Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá

Việt Nam là một quốc gia có trên 3.260 km chiều dài bờ biển, với diện tích

trên 1 triệu km2 mặt biển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm, có

nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, có tiềm năng to lớn để phát triển

nền kinh tế hướng ra biển một cách bền vững, trong đó có ngành khai thác thủy hải

sản.

Biển Việt Nam có trên 110 loài cá kinh tế, tổng trữ lượng cá biển khoảng từ 3

đến 3,5 triệu tấn và khả năng khai thác cho phép là trên 1 triệu tấn/năm, trong đó cá

nổi đóng vai trò rất lớn, chiếm 54,37% tổng trữ lượng cá. Ngoài ra, biển Việt Nam

còn có nguồn lợi rất lớn từ động vật thân mềm với trên 2.500 loài, trữ lượng rất lớn

và có giá trị kinh tế cao.

Việc phát triển ngành khai thác thủy hải sản, nhất là khai thác hải sản xa bờ

phát triển không những sẽ đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế

hướng ra biển đất nước, mà còn có đóng góp quan trọng trong chiến lược khẳng

định chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Trong "Chiến

lược biển Việt Nam đến năm 2020" được Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung

ương Đảng Khóa X thông qua ngày 09/2/2007 đã nêu rõ: "Đến năm 2020, phấn đấu

đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc

chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu, mạnh".

Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá trang 1

Trang 1

Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá trang 2

Trang 2

Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá trang 3

Trang 3

Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá trang 4

Trang 4

Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá trang 5

Trang 5

Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá trang 6

Trang 6

Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá trang 7

Trang 7

Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá trang 8

Trang 8

Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá trang 9

Trang 9

Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 139 trang minhkhanh 6000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá

Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá
1 
BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 
CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƢỚC 
TÀI LIỆU 
AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH NGHỀ CÁ 
(Tài liệu dành cho thuyền viên tàu đánh cá và thuyền viên đi xuất 
khẩu lao động làm việc trên các tàu đánh cá nƣớc ngoài) 
2012
2 
Tác giả: Thuyền trƣởng – LÊ THANH SƠN 
 Thạc sỹ - LÊ THANH TÙNG 
Hiệu đính: Tiến sỹ - PHẠM XUÂN DƢƠNG 
AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH NGHỀ CÁ 
(Tài liệu dành cho thuyền viên tàu đánh cá và thuyền viên đi xuất 
khẩu lao động làm việc trên các tàu đánh cá nƣớc ngoài) 
3 
Lời giới thiệu 
Việt Nam là một quốc gia có trên 3.260 km chiều dài bờ biển, với diện tích 
trên 1 triệu km2 mặt biển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm, có 
nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, có tiềm năng to lớn để phát triển 
nền kinh tế hướng ra biển một cách bền vững, trong đó có ngành khai thác thủy hải 
sản. 
Biển Việt Nam có trên 110 loài cá kinh tế, tổng trữ lượng cá biển khoảng từ 3 
đến 3,5 triệu tấn và khả năng khai thác cho phép là trên 1 triệu tấn/năm, trong đó cá 
nổi đóng vai trò rất lớn, chiếm 54,37% tổng trữ lượng cá. Ngoài ra, biển Việt Nam 
còn có nguồn lợi rất lớn từ động vật thân mềm với trên 2.500 loài, trữ lượng rất lớn 
và có giá trị kinh tế cao. 
Việc phát triển ngành khai thác thủy hải sản, nhất là khai thác hải sản xa bờ 
phát triển không những sẽ đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế 
hướng ra biển đất nước, mà còn có đóng góp quan trọng trong chiến lược khẳng 
định chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Trong "Chiến 
lược biển Việt Nam đến năm 2020" được Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung 
ương Đảng Khóa X thông qua ngày 09/2/2007 đã nêu rõ: "Đến năm 2020, phấn đấu 
đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc 
chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự 
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu, mạnh". 
Muốn phát triển được ngành khai thác thủy hải sản xa bờ, song song với việc đầu tư 
phát triển đội tàu đánh cá với công nghệ hiện đại, cần phải chuẩn bị đội ngũ thuyền 
viên tàu cá có kiến thức và trình độ chuyên môn tốt, có ngoại ngữ, có kinh nghiệm, 
có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Muốn làm được việc đó, bên 
cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện của các trường nghề trong hệ 
thống các cơ sở do Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động - TB&XH) hiện nay đang quản 
lý, cần đẩy mạnh việc xuất khẩu thuyền viên tàu cá đi làm việc trên các đội tàu hiện 
đại của các quốc gia có ngành khai thác hải sản phát triển. Bởi vì, việc xuất khẩu 
thuyền viên tàu cá sẽ không những mang về nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước, 
ổn định cuộc sống của thuyền viên tàu cá và gia đình họ, mà còn góp phần nâng 
cao một cách cơ bản trình độ và kinh nghiệm của nguồn nhân lực phục vụ chiến 
lược vươn ra biển của đất nước. 
Trong thời gian qua, đã có nhiều đơn vị trong nước đưa được thuyền viên tàu cá đi 
làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, do thiếu những kiến thức cơ bản về an toàn lao 
động trên biển nên đã có nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Đứng trước tình hình đó, 
4 
Cục Quản lý Lao động Ngoài nước đã có đề xuất với Công ty VINIC thuộc Trường 
Đại học Hàng hải Việt Nam phối hợp cùng các chuyên gia của Cục xây dựng tài liệu 
“An toàn lao động vệ sinh nghề cá". Nhiệm vụ quan trọng này được giao cho Thuyền 
trưởng Lê Thanh Sơn, giảng viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, người đã có 
kinh nghiệm hơn 35 năm đi biển, đã từng nhiều năm làm thuyền trưởng trên nhiều 
con tàu siêu lớn, hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc, tác giả của cuốn giáo trình "An 
toàn lao động hàng hải" đang được dùng làm tài liệu giảng dạy tại Nhà trường và 
Thạc sỹ Lê Thanh Tùng, người đã hoàn thành chương trình Thạc sỹ chuyên ngành 
An toàn Hàng hải tại Trường Đại học Hàng hải Thế giới (World Maritime University - 
Thụy điển), hiện là giảng viên Khoa Hàng hải, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. 
Trong thời gian chuẩn bị không dài, nhưng với tâm huyết và sự nỗ lực rất lớn của 
hai tác giả Lê Thanh Sơn và Lê Thanh Tùng, cuốn tài liệu đã được hoàn thành và 
thực sự là một cẩm nang vô cùng thiết thực và phù hợp với yêu cầu huấn luyện đội 
ngũ thuyền viên tàu đánh cá phục vụ xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay. 
Trong thời gian tới, nếu được đầu tư thêm và có sự cập nhật, bổ sung, hiệu chỉnh 
cần thiết, cuốn tài liệu này sẽ trở thành một giáo trình không thể thiếu cho các cơ sở 
đào tạo, huấn luyện, các đơn vị quản lý thuyền viên tàu cá của Việt Nam, góp phần 
quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển nên 
kinh tế hướng ra biển của Đảng và Nhà nước./. 
Hải Phòng, tháng 12 năm 2012 
TS. Phạm Xuân Dƣơng, 
Phó Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam 
Chủ tịch HĐTV Công ty VINIC. 
Bản quyền tài liệu này thuộc Cục quản lý lao động ngoài nƣớc 
Địa chỉ: Số 41B Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội
5 
Phần 1 
Mở đầu 
1.1. Giới thiệu về công việc trên tàu đánh cá 
Theo báo cáo khảo sát điều kiện làm việc trên các tàu cá nước ngoài tại 
Hà Tĩnh 9/2012 cho biết: các thuyền viên Việt Nam hiện nay đã được liên hệ làm 
việc trên các tàu cá đại dương mang quốc tịch Hàn Quốc và Đài Loan, và làm 
việc trên ba loại tàu là: Tàu giã cào, tàu cá ngừ và tàu câu mực; trọng tải của tàu 
từ 500 tấn đến 2.200 tấn. 
Đây là các loại tàu cá lớn, chiều dài thường vào khoảng 45m cho đến 80-
90 m, là các loại tàu cá ít gặp ở Việt Nam. Trên các tàu cá này, tuy vấn đề an 
toàn không bắt buộc phải tuân thủ đẩy đủ các quy định của “Công ước quốc tế 
về an toàn sinh mạng con người trên biển – SOLAS” nhưng cũng yêu cầu áp 
dụng các tiêu chuẩn rất cao về an toàn theo quy định của nước sở tại. Tuy nhiên 
do các thuyền viên Việt Nam chưa được huấn luyện đầy đủ về các vấn đề về an 
toàn và vệ sinh phù hợp với các loại tàu này, nên đã có nhiều tai nạn đáng tiếc 
xảy ra. 
Ngư trường đánh bắt hải sản xa bờ, phần lớn công việc được phối hợp 
tác nghiệp  ...  nạn 
117 
m) phao nổi trên xuồng cứu sinh(sea anchor) 
Phao nổi 
n) dây cứu nạn trên xuồng cứu sinh(rescue quoits) 
Là một phao tròn nối với một đoạn dây dùng khi cứu hộ 
118 
o) túi thuốc cấp cứu(first aids) 
Trong túi thuốc cấp cứu thường có trên tàu và đặt trong xuồng cứu sinh, bè cứu sinh 
và có các dụng cụ y tế như dao kéo, băng keo, bông, các loại thuốc cơ bản như 
thuốc chống say, thuốc chống đau bụng, thuốc giảm đau 
4. 2.2.2 Các loại trang thiết bị cứu hỏa cần thiết trên tàu và cách sử dụng 
a) bình chữa cháy xách tay bằng bọt,bột, khí(fire portable extinguishers) 
3 loại bình cứu hỏa cơ bản trên tàu 
119 
Bình chữa cháy được cung cấp trên tàu phù hợp để đối phó với các đám cháy nhỏ. 
Thực tế hiện nay là tất cả các bình chữa có màu đỏ với vùng màu biểu thị loại vật liệu chống 
cháy của chúng. Mỗi loại bình sẽ phù hợp để sử dụng cho các loại đám cháy cụ thể. 
Bình chữa cháy Carbon Dioxide (Màu sắc: Màu đen) 
 Những bình chữa cháy hoàn hảo cho các vụ cháy liên quan đến thiết bị điện, vì 
chúng có thể dập tắt đám cháy mà không gây ra bất kỳ thiệt hại thêm cho thiết bị 
(không bao gồm điện tử, CNTT,) 
Bình chữa cháy (Mã Màu sắc: Kem) 
 Có thể được sử dụng trên cùng một loại cháy như bình chữa nước, và cũng trên các 
chất lỏng dễ cháy, chẳng hạn như các loại dầu và xăng, Đặc biệt thích hợp cho 
các đám cháy xăng và dầu diesel. 
 Trong khi các bình chữa cháy này thiết kế dùng riêng cho chất lỏng dễ cháy, chúng 
không phù hợp cho đám cháy trong nhà bếp do dầu mỡ. 
Bình chữa cháy bột (màu: xanh) 
 Các bình chữa cháy này có thể được sử dụng trên hầu hết các loại lửa, bao gồm cả 
cháy thiết bị điện, nhưng cũng có thể gây thiệt hại cho thiết bị. 
 Nói chung không thích hợp cho những nơi bị giới hạn, và có thể ảnh hưởng đến khả 
năng nhìn và những người có vấn đề thở. 
Sử dụng bình chữa cháy CO2 
120 
b) hệ thống ống, rồng, vòi chữa cháy(fire hydrants, fire hoses) 
Kết nối với bơm để cứu hỏa bằng nước biển 
c) thiết bị thoát hiểm sự cố(EEDB-Emergency escape breathing device) 
Với các khu vực đã được kiểm tra và được xem là an toàn thì đối với người đi 
vào làm việc trong khu vực kín được khuyên là nên mang theo thiết bị thở thoát 
hiểm khẩn cấp (EEBD - Emergency Escape Breathing Devices). 
121 
d) dụng cụ trạm chữa cháy(fire man outfits)(rìu, dây an toàn, đèn an toàn, bộ 
quần áo chữa cháy, thiết bị thở ) 
Thuyền viên được trang bị đầy đủ trước khi chữa cháy 
e) các lối thoát hiểm(safety escape routes) 
Các kí hiệu dẫn đường để thoát hiểm 
122 
Phần 5: 
Giới thiệu các danh mục kiểm tra về an toàn 
5.1 Hệ thống danh mục kiểm tra trên tàu biển 
Danh mục kiểm tra là một loại giấy tờ trên tàu biển dùng để hỗ trợ công việc 
bằng việc ghi rõ các thông tin cần được hoàn thành để làm giảm các rủi ro, sai sót 
do trí nhớ kém và sự thiếu chú ý của con người. Nó giúp đảm bảo tính nhất quán và 
đầy đủ trong việc thực hiện một nhiệm vụ. Một trong các ví dụ cơ bản là "danh sách 
các nhiệm vụ cần làm". Một danh mục kiểm tra tiên tiến hơn sẽ là một lịch trình, đưa 
ra nhiệm vụ phải được thực hiện, thời gian thực hiện, người thực hiện hoặc các yếu 
tố khác. 
Thuyền viên trên tàu cá thường ít khi phải làm việc với các Danh mục kiểm 
tra trên tàu ( Check list). Các danh mục họ có thể gặp phải thường là danh mục kiểm 
tra các trang thiết bị trên boong, các danh mục kiểm tra an toàn khi ra vào cầu, hoặc 
các danh mục kiểm tra an toàn khi làm việc. 
Các thông tin trong danh mục kiểm tra an toàn vừa là các thông tin cần thiết 
phải hoàn thành trước, trong và sau khi hoàn thành công việc, đồng thời đây cũng là 
một trong những nơi mà người thủy thủ có thể tìm hiểu qui trình làm việc, các yếu tố 
cần quan tâm. 
5.2 Giới thiệu một form mẫu chính 
Mẫu kiểm tra an toàn trang thiết bị trên boong
123 
124 
Phần 6: 
Tiếng Anh thông dụng trên tàu cá 
Đây không phải là một cuốn sách dạy tiếng Anh, nhưng trên tinh thần là một 
cuốn sổ tay cho thuyền viên, chúng tôi cũng cung cấp cho các thuyền viên làm việc 
trên tàu một số mẫu câu, một số từ mới cơ bản thường hay gặp trong quá trình làm 
việc trên tàu cá. 
6.1 Hội thoại cơ bản 
6.1.1 Xin chào 
Hội thoại 1: 
 Hello, Captain. Xin chào thuyền trưởng 
 Hello. Xin chào 
Hội thoại 2: 
 Hello, Nam. Xin chào Nam 
 Hello, Tuan. Xin chào Tuấn 
Hội thoại 3: 
 Good morning , Captain: Xin chào thuyền trưởng (dùng vào buổi sáng) 
 Good morning Xin chào 
Hội thoại 4: 
 Good evening , Hoang: Xin chào Hoàng 
 Good evening, Dai Xin chào Đại 
Hội thoại 5: 
 Goodbye, Cuong. Tạm biệt Cường 
125 
 Goodbye, Tan Tạm biệt Tân 
Hội thoại 6: 
 Goodnight, Captain Chúc thuyền trưởng ngủ ngon 
 Goodnight. Chúc ngủ ngon 
6.1.2 Tên tôi là.My name is. 
Hội thoại 1: 
 Hello, I am Tung Xin chào, tôi là Tùng 
 Hello, I am So Kyo Xin chào, tôi là So Kyo 
Hội thoại 2: 
 Good morning, are you Captain? Chào buổi sáng, anh là thuyền trưởng 
phải không? 
 Yes, I am Đúng rồi. 
Hội thoại 3: 
 Good afternoon, are you Korean? Xin chào (buổi chiều), anh là người 
Hàn quốc phải không? 
 No, I am not. Không, tôi không phải. 
Hội thoại 4: 
 Are you Vietnamese? Bạn là người Việt Nam phải không? 
 Yes, I am Đúng rồi. 
Hội thoại 5: 
 Is he Vietnamese? Anh ấy là người Việt Nam phải không? 
 No, he is not. Không, anh ấy không phải 
126 
6.1.3 Tên anh là gì? – What is your name ? 
Hội thoại 1: 
-Excuse me, What is your name? -Xin lỗi, Tên anh là gì? 
-My name is Le Thanh Son – Tên tôi là Le Thanh Sơn 
-What is his name? – Tên anh ta là gì? 
-His name is Le Thanh Tung – Tên anh ta là Le Thanh Tùng 
Hội thoại 2: 
-Where are you from? – Anh (các anh) từ đâu đến (Anh người nước nào?) 
-I am from Vietnam – Tôi đến từ Viet nam 
-We are from Vietnam – Chúng tôi đến từ Viet nam. 
6.1.4 Anh bao nhiêu tuổi? – How old are you? 
Hội thoại1: 
-How old are you? - Anh bao nhiêu tuổi? 
-I am 25 years old - Tôi 25 tuổi. 
Hội thoại 2: 
-What is your Date of Birth (DOB)? – Ngày sinh của anh là ngày nào? 
-My DOB is 22 – October – 1982 - Tôi sinh ngày 22 tháng 10 năm 1982. 
Hội thoại 3: 
-Where is your Place of Birth (POB)? – Anh sinh ở đâu? 
-My POB is Haiphong, Vietnam – Tôi sinh ở Haiphong, Vietnam. 
6.1.5 Các mẫu hội thoại nâng cao thường được sử dụng 
 When did you arrive? When will you get back? Ông đến khi nào? Khi nào ông 
về? 
127 
 Goodbye, Mr. Brown. See you tomorrow Tạm biệt ông Brown. Hẹn ngày mai 
gặp lại. 
 I’m glad to meet you (It’s a pleasure to meet you). Hân hạnh được gặp ông 
(Rất vui được gặp ông) 
 If you have any problem, please let me know Nếu có trục trặc gì ông cứ cho 
tôi biết. 
 Who’s in charge of this job? Ai phụ trách công việc này? 
 Would you like something to drink? Ông có uống gì không ạ? 
 May I have some more rice, please? Vui lòng cho thêm cơm. 
 Please don’t pour oil into the sea (Please don’t dump any garbage into sea) 
Không được đổ dầu xuống biển. (Không được ném rác xuống biển.) 
 Smoking is not allowed here. (No smoking here/Smoking is prohibited here) 
Cấm hút thuốc ở đây. 
 What time is the ship scheduled to leave the port? (shove off from, depart 
from) Theo kế hoạch thì mấy giờ tàu sẽ rời cảng? 
 Don’t worry about the sirens. It’s just a drill. Đừng lo lắng về còi báo động, đó 
chỉ là còi thực tập thôi. 
 The working hours are from 8:00a.m to 5:00p.m and lunch break is from 
twelve to one. Giờ làm việc bắt đầu từ 8:00 sáng đến 5:00 chiều và giờ ăn 
trưa từ 12:00 đến 1:00 trưa. 
 Can I go down cargo hold ? Tôi có thê xuống khoang chứa hàng không? 
 Where does cargo hold stairway locate ? Cầu thang xuống khoang chứa hàng 
ở đâu? 
 How long does the ship discharge cargo ? Mất bao lâu mới dỡ hết hàng trên 
tàu? 
128 
6.2 Một số trang thiết bị, dụng cụ trên tàu cá 
6.2.1 Lưới: 
 : lưới quây : lưới vây 
: lưới rà : lưới vét 
 : lưỡi câu nổi : lưới nâng 
129 
: lưới dọc 
Các thiết bị đánh bắt khác: 
 Bẫy cá 
 Súng bắn cá 
130 
 Thiết bị thu cá 
6.2.2 Trên buồng lái: 
 : Auto Pilot : Thiết bị dẫn đường 
 Mini phone: Điện thoại liên lạc 
131 
 Compass: la bàn 
: Electronic Chart Display(ECDIS): Hải đồ điện tử 
 Fish Detection Equipment : Thiết bị dò cá 
 Radar: Ra đa 
132 
6.2.3 Vận chuyển và lưu trữ cá: 
 : Brailer : Rổ cá 
Bycatch Reduction Devices (BRD) : thiết bị lọc cá 
 Fish Aggregating Device (FAD) : Thiết bị dụ cá 
133 
 Fish pump: bơm cá 
6.2.4 Thiết bị làm dây: 
 : Net Drum : Tời lưới 
134 
: capstan: máy tời để cuốn dây cáp 
 Net hauler: Thiết bị dẫn lưới 
Power block : pa lăng 
135 
Triple roller winch system or triplex: con lăn ba lớp 
6.3 Tiếng Anh trong các tình huống trên tàu 
6.3.1 Khẩu lệnh lái: 
Port easy Từ từ sang trái 
Starboard easy Từ từ sang phải 
Port little Sang trái một chút 
Starboard little Sang phải một chút 
Port 10 Sang trái 10 
Starboard 10 Sang phải 10 
Hard port Hết lái trái 
Hard starboard Hết lái phải 
Easy ( Easy helm ) Trả lái từ từ 
mid ships Zero lái 
Steady Thẳng thế 
Steady this course Thẳng theo hướng đó 
Nothing to starboard Không sang phải 
Nothing to port Không sang trái 
136 
6.3.2 Liên lạc với các tàu khác để cảnh báo 
 Navigate with caution small fishing boats are within 1 miles of you - Đề nghị 
hành trình thận trọng, có các tàu cá nhỏ ở cách tàu anh khoảng 1 hải lý. 
 Is there fishing gear ahead of me? – Phía trước tàu tôi đang có thiết bị đánh 
cá à? 
 You are heading towards fishing gear – Tàu anh đang chạy thẳng đến chỗ có 
thiết bị đánh cá đấy. 
 There are nets with buoys in this area. – Có lưới với phao trong khu vực này 
 Fishing gear has fouled my propeller – Chân vịt tàu tôi bị thiết bị đánh cá quấn 
vào. 
 You have caught my fishing gear – Tàu anh đã đè lên thiết bị đánh cá của tôi. 
 Fishing in this area is prohibited. – Khu vực này cấm đánh bắt cá. 
 You are approaching a prohibited fishing area. – Tàu anh đang đi vào khu vực 
cấm đánh bắt cá. 
6.3.3 Làm việc trên boong: 
 Pay out the nets – Thả lưới 
 Heave in the nets – Thu lưới. 
 Drop the lines – Thả dây câu 
 Let go anchor - Thả neo. 
 Hold on anchor – Dừng neo 
 Heave up anchor – Kéo neo 
 Turn on all lights – Bật hết các đèn lên. 
 Standby here : Sẵn sàng ở tại đây 
137 
Mục lục 
Lời giới thiệu 
Chƣơng 1: Mở đầu 
1.1 Giới thiệu về công việc trên tàu đánh cá 
1.2Các nguy cơ chung trong công việc và cuộc sống trên tàu đối với an 
toàn và sức khỏe 
Chƣơng 2: Kế hoạch chung về an toàn và vệ sinh trên tàu 
2.1 Quản lí an toàn trên tàu 
2.1.1 Khái niệm phương pháp làm việc an toàn – tác nghiệp theo nhóm 
2.1.2 Bốn yếu tố cần thiết để thực hiện phương pháp làm việc an toàn 
2.2 Quản lí vệ sinh trên tàu biển 
2.2.1 Quản lí rác thải trên tàu biển 
2.2.2 Quản lí nước thải trên tàu biển: 
2.2.3 Quản lí các chất độc hại trên tàu biển: 
2.2.4 Chế độ ăn uống, đề phòng ngộ độc thực phẩm: 
2.3 Một số vấn đề thường gặp khi làm việc quá lâu trên tàu 
Chƣơng 3 An toàn khi làm việc trên tàu 
3.1 An toàn chung đối với các loại tàu 
3.1.1 An toàn khi làm việc trên cao: 
3.1.2 An toàn khi bảo dưỡng trang thiết bị : gõ rỉ, mài, sơn: 
3.1.3 An toàn khi sử dụng các dụng cụ và thiết bị sửa chữa 
3.1.4 An toàn khi sử dụng các thiết bị điện 
3.1.5 An toàn khi lên xuống tàu 
3.1.6 An toàn khi thả lưới và kéo lưới 
3.1.7 An toàn khi làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt 
3.1.8 An toàn khi làm việc trên buồng lái 
3.1.9 An toàn khi tiếp nhận nhiên liệu 
3.1.10 An toàn khi mang vác vật nặng 
3.1.11 An toàn khi làm việc trong các khu vực kín ( hầm cá, kho lạnh) 
3.1.12 An toàn trong thao tác làm dây cho tàu cập cầu 
3.1.13 An toàn khi vận chuyển cá vào kho 
3.1.14 An toàn khi làm việc với các trang thiết bị trên boong 
138 
3.1.15 An toàn khi làm việc với các loại dây 
3.2 Các yêu cầu bổ sung về an toàn đối với một số loại tàu đánh cá 
3.2.1 Các yêu cầu về an toàn đối với các loại tàu lưới rà đơn, rà đôi: 
3.2.1.1 Giới thiệu về kỹ thuật đánh cá sử dụng lưới rà đơn 
3.2.1.2 Giới thiệu về kỹ thuật đánh cá sử dụng lưới rà đôi 
3.2.1.3 Các công việc chính: 
3.2.2 Các yêu cầu về an toàn đối với các loại tàu dùng lưỡi câu nổi 
3.2.2.1 Giới thiệu về kĩ thuật đánh cá sử dụng lưỡi câu nổi 
3.2.2.2 Các yêu cầu bổ sung về an toàn đối với loại tàu này 
3.2.3 Các yêu cầu về an toàn đối với các loại tàu dùng lưới vây 
3.2.3.1 Giới thiệu về kĩ thuật đánh cá sử dụng lưới vây 
3.2.3.2 Các yêu cầu bổ sung về an toàn đối với loại tàu này 
Chƣơng 4: An toàn khi tàu gặp sự cố 
4.1 Kế hoạch thực tập an toàn trên tàu 
4.1.1 Ý nghĩa của thực tập an toàn trên tàu 
4.1.2 Trách nhiệm của thuyền viên: 
4.2 Huấn luyện an toàn 
4.2.1 Các sự cố trên tàu biển 
4.2.1.1 Rời bỏ tàu 
4.2.1.2 Cứu hỏa 
4.2.1.3 Người rơi xuống nước: 
4.2.1.4 Các sự cố khác: 
4. 2.2 Các trang thiết bị an toàn trên tàu biển 
4.2.2.1 Các loại trang thiết bị an toàn cần thiết trên tàu và cách sử dụng 
4. 2.2.2 Các loại trang thiết bị cứu hỏa cần thiết trên tàu và cách sử dụng 
Chƣơng 5: Giới thiệu các danh mục kiểm tra về an toàn 
5.1 Hệ thống danh mục kiểm tra trên tàu biển 
5.2 Giới thiệu một form mẫu chính 
Chƣơng 6: Tiếng Anh thông dụng trên tàu cá 
6.1 Hội thoại cơ bản 
6.2 Một số trang thiết bị, dụng cụ trên tàu cá 
6.3 Tiếng Anh trong các tình huống trên tàu 
139 
Tài liệu tham khảo: 
1. Giáo trình: An toàn lao động Hàng Hải . Tác giả: Thuyền trưởng Lê 
Thanh Sơn, NXB: Trường Đại học Hàng Hải 2004 
2. Fishermen Safety guide – Hướng dẫn an toàn cho ngư dân. Nhà xuất 
bản MCA of Canadian 2007. 
3. Fishing Vessel Safety Folder Issue 2 – Hồ sơ an toàn cho tàu cá Tái 
bản lần thứ 2. Nhà xuất bản SeaFish -tháng 7 2007. 
4. European handbook for the prevention of accidents at sea and the 
safety of fishermen – Sổ tay an toàn cho việc phòng ngừa tai nạn trên 
biển và an toàn cho người đánh cá . Nhà xuất bản REFOPE of 2007 
5. Các trang web của ILO, IMO, SPC, và các trang thông tin khác 
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU NÀY THUỘC CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI 
NƢỚC. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_an_toan_lao_dong_ve_sinh_nghe_ca.pdf