tổng sản 
lượng KTTS nội địa cả nước (Tổng cục Thống 
kê, 2018). Hơn 120 loại ngư cụ KTTS nội địa 
vùng ĐBSCL đã được miêu tả và chia thành 13 
nhóm (Nguyễn Nguyễn Du và ctv., 2006). Hầu 
hết các loại ngư cụ đều rất thô sơ, ngư dân có 
thể tự chế tạo. Nghề KTTS nội địa vùng ĐBSCL 
mang đặc tính quy mô nhỏ nhưng đóng một vai 
trò quan trọng trong việc tạo việc làm và cung 
cấp thực phẩm hàng ngày cho hàng triệu người 
dân địa phương. Tuy nhiên, sản lượng KTTS 
đang có khuynh hướng giảm rõ rệt trong những 
nĕm gần đây vì rất nhiều nguyên nhân khác 
nhau. Nhìn chung các yếu tố này đều liên quan 
đến việc khai thác quá mức, môi trường sống bị 
84 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
thu hẹp, ngĕn chặn đường di cư của cá, và chất 
lượng môi trường sống bị suy giảm. Bên cạnh đó, 
tầm quan trọng của ngành thủy sản đối với kinh 
tế cả nước ngày càng được khẳng định, trong đó 
nghề cá ĐBSCL giữ một vị trí rất quan trọng.
GIS (Geographic Information System) đã 
được ứng dụng trong ngành thủy sản kể từ giữa 
những nĕm 1980. Đầu thập niên 90, GIS mới áp 
dụng rộng rãi vào nghiên cứu các vùng nuôi trồng 
thủy sản (Aguilar – Manjarrez và Ross, 1995). Ở 
Việt Nam, GIS đã được ứng dụng trong đánh giá 
tình hình nuôi cá điêu hồng trong lồng bè ở sông 
Tiền vùng thượng nguồn tỉnh Vĩnh Long (Trần 
Vĕn Việt, 2016), trong hiện trạng phân bố không 
gian nuôi trồng thủy sản khu vực Cần Thơ, An 
Giang và Đồng Tháp giai đoạn từ 2010 đến 2014 
(Nguyễn Thị Hồng Điệp và ctv., 2016), trong 
điều tra hiện trạng nuôi trồng thủy sản lợ mặn 
vùng cao triều ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, 
tỉnh Thừa Thiên Huế (Trương Vĕn Đàn và ctv., 
2018). Do có khả nĕng cập nhật, truy xuất dữ liệu 
nhanh và chính xác, phân tích và biểu diễn dữ 
liệu không gian và thuộc tính được tổng hợp từ 
nhiều nguồn khác nhau nên GIS ngày càng được 
ứng dụng trong việc quản lý, lập quy hoạch, hỗ 
trợ ra quyết định phát triển và khai thác cũng như 
bảo tồn nguồn lợi thủy sản.
Tuy nhiên, các chương trình nghiên cứu 
trước đây về thủy sản vùng ĐBSCL chủ yếu tập 
trung vào giải quyết các vấn đề cụ thể, các báo 
cáo tổng hợp số liệu thống kê chuyên ngành thủy 
sản và hệ thống hóa cơ sở về nghề cá chỉ mới 
được tiến hành ở một vài dự án phát triển và còn 
khá rời rạc. Vì vậy, một công cụ quản lý, cập 
nhật thông tin và truy xuất dữ liệu nhanh là rất 
quan trọng. GIS là một trong những công cụ có 
thể đáp ứng nhu cầu đó, nên nghiên cứu này là 
thực sự cần thiết nhằm giúp các nhà quản lý tham 
khảo, nhìn nhận tổng quan, xem xét và cân nhắc 
trong việc đề ra các giải pháp khai thác và quản 
lý nguồn lợi thủy sản cho mục tiêu phát triển bền 
vững vùng ĐBSCL.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Thời gian và địa điểm
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 
từ tháng 01/2019 đến tháng 10/2019 ở 7 trạm 
quan trắc vùng ĐBSCL trên 2 nhánh sông chính: 
sông Tiền và sông Hậu (Hình 1).
 2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Hình 1. Hệ thống trạm quan trắc KTTS v ... NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 6. Biến động sản lượng khai thác trung bình 100 m2 
lưới bén và ba màng 2017, 2018 và 2019
Hình 7. Xu hướng sản lượng khai thác trung bình 100 m2 
lưới giữa các tháng 2017, 2018 và 2019
3.3. Hiện trạng biến động thành phần 
loài, sản lượng khai thác theo không gian và 
thời gian khu vực nghiên cứu
3.3.1. Sự biến động thành phần loài theo 
không gian và thời gian khu vực nghiên cứu
Biến động đa dạng thành phần loài theo 
không gian và thời gian được thể hiện trong 
(Hình 8). Thành phần loài có xu hướng giảm ở 
phần lớn các trạm trong thời gian nghiên cứu, 
tuy nhiên trạm Cầu Quan có sự giảm đáng kể 
từ 94 loài (nĕm 2017) còn 28 loài (nĕm 2019). 
Nguyên nhân có thể do biến đổi khí hậu, lũ diễn 
biến thất thường, xây dựng các công trình cống 
ngĕn mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp tại 
vùng cửa sông, ven biển, việc ghi chép nhật ký 
ngư dân hạn chế (không tập trung khai thác cá 
thường xuyên, giảm tần suất các chuyến đánh 
bắt) do nhu cầu sinh kế nên phải linh hoạt hơn 
trong nhiều ngành khác nhau vì nếu KTTS với 
quy mô nhỏ lẻ, không tập trung sẽ mang lại lợi 
nhuận không cao. 
89TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 8. Sự biến động thành phần loài qua nĕm 2017, 
2018 và 2019.
 3.3.2. Sự biến động loài ngoại lai theo 
không gian và thời gian khu vực nghiên cứu
Đáng chú ý đã xác định được 9 loài cá 
ngoại lai trong thời gian nghiên cứu, trong đó 
cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) và 
cá rô phi (Oreochromis sp.) chiếm tỷ lệ cao nhất 
với 46% tổng số cá thể loài ngoại lai, cá chép 
(Cyprinus carpio), cá chim trắng (Piaractus 
brachypomus) và các loài cá ngoại lai khác 
chiếm tỷ lệ khá thấp dưới 6% tổng số cá thể loài 
ngoại lai được tìm thấy. Sự phân bố cá lau kiếng 
và cá rô phi theo không gian và thời gian được 
thể hiện trong (Hình 9). Theo không gian, các 
loại cá ngoại lai chủ yếu phân bố ở khu vực nội 
đồng, kênh rạch và dòng chính, không thấy xuất 
hiện ở các khu vực cửa sông, ven biển và không 
có sự giảm qua các nĕm.
Hình 9. Phân bố, biến động số lượng cá lau kiếng và cá 
rô phi khai thác nĕm 2017, 2018 và 2019.
90 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 10. Biến động sản lượng khai thác trung bình 100 
m2 lưới qua nĕm 2017, 2018 và 2019.
3.3.3. Sự biến động sản lượng khai thác 
trung bình 100 m2 lưới theo không gian và 
thời gian khu vực nghiên cứu
Kết quả quan trắc sản lượng khai thác trung 
bình 100 m2 lưới qua các nĕm nhìn chung không 
biến động nhiều theo không gian và thời gian 
(Hình 10). Riêng trạm Núi Sập có sự tĕng mạnh 
từ 30,8 g/100 m2 lưới/ngư dân/nĕm (2017) lên 
159,4 g/100m2 lưới/ngư dân/nĕm (nĕm 2019). 
IV. THẢO LUẬN
Có hơn 90% người khai thác cho rằng 
nguồn lợi thủy sản mùa lũ nĕm 2019 giảm 50 – 
70% so với 10 nĕm trước đây. Nguyên nhân do 
việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng 
nhiều trong canh tác nông nghiệp, đặc biệt là 
thuốc trừ ốc bươu vàng. Sử dụng ngư cụ bắt cá 
nhỏ, cá bố mẹ, các loại ngư cụ có kích thước mắt 
lưới nhỏ như dớn và lú, theo Trương Thị Nga và 
ctv., (2007) thì việc khai thác này đã ảnh hưởng 
nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản. Theo 
Nguyễn Nguyễn Du và ctv., (2018) cho rằng 
hầu hết ngư dân đều cho rằng sản lượng KTTS 
đã suy giảm trong 5 nĕm gần đây, kích thước 
cá – tôm cũng ngày càng giảm và đây được xem 
như một yếu tố cho biết dấu hiệu của nguồn lợi 
suy giảm. Có nhiều nguyên nhân tác động đến 
việc suy giảm sản lượng KTTS, nhưng ngư dân 
cho rằng có hai nguyên nhân chính đó là việc 
hiện nay rất nhiều người tham gia KTTS, lũ về 
thất thường với lượng nước thấp hơn hằng nĕm 
và thời gian lũ kéo dài ngắn hơn. Ngoài ra, còn 
các lý do khác như: khai thác cá con, sử dụng 
thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, kiểm 
soát lũ gia tĕng canh tác 3 vụ, vấn đề ô nhiễm 
môi trường nước từ các hoạt động ngành công 
nghiệp khác, những tác động tiêu cực do xây 
dựng thủy điện từ thượng nguồn và các công 
trình thủy lợi như xây cống ngĕn mặn.
Nghiên cứu qua các nĕm 2017, 2018 và 
2019 đã xác nhận có 178 loài cá so với công 
bố trước đây của Trần Đắc Định và ctv., (2013) 
đã mô tả được 322 loài cá, trong đó có 186 loài 
cá nước ngọt. Như vậy, có sự sai khác về thành 
phần loài giữa hai thời điểm nghiên cứu, có thể 
do có nhiều loài cá đã không còn bắt gặp nữa 
hoặc ngư cụ KTTS của người dân trong nghiên 
cứu này là có tính chọn lọc quá cao hoặc vị trí 
91TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
 đặt trạm quan trắc là chưa đa dạng về chủng loại 
và chưa phong phú về số lượng. Nhiều loài cá 
hiện nay được người dân cho rằng hiếm khi bắt 
gặp được, bao gồm cá cóc (Cyclocheilichthys 
enoplos), cá heo cái (Botia modesta) và cá mè 
hôi (Osteochilus melanopleura). Ngoài ra, 3 
loài cá được nhiều người dân cho rằng sản lượng 
ngoài tự nhiên rất nhiều so với trước đây gồm 
cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus), cá 
chim trắng (Piaractus brachypomus) và cá rô 
phi (Oreochromis sp.) với lý do chính do việc 
di nhập, thoát ra ngoài tự nhiên từ nuôi trồng 
thủy sản và có thể do thức ĕn, môi trường phù 
hợp đã làm những loài cá này thích nghi tồn 
tại, sinh sản, sinh trưởng và phát triển (Nguyễn 
Nguyễn Du và ctv., 2018). Theo Tĕng Bảo 
Toàn và Trần Vĕn Việt (2015), một số loài chỉ 
xuất hiện vùng thượng nguồn như: cá mè lúi 
(Osteochilus microcephalus), cá ngựa (Hampala 
macrolepidota), cá heo (Yasuhikotakia modesta), 
cá chốt giấy (Mystus albolineatus), cá mè hôi 
(Osteochilus melanopleura). Tuy nhiên, một số 
loài xuất hiện ở cả thượng nguồn và giữa nguồn 
như: cá lóc (Channa striata), cá rô (Anabas 
testudineus), cá sặc (Trichopodus spp), cá lòng 
tong (Rasbora spp), cá rằm (Puntius brevis), cá 
trê lai (Clarias macrocephalus x C.gariepinus), 
cá chốt (Mystus spp), cá chạch (Macrognathus 
spp). Số lượng loài nĕm 2014 ít hơn các nĕm 
trước, theo Thái Ngọc Trí và ctv., (2012) đã 
xác định được 111 loài ở vùng thượng nguồn 
của tỉnh An Giang (Búng Bình Thiên) và ở tỉnh 
Đồng Tháp là khoảng 159 loài cá (Ủy ban nhân 
dân tỉnh Đồng Tháp, 2014).
Bên cạnh đó, hệ thống đê bao trong quản 
lý nông nghiệp, hệ thống đê bao chống lũ ngày 
càng phát triển và hoàn thiện nhằm tĕng vụ và 
dân sinh, tuy nhiên đã ảnh hưởng rất lớn đến 
nguồn lợi thủy sản. Theo Lê Anh Tuấn (2009) 
thì nước lũ đã tạo ra 650.000 lao động nông 
thôn trong tỉnh An Giang và mùa lũ mang lại 
khoảng 1.500 tỷ đồng từ khai thác và nuôi trồng 
thủy sản mùa lũ. Ngoài ra, canh tác nông nghiệp 
ngày càng theo hướng thâm canh hóa và thuốc 
diệt tạp trong nuôi trồng thủy sản.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ phân 
bố thành phần loài và sản lượng khai thác của 
178 loài cá, phân bố ở 4 vùng sinh thái khác 
nhau, số lượng loài cao nhất thuộc về kênh rạch 
với 113 loài và thấp nhất với 21 loài ở vùng 
đồng ruộng, ngập lụt. Ngoài ra, việc ứng dụng 
GIS cũng thể hiện được bản đồ phân bố của 2 
loài cá ngoại lai: cá lau kiếng (Pterygoplichthys 
disjunctivus) và cá rô phi (Oreochromis sp.), số 
lượng loài này chủ yếu tập trung ở kênh rạch, 
dòng chính và vùng ngập lụt, trong khi đó ở 
vùng ven biển thì không bắt gặp được cá ngoại 
lai. Diễn biến biến động thành phần loài và sản 
lượng khai thác có xu hướng giảm theo không 
gian và thời gian.
5.2. Đề xuất
Trong thời gian tới tiếp tục có những nghiên 
cứu đánh giá một cách đầy đủ về ảnh hưởng 
và tác động của các công trình chống lũ, công 
trình xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn 
và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để có biện 
pháp giảm nhẹ tác động và có phương án sử 
dụng tài nguyên đất và nước bền vững, thành 
lập các khu sinh thái đất ngập nước để bảo vệ, 
bảo tồn các loài thuỷ sinh vật, phát triển nghề 
nuôi thuỷ sản trong vùng ngập lũ để giảm áp lực 
khai thác thủy sản, xây dựng khung pháp lý về 
phân quyền quản lý vùng nước để thực hiện các 
dự án đồng quản lý trong KTTS vùng nước nội 
địa. Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cụ thể 
phục vụ việc xây dựng các khu vực cấm khai 
thác thủy sản có thời hạn, các đối tượng đặc hữu 
cần bảo vệ.
Lời cảm ơn 
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Ủy 
Hội sông Mê Công (MRC) đã hỗ trợ kinh phí 
thực hiện quan trắc này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Lê Anh Tuấn, 2009. Tổng quan về nghiên cứu biến 
đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền 
Nam Việt Nam, Hội thảo “Cùng nỗ lực để thích 
92 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
ứng biến đổi khí hậu” CSRD – Acacia – Both 
ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11–13 
tháng 5.
Lê Song Giang, 2004. Nghiên cứu bằng mô hình toán 
môi trường sông rạch Nam Sông Hậu. Nhiệm vụ 
quan trắc, cảnh báo môi trường và dich bệnh các 
tỉnh Nam Sông Hậu. Đề tài nghiên cứu khoa học. 
Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Nguyễn Du, Claire Smallwood, Nguyễn Vĕn 
Hảo, Nguyễn Xuân Trinh và Nguyễn Trọng Tín, 
2006. Bộ sưu tập ngư cụ nội địa vùng Đồng bằng 
sông Cửu Long. Nhà xuất bản Lao Động. Tp. Hồ 
Chí Minh.
Nguyễn Nguyễn Du, Phan Thanh Lâm, Đoàn Vĕn 
Bảy, Nguyễn Vĕn Phụng, Đinh Trang Điểm, 
Huỳnh Hoàng Huy, Trần Thúy Vy, Nguyễn Trung 
Hiếu và Vũ Vi An, 2018. Báo cáo tổng kết nhiệm 
vụ thường xuyên theo chức nĕng nĕm 2018. Quan 
trắc biến động nguồn lợi thủy sản nội địa ở vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ công tác 
nghiên cứu và quản lý Nhà nước. Viện Nghiên cứu 
Nuôi trồng Thủy sản II.
Nguyễn Thị Hồng Điệp, Phan Kiều Diễm và Huỳnh 
Minh Thiện, 2016. Tạp chí Kỷ yếu Hội thảo GIS 
toàn quốc. Trang 608 – 614.
Nguyễn Vĕn Thường và Trương Quốc Phú, 2004. 
Giáo trình ngư loại II (Giáp xác và Nhuyễn thể). 
Đại Học Cần Thơ.
Tĕng Bảo Toàn và Trần Vĕn Việt, 2015. Đánh giá tình 
hình khai thác thủy sản mùa lũ ở vùng Đồng bằng 
sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại 
học Cần Thơ. 40b: 83 – 89.
Thái Ngọc Trí, Hoàng Đức Đạt và Nguyễn Vĕn Sang, 
2012. Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá 
ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, Tỉnh An 
Giang. Tạp chí Sinh học, 34 (3SE): 21 – 29.
Tổng cục Thống Kê, 2018. Ngày truy cập: 
01/10/2019. https://www.gso.gov.vn/ 
Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh 
Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai 
Vĕn Hiếu và Utsugi Kenzo, 2013. Mô tả định 
loại cá Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. 
NXB Đại học Cần Thơ. 174 trang.
Trần Vĕn Việt, 2016. Đánh giá tình hình nuôi cá 
Điêu hồng (Oreochromis spp.) trong lồng bè ở 
sông Tiền vùng thượng nguồn tỉnh Vĩnh Long. 
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 
47b: 110 – 118.
Trương Thị Nga, Nguyễn Công Thuận và Nguyễn 
Minh Thư, 2007. Hiện trạng khai thác thủy sản 
và nhận thức của người dân về chính sách bảo 
vệ nguồn lợi thủy sản ở ấp Bình An – Thạnh Lợi, 
xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An 
Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần 
Thơ, (7): 112 – 120.
Trương Vĕn Đàn, Nguyễn Thành Luân, Mạc Như 
Bình, Phạm Thị Ái Niệm, Hà Nam Thắng và Vũ 
Ngọc Út, 2018. Điều tra hiện trạng nuôi trồng 
thủy sản lợ mặn cao triều ở xã Phú Mỹ, huyện 
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Tạp 
chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 54 (7B): 
126 – 137.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2014. Triển khai 
Chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy 
sản tỉnh Đồng Tháp đến nĕm 2020 theo Quyết 
định số 188/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 nĕm 2012 
của Thủ tướng Chính phủ, 10 trang.
Tài liệu tiếng Anh
Aguilar – Manjarrez, J., and Ross, L.G., 1995. 
Geographic information system GIS enviromental 
models for aquaculture development in Sinaloa 
Sate, Mexico. Aquaculture International, 3(2): 
103 – 115.
93TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
APPLICATIONS OF GIS TO DISPLAY DISTRIBUTION, FLUCTUATION 
ON SPECIES COMPOSITION AND FISH CATCH IN THE MEKONG 
DELTA DURING THE PERIODS OF 2017 – 2019 
Huynh Hoang Huy 1*, Nguyen Nguyen Du1
ABSTRACT
A study of fluctuation on fish species composition in the Mekong Delta was implemented from 
January to October 2019. GIS and using catch monitoring methodolody were applied at 7 study 
stations in 4 provinces that represent the four difference fishing habitats. The aims of study are to 
monitor fish catch, to build a map in tern of fish species composition distribution, quantity fluctuation 
and fisheries capture production at household level and fishing habitat level. Results showed that 
fish species composition was with 178 species, 48 families and 76 orders which distributed at four 
fishing habitats. The highest fish capture production was at the esturine area (Cau Quan site) with 
27%, and it was the lowest with 4% total of fish catch at the inland area (Vung Liem site). The 
number of fish species at sites of mainstream, canal and flooded areas was more diversity than 
sites of estuarine and costal such as 113 species compared with 21, respectively. The diversity and 
abundance of white fish group were higher than others. Two exotic species were the most popular 
occurring as Suckermouth catfish (Pterygoplichthys disjunctivus) and Tilapia (Oreochromis sp.), 
which highly occurred in Vam Nao site. This study established a map of GIS displayed on species 
composition distribution and fish catch fluctuation, base on utility of GIS tool. Furthermore, this 
study can supply useful a reference document for reserve and develop fish resources. 
Keywords: Mekong Delta, fluctuation, distribution, GIS, fish catch.
1 Research Institute for Aquaculture No.2
* Email: hhoanghuy.ct@gmail.com
Người phản biện: TS. Nguyễn Vĕn Tú
Ngày nhận bài: 28/10/2019
Ngày thông qua phản biện: 25/11/2019
Ngày duyệt đĕng: 25/12/2019
Người phản biện: TS. Phan Thanh Lâm
Ngày nhận bài: 28/10/2019
Ngày thông qua phản biện: 26/11/2019
Ngày duyệt đĕng: 25/12/2019

File đính kèm:

  • pdfung_dung_gis_the_hien_su_phan_bo_bien_dong_thanh_phan_loai_v.pdf