Tín dụng ngân hàng - Bài 2: Thẩm định tín dụng

• Phân tích về hoạt động thẩm định tín dụng ngân hàng,

xếp hạng tín dụng khách hàng.

• Vận dụng kiến thức để thẩm định và xếp hạng tín dụng

cho một doanh nghiệp cụ thể.

Tín dụng ngân hàng - Bài 2: Thẩm định tín dụng trang 1

Trang 1

Tín dụng ngân hàng - Bài 2: Thẩm định tín dụng trang 2

Trang 2

Tín dụng ngân hàng - Bài 2: Thẩm định tín dụng trang 3

Trang 3

Tín dụng ngân hàng - Bài 2: Thẩm định tín dụng trang 4

Trang 4

Tín dụng ngân hàng - Bài 2: Thẩm định tín dụng trang 5

Trang 5

Tín dụng ngân hàng - Bài 2: Thẩm định tín dụng trang 6

Trang 6

Tín dụng ngân hàng - Bài 2: Thẩm định tín dụng trang 7

Trang 7

Tín dụng ngân hàng - Bài 2: Thẩm định tín dụng trang 8

Trang 8

Tín dụng ngân hàng - Bài 2: Thẩm định tín dụng trang 9

Trang 9

Tín dụng ngân hàng - Bài 2: Thẩm định tín dụng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 34 trang minhkhanh 7040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tín dụng ngân hàng - Bài 2: Thẩm định tín dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tín dụng ngân hàng - Bài 2: Thẩm định tín dụng

Tín dụng ngân hàng - Bài 2: Thẩm định tín dụng
v1.0014104206
1
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Giảng viên: ThS. Đặng Hương Giang
v1.0014104206
2
BÀI 2
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
Giảng viên: ThS. Đặng Hương Giang
v1.0014111206
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo)
3
 Các bạn có biết các phương pháp cũng như nội dung của thẩmđịnh tín dụng không? Nếu có hãy giúp An thẩm định khách hàng
này, nếu không hãy cùng tìm hiểu về Bài 2 – Thẩm định tín dụng.
v1.0014111206
MỤC TIÊU BÀI HỌC
4
• Phân tích về hoạt động thẩm định tín dụng ngân hàng,
xếp hạng tín dụng khách hàng.
• Vận dụng kiến thức để thẩm định và xếp hạng tín dụng
cho một doanh nghiệp cụ thể.
v1.0014111206
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
5
Để hiểu rõ bài này, yêu cầu học viên cần có các kiến thức
cơ bản liên quan đến các môn học sau:
• Tài chính tiền tệ;
• Tài chính doanh nghiệp;
• Nghiệp vụ ngân hàng thương mại;
• Ngân hàng thương mại thực hành;
• Kinh tế vĩ mô;
• Quản trị học;
• Toán học.
v1.0014111206
HƯỚNG DẪN HỌC 
6
• Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính
của từng bài;
• Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng
vấn đề;
• Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh nói chung 
và nghiệp vụ tín dụng nói riêng của ngân 
hàng thương mại thông qua website của một 
ngân hàng thương mại bất kỳ;
• Tìm hiểu về các văn bản pháp luật liên quan 
đến hoạt động tín dụng ngân hàng;
• Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu
cầu từng bài.
v1.0014111206
CẤU TRÚC NỘI DUNG
7
2.1 Nguồn thông tin về khách hàng
2.2 Phân tích định tính
2.3 Thẩm định tài chính doanh nghiệp
2.4 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
2.5 Thẩm định dòng tiền trong phương án sản xuất 
kinh doanh
v1.0014111206
2.1. NGUỒN THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
8
2.1.1. Thông tin 
khách hàng 
là doanh nghiệp
2.1.4. Thông tin 
về điều kiện kinh tế 
tác động 
đến khách hàng 
2.1.3. Thông tin 
khách hàng là cá nhân, 
hộ gia đình
2.1.2. Thông tin 
khách hàng là Chính 
phủ, chính quyền 
địa phương
v1.0014111206
2.1.1. THÔNG TIN KHÁCH HÀNG LÀ DOANH NGHIỆP
9
• Báo cáo tài chính doanh nghiệp;
• Nghị quyết vay vốn;
• Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp;
• Thông tin từ trung tâm tín dụng CIC;
• Cơ quan nhà nước: Thuế, trung tâm giao dịch đảm bảo, 
hải quan, quản lý thị trường;
• Các đối tác;
• Thông tin lưu trữ tại ngân hàng;
• Thông tin đại chúng;
v1.0014111206
• Báo cáo thu chi ngân sách;
• Xếp hạng tín nhiệm;
• Thông tin đại chúng.
10
2.1.2. THÔNG TIN KHÁCH HÀNG LÀ CHÍNH PHỦ, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
v1.0014111206
2.1.3. THÔNG TIN KHÁCH HÀNG LÀ CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH
• Báo cáo của cơ quan tín dụng về lịch sử tín dụng khách hàng;
• Kinh nghiệm các chủ nợ khác đã từng cho khách hàng vay tiền;
• Đánh giá, xác minh của người sử dụng lao động;
• Xác minh tài sản sở hữu;
• Nguồn thông tin khác (người thân, bạn bè, đồng nghiệp).
11
v1.0014111206
• Báo chí;
• Tạp chí chuyên ngành, tạp chí kinh doanh;
• Phòng thương mại và công nghiệp;
• Báo cáo thường niên của các tổ chức tài chính và ngân hàng trung ương;
• Nguồn thông tin đại chúng.
12
2.1.4. THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHÁCH HÀNG
v1.0014111206
2.2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH
Là quá trình đánh giá khách hàng về tư cách, năng lực, các điều kiện vay vốn và hoàn
trả nợ vay trên cơ sở đó ra quyết định cho vay và giám sát khoản vay của ngân hàng
nhằm mục đích:
• Hạn chế thông tin bất cân xứng;
• Đánh giá rủi ro khách hàng;
• Xác định đúng nhu cầu vay của khách hàng;
• Đưa ra quyết định tín dụng chính xác.
13
v1.0014111206
2.2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH
14
2.2.1. Tín nhiệm 
của người vay 
2.2.2. Hợp đồng 
tín dụng
2.2.3. Chất lượng 
tài sản đảm bảo
v1.0014111206
2.2.1. TÍN NHIỆM CỦA NGƯỜI VAY
15
Tín nhiệm của người vay theo nguyên tắc 6C
• Tư cách người vay (Character);
• Năng lực pháp lý (Capacity);
• Thu nhập người vay (Cash);
• Đảm bảo tiền vay (Collateral);
• Các điều kiện (Conditions);
• Kiểm soát khoản vay (Control).
v1.0014111206
2.2.2. HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
• Tuân thủ pháp luật;
• Phù hợp với chính sách pháp luật của ngân hàng;
• Phù hợp với nhu cầu vay của khách hàng;
• Kế hoạch trả nợ hợp lý;
• Phương án xử lý vi phạm rõ ràng, khả thi.
16
v1.0014111206
2.2.3. CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN ĐẢM BẢO
• Thế chấp;
• Cầm cố;
• Bảo lãnh;
• Tín chấp;
• Giá trị của tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo;
• Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản;
• Thuộc sở hữu hợp pháp của người dùng nó làm đảm bảo;
• Tài sản phải dễ định giá;
• Tài sản phải được phép chuyển nhuợng và dể dàng chuyển nhượng;
• Giá trị tài sản ổn định trong thời gian đảm bảo;
• Thời hạn hữu dụng lớn hơn thời hạn đảm bảo.
17
v1.0014111206
2.3. THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
18
2.3.1. Các báo
cáo tài chính
2.3.2. Thẩm định
các chỉ tiêu
tài chính
2.3.3. Z-Score
v1.0014111206
2.3.1. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
• Bảng cân đối kế toán;
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
19
v1.0014111206
2.3.2. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
20
• Khả năng kiểm soát chi phí;
• Hiệu quả hoạt động và doanh thu;
• Năng lực trả lãi tiền vay; EBIT/ lãi vay;
• Trạng thái thanh khoản nhanh, tức thời;
• Khả năng sinh lời; NPM, ROA, ROE;
• Đòn bẩy tài chính; hệ số nợ, HSN/DT, HSN/VCSH;
• Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của doanh nghiệp; bảo hành sản phẩm, nợ thuế, 
nợ bảo hiểm;
• Các chỉ tiêu thị giá doanh nghiệp: PE, cổ tức.
v1.0014111206
2.3.3. CHỈ SỐ RỦI RO PHÁ SẢN – Z-SCORE
21
• Là một hệ số được tính nhằm xác định nguy cơ mất khả năng thanh toán dẫn tới
phá sản doanh nghiệp. Hệ số này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh không thuộc nhóm các định chế tài chính như ngân hàng hay là các công ty
đầu tư tài chính.
• Công thức:
Z-Score = 1.2 × A1 + 1.4 × A2 + 3.3 × A3 + 0.6 × A4 + 1.0 × A5
A1 = Vốn lưu động/Tổng tài sản = (Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản;
A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản;
A3 = EBIT/Tổng tài sản;
A4 = (Thị giá cổ phiếu × Số lượng CP đang lưu hành)/Tổng nợ;
A5 = Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu/Tổng tài sản.
• Nếu Z-Score ≥ 2.99 thì doanh nghiệp có tài chính lành mạnh.
• Nếu 1.81 < Z-Score < 2.99 thì doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn, tuy
nhiên cần phải xem xét điều kiện tài chính một cách thận trọng.
• Nếu Z-Score ≤ 1.81 thì doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính.
v1.0014111206
2.4. XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
22
2.4.1. Tính điểm các 
chỉ tiêu tài chính
2.4.2. Tính điểm các 
chỉ tiêu phi tài chính
2.4.3. Xếp hạng tín 
dụng doanh nghiệp
v1.0014111206
2.4.1. TÍNH ĐIỂM CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
• Chấm điểm ngành nghề lĩnh vực;
• Chấm điểm quy mô doanh nghiệp (K, L, S, T);
• Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính (thanh toán, hoạt động, cân nợ, thu nhập).
23
v1.0014111206
2.4.2. TÍNH ĐIỂM CÁC CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH
24
• Chấm điểm dòng tiền (hệ số khả năng trả lãi, trả gốc, xu hướng lưu chuyển
tiền tệ);
• Chấm điểm chất lượng quản lý: kinh nghiệm quản lý, kiểm soát nội bộ;
• Chấm điểm uy tín trong giao dịch (tín dụng: trả nợ đúng hạn, số lần giãn nợ,
nợ quá hạn; phi tín dụng: tài khoản duy trì, số lượng giao dịch trên tài khoản);
• Chấm điểm các yếu tố bên ngoài (triển vọng ngành, uy tín, vị thế cạnh tranh,
đối thủ cạnh tranh);
• Chấm điểm các yếu tố khác (sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh, thu nhập
từ xuất khẩu, lợi nhuận qua các năm, vị thế công ty);
• Tổng hợp các yếu tố phi tài chính.
v1.0014111206
2.4.3. XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
• Tổng hợp các điểm của doanh nghiệp;
• Xếp hạng doanh nghiệp;
• Ý nghĩa bậc xếp hạng trong công tác tín dụng.
25
v1.0014111206
2.4.3. XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
26
Điểm
Xếp hạng 
DN
Đánh giá Doanh nghiệp
> 92,3 AAA
Tình hình tài chính lành mạnh, Tiềm lực tốt, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát
triển cao, rủi ro thấp nhất.
84,8 – 92,3 AA
Tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, ổn định. Triển vọng phát triển lâu
dài. Rủi ro thấp.
77,2 – 84,7 A
Tình hình tài chính ổn định những có những hạn chế nhất định, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả
nhưng không ổn định. Triển vọng phát triển tốt. Rủi ro thấp.
69,6 – 77,1 BB
Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn, tình hình tài chính ổn định trong
ngắn hạn. Rủi ro trung bình.
62 – 69,5 BB
Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn. Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại
nhưng dễ bị tổn thất do những biến động lớn. Rủi ro trung bình, khả năng trả nợ có thể bị giảm.
54,4 – 61,9 B
Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu, hiệu quả hoạt động kinh
doanh không cao, dễ bị tác động lớn từ những biến động nhỏ trong kinh doanh. Rủi ro cao.
46,8 – 54,3 CCC
Hiệu quả kinh doanh thấp, không ổn định, năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong gần đây và đang
phải khó khăn để duy trì khả năng sinh lời. Rủi ro cao.
39,2 – 46,7 CC
Hiệu quả kinh doanh thấp, năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn dưới 90 ngày. Rủi ro rất cao.
Khả năng trả nợ kém.
31,6 – 39,1 C
Hiệu quả kinh doanh thấp, năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn dưới 90 ngày. Rủi ro rất cao.
Khả năng trả nợ kém.
< 31,6 D Tài chính yếu kém, bị thua lỗ kéo dài, có nợ khó đòi. Rủi ro đặc biệt cao, mất khả năng trả nợ.
v1.0014111206
27
2.5.1. Những vấn đề 
cơ bản về báo cáo 
lưu chuyển tiền tệ
2.5.2. Quy trình lập 
báo cáo lưu chuyển 
tiền tệ
2.5.3. Phân tích 
báo cáo lưu chuyển 
tiền tệ
2.5.4. Thẩm định 
hiệu quả tài chính 
dự án
2.5. THẨM ĐỊNH DÒNG TIỀN TRONG PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
v1.0014111206
2.5.1. NHỮNG VẤN ĐÊ CƠ BẢN VỀ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
• Khái niệm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc
hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa
vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhà quản lý có thể đánh giá được khả năng tạo ra
tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh
nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo.
• Nội dung: Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm ba phần như sau:
 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh;
 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư;
 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
28
v1.0014111206
2.5.2. QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
29
• Mối quan hệ giữa báo cáo lưu chuyển tiền tệ với bảng cân đối kế toán và báo cáo 
thu nhập.
• Quy trình lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phương pháp trực tiếp):
 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh;
 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư;
 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
v1.0014111206
2.5.3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
• Phân tích nguồn tạo tiền và việc sử dụng tiền;
• Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo tỷ trọng;
• Dòng tiền tự do cho công ty và dòng tiền tự do cho chủ sở hữu;
• Các chỉ số liên quan đến dòng tiền.
30
v1.0014111206
31
Nếu... Nó có nghĩa là... Thì...
NPV > 0 Đầu tư này sẽ có thể thêmgiá trị cho công ty Dự án có thể được chấp nhận
NPV < 0 Đầu tư này có thể làmgiảm giá trị công ty Dự án này nên bị từ chối
NPV = 0
Đầu tư sẽ không đạt được
cũng như không mất đi giá
trị cho công ty
Chúng ta nên thờ ơ trong quyết định có chấp nhận
hoặc từ chối dự án. Dự án này không có thêm giá trị
tiền tệ. Quyết định nên dựa trên các tiêu chí khác, ví
dụ như vị trí chiến lược hoặc các yếu tố khác không
rõ ràng trong tính toán.
2.5.4. THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN
• Giá trị hiện tại ròng (NPV–Net present value) là giá trị tại thời điểm hiện nay của
toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại.
• Cách tính:
NPV = giá trị hiện tại của dòng tiền vào (thu) – giá trị hiện tại của dòng tiền ra (chi).
• Công thức: NPV = ∑Rt / (1+i)t
v1.0014111206
2.5.4. THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN (tiếp theo)
32
• Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)
IRR (internal rate of return) là suất thu lợi nội tại, có nghĩa là suất sinh lợi của chính
bản thân dự án, là một hệ số dùng để đánh giá các phương án, so sánh lợi nhuận
của các dự án đầu tư. IRR được định nghĩa là tỉ suất chiết khấu mà tại đó NPV của
một khoản đầu tư bằng 0.
• Cách tính:
 Tìm r1 sao cho NPV1 > 0
 Tìm r2 sao cho NPV2 < 0
 IRR:
• Nhận xét:
 Nếu IRR > r: Dự án có hiệu quả về mặt tài chính;
 IRR = r: Dự án hòa vốn;
 IRR < r: Dự án không hiệu quả về mặt tài chính.
1
1 2 1
1 2
NPV
IRR r (r r )
NPV NPV
v1.0014111206
2.5.4. THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN (tiếp theo)
33
• Thời gian hoàn vốn (PBP): Payback Period là thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian
cần thiết để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu của dự án.
• Cách tính:
 Chọn n sao cho ∑ CFj = X < 0 (j: 0 n)
 n + 1 sao cho ∑ CFj = Y > 0 ) (j: 0 n+1)
• Ý nghĩa: t là thời gian thu hồi vốn đầu tư yêu cầu
 Nếu PBP > t: Dự án bị loại;
 Nếu PBP = t: Tuỳ vào sự quan trọng của dự án;
 Nếu PBP < t:
 Nếu là dự án độc lập: Tất cả được lựa chọn;
 Nếu là dự án xung khắc: Dự án nào có thời hạn thu hồi vốn đầu tư ngắn
nhất sẽ được lựa chọn.
n 1
X
PBP n
CF 
v1.0014111206
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
34
Trong bài học này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các
nội dung sau:
• Nguồn thông tin về khách hàng;
• Phân tích định tính;
• Thẩm định tài chính doanh nghiệp;
• Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp;
• Xếp hạng tín dòng tiền trong phương án sản xuất
kinh doanh.

File đính kèm:

  • pdftin_dung_ngan_hang_bai_2_tham_dinh_tin_dung.pdf