Giáo trình Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:

- Vị trí: Mô đun Vi sinh vật đại cương là một mô đun cơ sở nghề bắt buộc,

thuộc chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề Nuôi trồng thủy sản giảng dạy

cho người học sau khi đã học mô đun sinh học.

- Tính chất: Mô đun Vi sinh vật đại cương là mô đun chuyên giới thiệu cho

học viên những kiến thức về cấu tạo, chức năng, các quá trình chuyển hóa cũng

như ứng dụng của chúng vào quản lí nước nuôi và phòng trị bệnh cho động vật

thủy sản.

Mục tiêu của môn học/mô đun:

- Kiến thức:

Nắm vững kiến thức cơ bản vi sinh vật; một số ứng dụng vi sinh vật trong

nuôi trồng thuỷ sản và an toàn thực phẩm.

- Kỹ năng:

+ Thông qua những kiến thức đã học về môn Vi sinh vật kết hợp một số môn

cơ bản để quản lí được môi trường nuôi và dịch bệnh trong nuôi động vật tốt nhờ vi

sinh vật;

+ Hiểu được những sản phẩm có lợi của vi sinh vật đối với đời sống để sử

dụng vào nuôi trồng thủy sản;

+ Sử dụng thành thạo một số dụng cụ thí nghiệm;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Nghiêm túc, tỉ mỉ, thận trọng, chịu khó;

+ Sử dụng vi sinh vật hợp lý phục vụ cho đời sống.

Giáo trình Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản trang 1

Trang 1

Giáo trình Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản trang 2

Trang 2

Giáo trình Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản trang 3

Trang 3

Giáo trình Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản trang 4

Trang 4

Giáo trình Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản trang 5

Trang 5

Giáo trình Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản trang 6

Trang 6

Giáo trình Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản trang 7

Trang 7

Giáo trình Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản trang 8

Trang 8

Giáo trình Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản trang 9

Trang 9

Giáo trình Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 67 trang minhkhanh 5500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Giáo trình Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KĨ THUẬT VÀ THỦY SẢN 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: ỨNG DỤNG VI SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ- ngày.tháng.năm ......... 
........... của. 
Bắc Ninh, năm 2018 
Contents 
GIÁO TRÌNH ........................................................................................................... 1 
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN ................................................................... 1 
Tên môn học/mô đun: Vi sinh vật đại cương ..................................................... 1 
Mã môn học/mô đun: MH 10 ............................................................................. 1 
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: ................................. 1 
Mục tiêu của môn học/mô đun: .......................................................................... 1 
CHƯƠNG I: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ VI SINH VẬT ........................ 2 
Mục tiêu:............................................................................................................. 2 
Nội dung chính: .................................................................................................. 2 
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 
2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN .................................................................................. 3 
3. QUAN HỆ VỚI CÁC NGÀNH KHÁC ........................................................... 5 
CHƯƠNG II:: HÌNH THÁI, CẤU TẠO VI SINH VẬT ...................................... 6 
Mục tiêu:............................................................................................................. 6 
Nội dung chính: .................................................................................................. 6 
1. VI KHUẨN – BACTERIA ............................................................................ 6 
1.2. Phân loại .......................................................................................................... 6 
1.4. Sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn .......................................................... 12 
2. NẤM MEN – ASCOMYCETES ................................................................. 14 
3. NẤM MỐC – FUNGI .................................................................................. 16 
4. XẠ KHUẨN – ACTINOMTCES ................................................................ 19 
5. SIÊU VI KHUẨN (VIRUS) - THỰC KHUẨN THỂ (BACTERIOPHAGE)
 .......................................................................................................................... 20 
CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT ........................................ 23 
Mục tiêu:........................................................................................................... 23 
Nội dung chính: ................................................................................................ 23 
1. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT ... 23 
2. SINH TRƯỞNG CỦA VI KHUẨN ............................................................ 23 
2. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VI SINH 
VẬT .................................................................................................................. 25 
CHƯƠNG IV: DINH DƯỠNG VÀ TRAO ĐỔI CHẤT CỦA VI SINH VẬT .. 30 
Mục tiêu:........................................................................................................... 30 
Nội dung chính: ................................................................................................ 30 
1. CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG CỦA VI SINH VẬT ................................. 30 
2.CÁC LOẠI DINH DƯỠNG CỦA VI SINH VẬT ....................................... 32 
2. CHU TRÌNH CHUYỂN HOÁ CÁCBON TRONG TỰ NHIÊN ................ 41 
3.3. Chu trình chuyển hóa lưu huỳnh ............................................................... 47 
3.4. Chu trình chuyển hóa photphat ................................................................. 48 
3.5. Chu trình chuyển hóa sắt ........................................................................... 49 
CHƯƠNG V: VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT TRONG NUÔI 
TRỒNG THUỶ SẢN ........................................................................................... 50 
Mục tiêu:........................................................................................................... 50 
Nội dung chính: ................................................................................................ 50 
1. CHẾ PHẨM VI SINH TRONG XỬ LÍ NƯỚC NUÔI ............................... 50 
2. VI SINH VẬT LÀM THỨC ĂN ................................................................. 50 
CHƯƠNG VI:QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT ......................................... 54 
Mục tiêu: ......................................................................................................... 54 
Nội dung chính: ................................................................................................ 54 
1. YÊU CẦU .................................................................................................... 54 
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN ........................................ 54 
3. QUI TRÌNH THỰC HÀNH ......................................................................... 56 
4. TỔNG KẾT THỰC HÀNH ......................................................................... 56 
CHƯƠNG VII:NHUỘM GRAM VI KHUẨN .................................................... 57 
Mục tiêu:........................................................................................................... 57 
Nội dung chính: ................................................................................................ 57 
1. YÊU CẦU .............................................................................................. ... hiện sự tổng hợp chất hữu cơ dưới tác 
dụng của ánh sáng mặt trời, trong đó đại bộ phận là vi khuẩn nitrat. Xét về thành 
phần hoá học của tế bào vi khuẩn ta thấy: 
2.1. Hợp chất vô cơ: 
 Những chất vô cơ cấu tạo nên tế bào vi khuẩn cũng là những chất vô cơ cấu 
tạo nên tế bào động vật như: C, H, O, N, P, S, CL, Mg, Fe... Bản thân cá cần ăn 
những thức ăn đầu đủ số lượng chất vô cơ như trên mới phát triển bình thường 
được. 
 Nếu cá ăn thức ăn nghèo chất vô cơ thì số lượng hemoglobin trong máu sẽ 
giảm đồng thời lượng chất vô cơ trong thịt cũng giảm. 
 Do vậy thức ăn có giá trị hay không quy định ở lượng chất vô cơ có trong tế 
bào và thành phần của chất vô cơ. 
2.2. Hợp chất hữu cơ 
Những chất hữu cơ có trong cơ thể vi sinh vật gồm protit, gluxit, lipit. 
 A. Protit 
 Là thành phần nhiều nhất trong hợp chất hữu cơ, chiếm tới 50% trọng lượng 
chất khô. 
 Protit là cơ sở của sự sống, cái chất đặc biệt của sự sống được anghen định 
nghĩa như sau: 
 "Sự sống đó là sự tồn tại của thể protit thể hiện ở sự trao đổi thường xuyên 
với môi trường xung quanh và nếu đình chỉ sự trao đổi chất thì protit đó sẽ bị tan 
rã" 
 B. Gluxit 
 Thành phần gluxit của vi khuẩn gần giống với gluxit của vi sinh vật nhưng 
về chất lượng thì kém hơn. 
 C. Lipit ( tham khảo mục i bài 1 chương ii) 
 D. Vitamin: 
 Vitamin trong cơ thể vi sinh vật chủ yếu là do vi khuẩn và nấm men sinh ra. 
Nguồn vitamin này trội hơn tất cả nguồn vitamin sinh học khác, đặc biệt có nhiều 
loại vitamin là các tế bào nấm men, chúng là cơ sở của vitamin b trong thiên nhiên. 
 Tế bào nấm men hình thành các loại vitamin sau: 
 - Tiamin 
 - Riboflavin 
 - Piridixin 
 - Biotin 
 - A.pentofenic 
 - A.nicotin 
 Loại vi khuẩn sinh ra nhiều vitamin nhất là azotobacter (chủ yếu là vitamin 
b12). Vitamin trong cơ thể có nhiệm vụ: 
 - Vitamin D: điều hoà sự trao đổi Ca, P 
 - Vitamin B, C, E, PP: điều hoà sự hô hấp của tế bào, sự trao đổi protit, tham 
gia các phản ứng oxy hoá. 
 Nếu thiếu vitamin cá không lớn, mất khả năng chống lại bệnh tật. Do vậy, 
vitamin vi sinh vật có tầm quan trọng đối với nghề nuôi cá bởi nó là mắt xích đầu 
tiên trong chuỗi thức ăn của cá, đồng thời nó cũng là khâu đầu tiên cung cấp 
vitamin cho cơ thể cá. 
 Muốn có những điều kiện trên ta phải bón đồng thời cả phân xanh và phân vi 
khuẩn cố định đạm. Bón phân xanh trước rồi bón phân vi khuẩn cố định đạm sau sẽ 
có kết quả tốt. 
 Cách điều chế phân vi khuẩn cố định đạm: nuôi dưỡng vi khuẩn cố định đạm 
trên môi trường thạch, sau đó đem vi khuẩn cố định đạm chế thành dịch lỏng rồi 
trộn dịch lỏng đó với tham cỏ. 
 Tác dụng của loại phân này: nó quyết định sự phát triển mạnh mẽ của vi 
khuẩn cố định đạm, sức sống của loại vi khuẩn này càng cao thì năng lực thích nghi 
của nó càng mạnh. Dẫn đến hiệu quả sử dụng của loại phân này càng cao. 
 Kết quả qua thí nghiệm cho ta thấy: 
 - ao không bón phân vi khuẩn cố định đạm thì số lượng vi khuẩn cố định 
đạm trong ao không vượt quá 1000 tế bào/ml. 
 - ao có bón phân vi khuẩn cố định đạm thì số lượng vi khuẩn cố định đạm 
trong ao đạt tới 10000 đêns 100000 tế bào/ml. 
 C. Phân vi khuẩn tổng hợp: 
 Nhân tố tác dụng của loại phân này bao gồm: 
 - vi khuẩn amonium hoá 
 - vi khuẩn nitrat hoá 
 - vi khuẩn cố định đạm 
 - vi khuẩn phân giải cellulose 
 - vi khuẩn phân giải thực vật thối 
 - vi khuẩn thuỷ phân muối phosphat 
 - với nghề nuôi thuỷ sản chưa sử dụng loại phân này 
 D. Phân vi khuẩn phosphat 
 Nhân tố tác dụng của loại phân này là vi khuẩn thuỷ phân muối phosphat, từ 
hợp chất hữu cơ. 
 E. Phân vi khuẩn silicat: hiện nay chưa được sử dụng. 
CHƯƠNG VI:QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT 
Mục tiêu: 
- Biết cách làm tiêu bản vết bôi và tiêu bản soi tươi vi sinh vật 
- Chỉnh thành thạo kính hiển vi để tìm được vi sinh vật 
- Nhận biết được hình dáng, phương thức di chuyển của những vi sinh vật 
được quan sát 
Nội dung chính: 
1. YÊU CẦU 
 Sau buổi học, sinh viên viết bài ghi lại các quá trình làm tiêu bản, soi kính. 
Mô tả hình dạng vi sinh vật đã được soi 
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN 
2.1. Chuẩn bị nội dung 
 2.1.1. Làm tiêu bản tươi 
* Phương pháp làm tiêu bản soi tươi (giọt ép) 
- Dùng phiến kính sạch đã tẩy mỡ, rỏ lên phiến kính một giọt canh khuẩn hay 
dung dịch bệnh phẩm hoặc nước cất vô trùng rồi lấy vi sinh vật đã được nuôi cấy 
hòa tan vào giọt nước trên phiến kính 
- Đậy lamelle (lá kính) lên, quan sát kính hiển vi quang học. 
Sau khi làm tiêu bản soi tươi, quan sát kính hiển vi quang học có thể biết 
được hình thái, kích thước, tính chất di động của vi khuẩn, nó cho phép bước đầu 
phân biệt, nhận dạng được hình thái của vi khuẩn. 
b. Làm tiêu bản vết bôi: (là loại tiêu bản khô): 
- Dùng phiến kính sạch đã tẩy mỡ, rỏ lên phiến kính một giọt canh khuẩn hay 
dung dịch bệnh phẩm hoặc nước cất vô trùng rồi lấy vi sinh vật đã được nuôi cấy 
hòa tan vào giọt nước trên phiến kính 
- Dùng que cấy dàn đều giọt nước chứa vi khuẩn trên phiến kính, để khô tự 
nhiên 
- Soi trên kính hiển vi. Phương pháp này không cần dùng đến lamen 
 - Phương pháp làm tiêu bản nhuộm và soi kính hiển vi quang học 
Khi quan sát mẫu vật qua kính hiển vi quang học, phần lớn cơ cấu bên trong 
của vi sinh vật có chiết suất gần bằng nhau cho nên rất khó phân biệt được. Để có 
thể quan sát dễ dàng hơn chúng ta phải nhuộm màu tiêu bản. 
Nhuộm vi khuẩn quan sát dưới kính hiển vi quang học là phương pháp 
không thể thiếu được trong quá trình xét nghiệm vi khuẩn. 
Phần lớn màu nhuộm trong vi sinh vật là các muối và được phân làm hai 
nhóm: nhóm màu acid gồm các muối mà ion mang màu là anion (mang điện tích -), 
và các nhóm base có ion mang màu là các cation (mang điện tích dương). Ví dụ: 
sodium+ (có tính base), eosinate-(có tính acid). 
Màu acid vì nó mang màu hợp với một base (NaOH) để cho ra muối màu. 
Còn màu base vì ion mang màu có tác dụng như một base, phối hợp với một acid 
(HCl) cho ra muối màu. 
Một cách tổng quát, màu acid phối hợp chặt với thành phần của tế bào chất 
của tế bào còn màu base phối hợp (ăn màu) với thành phần của nhân tế bào (có tính 
acid). 
Một số màu thuốc nhuộm chỉ bao phủ mặt ngoài mẫu vật, được nhuộm do 
quá trình hấp thu hoặc nó tan hay kết tủa chung quanh vật được nhuộm. 
Nhuộm đơn: là phương pháp nhuộm màu chỉ sử dụng một loại thuốc nhuộm, 
các loại thuốc nhuộm thường dùng là methylene blue, crystal violet, fuchsin, với 
nấm thường dùng dung dịch Lactophenol cotton blue (nấm bắt màu xanh). 
2.2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 
Giáo viên phân công và cùng sinh viên chuẩn bị các vật liệu 
a. Dụng cụ 
Kính hiển vi, đèn cồn, cốc đong, que cấy, pipet, Lamen, lam kính,... 
b. Vật liệu 
Nước cất, khăn lau, giấy lau, dung dịch nuôi cấy có chứa vi sinh vật. Thuoccs 
nhuộm... 
3. QUI TRÌNH THỰC HÀNH 
Các bước tiến hành thực hành 
- Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn cách làm 
- Lần lượt từng học viên của mỗi nhóm thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo 
viên.lại những lỗi dó cho học viên 
- Giáo viên quan sát, chỉ ra những lỗi cần tránh, sửa 
4. TỔNG KẾT THỰC HÀNH 
- Sinh viên (nhóm sinh viên) đánh giá kết quả theo mẫu bảng 
Tiêu chí đánh giá Tự đánh giá Kết quả đánh giá chéo của sinh 
viên (nhóm sinh viên) 
Tốt Khá Đạt 
- Chuẩn bị thực hành 
- Thực hiện quy trình 
thực hành 
- Kết quả thực hành 
- Giáo viên nhận xét và đánh giá chung kết quả thực hành của lớp 
+ Gọi thí điểm học viên để thực hiện thao tác kỹ thuật 
+ Kết quả là nhận biết được hình thái của một số nhóm vi khuẩn 
CHƯƠNG VII:NHUỘM GRAM VI KHUẨN 
Mục tiêu: 
- Thực hiện được các bước nhuộm Gram vi khuẩn 
- Xác định được Gram của vi khuẩn 
Nội dung chính: 
1. YÊU CẦU 
- Sinh viên phải thực hiện được các bước nhuộm Gram vi khuẩn 
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN 
2.1. Chuẩn bị nội dung 
Phương pháp nhuộm Gram 
 Dàn đều bệnh phẩm hoặc vi khuẩn lên lam kính sạch; 
 Cố định mẫu bệnh phẩm bằng cách hơ trên ngọn lửa đèn cồn và để nguội; 
 Các bước nhuộm: 
 Đầu tiên phủ dung dịch tím Gentian và để khoảng 30 giây sau đó rửa dưới 
vòi nước chảy nhẹ. Bước này sẽ giúp nhuộm tất cả vi khuẩn thành màu tím 
đen 
 Tiếp theo phủ dung dịch Lugol để cố định màu, cũng để khoảng 30 giây rồi 
rửa dưới vòi nước. Dung dịch sẽ giúp gắn màu tím vào vi khuẩn đậm hay 
nhạt tùy thuộc vào loại của nó 
 Tẩy màu bằng cồn 950 để khoảng 30 giây và rửa nước. Đây là bước rất 
quan trọng để phân biệt loại vi khuẩn đã được dung dịch Lugol gắn chắc 
màu tím vào và loại màu tím bị tẩy trôi 
 Cuối cùng phủ dung dịch đỏ Fuchsin 1/10 của Gram để khoảng 30 giây rồi 
rửa dưới vòi nước sẽ làm các vi khuẩn đã được tẩy hết màu tím bắt lại màu 
đỏ, những vi khuẩn đã bị nhuộm tím đen sẽ không bị ảnh hưởng. 
 Để khô tự nhiên 
 Soi dưới vật kính dầu 
 - Cơ chế bắt màu gram của 2 loại vi khuẩn và kết quả thu được 
Vi khuẩn có đặc điểm là lớp peptidoglycan dày ở thành tế bào giúp giữ các 
phức hợp tím tinh thể nên sau khi nhuộm gram sẽ bắt màu tím sẫm Gentian và 
không bị tẩy màu sau dùng cồn tẩy 950. Những vi khuẩn này sẽ được phân loại là 
vi khuẩn gram dương như: tụ cầu, phế cầu, liên cầu,... 
Vi khuẩn có lớp peptidoglycan mỏng hơn và có thêm lớp màng 
lipopolysaccharide bên ngoài không thể giữ lại phức hợp tím tinh thể-iod và sẽ bị 
khử màu. Sau đó khi dùng dung dịch Fuchsin 1/10 phủ lên thì những vi khuẩn này 
sẽ bắt màu đỏ hoặc hồng. Các vi khuẩn này sẽ được phân loại là vi khuẩn gram 
âm. 
Như vậy có thể thấy bước tẩy màu rất quan trọng và cần phải có kỹ năng 
nhất định vì khả năng bắt màu của Gram dương không phải là tuyệt đối. 
Vi khuẩn tụ cầu được phân loại là vi khuẩn gram dương sau khi nhuộm gram 
* Các lưu ý về nguyên nhân gây sai lệch kết quả 
Vi khuẩn gram dương giả do các yếu tố sau: 
 Tiêu bản được cố định khi chưa khô hoặc quá dày 
 Màu của cặn thuốc nhuộm gây sai lệch kết quả 
 Lugol chưa được đổ hết để cố định màu 
 Cổn tẩy chưa đủ thời gian để phân biệt chính xác 
 Dung dịch Fuchsin quá đậm hoặc nhuộm quá lâu 
Vi khuẩn gram âm giả do các nguyên nhân như không thay Lugol hoặc tẩy cồn 
quá lâu và không tráng kỹ. 
2.2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 
2.2.2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 
Giáo viên phân công và cùng sinh viên chuẩn bị các vật liệu 
a. Dụng cụ 
Kính hiển vi, đèn cồn, cốc đong, que cấy, pipet, Lamen, lam kính,... 
b. Vật liệu 
Nước cất, khăn lau, giấy lau, dung dịch nuôi cấy có chứa vi sinh vật. Thuoccs 
nhuộm... 
3. Qui trình thực hành 
Các bước tiến hành thực hành 
- Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn cách làm 
- Lần lượt từng học viên của mỗi nhóm thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo 
viên.lại những lỗi dó cho học viên 
- Giáo viên quan sát, chỉ ra những lỗi cần tránh, sửa 
4. Tổng kết thực hành 
- Sinh viên (nhóm sinh viên) đánh giá kết quả theo mẫu bảng 
Tiêu chí đánh giá Tự đánh giá Kết quả đánh giá chéo của sinh 
viên (nhóm sinh viên) 
Tốt Khá Đạt 
- Chuẩn bị thực hành 
- Thực hiện quy trình 
thực hành 
- Kết quả thực hành 
- Giáo viên nhận xét và đánh giá chung kết quả thực hành của lớp 
+ Gọi thí điểm học viên để thực hiện thao tác kỹ thuật 
+ Kết quả là biết nhuộm Gram vi khuẩn 
CHƯƠNG VIII: KIỂM TRA MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH LÝ CỦA VI SINH 
VẬT 
Mục tiêu: 
 - Thực hiện thành thạo các kĩ thuật xác định một số đặc tính sinh lí của vi 
sinh vật 
- Xác định được vòng phân giải các hợp chất hữu cơ 
- Xác định được khả năng chịu đựng của một số vi sinh vật với kháng sinh 
nhất định 
Nội dung chính 
1. YÊU CẦU 
 - Sau khi học, sinh viên phải làm thành thạo các thao tác làm môi trường 
nuôi cấy, cấy vi sinh vật vào môi trường, viết báo cáo thực hành 
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN 
2.1. Chuẩn bị nội dung 
 - Dựa trên kiến thức về các đặc tính sinh lí, sinh hóa của vi sinh vật đã 
được học như khả năng phân giải các hợp chất của vi sinh vật bằng cách , ảnh 
hưởng của kháng sinh lên sự sống của vi sinh vật 
 * Chuẩn bị môi trường thạch MPA, môi trường nấm mốc thay đường bằng 
tinh bột tan. Hấp khử trùng, đổ ra đĩa và ống nghiệm đã được khử trùng từ trước 
 * Thử hoạt tính phân giải tinh bột của vi khuẩn và nấm mốc: Cấy vi khuẩn, 
nấm mốc trên môi trường nuôi cấy có chứa tinh bột 
 * Thử ảnh hưởng cuẩ kháng sinh sự sống của vi sinh:n Cấy gạt vi khuẩn 
trên môi trường, nhỏ kháng sinh đã được pha lên môi trường thạch, đánh dấu 
điểm nhỏ kháng sinh, loại kháng sinh 
 Nuôi trong thời gian nhất định phù hợp vơi vi sinh vật được cấy 
 * Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật trên môi trươgnf có 
chứa kháng sinh 
2.2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 
Giáo viên phân công và cùng sinh viên chuẩn bị các vật liệu 
- Dụng cụ 
 + Cốc đong, ống nghiệm, đĩa petri, que cấy, micro pipet, ... 
- Vật liệu 
 + Nước cất vô trùng, kháng sinh, vi sinh vật thực hành, cồn, khăn lau, 
giấy lau... 
3. QUI TRÌNH THỰC HÀNH 
Các bước tiến hành thực hành 
- Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn cách làm 
- Lần lượt từng học viên của mỗi nhóm thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo 
viên. 
4. TỔNG KẾT THỰC HÀNH 
- Sinh viên (nhóm sinh viên) đánh giá kết quả theo mẫu bảng 
Tiêu chí đánh giá Tự đánh giá Kết quả đánh giá chéo của sinh 
viên (nhóm sinh viên) 
Tốt Khá Đạt 
- Chuẩn bị thực hành 
- Thực hiện quy trình 
thực hành 
- Kết quả thực h
nh 
- Giáo viên nhận xét và đánh giá chung kết quả thực hành của lớp 
+ Gọi thí điểm học viên để thực hiện thao tác kỹ thuật 
+ Kết quả là biết nhận biết một số đặc tính sinh lí của vi sinh vật 
TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO: 
- Kiều Hữu Ảnh. Vi sinh vật công nghiệp, NXB Đại học Quốc gia, 2000. 
- Nguyễn Lân Dũng và cộng sự. Vi sinh vật học, NXB khoa học và kĩ thuật, 
2002. 
- Ninh Hoàng Oanh. Chương giảng Vi sinh vật và ứng dụng. Trường Cao 
đẳng thủy sản, 2012 
 - Lương Đức Phẩm. Vi sinh vật và vệ sinh an toàn thực phẩm, NXB Nông 
nghiệp, 2000. 
 - Nguyễn Như Thanh. Vi sinh vật đại cương, NXB Trường Đại học Nông 
nghiệp Hà Nội, 1990. 
 - Trần Thị Thanh. Công nghệ vi sinh, NXB giáo dục, 2002. 
 - Daniel Lim. Microbiology, New York, WCB/ Mc Graw, Hill, 1998. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ung_dung_vi_sinh_trong_nuoi_trong_thuy_san.pdf