Tính từ trái nghĩa trong Tiếng Việt và tiếng anh theo hướng tiếp cận mạng từ

Từ trái nghĩa và đặc biệt là tính từ đã được nghiên cứu rất nhiều qua các công trình về từ vựng học, ngữ

nghĩa học, v.v. Tuy nhiên một hướng đi mới dựa trên những nguyên tắc về tâm lý, đặc biệt là sự hình

thành của hệ thống từ vựng trong trí nhớ từ vựng của con người vẫn còn chưa được khai thác hết. Bài

viết này khái quát về đặc điểm của tính từ trái nghĩa tiếng Anh xét trong sự tổ chức Mạng từ, từ đó tiến

hành xem xét đặc điểm của tính từ trái nghĩa tiếng Việt theo hướng tiếp cận Mạng từ và đề xuất những

giả thuyết có thể khi xây dựng một mạng lưới tính từ trái nghĩa tương tự trong tiếng Việt

Tính từ trái nghĩa trong Tiếng Việt và tiếng anh theo hướng tiếp cận mạng từ trang 1

Trang 1

Tính từ trái nghĩa trong Tiếng Việt và tiếng anh theo hướng tiếp cận mạng từ trang 2

Trang 2

Tính từ trái nghĩa trong Tiếng Việt và tiếng anh theo hướng tiếp cận mạng từ trang 3

Trang 3

Tính từ trái nghĩa trong Tiếng Việt và tiếng anh theo hướng tiếp cận mạng từ trang 4

Trang 4

Tính từ trái nghĩa trong Tiếng Việt và tiếng anh theo hướng tiếp cận mạng từ trang 5

Trang 5

Tính từ trái nghĩa trong Tiếng Việt và tiếng anh theo hướng tiếp cận mạng từ trang 6

Trang 6

Tính từ trái nghĩa trong Tiếng Việt và tiếng anh theo hướng tiếp cận mạng từ trang 7

Trang 7

Tính từ trái nghĩa trong Tiếng Việt và tiếng anh theo hướng tiếp cận mạng từ trang 8

Trang 8

Tính từ trái nghĩa trong Tiếng Việt và tiếng anh theo hướng tiếp cận mạng từ trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 8220
Bạn đang xem tài liệu "Tính từ trái nghĩa trong Tiếng Việt và tiếng anh theo hướng tiếp cận mạng từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tính từ trái nghĩa trong Tiếng Việt và tiếng anh theo hướng tiếp cận mạng từ

Tính từ trái nghĩa trong Tiếng Việt và tiếng anh theo hướng tiếp cận mạng từ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL 
 ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY 
 Số 74 (02/2021) No. 74 (02/2021) 
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:  
15 
TÍNH TỪ TRÁI NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT VÀ 
TIẾNG ANH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN MẠNG TỪ 
Antonymous adjectives in Vietnamese and English - a Wordnet-based perspective 
TS. Trần Thị Phương Lý(1), Bùi Bình Khang(2) 
 (1)Trường Đại học Sài Gòn 
(2) Học viên cao học Trường Đại học Sài Gòn 
TÓM TẮT 
Từ trái nghĩa và đặc biệt là tính từ đã được nghiên cứu rất nhiều qua các công trình về từ vựng học, ngữ 
nghĩa học, v.v. Tuy nhiên một hướng đi mới dựa trên những nguyên tắc về tâm lý, đặc biệt là sự hình 
thành của hệ thống từ vựng trong trí nhớ từ vựng của con người vẫn còn chưa được khai thác hết. Bài 
viết này khái quát về đặc điểm của tính từ trái nghĩa tiếng Anh xét trong sự tổ chức Mạng từ, từ đó tiến 
hành xem xét đặc điểm của tính từ trái nghĩa tiếng Việt theo hướng tiếp cận Mạng từ và đề xuất những 
giả thuyết có thể khi xây dựng một mạng lưới tính từ trái nghĩa tương tự trong tiếng Việt. 
Từ khóa: Mạng từ, quan hệ ngữ nghĩa, tiếng Anh, tiếng Việt, tính từ trái nghĩa 
ABSTRACT 
Antonyms and antonymous adjectives have been long researched in many studies on lexicography, 
semantics, etc. Researches based on the psychological principles especially on human lexical memory 
are a new horizon in linguistics. This article will summarize the organization of the antonymous 
adjectives in WordNet and propose possible theories when building the similar model in Vietnamese. 
Keywords: WordNet, semantic relation, English, Vietnamese, antonymous adjectives 
1. Đặt vấn đề 
Trong các từ điển trái nghĩa, tính từ 
trái nghĩa trong tiếng Anh lẫn tiếng Việt đã 
được nghiên cứu và tổ chức dưới dạng các 
cặp từ hoặc cụm từ đối lập về ngữ nghĩa. 
Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kĩ 
thuật và sự kết hợp liên ngành của ngôn 
ngữ học, đặc biệt là tâm lí học ngôn ngữ đã 
đề xuất và mở ra những hướng đi mới cho 
các cách tiếp cận nhóm từ trái nghĩa, nhất 
là ở nhóm tính từ. Mạng từ (WordNet) là 
sản phẩm đầu tiên mở đường cho hướng 
nghiên cứu và xây dựng hệ thống từ vựng 
dưới dạng mạng ngữ nghĩa và là nền tảng 
cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng các 
lưới từ vựng ngày nay. Mạng từ không 
giống như các từ điển thông thường khác, 
thay vì liệt kê các từ kèm định nghĩa theo 
thứ tự An-pha-bê (Alphabetical) thì 
WordNet tổ chức theo hướng các từ được 
liên kết thành những tập hợp đồng nghĩa 
(synsets) dựa trên những khái niệm ngữ 
nghĩa (conceptual-semantics) và các mối 
quan hệ giữa từ vựng (lexical relations); từ 
đó dựa trên những tập hợp đồng nghĩa này 
để xác định nghĩa của từ. Giả sử như tính 
Email: lytran7581@gmail.com 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
16 
từ full có nhiều nghĩa như là đầy, đủ, toàn 
bộ... thì khi tra cứu, WordNet sẽ cho ra kết 
quả với hàng loạt nghĩa được sắp xếp từ 
trên xuống theo tần suất nghĩa được sử 
dụng kèm định nghĩa và chúng sẽ phân biệt 
các nghĩa với nhau bằng những từ đồng 
nghĩa hoặc trái nghĩa với full theo mỗi ý 
nghĩa ở trên, ví dụ filled (đầy) hay entire 
(toàn bộ). 
Việc xây dựng WordNet dựa trên nền 
tảng ngữ nghĩa của các quan hệ như đồng 
nghĩa (synonymy), trái nghĩa (antonymy), 
thuộc cấp - bao hàm (hyponymy - 
hypernymy), bộ phận (meronymy/ 
holonymy), kéo theo (entailment), cách 
thức (troponymy) và các quan hệ liên quan 
tới hình thái học (morphological relation). 
Mạng từ chỉ hình thành chủ yếu xoay 
quanh nhóm thực từ (content word) chứ 
không phân tích, nghiên cứu nhóm từ chức 
năng/ hư từ (function word). Bên cạnh bốn 
nhóm từ là danh từ, động từ, tính từ và 
trạng từ, WordNet cũng có chứa các danh 
từ ghép (compound noun) như fish tank (hồ 
cá), các dạng kết ngôn (collocations) như 
fast food (thức ăn nhanh), các vị từ kết 
chuỗi (phrasal verbs) take off (cất cánh) 
hay các cụm thành ngữ (idiomatic phrases) 
như call it a day (ngưng lại). Bên cạnh đó, 
WordNet còn có thông số khác liên quan 
đến khoa học máy tính để cho những ứng 
dụng khác có thể khai thác được tối đa dữ 
liệu của mạng từ. Tính tới phiên bản cuối 
cùng là 3.1 ra mắt năm 2009 thì WordNet 
hiện có 155.327 từ được phân bổ vào 
175.979 tập đồng nghĩa góp phần tạo nên 
207.016 cặp nghĩa từ (nguồn Wikipedia). 
Trong bài viết này, dựa trên hệ thống 
Mạng từ tiếng Anh (WordNet) được xây 
dựng năm 1985 bởi cố giáo sư George 
Armitage Miller, chúng tôi tìm hiểu sâu 
hơn sự tổ chức mạng lưới tính từ trái nghĩa 
tiếng Anh và trên cơ sở đó tiến hành làm rõ 
đặc tính của lớp tính từ trái nghĩa tiếng 
Việt theo hướng tiếp cận Mạng từ cũng 
như đề xuất một số hướng tổ chức cho 
mạng lưới tính từ trái nghĩa tiếng Việt. 
2. Nội dung 
2.1. Tính từ trái nghĩa tiếng Anh 
trong Mạng từ 
Trong Mạng từ, tính từ trái nghĩa tiếng 
Anh được chia thành hai nhóm là tính từ miêu 
tả (descriptive adjective) và tính từ quan hệ 
(relational adjective). Trong đó, lớp tính từ 
miêu tả có sự phân hóa rõ rệt và được tổ chức 
theo các tiêu chí sau: 
a. Tính từ miêu tả 
Sự trái nghĩa 
Vốn dĩ sự trái nghĩa chỉ được biểu thị dưới 
dạng các khái niệm đối lập trên cùng một 
trường nên ở Mạng từ có sự phân biệt giữa từ 
trái nghĩa trực tiếp và từ trái nghĩa gián tiếp. 
Theo những nghiên cứu của Justeson và Katz 
(1991, 1992) hay trước đó là của Miller và 
Charles (1989), các cặp tính từ trái nghĩa 
thường đi chung với nhau trong các câu hay 
các ngữ đoạn sẽ được coi là những cặp đối lập 
trực tiếp, những tính từ đối lập nhau thông qua 
các mối quan hệ ngữ nghĩa thì sẽ được coi là 
các tính từ trái nghĩa gián tiếp. Những tính từ 
trái nghĩa gián tiếp có mối quan hệ đồng nghĩa 
với tính từ đóng vai trò là từ trái nghĩa trực tiếp 
ở các cặp trái nghĩa. Các tính từ thường biểu 
diễn các giá trị của một thuộc tính (attribute) để 
bổ nghĩa cho danh từ và có tính lưỡng cực nên 
các tính từ biểu di ... các cặp trái nghĩa trực tiếp 
và các từ trái nghĩa gián tiếp trong WordNet 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
18 
Vị tính từ (participle) 
Đây là lớp từ đặc biệt được hình thành 
từ sự phái sinh hình vị. Động từ kết hợp 
với các hậu tố -ing hoặc -ed để tạo thành 
các vị tính từ như exciting (kích động), 
excited (bị kích động, phấn khích) 
thường được dùng chủ yếu để diễn đạt các 
trạng thái gây ra hoặc chịu tác động của 
động từ gốc và thường đứng ở vị trí trước 
danh từ (prenominal position). Dù được 
xem là một tiểu loại của tính từ miêu tả 
nhưng thực chất không phải toàn bộ vị tính 
từ đều là tính từ miêu tả. Nếu như các tính 
từ miêu tả được xây dựng theo dạng các 
cụm trái nghĩa thì một số vị tính từ như 
elapsed (đã qua) lại không có từ trái nghĩa 
dù trực tiếp hay gián tiếp. Những từ như 
vậy sẽ được sắp xếp riêng lẻ và mối liên hệ 
gần sẽ chỉ về động từ gốc elapse. Số còn 
lại đa phần đều có sự trái nghĩa dù trực tiếp 
hay gián tiếp, những vị tính từ đó sẽ được 
xây dựng như các tính từ miêu tả khác, 
theo các cụm trái nghĩa như wanted >< 
unwanted (bị truy lùng >< không bị truy 
lùng), retired>< còn 
hoạt động), curved >< 
thẳng), v.v. Ngoài ra, một số trường hợp 
tính từ có có hậu tố -ed như skilled (có tay 
nghề), foliaged (có lá xanh) dù không 
được cấu thành từ động từ hay unexcited 
(không bị phấn khích) được cấu thành dựa 
trên tính từ excited chứ không hề dựa trên 
một động từ không tồn tại như unexcite 
thì vẫn được xem là vị tính từ và được 
lồng vào trong lớp tính từ miêu tả trong 
WordNet. 
b. Tính từ quan hệ 
Lớp tính từ lớn thứ hai sau tính từ 
miêu tả đó chính là tính từ quan hệ 
(relational adjective) (Levi, 1978). Chúng 
là các tính từ có mối quan hệ ngữ nghĩa 
và hình vị liên quan mật thiết tới lớp danh 
từ. Sở dĩ chúng khác biệt so với lớp tính 
từ miêu tả là vì chức năng của chúng 
không còn là diễn đạt một giá trị của một 
thuộc tính cho danh từ đứng sau nó. Ví dụ 
như big car khái quát về thuộc tính kích 
thước của một chiếc xe. Vai trò của các 
tính từ quan hệ gần giống với một danh từ 
phụ nghĩa (modifying noun) và nó đóng 
vai trò phân loại danh từ. Để phân biệt 
instrument (công cụ) thuộc loại nào, để 
phục vụ cho mục đích gì thì sẽ cần dùng 
tính từ quan hệ musical (thuộc nhạc) 
nhằm bổ sung chức năng cũng như phân 
loại cho danh từ này. 
Các đặc điểm phân biệt giữa tính từ 
quan hệ và tính từ miêu tả đó là: 
 Giống như danh từ bổ nghĩa, nó chỉ 
đứng ở vị trí trước danh từ (attribute 
position). Ví dụ: The presidential election/ 
The election is presidential vô nghĩa. 
 Không phản ánh bất kì thuộc tính 
(property) nào của danh từ nó bổ nghĩa. 
 Không có sự phân độ (non-
gradable) nên việc sử dụng các trạng từ để 
làm thay đổi giá trị của tính từ là vô nghĩa. 
Ví dụ: The very musical instrument. 
 Thường không có từ trái nghĩa trực 
tiếp. Nếu có thì cặp trái nghĩa đó sẽ được 
xếp vào chung nhóm với tính từ miêu tả 
như cặp physical >< 
tinh thần). 
 Thường có dạng kết hợp từ hai yếu 
tố đơn lẻ mang nghĩa riêng biệt hay có thể 
gọi tính từ ghép (compound adjective) như 
well-behaved (thái độ tốt), good-looking 
(đẹp mã), v.v. 
Nhìn chung, do các đặc tính khó xây 
dựng các mối liên hệ thông qua trí nhớ từ 
vựng, nên nhóm từ này chủ yếu được xây 
dựng dưới dạng các tập đồng nghĩa và mối 
quan hệ chủ yếu của nó gắn với các danh 
từ mà nó hay đi cùng. 
TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ - BÙI BÌNH KHANG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
19 
2.2. Tính từ trái nghĩa trong tiếng 
Việt theo hướng tiếp cận Mạng từ 
Xét theo quan hệ ngữ nghĩa, sự trái 
nghĩa trong tiếng Việt sẽ được quy vào 
những nhóm chính dựa trên các khái 
niệm đối lập nhau. Các cặp trái nghĩa 
đối lập cơ bản tượng trưng cho phạm trù 
được thể hiện dưới đây đã được chọn 
lọc và chỉ lấy những cặp trái nghĩa là 
tính từ. 
Bảng 2.2. Các cặp đối lập thể hiện nhân tố đánh giá 
Chiều cao cao >< thấp 
Chiều dài dài >< ngắn 
Chiều rộng rộng >< hẹp 
Chiều sâu nông >< sâu 
Đạo đức tốt >< xấu 
Độ ẩm ẩm >< khô 
Độ cứng cứng >< mềm 
Độ dày dày >< mỏng 
Độ khó dễ >< khó 
Độ lớn to >< nhỏ 
Độ mạnh mạnh >< yếu 
Độ mới mới >< cũ 
Độ nóng nóng >< lạnh 
Độ thẳng thẳng >< cong 
Độ tròn tròn >< méo 
Giới tính đực >< cái 
Màu sắc trắng >< đen 
Số lượng nhiều >< ít 
Sự béo tốt béo >< gầy 
Sự khôn ngoan 
khôn >< dại, 
giỏi >< dốt 
Sự kín hở kín >< hở 
Sự riêng tư riêng >< chung 
Sự siêng năng chăm >< lười 
Sự so sánh 
giống >< khác, 
hơn >< kém 
Sự sung sướng sướng >< khổ 
Sự thật đúng >< sai 
Sự thật thật >< giả 
Sự tồn tại có >< không 
Sức khỏe khỏe >< yếu 
Tình cảm đáng yêu >< đáng ghét 
Tốc độ nhanh >< chậm 
Trọng lượng nặng >< nhẹ 
Tuổi tác già >< trẻ 
Vẻ ngoài đẹp >< xấu 
 (Nguồn: Phạm Văn Lam, 2020) 
Từ các phạm trù đối lập cơ bản trên, ta 
có thể phát triển chúng thành những cặp 
tính từ trái nghĩa khác dựa vào sự tương 
đồng ngữ nghĩa của chúng. Chẳng hạn như 
ở các cặp đông >< vắng trong Phố đông 
người >< thưa 
trong Tóc anh ta dày >< Tóc anh ta thưa 
xét ở một góc độ nào đó, chúng có mối liên 
hệ với từ cặp trái nghĩa cơ bản nhiều >< ít 
và đều phản ánh thuộc tính số lượng. Hoặc 
theo một hướng khác đó là xây dựng các 
chuỗi đồng nghĩa của mỗi bên trái nghĩa 
thông qua phương thức tạo từ phức. Từ các 
tính từ đơn phát triển thành các tính từ 
ghép đẳng lập dài lâu, ghép chính phụ dài 
hơi, dài tay hoặc từ láy dài dòng. Trong 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
20 
tiếng Việt, các từ đơn vốn là nền tảng để 
cấu tạo nên các từ ghép nên các từ trái 
nghĩa cũng vậy. Các từ trái nghĩa đơn phần 
lớn đều có thể dùng làm nền tảng để xây 
dựng các từ trái nghĩa phức khác hay dãy 
trái nghĩa. Điển hình là cặp trái nghĩa của 
thuộc tính chiều dài dài >< ngắn và các 
tính từ phức cấu thành từ chúng, tất cả đều 
có thể kết hợp chéo với nhau để tạo thành 
cụm trái nghĩa với cặp đối lập trực tiếp và 
các vệ tinh đối lập gián tiếp như trong 
WordNet. 
Sơ đồ 2.2. Mô hình của các tính từ trái nghĩa tiếng Việt theo hướng Mạng từ 
Trong tiếng Việt cũng có những cặp 
tính từ trái nghĩa được tạo thành bởi việc 
kết hợp một yếu tố phủ định vào từ gốc 
như hợp pháp >< bất hợp pháp, hữu hạn 
>< vô hạn, v.v. Các cặp tính từ này, tương 
tự như trong tiếng Anh có thể được xem là 
các cặp trái nghĩa trực tiếp và đóng vai trò 
trung tâm trong các cụm trái nghĩa. 
Do ở nhóm từ phức, đặc biệt là từ ghép 
chính phụ có các quy tắc kết hợp tạo thành 
từ mới từ những yếu tố đơn lẻ mà một 
trong hai yếu tố đó không thay đổi, chỉ có 
một thành tố thay đổi nhưng cũng tạo 
thành các cặp trái nghĩa như tốt bụng >< 
xấu bụng, được lòng >< mất lòng, v.v. Các 
cặp trái nghĩa này không cần bàn cãi về 
việc chúng là trái nghĩa trực tiếp hay gián 
tiếp, vì vốn dĩ việc sở hữu chung một thành 
tố đã phản ánh việc chúng là các cặp trái 
nghĩa luôn đi cùng nhau và chỉ có chúng 
mới đứng chung trong một ngữ cảnh để thể 
hiện sự đối lập. 
Ngoài những trường hợp được nêu 
trên, các cặp tính từ trái nghĩa được hình 
thành dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa với 
cặp trái nghĩa trực tiếp như mạnh khỏe - 
yếu đuối hoặc trên mối quan hệ tạo thành 
từ phức, đặc biệt là ở nhóm từ ghép láy 
mạnh - mạnh mẽ thì thường sẽ rơi vào 
nhóm tính từ trái nghĩa gián tiếp với yếu- 
yếu đuối - yếu ớt - yếu xìu với cặp trái 
nghĩa trung tâm là mạnh >< yếu. 
Về vấn đề đa nghĩa trong tiếng Việt 
hay còn có thể coi là trường hợp các từ 
đồng âm nhưng khác nghĩa, chúng ta có thể 
xử lí theo cách của WordNet, đó chính là 
đánh số cho các nghĩa khác nhau của từ rồi 
xây dựng chúng thành những cụm trái 
nghĩa riêng biệt thông qua các từ trái nghĩa 
trực tiếp của chúng. 
Do khác biệt về đặc điểm loại hình 
ngôn ngữ khác nhau (tiếng Việt là ngôn 
ngữ đơn lập và tiếng Anh thuộc loại hình 
ngôn ngữ hoà kết) nên tồn tại sự khác nhau 
rất lớn về mặt từ và nghĩa của từ giữa hai 
ngôn ngữ. Ở tiếng Việt, mỗi hình vị tương 
TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ - BÙI BÌNH KHANG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
21 
ứng với một âm tiết, có nghĩa riêng và có 
thể kết hợp với nhau để tạo thành từ phức 
và mang nghĩa mới. Trong khi đó ở tiếng 
Anh, mỗi từ sẽ có một hoặc nhiều hình vị 
và chúng chỉ có thể thay đổi hình vị để 
thay đổi chức năng cú pháp của từ. Cũng 
có một nhóm tính từ trong tiếng Anh được 
hình thành bởi phương thức ghép hai từ 
đơn tạo thành (compound adjective), tuy số 
lượng không đáng kể nếu đem so với số 
lượng từ phức của tiếng Việt. 
Trong tiếng Anh, các cặp trái nghĩa trực 
tiếp được xác định dựa trên sự đồng hiện 
của chúng, tức khả năng cùng xuất hiện 
trong cùng một ngữ cảnh, qua đó người ta 
quy định những cặp nào là trái nghĩa trực 
tiếp, những cặp nào không là trái nghĩa trực 
tiếp. Ở tiếng Việt, có nhiều yếu tố để quyết 
định một cặp trái nghĩa có phải là trực tiếp 
hay không, từ đặc điểm cấu tạo từ cho tới 
những đặc trưng về văn hóa con người Việt 
Nam trên trời >< 
dưới biển là những yếu tố chính để xác 
định một cặp trái nghĩa trực tiếp. 
2.3. Hai hướng tiếp cận tạo mô hình 
Mạng từ ở lớp tính từ trái nghĩa trong 
tiếng Việt 
Dựa vào những đặc điểm trên, chúng 
ta có thể đặt ra hai giả thuyết về hướng tiếp 
cận để tạo thành mô hình Mạng từ ở lớp 
tính từ trái nghĩa trong tiếng Việt. 
Thứ nhất là mô hình dựa trên ngữ 
nghĩa của từ vựng với các mối liên hệ giữa 
các sự vật, sự việc có cùng những đặc tính 
ngữ nghĩa sẽ là các nhân tố chính để hình 
thành nên mô hình. Giả sử khi một người 
được hỏi những từ mà họ có thể nghĩ ra 
được khi nghe từ khỏe thì trong đầu sẽ hình 
dung về các sự vật, sự việc có liên quan tới 
khỏe như sức mạnh, cơ bắp, lực sĩ, voi, 
trâu... hay khi nói về giàu sẽ có các liên 
tưởng như như sang, tiền, vàng, của cải, 
phú ông, đại gia nói chung là những hình 
dung về cái có cùng đặc tính ngữ nghĩa. 
Sơ đồ 3. Mô hình từ vựng tinh thần tiếng Việt dựa trên các yếu tố ngữ nghĩa 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
22 
Thứ hai là mô hình dựa trên các mối 
quan hệ giữa hình thức từ. Ở loại mô hình 
này, các mối liên hệ chặt chẽ hơn bởi chúng 
sẽ bị giới hạn trong những phạm vi từ loại, 
ngữ nghĩa có quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa 
giữa các từ với nhau. Giả dụ như khi hỏi về 
các từ liên quan tới khỏe thì giờ đây các 
đơn vị từ vựng xuất hiện sẽ là những từ 
đơn, ghép có mối liên hệ tương đồng, trái 
nghĩa hoặc được tạo thành từ khỏe như sức 
khỏe, khỏe mạnh, mạnh mẽ, sức mạnh, khỏe 
khoắn, trẻ khỏe, yếu, yếu đuối, đuối sức, 
v.v. Từ loại tiếng Việt bao gồm từ đơn và từ 
ghép, trong đó nhóm từ ghép gồm những từ 
được hình thành từ ít nhất một yếu tố đơn 
nghĩa (chính phụ, đẳng lập); ngoài ra là các 
từ ghép có cấu tạo âm ở từ thứ hai dựa trên 
sự tương đồng về âm vị với với từ đơn có 
nghĩa trước đó. Bên cạnh đó, các mối quan 
hệ về từ vựng như bao thuộc, kéo theo, 
đồng nghĩa, trái nghĩa cũng được vận dụng 
để xây dựng mô hình. Nếu khắt khe hơn với 
việc chỉ xét các từ cùng loại thì sẽ giảm bớt 
được độ rộng của mô hình từ, do những 
mối quan hệ giữa các từ chỉ xuất hiện ở một 
số từ loại nhất định (như quan hệ bao thuộc 
chỉ có ở danh từ, quan hệ kéo theo chỉ có ở 
động từ). 
3. Kết luận 
Sự phân hóa rõ rệt giữa các tiểu loại 
của nhóm tính từ trái nghĩa trong tiếng Anh 
đã được thể hiện rõ qua các phân tích về sự 
tổ chức của tính từ trái nghĩa trong tiếng 
Anh ở Mạng từ. Các mối liên hệ chủ yếu 
trong sự tổ chức đó hầu hết là những mối 
liên hệ giữa các từ trái nghĩa với nhau dựa 
trên ngữ nghĩa, hình thức từ. Tiếng Việt do 
thuộc một loại hình ngôn ngữ khác nên có 
những sự khác biệt nhất định về mặt từ loại 
cũng như từ pháp. Cách tiếp cận theo 
hướng Mạng từ đối với tiếng Việt sẽ gặp 
một số trở ngại nhất định do sự khác biệt 
giữa hai ngôn ngữ tạo thành. Tuy nhiên trong 
hệ thống tính từ tiếng Việt vẫn có những đặc 
tính nổi trội và có nét tương đồng với những 
đặc tính nhất định của hệ thống tính từ trái 
nghĩa của tiếng Anh. Qua những phân tích và 
các hướng đề xuất trong bài viết về việc xây 
dựng tính từ trái nghĩa theo Mạng từ, có thể 
nhận thấy rằng việc xây dựng một mạng lưới 
ngữ nghĩa tương tự như của tính từ tiếng Anh 
trong WordNet là hoàn toàn khả thi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bierwisch, M. (1989). The Semantics of Gradation. 
Charles, W. G., & Miller, G. A. (1989). Contexts of antonymous adjectives. Applied 
Psycholinguistics, 10, 357–375. 
Dương Kỳ Đức, Nguyễn Văn Dựng, & Vũ Quang Hào. (1988). Từ điển trái nghĩa tiếng 
Việt. Hà Nội: NXB Giáo dục chuyên nghiệp. 
Gross, D., Fischer, U. & Miller, G. A. (1989). The organization of adjectival meanings. 
Journal of Language and Memory 28, 92-106. 
Justeson, John S. and Katz, Slava M. (1991). Co-occurrences of antonymous adjectives 
and their contexts. Computational Linguistics. 
Justeson, John S. and Katz, Slava M. (1992). Redefining Antonymy: The Textual Structure 
of a Semantic Relation. Literary and Linguistic Computing, 7(3), 176-184. 
TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ - BÙI BÌNH KHANG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
23 
Levi, J. N. (1978). The Syntax and Semantics of Complex Nominals. Academic Press. 
Miller, G. A. (1993). Five Papers on WordNet. Cognitive Science Laboratory: Princeton 
University. 
Phạm Văn Lam. (2020). Từ trái nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam. 
Randolph Quirk, Sidney Greenbaum, Geoffrey Leech, Jan Svartvik. (1985). 
A Comprehensive Grammar of the English Language. Longman. 
Hyperlink “https://en.wikipedia.org/wiki/WordNet” https://en.wikipedia.org/wiki/WordNet 
Ngày nhận bài: 05/11/2020 Biên tập xong: 15/02/2021 Duyệt đăng: 20/02/2021 

File đính kèm:

  • pdftinh_tu_trai_nghia_trong_tieng_viet_va_tieng_anh_theo_huong.pdf