Tình trạng nhiễm ihhnv ở tôm sú nuôi (peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long

Virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và lập biểu mô (IHHNV) là nguyên nhân gây chết trên

tôm xanh, hội chứng biến dạng và còi cọc chậm lớn trên tôm thẻ chân trắng. Mẫu tôm sú được thu

từ các mô hình nuôi (thâm canh, bán thâm canh và quảng canh) và trại giống ở Đồng bằng sông

Cửu Long và miền Trung từ năm 2012-2013. Mẫu tôm thu ở các mô hình nuôi sẽ được theo dõi

và thu 4 đợt trong suốt vụ nuôi. Mẫu tôm bố mẹ và ấu trùng ở các trại giống sẽ thu theo giai đoạn

biến thái (Nauplii, Zoea, Mysis và Postlarve) được phân tích bằng PCR. Kết quả phân tích PCR

trên tôm sú trên mô hình nuôi quảng canh ở Cà Mau và Bạc Liêu là 46,59±10,52 và 32,53±10,07%.

Trên mô hình bán thâm canh ở Trà Vinh và Bạc Liêu có tỷ lệ nhiễm trung bình là 62,77 ±14,4% và

36,77±7,6%. Trong đó tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở đầu vụ nuôi là 22,22±10,3% và cao nhất ở cuối vụ

nuôi là 92,31±14,5%. Trên mô hình thâm canh tỷ lệ nhiễm trung bình ở Kiên Giang là 38,64±14,4%

và ở Sóc Trăng là 31,25±22,7%, tỷ lệ thấp nhất là 16,67±21,1%, và cao nhất là 62,50±33,5%. Trên

trại giống, trại quy mô lớn có tỷ lệ nhiễm IHHNV thấp hơn so với trại ương nhỏ cả 2 vùng miền

Nam và miền Trung. Tỷ lệ nhiễm IHHNV ở con mẹ tham gia sinh sản tự nhiên có tỷ lệ nhiễm cao

hơn 50% quần đàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tôm sú nuôi ở tất cả mô hình và trại giống đều

có hiện diện IHHNV. Tỷ lệ nhiễm IHHNV phụ thuộc vào thời gian, độ tuổi tôm nuôi, điều kiện môi

trường và quá trình chăm sóc, Kết quả điều tra cho thấy năng suất cũng không có sự khác biệt rõ

ràng giữa đàn tôm sú nhiễm và không nhiễm trong các mô hình nuôi. Tuy nhiên, để hạn chết sự lây

lan và tôm nuôi phát triển tốt nhất thì quần đàn đó không nhiễm bất cứ virus nào, chính vì vậy nên

xét nghiệm con mẹ và giống trước khi đưa vào sinh sản và ương nuôi.

Tình trạng nhiễm ihhnv ở tôm sú nuôi (peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Tình trạng nhiễm ihhnv ở tôm sú nuôi (peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Tình trạng nhiễm ihhnv ở tôm sú nuôi (peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Tình trạng nhiễm ihhnv ở tôm sú nuôi (peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Tình trạng nhiễm ihhnv ở tôm sú nuôi (peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Tình trạng nhiễm ihhnv ở tôm sú nuôi (peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Tình trạng nhiễm ihhnv ở tôm sú nuôi (peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

Tình trạng nhiễm ihhnv ở tôm sú nuôi (peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long trang 8

Trang 8

Tình trạng nhiễm ihhnv ở tôm sú nuôi (peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long trang 9

Trang 9

Tình trạng nhiễm ihhnv ở tôm sú nuôi (peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 7140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tình trạng nhiễm ihhnv ở tôm sú nuôi (peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng nhiễm ihhnv ở tôm sú nuôi (peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long

Tình trạng nhiễm ihhnv ở tôm sú nuôi (peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long
102 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
 TÌNH TRẠNG NHIỄM IHHNV Ở TÔM SÚ NUÔI 
(Peneaus monodon) TRÊN CÁC MÔ HÌNH NUÔI Ở 
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Cao Thành Trung1*, Nguyễn Hồng Lộc1, 
Phạm Công Nguyên2 và Nguyễn Văn Hảo3
TÓM TẮT
Virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và lập biểu mô (IHHNV) là nguyên nhân gây chết trên 
tôm xanh, hội chứng biến dạng và còi cọc chậm lớn trên tôm thẻ chân trắng. Mẫu tôm sú được thu 
từ các mô hình nuôi (thâm canh, bán thâm canh và quảng canh) và trại giống ở Đồng bằng sông 
Cửu Long và miền Trung từ năm 2012-2013. Mẫu tôm thu ở các mô hình nuôi sẽ được theo dõi 
và thu 4 đợt trong suốt vụ nuôi. Mẫu tôm bố mẹ và ấu trùng ở các trại giống sẽ thu theo giai đoạn 
biến thái (Nauplii, Zoea, Mysis và Postlarve) được phân tích bằng PCR. Kết quả phân tích PCR 
trên tôm sú trên mô hình nuôi quảng canh ở Cà Mau và Bạc Liêu là 46,59±10,52 và 32,53±10,07%. 
Trên mô hình bán thâm canh ở Trà Vinh và Bạc Liêu có tỷ lệ nhiễm trung bình là 62,77 ±14,4% và 
36,77±7,6%. Trong đó tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở đầu vụ nuôi là 22,22±10,3% và cao nhất ở cuối vụ 
nuôi là 92,31±14,5%. Trên mô hình thâm canh tỷ lệ nhiễm trung bình ở Kiên Giang là 38,64±14,4% 
và ở Sóc Trăng là 31,25±22,7%, tỷ lệ thấp nhất là 16,67±21,1%, và cao nhất là 62,50±33,5%. Trên 
trại giống, trại quy mô lớn có tỷ lệ nhiễm IHHNV thấp hơn so với trại ương nhỏ cả 2 vùng miền 
Nam và miền Trung. Tỷ lệ nhiễm IHHNV ở con mẹ tham gia sinh sản tự nhiên có tỷ lệ nhiễm cao 
hơn 50% quần đàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tôm sú nuôi ở tất cả mô hình và trại giống đều 
có hiện diện IHHNV. Tỷ lệ nhiễm IHHNV phụ thuộc vào thời gian, độ tuổi tôm nuôi, điều kiện môi 
trường và quá trình chăm sóc, Kết quả điều tra cho thấy năng suất cũng không có sự khác biệt rõ 
ràng giữa đàn tôm sú nhiễm và không nhiễm trong các mô hình nuôi. Tuy nhiên, để hạn chết sự lây 
lan và tôm nuôi phát triển tốt nhất thì quần đàn đó không nhiễm bất cứ virus nào, chính vì vậy nên 
xét nghiệm con mẹ và giống trước khi đưa vào sinh sản và ương nuôi.
Từ khóa: IHHNV, PCR, tôm sú, mô hình nuôi tôm, trại giống.
1 Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo Môi trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản Khu vực Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng 
Thủy sản 2. 
2 Trường Đại học khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh. 
3 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. 
* Email: thanhtrung77@yahoo.com.
I. MỞ ĐẦU
Ngành nuôi tôm công nghiệp trên toàn 
cầu đã phát triển mạnh trong những năm qua, 
với giá trị xuất khẩu lên đến hàng tỷ đô la và 
là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế các nước 
ở Châu Á và Châu Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh 
những giá trị mang lại thì nghề nuôi tôm cũng 
đang đối mặt với các mối nguy dịch bệnh do 
virus, vi khuẩn làm ảnh hưởng đến năng suất 
cũng như sản lượng tôm nuôi. Virus hoại tử cơ 
quan lập biểu mô và cơ quan tạo máu (IHHNV) 
là một trong những tác nhân gây bệnh có độc 
lực rất cao đối với tôm xanh Thái Bình Dương 
(Litopenaeus stylirostris), tỷ lệ tôm chết lên trên 
103TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
90 % sau 14 ngày lây nhiễm đối với tôm 30-50 
ngày tuổi. Tuy nhiên, đối với tôm thể chân trắng 
và tôm sú nuôi (Penaeus vannamei và Penaeus 
monodon) tôm có thể mang nhiễm virus này, 
nhưng không gây chết đã được ghi nhận. Chúng 
chỉ gây hội chứng chậm lớn và dị dạng trên tôm 
nuôi (Bell và Lightner., 1984; Primavera và 
Quinito., 2000). Sự lây nhiễm IHHNV trên tôm 
sú Penaeus monodon trước đây không được 
quan tâm. Mặc dù vậy, một số nghiên cứu chỉ 
ra rằng IHHNV hiện diện trên loài tôm này và 
cũng gây ra hội chứng RDS ở các mẫu tôm sú 
nuôi bị nhiễm IHHNV tại Philippine. Kết quả 
nghiên cứu ở Philippine và Ấn Độ cho thấy tôm 
sú nuôi nhiễm IHHNV làm cho tôm chậm lớn, 
kích thước nhỏ và biến dạng lớp kitin. Bên cạnh 
đó, sự biến dạng xuất hiện ở tôm kích thước lớn 
(hoặc nuôi lâu ngày) cho thấy hội chứng RDS 
biểu hiện phụ thuộc vào độ tuổi và kích thước 
tôm sú nuôi (Primavera và Quinito., 2000; Rai 
và ctv., 2009). IHHNV được phát hiện phân bố 
rộng rãi trong tôm sú nuôi khu vực Đông và 
Đông Nam Á nhưng dường như không ảnh đến 
sự phát triển của tôm nuôi cũng như số lượng 
trứng được đẻ và tỷ lệ nở trứng từ tôm mẹ nhiễm 
hay không nhiễm cũng như sản lượng nuôi về 
sản lượng (Flegel., 1997; Withyachumnarnkul 
và ctv., 2006). Một nghiên cứu khác ở Brazil 
mới đây trên tôm thẻ chân trắng cho thấy, mặc 
dù sự hiện diện của IHHNV với tỷ lệ rất cao 
nhưng khi phân tích thống kê thì thấy không 
có mối tương quan nào giữa sự nhiễm IHHNV 
và dấu hiệu RDS hay trọng lượng cơ thể tôm 
cũng như thời gian nuôi trong ao (Braz và ctv., 
2009). Đây là điều rất thú vị và câu hỏi đặt ra 
là IHHNV có ảnh hưởng đến quần đàn tôm sú ở 
Việt Nam có hay không? 
Trên tôm sú nuôi ở Đồng bằng sông Cửu 
Long nói riêng và ở Việt Nam nói chung, có rất ít 
nghiên cứu liên quan đến việc phát hiện IHHNV 
nhiễm trên tôm sú và ảnh hưởng của nó. Nghiên 
cứu về tần xuất hiện diện và sự lan truyền của 
IHHNV trên tôm sú nuôi rất hạn chế. Chỉ có 
một vài nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên 
cứu Hùng và ctv., (2009) đánh giá về tần xuất 
xuất hiện IHHNV trên tôm sú nhưng số lượng 
mẫu rất hạn chế, 307 mẫu (tỷ lệ nhiễm 160/307 
≈ 52,12%). Do đó, còn rất nhiều các vấn đề 
cần được làm rõ liên quan đến virus IHHN tại 
Việt Nam như: Tình trạng nhiễm IHHNV trên 
quần đàn tôm bố mẹ; Khả năng lây truyền của 
chúng sang thế hệ con trong điều kiện sản suất 
và an toàn sinh học thực tế tại Việt Nam; Tỷ lệ 
nhiễm IHHNV ở giai đoạn tôm sú giống xuất 
bán và các giai đoạn nuôi thương phẩm. Trong 
điều kiện nuôi trồng thực tế, các vật mang virus 
IHHN là một trong những yếu tố quan trọng góp 
phần lây lan tác nhân virus theo chiều ngang, 
vì thế những khảo sát về các vật mang IHHNV 
quanh khu vực nuôi cũng rất cần. Sự chậm lớn 
và kích thước nhỏ của tôm sú thương phẩm gần 
đây cũng đã đ ... 
là do đặc thù của vùng địa lý thổ nhưỡng và 
tập quán canh tác của từng vùng. Trong vùng 
nuôi ở Trà Vinh, hệ thống thủy lợi nhỏ hẹp, 
mọi hoạt động lấy nước cũng như thải nước 
đều diễn ra trên một dòng kênh nhỏ. Trong 
khi khu vực thu mẫu ở Bạc Liêu, nước nuôi 
được cung cấp từ những nguồn nước ở gần 
bờ biển. Theo Pantoja và ctv., (1999), nguồn 
nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến 
tỷ lệ nhiễm IHHNV trên tôm thẻ chân trắng và 
tôm xanh sống trong vùng này. Sự hiện diện 
của virus IHHN trên tôm xanh P. stylirostris 
khá cao ở quanh khu vực vịnh California, Mỹ 
và vịnh Sonora, Mehico do nguồn nước của 
2 vịnh này thường xuyên bị ô nhiễm do hoạt 
động của ngành nông nghiệp. 
Ở mô hình nuôi thâm canh, tỷ lệ nhiễm 
IHHNV ở Kiên Giang là 38,64±14,4% và ở 
Sóc Trăng là 31,25±22,7%. Tuy nhiên, do 
những ao nuôi mà chúng tôi thu ở Sóc Trăng 
bị dịch bệnh gan tụy cấp nên đã chết sớm ở 
giai đoạn 1-2 tháng tuổi nên không thể nghi 
nhận tỷ lệ nhiễm IHHNV ở giai đoạn tôm 
nuôi 3-4 tháng tuổi.
Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy 
ở tất cả các mô hình nuôi khảo sát tỷ lệ tôm 
nhiễm IHHNV luôn cao nhất trong đợt thu 
mẫu tôm lúc hơn 4 tháng tuổi. Thời điểm này 
được ghi nhận là rơi vào mùa mưa, thời tiết có 
xu hướng lạnh hơn và độ mặn cũng giảm hơn. 
Do đó, tỷ lệ nhiễm cao hơn có thể do tôm lúc 
này dễ bị stress dưới ảnh hưởng của sự biến 
đổi nhiệt độ và độ mặn dẫn đến sự thay đổi áp 
suất thẩm thấu của tế bào chủ, khiến cho quá 
trình xâm nhiễm của virus xảy ra dễ dàng hơn 
(Jimenez và ctv., 1999). Theo Montgomery-
Brock và ctv., (2007), virus sẽ lây truyền và 
phát triển nhanh ở nhiệt độ thấp. Cụ thể, khi 
lây nhiễm virus cho tôm bằng phương pháp 
tiêm ở nhiệt độ thấp 240C, sau 6 ngày thì virus 
bắt đầu nhân sinh mạnh, trong khi đó ở nhiệt 
độ 300C trở lên thì virus nhân sinh mạnh bắt 
đầu từ ngày thứ 17. Một nghiên cứu khác 
trên virus đốm trắng WSSV của Hảo và ctv., 
(2007) đã chỉ ra rằng tỷ lệ WSSV nhiễm trên 
tôm nuôi ở mô hình quảng canh trong mùa 
mưa ở ĐBSCL (tháng 9 dương lịch) rất lớn, 
chiếm 30% ao nuôi trong mùa mưa do sự thay 
đổi đột ngột môi trường về nhiệt độ cũng như 
độ mặn. Chính vì vậy nhiệt độ và độ mặn luôn 
là những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực 
tiếp đến quá trình lây nhiễm và nhân sinh của 
virus.
Có rất nhiều thống kê cho thấy tỷ lệ nhiễm 
IHHNV rất cao trong các quần đàn tôm bố mẹ, 
đặc biệt trên tôm thẻ chân trắng. Theo Motte 
và ctv., (2003), tỷ nhiễm IHHNV trên quần đàn 
tôm bố mẹ rất cao 63% ở Ecuador và trên 95% 
IHHNV ở Panama. Tỷ lệ nhiễm virus cao và 
nhanh chóng lan truyền truyền dọc cho thế hệ 
con trong hệ thống nuôi trồng thủy sản mở đã 
được chứng minh (Pantoja và ctv., 1999). Bên 
cạnh đó, một số tôm mẹ nhiễm IHHNV không 
có biểu hiện lâm sàng về bệnh do virus này, 
nhưng chúng có thể mang mầm bệnh và truyền 
virus qua thế hệ con của chúng. 
Trong nghiên cứu này, ở những trại ương 
giống quy mô lớn ở miền Trung, giai đoạn 
Nauplii có tỷ lệ nhiễm 2,94±4,0% nhưng đến 
giai đoạn postlarvae, tỷ lệ nhiễm IHHNV tăng 
lên 26,47±10,5%. Trong khi ở trại ương quy mô 
nhỏ, tỷ lệ nhiễm IHHNV ở tất cả các giai đoạn 
đều cao hơn rất nhiều Nauplii: 47,83±14,4%, 
Zoea: 67,39±13,5%, Mysis: 80,43±11,5%, 
Postlarve: 80,43±11,5%. Tỷ lệ nhiễm virus trên 
tôm bố mẹ ở trại ương quy mô lớn là 45,3±13,4, 
cũng thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nhiễm trên tôm 
bố mẹ ở trại ương quy mô nhỏ (73,33±15,8 %). 
Kết quả này chứng tỏ tỷ lệ nhiễm IHHNV có 
thể tùy thuộc vào tỷ lệ nhiễm IHHNV của con 
bố mẹ tham gia sinh sản. Tuy nhiên, có một 
ghi nhận khá thú vị là ở các trại ương quy mô 
110 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
nhỏ ở miền Trung, tỷ lệ tôm bố mẹ nhiễm virus 
IHHN là 45,3 ±13,4%, không cao hơn so với 
tỷ lệ nhiễm của tôm bố mẹ trong những trang 
trại nhỏ ở miền Nam (51,43±16,6), nhưng tỷ lệ 
nhiễm virus ở tất cả các giai đoạn từ Nauplii 
đến postlarve đều cao hơn rất nhiều trên 47%. 
Ngoài ra, sự hiện diện của IHHNV trên quần 
đàn tôm sú ở các trại ương có tỷ lệ thuận với sự 
phát triển giai đoạn của ấu trùng trên cả hai loại 
trang trại. Sự tăng lên này có thể là do trong quá 
trình ương nuôi, trại giống đã không tuân thủ 
nghiêm ngặt các điều kiên về an toàn sinh học 
dẫn đến quá trình nhiễm chéo hay do quá trình 
lây lan virus theo đường truyền ngang do sự ăn 
lẫn nhau. Cũng có thể là khi những con bố mẹ 
nhiễm virus ở mức độ nhẹ thì trứng của chúng 
cũng có mức độ nhiễm nhẹ, hoặc chưa nhiễm 
cho nên tỷ lệ nhiễm ở các đàn ấu trùng giai đoạn 
đầu thấp. Điều này cũng đã được chứng minh 
trên những trại ương tôm sú và tôm thẻ chân 
trắng trong các nghiên cứu của Motte và ctv., 
(2003) và Withyachumnarnkul và ctv., (2006). 
Những nghiên cứu trước đây cho thấy sự 
hiện diện trong quần đàn tôm bố mẹ tự nhiên 
và trong quần đàn tôm nuôi có mối liên hệ mật 
thiết với nhau trong việc lan truyền của virus từ 
trại giống đến các ao nuôi (Motte và ctv., 2003). 
Sự hiện diện IHHNV trong quần đàn tôm sú bố 
mẹ ở Phú Yên là 63,83%, cao hơn ở Rạch Gốc 
58,51±8,3% và Đà Nẵng 46,01±9,2%. Có thể 
vì ở Phú Yên có địa lý gần với các tỉnh Ninh 
Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa là những tỉnh 
có mật độ trại sản xuất tôm giống rất cao dẫn 
đến ô nhiễm môi trường và phát tán các mầm 
bệnh ra môi trường. Chính điều này có thể đã 
tạo điều kiện mầm bệnh phát tán ra quần đàn 
tôm bố mẹ tự nhiên dễ dàng hơn. Ngoài ra, mối 
liên hệ về sự thay đổi về địa lý vùng với sự 
hiện diện IHHNV cũng đã được Pantoja và ctv., 
(1999) chứng minh. Sự thay đổi điều kiện địa lý 
như độ sâu của nước, sự bay hơi, hay lưu lượng 
luân chuyển giữa vùng nông và vùng sâu dẫn 
đến sự hiện diện IHHNV cao trong quần tôm 
xanh ở Vùng Gulf nằm giữa sông Colorado đến 
đảo Angel de la Guarda và Tiburón của Mexico. 
Thêm vào đó, còn có một nguyên nhân khác liên 
quan đến quá trình đánh bắt và bảo quản tôm bố 
mẹ. Ở Việt Nam, sau khi đánh bắt tôm bố mẹ tự 
nhiên thường được nuôi dưỡng trong thời gian 
dài trước khi bán cho các trại sản xuất giống 
dẫn đến sự lây truyền lẫn nhau giữa những con 
mang virus và con không mang virus.
Mặc dù IHHNV hiện diện ở tỷ lệ nhiễm ở 
mức cao trong tất cả các gia đoạn của tôm sú từ 
ấu trùng, tôm nuôi và bố mẹ ở nhiều mô hình 
ương nuôi khác nhau. Tuy nhiên, kết quả điều 
tra cho thấy sự tác động của IHHNV không lớn 
về năng suất thu hoạch. Ở những ao nuôi tôm 
sú nhiễm và không nhiễm IHHNV không có 
sự chênh lệch về năng suất nuôi. Trung bình ở 
mô hình quảng canh là 30 kg/tháng/ha, mô hình 
nuôi bán thâm canh 5-7 tấn/ha. Ở trại giống, tỷ 
lệ nở của trứng của các con mẹ trong trại ương 
không có thay đổi về chất lượng và số lượng 
đàn ấu trùng khi ương. Kết quả nghiên cứu 
này phù hợp với những trên nghiên cứu tôm sú 
ở trưởng thành và tôm sú bố mẹ nuôi ở Thái 
Lan, IHHNV không có sự ảnh hưởng đến trọng 
lượng thân ở tôm nuôi và số lượng trứng cũng 
như nauplii từ con mẹ nhiễm và không nhiễm 
(Withyachumnarnkul và ctv., 2006)
Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng, tôm 
bố mẹ có nguồn gốc ở Việt Nam có tỷ lệ nhiễm 
IHHNV cao hơn rất nhiều. Do đó, Việt Nam 
cần phải chú ý hơn nữa trong việc quản lý môi 
trường, hạn chế tối đa việc sử dụng những con 
mẹ cho sinh sản không xét nghiệm các mầm 
bệnh. Đồng thời cần phải nâng cao kiến thức về 
nuôi dưỡng tôm mẹ sau khi đánh bắt cho ngư 
dân và quản lý trại ương nuôi.
111TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Văn Hảo, 2007. Các giải pháp quản lý bệnh 
virus cho nghề nuôi tôm ở Việt Nam. Nhiệm vụ 
hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và môi 
trường. Trang 68.
Phạm Văn Hùng, Nguyễn Tấn Bình, Nguyễn Đăng 
Ninh, Phạm Hùng Vân, Phạm Thành Hổ, 2009. Sự 
phổ biến của virus gây bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ 
quan tạo máu trên tôm sú nuôi tại Việt Nam. Tạp 
chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập 13 (2). Trang 
234-238
Tài liệu tiếng Anh
Bell, T.A., and Lightner, D.V., 1984. IHHN virus: 
Infectivity and pathogenicity studies in Penaeus 
stylirostris and Penaeus vannamei. Aquaculture 
38: 185-194.
Braz RFS, Silva CPRO, Reis L.G., Martins P.C.C., 
Sales M.P.,, Meissner R.V., 2009. Prevalence of 
infectious hypodermal and hematopoietic necrosis 
virus (IHHNV) in Penaeus vannamei cultured in 
Northeastern Brazil. Aquaculture. 288:143–6
Claydon, K., Haji-Tajir, R,A., Said, H.M., Lakim, 
M.H., Tamat, W., 2010. Prevalence of shrimp 
viruses in wild Penaeus monodon from Brunei 
Darussalam. Aquaculture. 308:71–4
Flegel, T.W., 1997. Special Topic Review: Major 
viral diseases of the black tiger prawn (Penaeus 
monodon) in Thailand. World Journal of 
Microbiology and Biotechnology 13: 433-442.
Lightner, D.V., Redman, R.M., Bell, T.A., Brock, 
J.A., 1983. Detection of IHHN virus in Penaeus 
stylirostris and Penaeus vannamei imported into 
Hawaii. J. World Maricult. Soc., 14: 212-225
Lightner, D.V., Redman, R.M., Nunan, L.N., Mohney, 
L.L., Mari, J.L., Poulos, B.T., 1997. Occurrence 
of WSSV, YHV and TSV in Texas shrimp farms 
in 1995: Possible mechanisms for introduction. 
World Aquaculture ’97 Book of Abstracts, World 
Aquaculture Society, Baton Rouge, LA. p 288
Montgomery-Brock, D., Tacon, A.G.J., Poulos, B., 
& Lightner, D.V., 2007. Reduced replication of 
infectious hypodermal and hematopoietic necrosis 
virus (IHHNV) in Litopenaeus vannamei held in 
warm water. Aquaculture, 265, 41–48.
Motte, E., Yugcha, E., Luzardo, O.J., Castro, F., 
Leclercq, G., Rodrisguezj, J., Miranda, P., Borja, 
O., Serrano, J., Terreros, M., Montalvo, K., 
Narvasez, A., Tenorio, N., Cedno, V., Mialhe, E., 
and Boulo, V., 2003. Prevention of IHHNV vertical 
transmission in the white shrimp Litopenaeus 
vannamei. Aquaculture. 219, 57–70.
OIE, 2009. Diagnostic Manual for Aquatic Animal 
Diseases 6th Edition. Office International des 
Epizooties (OIE), Paris. Chapter 2.2.2. Infectious 
Hypodermal and Hematopoietic Necrosis. pp. 
78-95.
Pantoja Lightner, D.V., and Holtschmit, K.H., 1999. 
Prevalence and Geographic Distribution of 
Infectious Hypodermal and Hematopoietic 
Necrosis Virus (IHHNV) in Wild Blue Shrimp 
Penaeus stylirostris from the Gulf of California, 
Mexico. Journal of Aquatic Animal Health. 1, 
23-34.
Primavera, J.H., Quinitio, E.T., 2000. Runt-deformity 
syndrome in cultures of the giant tiger prawn 
Penaeus monodon. J. Crust. Biol. 20, 796–802.
Rai, P., Pradeep B., Safeena, M.P., Krabsetsve, K., 
La Fauce, K., Owens, L., and Karunasagar, 
I., 2013. Genomics, molecular epidemiology 
and diagnostics of infectious hypodermal and 
hematopoietic necrosis virus. Indian Journal of 
Virology, 23 (2). pp. 203-214
Withyachumnarnkul, B., Chayaburakul, K., Supak, 
L.A., Plodpai, P., Sritunyalucksana, K., Nash, 
G., 2006. Low impact of infectious hypodermal 
and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) on 
growth and reproductive performance of Penaeus 
monodon, Dis. Aquat. Org. 69:129–136.
112 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
PREVELENCE OF IHHNV INFECTED BLACK TIGER SHIMPS IN 
DIFFERENCE OF CULTURE SYSTEMS IN MEKONG DELTA.
Cao Thanh Trung1*, Nguyen Hong Loc1, Pham Cong Nguyen2, Nguyen Van Hao3
ABSTRACT
 Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) is the causative agent of patho-
genic for Litopeneaus stylirostris whereas in Peneaus vannamei shrimp known to induce develop-
ment and grown abnormalities. The survey performed at different black tiger shrimp state in dif-
ference of culture systems (intensive, semi-extensive and extensive) and the harcheries in Mekong 
Delta and Centrer Region during from 2012-2013. The presence of IHHNV infected samples at 
the farms and the hatcheries will be analyzed by PCR assay. The PCR results, showed the average 
prevalence of IHHNV infection to be 46,59±10,52 and 32,53±10,07% in shrimp of intensive cul-
ture in Ca Mau and Bac Lieu province, 62,77 ±14,4% and 36,77±7,6% in shrimp of semi-extensive 
culture in Tra Vinh and Bac Lieu province. In it the lowest infection rates in the first crop is 22,22 
± 10,3% and the highest at the end of the crop was 92,31 ± 14,5%. The average prevalence off 
IHHNV infected shrimp in the culture intensive in Kien Giang and Soc Trang are 38,64 ± 14,4% 
and 31,25 ± 22,7. The lowest infection rate in shrimp culture intensive was 16,67 ± 21,1%, and 
the highest infection rate was 62,50±33,5%. On the hatcheries in the southern and central regions, 
IHHNV prevalence infected shirmp in the large hatcheries is lower than both the small hatcheries in 
2 regions. The captured wild brookstoks were also analyzed by PCR assay. The result showed that 
average prevalence of IHHNV infection was more than 50% in wild populations of peneaus mon-
odon. The survey demonstrated that IHHNV had widespread distribution in all P. monodon shrimp 
state of the different culture system in a region. Prevalent of IHHNV rate in shrimp was depent on 
the shrimp age, culture time, environment condition and management. The survey show that shirmp 
production are not clear diffence between unfected and infected IHHNV shrimp or negatively affect 
the growth of their offspring. However, to limit the wildspread virus, the shrimp populations that 
are not yet infected with any virus and the brookstock and postlarvae were tested negative for these 
viruses before breeding, rearing and stocking. 
Keywords: Hatchery; PCR; Penaeus monodon; Culture system
Người phản biện: TS. Lê Hồng Phước
Ngày nhận bài: 10/8/2014
Ngày thông qua phản biện: 28/8/2014
Ngày duyệt đăng: 05/9/2014
1 Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemic, Research Institute for Aquaculture No2. 
2 University of Science Ho Chi Minh City. 
3 Research Institute for Aquaculture No2. 
* Email: thanhtrung77@yahoo.com.

File đính kèm:

  • pdftinh_trang_nhiem_ihhnv_o_tom_su_nuoi_peneaus_monodon_tren_ca.pdf