Khả năng kiểm soát sinh học vibrio parahaemolyticus nt7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (ahpnd) của chủng bacillus polyfermenticus f27 phân lập từ giun quế

Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009 và gây hại cho nghề nuôi tôm ở nhiều nước kể cả Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sàng lọc khả năng kháng Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy của một số chủng Bacillus. Chủng V. parahaemolyticus NT7 sử dụng trong nghiên cứu này được phân lập từ mẫu tôm thẻ chân trắng bệnh hoại tử gan tụy tại Ninh Thuận và đã được định danh bằng phương pháp sinh hóa. Bằng phương pháp vạch vuông góc và giếng khuếch tán, chúng tôi sàng lọc được chủng Bacillus polyfermenticus F27 đối kháng V. parahaemolyticus NT7 với đường kính lớn nhất là 18,50 mm. B. polyfermenticus F27 có khả năng ức chế V. parahaemolyticus NT7 khi tiến hành đồng nuôi cấy, không gây tiêu huyết và an toàn đối với tôm thẻ giống với tỷ lệ sống 100% của nghiệm thức thử nghiệm. Kết quả khảo sát LD50 khi gây nhiễm V. parahaemolyticus NT7 lên tôm thẻ giống là 1,12. 105 CFU/ml. Tiến hành thử nghiệm đánh giá khả năng bảo vệ vật chủ của chủng B. polyfermenticus F27, chúng tôi nhận thấy chủng có khả năng bảo vệ tôm thẻ giống từ chủng V. parahaemolyticus NT7 gây bệnh. Những kết quả trên cho thấy rằng chủng Bacillus polyfermenticus F27 có tiềm năng để sản xuất chế phẩm sinh học kiểm soát và phòng bệnh EMS/AHPNS trên tôm

Khả năng kiểm soát sinh học vibrio parahaemolyticus nt7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (ahpnd) của chủng bacillus polyfermenticus f27 phân lập từ giun quế trang 1

Trang 1

Khả năng kiểm soát sinh học vibrio parahaemolyticus nt7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (ahpnd) của chủng bacillus polyfermenticus f27 phân lập từ giun quế trang 2

Trang 2

Khả năng kiểm soát sinh học vibrio parahaemolyticus nt7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (ahpnd) của chủng bacillus polyfermenticus f27 phân lập từ giun quế trang 3

Trang 3

Khả năng kiểm soát sinh học vibrio parahaemolyticus nt7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (ahpnd) của chủng bacillus polyfermenticus f27 phân lập từ giun quế trang 4

Trang 4

Khả năng kiểm soát sinh học vibrio parahaemolyticus nt7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (ahpnd) của chủng bacillus polyfermenticus f27 phân lập từ giun quế trang 5

Trang 5

Khả năng kiểm soát sinh học vibrio parahaemolyticus nt7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (ahpnd) của chủng bacillus polyfermenticus f27 phân lập từ giun quế trang 6

Trang 6

Khả năng kiểm soát sinh học vibrio parahaemolyticus nt7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (ahpnd) của chủng bacillus polyfermenticus f27 phân lập từ giun quế trang 7

Trang 7

Khả năng kiểm soát sinh học vibrio parahaemolyticus nt7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (ahpnd) của chủng bacillus polyfermenticus f27 phân lập từ giun quế trang 8

Trang 8

Khả năng kiểm soát sinh học vibrio parahaemolyticus nt7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (ahpnd) của chủng bacillus polyfermenticus f27 phân lập từ giun quế trang 9

Trang 9

Khả năng kiểm soát sinh học vibrio parahaemolyticus nt7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (ahpnd) của chủng bacillus polyfermenticus f27 phân lập từ giun quế trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 3860
Bạn đang xem tài liệu "Khả năng kiểm soát sinh học vibrio parahaemolyticus nt7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (ahpnd) của chủng bacillus polyfermenticus f27 phân lập từ giun quế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khả năng kiểm soát sinh học vibrio parahaemolyticus nt7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (ahpnd) của chủng bacillus polyfermenticus f27 phân lập từ giun quế

Khả năng kiểm soát sinh học vibrio parahaemolyticus nt7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (ahpnd) của chủng bacillus polyfermenticus f27 phân lập từ giun quế
14 Nguyễn Văn Minh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(4), 14-23 
KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT SINH HỌC Vibrio parahaemolyticus NT7 
PHÂN LẬP TỪ TÔM THẺ BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY (AHPND) 
CỦA CHỦNG Bacillus polyfermenticus F27 PHÂN LẬP TỪ GIUN QUẾ 
NGUYỄN VĂN MINH1,*, LÊ ANH TUẤN1, PHAN QUANG LỢI1, DƯƠNG NHẬT LINH1, 
TRẦN KIẾN ĐỨC2, VÕ NGỌC YẾN NHI2, TRẦN THỊ Á NI3 và NGUYỄN THỊ NGỌC TĨNH4 
1Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 
2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh 
3Công ty TNHH MIDOLI 
4Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 
*Email: minh.nv@ou.edu.vn 
(Ngày nhận: 13/08/2019; Ngày nhận lại: 09/09/2019; Ngày duyệt đăng: 17/09/2019) 
TÓM TẮT 
Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009 và gây hại cho 
nghề nuôi tôm ở nhiều nước kể cả Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sàng lọc khả năng 
kháng Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy của một số chủng Bacillus. Chủng V. 
parahaemolyticus NT7 sử dụng trong nghiên cứu này được phân lập từ mẫu tôm thẻ chân trắng 
bệnh hoại tử gan tụy tại Ninh Thuận và đã được định danh bằng phương pháp sinh hóa. Bằng 
phương pháp vạch vuông góc và giếng khuếch tán, chúng tôi sàng lọc được chủng Bacillus 
polyfermenticus F27 đối kháng V. parahaemolyticus NT7 với đường kính lớn nhất là 18,50 mm. B. 
polyfermenticus F27 có khả năng ức chế V. parahaemolyticus NT7 khi tiến hành đồng nuôi cấy, 
không gây tiêu huyết và an toàn đối với tôm thẻ giống với tỷ lệ sống 100% của nghiệm thức thử 
nghiệm. Kết quả khảo sát LD50 khi gây nhiễm V. parahaemolyticus NT7 lên tôm thẻ giống là 1,12. 
105 CFU/ml. Tiến hành thử nghiệm đánh giá khả năng bảo vệ vật chủ của chủng B. polyfermenticus 
F27, chúng tôi nhận thấy chủng có khả năng bảo vệ tôm thẻ giống từ chủng V. parahaemolyticus 
NT7 gây bệnh. Những kết quả trên cho thấy rằng chủng Bacillus polyfermenticus F27 có tiềm năng 
để sản xuất chế phẩm sinh học kiểm soát và phòng bệnh EMS/AHPNS trên tôm. 
Từ khóa: Bacillus polyfermenticus F27; Bệnh hoại tử gan tụy; Kiểm soát sinh học; Tôm thẻ 
chân trắng; Vibrio parahaemolyticus NT7 
Biocontrol activity of Vibrio parahaemolyticus nt7 isolated from the shrimp acute 
hepatopancreatic necrosis syndrome (Ahpns) by Bacillus polyfermenticus f27 isolated 
from perionyx excavatus 
ABSTRACT 
Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS of cultured shrimp was first detected 
in China in 2009 and caused huge damage to shrimp farming in many countries including Vietnam. 
This study investigates the ability to inhibit Vibrio parahaemolyticus which causes 
hepatopancreatic necrosis of some Bacillus strains. V. parahaemolyticus NT7 of this research was 
isolated from white leg shrimp sample with hepatopancreatic necrosis in Ninh Thuan province and 
 Nguyễn Văn Minh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(4), 14-23 15 
identified by biochemical methods. By the cross-steak and well-diffusion methods, the selected 
strain Bacillus polyfermenticus F27 show the largest diameter of 18.50 mm resistance to V. 
parahaemolyticus NT7. B. polyfermenticus F27 strain has ability to inhibit V. parahaemolyticus 
NT7. Besides, B. polyfermenticus F27 inhibits V. parahaemolyticus NT7 with co-cultured 
experiment and does not cause hemolysis. It is also safe for white leg shrimp seed with 100% 
survival rate of the experimental treatments. The result of LD50 examination when infecting V. 
parahaemolyticus NT7 to white leg shrimp seed is 105 CFU/ml. Through the host protection 
capability assessment of B. polyfermenticus F27, we found that it able to protect white leg shrimp 
seed from V. parahaemolyticus. The findings show that strains of B. polyfermenticus F27 have the 
potential to produce probiotics for control and prevention of EMS/AHPNS of shrimps. 
Keywords: AHPNS; Bacillus polyfermenticus F27; Biocontrol; Vibrio parahaemolyticus 
NT7; White leg shrimp 
1. Mở đầu 
Việt Nam có tiềm năng lớn về nuôi trồng 
thủy sản, trong đó nghề nuôi tôm chiếm vị trí 
quan trọng. Theo Tổng cục Thống kê, ước tính 
giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 đạt gần 
188 nghìn tỷ đồng. Trong đó, giá trị nuôi trồng 
thủy sản ước đạt hơn 115 nghìn tỷ đồng (Tổng 
cục thủy sản 2014b). 
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng dịch bệnh 
ở tôm đang hoành hành trên nhiều vùng 
nuôi tôm ở nước ta. Đặc biệt là hội chứng tôm 
chết sớm Early Mortality Syndrome (EMS) 
hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy 
Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome 
(AHPNS) (Flegel và cs., 2012). 
Ở Việt Nam, căn bệnh này đã được quan 
sát thấy từ năm 2010 nhưng sự tàn phá trên 
diện rộng do EMS chỉ được báo cáo kể từ tháng 
3 năm 2011 ở đồng bằng sông Cửu Long. Nó 
ảnh hưởng đến khu vực sản xuất tôm chính của 
tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc 
Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau với tổng diện tích 
ao nuôi tôm khoảng 98.000 ha (Mooney, 
2012). Theo báo cáo của Cục Thú y, trong 11 
tháng đầu năm 2014 ở nước ta dịch bệnh hoại 
tử gan tụy đã xảy ra tại 22 tỉnh/ thành phố với 
diện tích nuôi tôm bị bệnh là 5591 ha gây thiệt 
hại hàng nghìn tỷ đồng cho người dân và ngân 
sách Nhà nước (Tổng cục thủy sản, 2014a). 
Bệnh này cũng đã gây ra nhiều gây ra 
những thiệt hại nghiêm trọng cho các nước 
nuôi tôm trên thế giới, như ở Trung Quốc năm 
2009 (NACA-FAO, 2011), Malaysia năm 2011 
(Lightner và cs., 2012, Mooney và cs., 2012); 
Thái Lan năm 2012 (Tran và cs., 2013) và lây 
lan sang Tây bán cầu là Mexico năm 2013 
(Schryver và cs., 2014). 
Vào đầu năm 2013, nhóm nghiên cứu của 
Lightner (phòng nghiên cứu Bệnh học thủy sản 
Đại học Arizona) đã phân lập và xác định tác 
nhân gây bệnh hoại tử gan tụy (AHPND - 
Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease) 
trong môi trường nhân tạo là do dòng đặc biệt 
của vi khuẩn V. parahaemolyticus có độc lực 
cao thông qua kiểm tra mô học, sử dụng bộ kit 
API Rapid NE và giải trình tự 16S rRNA gene. 
(Tran và cs., 2013). V. parahaemolyticus xâm 
chiếm đ ...  19 
Hình 3. Đường kính vòng kháng khuẩn của một số chủng thử nghiệm 
Tính an toàn của B. polyfermenticus F27 
Thử nghiệm khả năng gây dung huyết 
Chủng B. polyfermenticus F27 không có 
khả năng dung huyết, an toàn đối với tôm (kết 
quả không trình bày). 
Thử nghiệm đánh giá tính an toàn của 
Bacillus thử nghiệm trên tôm thẻ 
Tính an toàn của chủng B. polyfermenticus 
F27 lên tôm trưởng thành được thể hiện qua tỷ 
lệ sống không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê 
so với đối chứng (không bổ sung vi khuẩn) 
được ghi nhận ở Bảng 1. 
Bảng 1 
Kết quả thử nghiệm tính an toàn của chủng B. polyfermenticus F27 trên tôm 
 Nghiệm thức Liều thử nghiệm (CFU/ mL) Tổng con sống (con) Tỷ lệ Sống (%) 
Đối chứng (ĐC) 0 27,83 46,39 ± 5,88 ns 
B. polyfermenticus F27 10
6 21,67 36,11 ± 6,77 
Chú thích: ns: không có sự khác biệt ở mức P =0,05 
Khả năng gây chết trung bình - LD50 của V. parahaemolyticus NT7 lên tôm thẻ 
Chúng tôi khảo sát khả năng gây chết trung bình của V. parahaemolyticus NT7 lên tôm thẻ 1g 
(Bảng 2). 
Bảng 2 
Kết quả khả năng gây chết LD50 
Nghiệm 
thức 
Liều gây độc 
(CFU.ml-1) 
Tổng chết 
(con) 
Tổng 
sống (con) 
Tổng chết 
dồn (con) 
Tổng sống 
dồn (con) 
Tỷ lệ chết 
dồn (%) 
NT1 0 2 28 2 110 1.79 
NT2 1.103 3 27 5 82 5.75 
NT3 1.104 7 23 12 55 17.91 
NT4 1.105 8 22 20 22 47.62 
NT5 1.106 30 0 50 0 100.0 
PD 0,95 
LD50 1,12.105 
20 Nguyễn Văn Minh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(4), 14-23 
Kết quả Bảng 2 cho thấy nghiệm thức NT1 
(đối chứng âm) không thấy biểu hiện tôm chết. 
Điều này chứng tỏ rằng tôm chết là do độc lực 
từ vi khuẩn gây ra. Dựa vào công thức tính 
LD50, nhận thấy rằng tỷ lệ chết 50% của tôm 
sau khi cảm nhiễm V. parahaemolyticus NT7 
là 1,12.105 CFU/ml. 
Khả năng bảo vệ tôm thẻ trong điều 
kiện cảm nhiễm V. parahaemolyticus NT7 
Với kết quả xác định liều gây độc (LD50) là 
1,12.105, chúng tôi thử nghiệm đánh giá hiệu quả 
kiểm soát sinh học của chủng B. polyfermenticus 
F27. Kết quả bảng 3 cho thấy nghiệm thức NT3, 
NT4 được bổ sung chủng B. polyfermenticus F27 
với các mật độ 106 và 107 CFU/mL trong điều 
kiện gây nhiễm vi khuẩn gây bệnh V. 
parahaemolyticus NT7 thì có tỷ lệ tôm sống cao 
hẳn hơn so với nghiệm thức NT1 chỉ bổ sung V. 
parahaemolyticus NT7 và có sự khác biệt có ý 
nghĩa (P < 0,05). RPS (%) của các nghiệm thức 
NT3, NT4 lần lượt là 66,7% và 76,19% cho thấy 
chủng vi khuẩn khảo sát có khả năng bảo vệ tôm 
gây nhiễm với V. parahaemolyticus NT7 khá 
cao ở mật độ 106 và 107 CFU/ mL. Từ kết quả 
trên, chủng B. polyfermenticus F27 đạt mật độ 
106 CFU/ml đã có khả năng bảo vệ tôm chống 
lại V. parahaemolyticus NT7 và đạt hiệu quả tốt 
hơn ở mật độ 107 CFU/ml.. 
Bảng 3 
Kết quả tỷ lệ sống (%) và RPS (%) khi gây nhiễm V. parahaemolyticus NT7 
Nghiệm thức Tỉ lệ sống (%) RPS (%) 
NT1 30,00 
NT2 93,33 
NT3 73,33 66,7 
NT4 83,33 76,19 
Trong cùng một cột, các trị số có cùng mẫu tự không có sự khác biệt ớ mức ý nghĩa P=0,05 qua 
phép thử Duncan. 
Đồng thời, trong thời gian thử nghiệm, 
chúng tôi kiểm tra mật độ V. parahaemolyticus 
ở các nghiệm thức. Nghiệm thức NT1 mật độ 
Vibrio luôn cao hơn so với NT3 và NT4. Điều 
này cho thấy chủng B. polyfermenticus F27 có 
khả năng ức chế vi khuẩn V. parahaemolyticus 
trên quy mô thực nghiệm (hình 4), giúp khẳng 
định lại khả năng ức chế của chủng B. 
polyfermenticus F27 ở mật độ 106 CFU/ml và 
ức chế cao ở mật độ 107 CFU/ml. 
Hình 4. Kết quả kiểm tra mật độ V. parahaemolyticus ở các nghiệm thức 
Nguyễn Văn Minh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(4), 14-23 21 
4. Thảo luận 
Nhiều nghiên cứu về vi khuẩn Bacillus 
spp. đã cho thấy rằng chúng có thể làm giảm 
mật độ vi khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng thủy 
sản. Như báo cáo của Vaseeharan, Ramasamy 
(2003) đã sử dụng Bacillus subtilis BT23 để 
kiểm soát V. harveyi. Nghiên cứu của Balcazar 
và Tyrone (2007) cũng cho thấy Bacillus 
subtilis UTM 126 có khả năng kiểm soát sinh 
học chủng V. parahaemolyticus (Balcazar và 
Tyrone, 2007). Nguyễn Văn Minh và cộng sự 
(2011) đã sử dụng 3 chủng vi khuẩn Bacillus 
spp. (F11, F33, F10) có khả năng kiểm soát sự 
tăng trưởng của 3 chủng vi khuẩn gây bệnh là 
V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. 
harveyi ở mật độ Bacillus spp. tốt nhất là 109 
CFU/ml (Nguyễn Văn Minh và cs., 2011). Ở 
nghiên cứu này, chúng tôi chọn lọc được chủng 
B. polyfermenticus F27 có khả năng kháng V. 
parahaemolyticus NT7 cao nhất (18,50 mm). 
Ở thử nghiệm tính an toàn của chủng B. 
polyfermenticus F27 được đánh giá dựa trên 2 
thử nghiệm là khả năng huyết giải và tính an 
toàn đối với tôm. Thử nghiệm khả năng dung 
huyết là bước sàng lọc tính gây bệnh của các 
chủng để đảm bảo an toàn đối với động vật 
thủy sản và cho động vật có vú nói chung nhằm 
đảm bảo tính an toàn khi thực phẩm thủy sản 
bị nhiễm cho con người qua chuỗi thức ăn 
(Shafiqur, 2009). Trong nghiên cứu của 
Shafiqur (2009) về Bacillus spp. phân lập được 
từ ao tôm tỉ lệ dương tính hemolysin là 48,64%. 
Chủng B. polyfermenticus F27 được đánh giá an 
toàn đối với tôm nên được lựa chọn để tiến 
hành thử nghiệm tiếp theo. 
Nguyễn Văn Minh và cộng sự (2011) đã 
phân lập được 2 chủng Bacillus sp. F10 và F11 
từ giun quế có khả năng bảo vệ ấu trùng tôm sú 
chống lại V. parahaemolyticus (Nguyễn Văn 
Minh và cs., 2011). “Kết quả của nghiên cứu thí 
nghiệm khả năng bảo vệ tôm giống trong điều 
kiện cảm nhiễm V. parahaemolyticus NT7 cho 
thấy B. polyfermenticus F27 có khả năng bảo vệ 
tôm giống”. 
5. Kết luận 
Hiện nay, tình trạng lạm dụng kháng sinh 
và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản ngày càng 
gia tăng, làm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh lẫn 
các vi khuẩn có lợi, gây ra tình trạng kháng 
thuốc và dư lượng kháng sinh và hóa chất còn 
gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức 
khỏe người sử dụng. Do đó kết quả của nghiên 
cứu này giúp mở ra một hướng phát triển mới 
cho ngành chế phẩm thủy sản - chế phẩm an 
toàn cho con người và không ảnh hưởng đến 
môi trường sinh thái. 
Chúng tôi đã phân lập được chủng V. 
parahaemolyticus NT7 từ mẫu tôm thẻ bệnh 
hoại tử gan tụy. Thử nghiệm khả năng đối 
kháng bằng phương pháp cấy vạch vuông góc 
cho thấy có 9 trong số 25 chủng Bacillus kháng 
V. parahaemolyticus NT7. Trong đó, chủng B. 
polyfermenticus F27 phân lập từ giun quế có 
đường kính lớn nhất là 18,50 mm, khác biệt 
thống kê so với các chủng còn lại, có khả năng 
ức chế V. parahaemolyticus NT7 khi tiến hành 
đồng nuôi cấy, an toàn đối với tôm giống được 
lựa chọn cho những thử nghiệm tiếp theo. 
Đồng thời chứng minh được chủng B. 
polyfermenticus F27 có khả năng bảo vệ tôm thẻ 
chống lại V. parahaemolyticus gây bệnh trên mô 
hình gây nhiễm nhân tạo. Sau thời gian thử 
nghiệm, 93,33% tôm ở nghiệm thức đối chứng 
không bổ sung vi khuẩn (NT2) vẫn sống và hoạt 
động bình thường chứng tỏ các yếu tố môi trường 
không ảnh hưởng đến tôm. Bên cạnh đó, tôm 
chết ở các nghiệm thức đều có dấu hiệu của bệnh 
hoại tử gan tụy và phân lập được V. 
parahaemolyticus từ những mẫu này. Điều này 
chứng tỏ tôm ở các nghiệm thức chết là do V. 
parahaemolyticus. Số lượng tôm sống ở các 
nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa (P < 
0,05). Trong đó, các nghiệm thức NT3, NT4 bổ 
sung B. polyfermenticus F27 với mật độ 106 và 
107 CFU/ml có tỷ lệ sống cao hơn gấp 2,44 và 
2,78 lần so với nghiệm thức đối chứng NT1. RPS 
(%) của các nghiệm thức NT3, NT4 đều lớn hơn 
50% cho thấy khả năng bảo vệ tôm khá cao của 
chủng khảo sát. Kết quả của nghiên cứu này cho 
thấy chủng Bacillus polyfermenticus F27 có tiềm 
năng ứng dụng sản xuất chế phẩm sinh học kiểm 
soát và phòng bệnh EMS/AHPNS trên tôm. 
22 Nguyễn Văn Minh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(4), 14-23 
Tài liệu tham khảo 
Balcazar, J. L. & Rojas-Luna, T. (2007). Inhibitory activity of probiotic Bacillus subtilis UTM 126 
against Vibrio species confers protection against vibriosis in juvenile shrimp (Litopenaeus 
vannamei). Curr Microbiol, 55(5), 409-412. 
Chythanya, R., Karunasagar, I. & Karunasagar, I. (2002). Inhibition of shrimp pathogenic vibrios 
by a marine Pseudomonas I-2 strain. Aquaculture, 208, 1-10. 
Domorongpokkaphan, V. & Wanchaitanawong, P. (2006). In vitro Antimicrobial Activity of 
Bacillus spp. Against Pathogenic Vibrio spp. in Black Tiger Shrimp (Penaeus monodon). 
Kasetsart J., 40, 949-957. 
FAO (2013). Report of the FAO/MARD technical workshop on early mortality syndrome (EMS) 
or acute hepatopancreatic necrosis syndrome (AHPNS) of cultured shrimp (under 
TCP/VIE/3304) Hanoi, Vietnam, on 25–27 June 2013. FAO Fisheries and Aquaculture 
Report No. 1053. 
 Flegel, T.W. (2012). Historic emergence, impact and current status of shrimp pathogens in Asia. 
Journal of Invertebrate Pathology, 110, 166-173. 
Gatesoupe, F. J. (1999). The use of probiotics in aquaculture. Aquaculture 180, 147-165. 
Smibert, R.M. and Krieg, N.R. (1981) General Characterization. In: Gerdhardt, P., Murray, 
R.G.E., Costilow, R.N., Nester, E.W., Wood, W.A., Krieg, N.R. and Phillips, G.B., Eds., 
Manual of Methods for General Bacteriology, American Society for Microbiology, 
Washington, DC, 409-443. 
Han, J. E. et al. (2015). Plasmid mediated tetracycline resistance of Vibrio parahaemolyticus 
associated with acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) in shrimps. Aquaculture, 
2, 17-21. 
Holt, J. G. et al. (1994). Bergey's Manual of Determinative Bacteriology 9th edition, Chapper V, 
816 pages. 
Kondo, H. et al. (2014). Draft genome sequences of six strains of Vibrio parahaemolyticus Isolated 
from Early Mortality Syndrome/Acute Hepato- pancreatic Necrosis Disease shrimp in 
Thailand. Genome Announc, 2(2), (e00221-14). 
 Lightner, D.V. et al. (2013). Determination of the infectious nature of the agent of acute 
hepatopancreatic necrosis syndrome affecting penaeid shrimp. Diseases of Aquatic 
Organisms, 105, 45-55. 
Lightner, D.V. et al. (2012). Early mortality syndrome affects shrimp in Asia. Global Aquaculture 
Advocate, January/February, 40. 
MacFaddin, J.F. (2000). Biochemical Tests for Identification of Medical Bacteria. 3rd Edition, 
Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia. 
Mooney, A. (2012). An emerging shrimp disease in Vietnam, microsporidiosis or liver disease? 
Available at:  (accessed 24 Feb 2012). 
Moriarty, D. J. W. (1997). The role of microorganisms in aquaculture ponds. Aquaculture, 151, 
333-349. 
NACA-FAO (Network of Aquaculture Centers in Asia-Pacific-Food and Agriculture Organization 
of the United Nations) (2011). Quarterly Aquatic Animal Disease Report (Asia and Pacific 
Nguyễn Văn Minh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(4), 14-23 23 
Region), 2011/2, April–June 2011. NACA, Bangkok. 
Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Hoàng Tuấn Duy, Đỗ Phương Quỳnh, Võ Ngọc Yến Nhi, Dương Nhật 
Linh, Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, Lê Hồng Phước (2013). Khả năng kiểm soát sinh học 
Edwardsiella ictaluri gây bệnh của một số chủng Bacillus spp. phân lập từ ao nuôi cá tra. 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 51(5C), 508-512. 
Nguyễn Văn Minh, Dương Nhật Linh, Đan Duy Pháp, Lai Phong Mỹ Lệ, Lại Thị Minh Lê, Nguyễn 
Thị Hồng Phương, , Phạm Hùng Vân (2010). Phân lập và sàng lọc một số vi khuẩn tiềm 
năng làm probiotic trong nuôi trồng thủy sản từ trùn quế (Perionyx excavatus). Hội nghị 
CNSH thủy sản toàn quốc, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 
Nguyễn Văn Minh, Dương Nhật Linh, Đỗ Bảo Ngọc, Trần Thị Khánh Linh, Hà Thị Bảo Yến, 
Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh (2011). Nghiên cứu khả năng kiểm soát Vibrio 
spp. gây bệnh trên tôm sú của một số chủng Bacillus spp. phân lập từ trùn quế. Tạp chí NN 
& PTNN, 137 -143. 
Purivirojkul, W. & Areechon, N. (2007). Application of Bacillus spp. isolated from the intestine 
of blacktiger shrimp (Penaeus monodon Fabricius) from natural habitat for control 
pathogenic bacteria in aquaculture. Kasetsart J. (Nat. Sci.) 41, 125-132. 
Shafiqur, R.et al. (2009) Application of probiotic bacteria: A novel approach towards ensuring food 
safety in shrimp aquaculture. Journal of Bangladesh Academy of Sciences, 33(1), 139-144. 
Schryver, P., Defoirdt, T. & Sorgeloos, P. (2014). Early Mortality Syndrome Outbreaks: A 
Microbial Management Issue in Shrimp Farming?. Pathogens magazines, Ghent University, 
Gent, Belgium. 
Ravi, A .V. et al. (2007). Screening and evaluation of probiotics as a biocontrol agent against 
pathogenic Vibrios in marine aquaculture. Lett Appl Microbiol, 45(2), 219-223. 
Reed, J. L. & Muench, H. (1938). A simple method of estimating fifty percent Endpoints. The 
American journal of hygiene, 27, 493-497. 
Tran, L. et al. (2013). Determination of the infectious nature of the agent of acute hepato-pancreatic 
necrosis syndrome affecting penaeid shrimp. Diseases of Aquatic Organisms, 105, 45–55. 
Tổng cục Thủy sản (2014a). Hội thảo Khoa học bệnh Đốm trắng và bệnh Hoại tử gan tụy cấp trên 
tôm nuôi nước lợ, 
benh/tinh-hinh-dich-benh-111om-trang-va-benh-hoai-tu-gan-tuy-cap-tren-tom-nuoi-nuoc-lo/. 
Tổng cục thủy sản (2014b). Tình hình sản xuất thủy sản năm 2014,  
thong-tin-huu-ich/thong-tin-thong-ke/thong-ke-1/tinh-hinh-san-xuat-thuy-san-nam-2014/. 
Trần Linh Thước (2010). Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. 
NXB Giáo Dục Việt Nam, 70 trang. 
Vaseeharan, B., Lin, J. & Ramsamy, P. (2003). Control of pathogenic Vibrio spp. by Bacillus 
subtilis BT23, a Possible Probiotic Treatment for Black Tiger Shrimp (Penaeus monodon). 
Lett Appl Microbiol, 36(2), 83-87. 
Verschuere, L., Rombaut, P. & Verstraete, W. (2000). Probiotic bacteria as biological control 
agents in aquaculture. Microbiology Molecular Biology Reviews, 64(4), 655-671. 
Zorriehzahra, M.J. & Banaederakhshan, R. (2015). Early mortality syndrome (EMS) as new 
emerging threat in shrimp industry. Adv. Anim. Vet. Sci., 3, 64-72. 

File đính kèm:

  • pdfkha_nang_kiem_soat_sinh_hoc_vibrio_parahaemolyticus_nt7_phan.pdf