Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc là một thể loại đang được công chúng văn học dành

nhiều sự quan tâm, đồng thời cũng đặt ra nhiều câu hỏi bỏ ngỏ. Bài viết sử dụng lý thuyết

tiếp nhận để phân tích, bình giá tiểu thuyết ngôn tình từ các khuynh hướng tiếp nhận của

độc giả Việt Nam. Dựa trên sự lý giải sức hấp dẫn cũng như những mặt hạn chế của tiểu

thuyết ngôn tình, bài viết góp phần đánh giá đúng giá trị và định hướng sự phát triển của

trào lưu văn học này đối với công chúng văn học Việt Nam.

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải trang 1

Trang 1

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải trang 2

Trang 2

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải trang 3

Trang 3

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải trang 4

Trang 4

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải trang 5

Trang 5

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải trang 6

Trang 6

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải trang 7

Trang 7

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải trang 8

Trang 8

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 9600
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
101 
TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH TRUNG QUỐC: ĐÓN NHẬN HAY ĐÀO THẢI? 
Lê Thị Ngọc Trâm 
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 
Email: lethingoctram1402@gmail.com 
TÓM TẮT 
Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc là một thể loại đang được công chúng văn học dành 
nhiều sự quan tâm, đồng thời cũng đặt ra nhiều câu hỏi bỏ ngỏ. Bài viết sử dụng lý thuyết 
tiếp nhận để phân tích, bình giá tiểu thuyết ngôn tình từ các khuynh hướng tiếp nhận của 
độc giả Việt Nam. Dựa trên sự lý giải sức hấp dẫn cũng như những mặt hạn chế của tiểu 
thuyết ngôn tình, bài viết góp phần đánh giá đúng giá trị và định hướng sự phát triển của 
trào lưu văn học này đối với công chúng văn học Việt Nam. 
Từ khóa: lý thuyết tiếp nhận, tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc, văn hóa đọc. 
MỞ ĐẦU 
Tháng 9/2015, Cục Xuất bản có lệnh tạm dừng xuất bản những truyện ngôn tình Trung 
Quốc. Trước thông tin này, có hai quan điểm đối nghịch nhau. Một số ý kiến bày tỏ sự nhất trí, 
đồng tình với quyết định của cơ quan chức năng vì cho rằng loại tiểu thuyết này làm phương hại 
đến đạo đức, văn hóa dân tộc, “đầu độc” tâm hồn của bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ tuổi bằng 
những chuyện tình sướt mướt, phi thực tế. Ở chiều ngược lại, có ý kiến cho rằng việc dừng phát 
hành để biên tập, chỉnh sửa thực chất là cấm, là vi phạm các nguyên tắc xuất bản và ảnh hưởng 
đến quyền hưởng thụ văn hóa của độc giả. Đâu là câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này? Lý 
thuyết tiếp nhận cho phép nghiên cứu ngôn tình trong quá trình đọc của độc giả: về khởi điểm 
(tầm đón nhận, động cơ tiếp nhận), diễn biến cũng như hiệu quả của quá trình tiếp nhận văn học. 
Nhìn từ khuynh hướng tán dương của bạn đọc, ngôn tình mang những giá trị cần được khẳng 
định. Từ khuynh hướng luận tội, ngôn tình thức tỉnh những vấn đề cần được nhìn lại. 
NỘI DUNG 
1. Truyện ngôn tình Trung Quốc và sự phù hợp với tầm đón đợi của người đọc 
Xuất hiện dày đặc tại các nhà sách hiện nay là những cuốn sách ngôn tình với những cái 
tên đầy “mời gọi”, gắn nhãn best-seller, tác giả ăn khách, sách bán chạy. Tiểu thuyết ngôn 
tình là những câu chuyện về tình yêu, đa sắc màu, đủ cung bậc. Đây là một trào lưu sáng tác văn 
học của các tác giả trẻ Trung Quốc, xuất hiện cách đây khoảng 10 năm. Các tác giả viết ngôn 
Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: đón nhận hay đào thải? 
102 
tình nổi tiếng có thể kể đến như Tân Di Ổ, Ðồng Hoa, Tào Đình, Cố Mạn, Ðường Thất Công Tử, 
Diệp Lạc Vô Tâm... Dịch giả Trang Hạ đã mang Xin lỗi em chỉ là con đĩ của nhà văn Tào Đình 
vào Việt Nam (2006), điểm tô cho bộ mặt văn học một thể loại mới. Từ đó, hoạt động dịch thuật 
và xuất bản ngôn tình diễn ra mạnh mẽ, mang lại doanh thu. Điều gì đã tạo nên sức hút của 
ngôn tình đối với giới trẻ? 
Việc đón nhận tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc thể hiện sự rộng mở trong giao lưu văn 
hóa, sự cởi mở trong các quan niệm văn chương. Sống trong thời đại đề cao tự do cá nhân, giới 
hạn tiếp nhận của độc giả đã có sự thay đổi. Vấn đề tình dục được nhìn nhận theo hướng khác, 
người ta thành thật đối mặt và giải quyết những vấn đề thuộc về nó, bởi “không có gì thuộc về 
con người mà xa lạ với tôi”( Marx). Ngôn tình đi cùng với những “kiểu yêu” hiện đại, vì vậy 
nhận được sự đón nhận của độc giả Việt Nam. Để sống và sinh sôi trong cộng đồng văn học, 
ngôn tình biết gây chú ý trong phương thức lưu hành. Sự phát triển của truyền thông và các 
phương tiện thông tin đại chúng góp phần không nhỏ tạo nên “cơn lốc ngôn tình”. Văn học 
mạng - một kênh tiêu thụ lớn - đưa ngôn tình đến gần với bạn đọc bằng các fanpage, blog như: 
ngontinh.com, loidich.com, vficland.com, tuthienquoc.wordpress.com đăng tải truyện ngôn 
tình Trung Quốc cho phép người đọc được giao lưu với tác giả, dễ dàng thể hiện ý kiến qua các 
bình luận công khai, được tham gia kiến tạo tác phẩm Nếu xem tác phẩm văn học là những 
đứa con tinh thần của tác giả, thì ngôn tình chính là những đứa con thân thiện với người đọc. 
Sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn đọc cũng là minh chứng cho việc tiểu thuyết ngôn tình 
Trung Quốc đã thỏa mãn được tầm đón nhận của công chúng Việt Nam: giới trẻ. Công chúng 
trẻ thuộc nhiều thành phần xã hội và nghề nghiệp khác nhau nhưng đều tò mò, thích khám phá, 
thích mơ mộng và tìm kiếm thần tượng; có xu hướng tiếp cận với các vấn đề tính dục, tâm lý, 
giải thiêng, các hiện tượng gây shock. Không ngạc nhiên khi ngôn tình đặc biệt thu hút độc giả 
nữ. Nếu nam giới thường thích những câu chuyện giao chiến, thi đấu thể thao, siêu anh hùng,... 
thì nữ giới thích những câu chuyện tình cảm tinh tế, những kiểu yêu đương lãng mạn. Lý giải sự 
hấp dẫn của tiểu thuyết ngôn tình, không thể phủ nhận sức hút từ bản thân tác phẩm đối với giới 
trẻ. Các tác giả ngôn tình cố gắng không tạo ra khoảng cách thẩm mỹ giữa tác phẩm và người 
đọc. Trên cơ sở nắm bắt thị hiếu, tâm lý của nhóm độc giả này, tác giả ngôn tình thường viết ra 
những tác phẩm thỏa mãn trình độ, nhu cầu của họ. Tâm lý đám đông, sự lây lan trong tiếp nhận 
cũng chính là một yếu tố khiến ngôn tình phát triển với tốc độ chóng mặt. 
Về đề tài, ngôn tình đáp ứng kịp thời những món ăn tinh thần của giới trẻ bằng những 
câu chuyện về tình bạn, tình yêu, giới tính, tuổi trẻ, sự trưởng thành, cuộc sống hôn nhân, 
Truyện ngôn tình rất đa dạng, có đến hơn 50 tiểu loại truyện ngôn tình với rất nhiều mảng đề 
tài: dòng cổ đại (nói chuyện ngày xưa), dòng đô thị hiện đại (nói chuyện hiện đại), dòng xuyên 
không (nhân vật từ thời hiện đại thường sau một tai nạn, bỗng nhiên thấy mình quay về quá khứ 
cổ xưa), dòng võng du (nói chuyện tình online trên mạng). Giới trẻ có đời sống tâm lý đa dạng, 
thất thường: lúc buồn, lúc vui, khi hào hứng, khi lo âu, khi sảng khoái, Ngôn tình đón đầu các 
tâm thế tiếp nhận của bạn đọc bởi ở đó có đủ các món “hợp khẩu vị” để thỏa mãn người đọc. 
Kiểu truyện sủng dành cho những độc giả ưa thích những câu chuyện ngọt ngào lãng mạn, độc 
TẠP CHÍ ... ở chắt lọc những gì tinh túy nhất của đời sống và tuân theo những quy luật 
của đời sống xã hội, quy luật của diễn biến tâm lí con người. Nghĩa là dùng cái vô lý để nói cái 
hợp lý. Ngôn tình đầy rẫy những điều “vô lý. Cuốn Dụ tình của tác giả Ân Tầm miêu tả nhân 
vật nữ luật sư tài giỏi, sắc sảo khi bị quấy rối tình dục nhiều lần lại đem lòng yêu người quấy rối 
mình. Hay Anh trai em gái của nhà văn Tào Đình kể về tình yêu đơn phương đầy đau khổ của 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
105 
Mai Mai dành cho chính anh trai mình. Dường như ngôn tình đã bất chấp, xem nhẹ cái hợp 
lý: đạo đức, các luân lý xã hội, quy luật tâm lý. Đó không phải là sự lạc quan hóa trong nội dung 
mà chính là sự vô nguyên tắc trong hư cấu. Tiểu thuyết viễn tưởng được xem là thể loại hư cấu, 
tưởng tượng mạnh mẽ nhất. Nhưng Jules Verne, tác giả cuốn Hai vạn dặm dưới biển phải dựa 
vào thành tựu khoa học tự nhiên thế kỉ 19 để sáng tạo ra thuyền trưởng Nêmô với con tàu ngầm 
Nautilus trứ danh. Hư cấu, tưởng tượng trong ngôn tình còn đặt ra vấn đề: tự do hay dễ dãi trong 
sáng tạo văn học. Một số tác giả ngôn tình đã nhầm lẫn giữa tự do và sự tùy tiện cá nhân. Nếu tự 
do cho nhà văn đi đến tận cùng của sự tưởng tượng và sự biến ảo của ngôn từ thì sự tùy tiện tiếp 
tay cho nhà văn dấn sâu vào sự ích kỷ, phi ý thức và phi thẩm mỹ. Phải chăng tác giả ngôn tình 
đôi khi “ích kỉ” khi cầm bút chỉ để chiều lòng độc giả? 
Sự lệch chuẩn về quy tắc sáng tạo – nguyên tắc hiện thực dẫn đến sự lệch chuẩn trong 
hiệu quả tiếp nhận của độc giả. Không ít những cuốn ngôn tình đã tạo ra một thế giới ảo, ru ngủ 
bạn đọc. Thay vì hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ, ngôn tình lại tạo ra những mông 
muội, ngộ nhận, ảo tưởng các giá trị thuộc phạm trù đạo đức, văn hóa. So sánh ngôn tình Trung 
Quốc với “ngôn tình kiểu Pháp” đương đại qua các tác giả Marc Levy, Guillaume Musso, có 
thể nhận ra một vài điểm tương đồng và khác biệt. Tác phẩm tình cảm của Marc Levy kết hợp 
với đề tài đa dạng như trở về tuổi thơ, đề tài chiến tranh (trong tác phẩm Những đứa con của tự 
do, Nếu được làm lại), tình bạn, chủ đề nhân quyền (Chàng và nàng)... Nếu văn học phương 
Tây được kiểm duyệt một cách khá chặt chẽ trước khi vào Việt Nam thì ngôn tình Trung Quốc 
xâm nhập một cách không kiểm soát, bất chấp. 
Nếu hư cấu gắn liền với những hệ lụy về nhận thức của giới trẻ thì yếu tố sex, yếu tố 
tính dục trong tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc lại gắn liền với vấn đề tâm sinh lý, vấn đề giới 
tính của độc giả. Rất nhiều những tiểu thuyết xuất hiện một cách đậm đặc và thô thiển những 
chi tiết mùi mẫn, thậm chí mạnh bạo và dung tục trong mô tả tính dục. Nếu tác phẩm văn học 
độc hại một cách lộ liễu dễ ngăn chặn thì loại độc hại được che đậy khéo léo, lồng ghép, “mưa 
dầm thấm lâu” lại rất khó kiểm soát. Có thể kể đến bộ hệ liệt tiểu thuyết 10 chương của các tác 
giả Vân Nhạc, Tử Nguyệt; hay những pha sex táo bạo trong tiểu thuyết Diệp Lạc Vô Tâm 
Chìm trong cuộc yêu của tác giả Thánh Yêu miêu tả đời sống tình dục đầy cực đoan, biến thái 
của Duật Tôn. Vì sao cảnh nóng, yếu tố H (Hentai), sự mô tả hoạt động tính giao lại trở thành 
một gia vị không thể thiếu để “chế biến” một câu chuyện ngôn tình hoàn hảo? Theo các chuyên 
gia tâm lý, cái gì càng lạ, càng cấm thì giới trẻ càng muốn tìm hiểu, khám phá. Đặc biệt, lứa tuổi 
này đang phát triển về sinh lý, tò mò về cảm xúc giới tính nên những cảnh nóng trong ngôn tình 
đặc biệt cuốn hút. Có ý kiến cho rằng giới phê bình đã quá khắt khe với tiểu thuyết ngôn tình, 
bởi nhiều kiệt tác văn học thế giới viết còn dữ dội, bạo liệt hơn thế. Lolita của Vladimir 
Nabokov nói về ấu dâm trẻ em. Rừng Nauy (Haruki Murakami) đề cập đến đời sống quan hệ 
nam nữ của sinh viên Nhật Bản. Sex gần như là một chủ đề xuyên suốt tác phẩm. Vậy đâu là 
điểm phân biệt giữa tiểu thuyết sex thuần túy và một tác phẩm nghệ thuật? Hiệu quả tiếp nhận 
của bạn đọc là câu trả lời thuyết phục nhất. Trịnh Lữ khi đánh giá về Rừng Nauy cho rằng tiểu 
thuyết đã bắt người đọc nhận thức được sự ngu xuẩn của mọi dâm tính và “giúp giới trẻ (và cả 
Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: đón nhận hay đào thải? 
106 
những người không còn trẻ nữa) nhận ra cái cao cả theo nghĩa triết học và tự nhiên của tình 
yêu”. Không khó để nhận ra những cảnh sex trong ngôn tình chỉ đơn thuần giữ vai trò miêu tả. 
Bởi viết về sex như một cách chiều chuộng độc giả, ngôn tình khiến người đọc thỏa mãn thay vì 
thức nhận. Một sự thỏa mãn mang tính bản năng thay vì hướng đến những cảm xúc phát triển 
tâm hồn. Chông chênh giữa ngưỡng cửa trẻ con - người lớn, không thiếu những độc giả ngôn 
tình bị kích thích dẫn đến tình trạng yêu đương nhắng nhít, chóng vánh, những hành động thái 
quá, thiếu suy nghĩ, nông nổi. Bên cạnh đó, yếu tố tính dục kết hợp với yếu tố “kì” trong ngôn 
tình tạo những câu chuyện nóng bỏng, thỏa mãn ngay cả những kiểu tâm lí có phần “biến thái” 
của độc giả như sư đồ luyến (tình yêu thầy trò), đam mỹ (tình yêu đồng tính nam), hủ nữ (nữ 
thích đam mỹ),... Từ đó, một bộ phận giới trẻ ủng hộ, thậm chí yêu thích mối quan hệ đồng tính 
nam, kéo theo đó là sự ngộ nhận giới tính, sự bắt chước. Đến một mức độ nào đó, tác động tiêu 
cực của ngôn tình là việc đánh mất bản thể của mỗi người. 
Ngôn tình còn phản ánh một vấn đề khác nữa, đó là sự hình thành văn hóa, thể hiện ở 
cách sử dụng ngôn ngữ và việc tôn thờ thần tượng của giới trẻ. Trước hiện tượng đó, nhà văn 
DiLi cho rằng: “Truyền bá ngôn ngữ là truyền bá văn hóa. Đọc truyện đừng nghĩ là giải trí đơn 
thuần, đó là sự hình thành tư duy”. Với việc sử dụng ngôn ngữ “ngọt đến từng âm tiết”, sến sẩm, 
ủy mị hay ngôn ngữ quá trần trụi, dễ dãi; ngôn tình đang dần khiến ngôn ngữ tự hạn chế khả 
năng biểu hiện. Ngôn tình có cả hệ thống “thuật ngữ” riêng. Những kí hiệu, cách gọi: 419, 52, 
ánh mặt trời thụ/ công, ăn cơm mềm, đi vào lời ăn tiếng nói của những con nghiện ngôn tình, 
tạo nên thói quen sử dụng ngôn ngữ của một bộ phận giới trẻ một cách “tự nhiên” và “có chủ ý”. 
Độc giả nữ – đối tượng chính của ngôn tình – tự xưng mình là “thục nữ”, “sắc nữ”, “trạch nữ”, 
“hắc thị thục nữ”. Dịch giả Đào Bạch Liên cho biết, Bộ bộ kinh tâm (một bản dịch kì công và 
nghiêm túc) bị độc giả xem là quá thuần Việt – và chị không thể dịch Việt hóa hơn. Có thể thấy 
mức độ “ngấm” Hán văn của độc giả ngôn tình thực sự rất cao. 
Vấn đề định hướng thần tượng trong giới trẻ cũng là một vấn đề đáng được quan tâm, 
bởi “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng lại là một thảm 
họa”(Đề thi Đại học môn Văn khối D năm 2012). Giới trẻ hiện nay thần tượng ai trước thực 
trạng không ít các bạn trẻ chọn ngôn tình làm “sách gối đầu giường”? Giao lưu của tác giả Diệp 
Lạc Vô Tâm tại Hà Nội và TP HCM đầu tháng 4 lên cơn sốt trong cộng đồng giới trẻ, nhất là 
hàng loạt trang hâm mộ trên mạng xã hội Facebook. Khán phòng đông nghẹt độc giả là học sinh, 
sinh viên. Giới trẻ ngày nay không ngừng “hình tượng hóa” các cá nhân, và những nhân vật này 
hoàn toàn trùng khớp với hình ảnh các “mỹ nam”, “mỹ nữ” hoàn hảo trong ngôn tình. Là một 
fan - girl ngôn tình, hẳn không ai chưa lần mơ tưởng đến những “soái ca” như Hà Dĩ Thâm (Bên 
nhau trọn đời – Cố Mạn) - một luật sư thành đạt, chung tình; Tiêu Nại (Yêu em từ cái nhìn đầu 
tiên – Cố Mạn) - một thiên tài máy tính, Hàn Thạc Trần (Đồng lang cộng chẩm) - đại ca xã hội 
đen nhưng cả đời sống chết vì một người con gái Có nhiều cuốn sách ngôn tình đề cao văn 
hóa Đại Hán, văn hóa Hoa Hạ, xem nhẹ, miệt thị văn hóa các nước khác. Một số lượng không 
nhỏ ngôn tình được xây dựng để mê muội độc giả thay vì hướng họ đến sự ngưỡng mộ thần 
tượng, đến việc nâng họ lên một giới hạn mới. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
107 
Độc giả tiêu thụ sách nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay thuộc về giới trẻ: độ tuổi nhạy 
cảm nhưng cũng vội vàng, bồng bột, thiếu từng trải, thiếu chín chắn. Người đọc ngôn tình đang 
dần “trẻ hóa”. Liệu với sự non nớt, nhóm bạn đọc tiềm năng này có đủ sức đề kháng để tự vệ 
trước những “lệch chuẩn”? 
3. Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: đón nhận hay đào thải? 
Từ hai khuynh hướng tiếp nhận, ngôn tình đã thể hiện được những giá trị, vai trò cũng 
như những hạn chế và hiểm họa đến đời sống văn học đương đại Việt Nam. Vậy, đâu là xu 
hướng phát triển của ngôn tình trong thời gian tới? 
Để trả lời câu hỏi nhức nhối ấy không thể không định lại giá trị văn học của tiểu thuyết 
ngôn tình. Vì đề cao chức năng giải trí nên ngôn tình mang những đặc điểm của văn học giải trí. 
Là một thể loại văn học thị trường, ngôn tình có những tác phẩm chất lượng cao và cũng có 
những thứ khó chấp nhận, ăn theo. Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp giảm thiểu tác động 
xấu từ ngôn tình. Nhất là sự xuống cấp trầm trọng của trào lưu này hiện nay. Thay vì lên án, 
chúng ta hãy cùng điều chỉnh thị hiếu cho độc giả qua những phương tiện thông tin đại chúng. 
Ở đó, cái được và chưa được của ngôn tình đều được nêu lên sòng phẳng, khách quan. Hoạt 
động rà soát, xử lý các đầu sách vô bổ, tuyên truyền lối sống trái với thuần phong mỹ tục của 
Việt Nam đi kèm với việc lên án những kiểu kinh doanh trên bản năng con người, kiểm duyệt 
hoạt động dịch thuật, nhất là những dịch giả không chuyên, tự phát sẽ giúp ngăn chặn, đào thải 
tư tưởng lệch lạc, thiếu tính thẩm mỹ của những cuốn sách ngôn tình nhảm nhí. Bạn đọc cũng 
chính là yếu tố đóng vai trò định hướng giá trị tác phẩm, định hướng sáng tác của nhà văn. 
Người đọc cần phải tìm đến những cái hay trong truyện để nâng mình lên, làm cho con người 
mình thanh cao hơn, sống có ý nghĩa, đẹp hơn. Chính loại người đọc này là đối tượng lý tưởng 
nhất mà nhà văn tâm huyết cần hướng tới. Đồng thời họ cũng thúc đẩy sự phát triển của văn học, 
vì họ luôn luôn đòi hỏi nhà văn nâng cao trình độ nghệ thuật không ngừng. 
Tiếp nhận ngôn tình cũng phản ánh một câu chuyện lớn hơn đó là văn hóa đọc. Ngoài 
thẩm định lại giá trị của tiểu thuyết ngôn tình, cần định hướng lại giá trị của văn hóa đọc. Khi 
công chúng với thị hiếu dễ dãi sẽ rất ngại, rất khó tiếp cận các tác phẩm kinh điển. Vậy, đây là 
sự xuống cấp của văn hóa đọc hay là sự báo hiệu cho một văn hóa đọc kiểu mới? Để định hướng 
văn hóa đọc, cần làm rõ vai trò định hướng của nhà phê bình và vai trò tiếp nhận của độc giả. 
Phê bình văn học được xem là một loại tiếp nhận đặc biệt. Nhà phê bình với sự sành sỏi, 
tinh tế trong cảm thụ nghệ thuật đặc biệt nhạy cảm với những tác phẩm nghệ thuật đích thực, đặt 
các hiện tượng nghệ thuật đích thực vào vị trí xứng đáng của chúng. Vì vậy, các nhà phê bình 
cần lên tiếng, thể hiện những phân tích, bình giá mang tính khoa học để định hướng cho bạn đọc, 
đặc biệt là đối với những “con mọt” ngôn tình. Đồng thời, để đến gần hơn với những tinh hoa 
văn học, bạn đọc cần lắng nghe những “gợi ý” từ những nhà phê bình có uy tín chuyên môn. 
Người đọc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong văn hóa đọc của một quốc gia. “Nói 
cho tôi cuốn sách mà bạn đọc, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào” (phỏng theo câu nói 
Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: đón nhận hay đào thải? 
108 
của Miguel de Cervantes), vì vậy, đọc sách nên tìm những cuốn “khó” hơn so với hiểu biết của 
mình để tự mình vượt lên những tầm tư tưởng mới. Điều này có lẽ giống với quan điểm của 
Joubert: “Ta không bao giờ trở nên thông thái được nếu chỉ chịu đọc hay chịu học những gì ta 
ưa thích mà thôi”, khi xã hội không làm tốt vai trò “bộ lọc” thì bạn đọc sẽ phải làm “người tiêu 
dùng thông minh”. 
KẾT LUẬN 
Văn học trong nước, dưới sự tác động của lối viết ngôn tình, cho ra đời nhiều tác phẩm 
ăn khách như: Người yêu cũ có người yêu mới (Iris Cao); Anh sẽ yêu em mãi chứ (Gào); Yêu 
người yêu người ta (Gia Đoàn); Yêu đi rồi khóc (Hamlet Trương) Đây cũng là một hiện tượng 
dành được sự quan tâm không ít của công chúng văn học, liệu trào lưu ấy có trở thành “ngôn 
tình kiểu Việt Nam” hay không? Ngôn tình là một trào lưu văn học không thể nằm ngoài quy 
luật sinh tồn của dòng chảy văn học. Nếu tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc gạn lọc được những 
điểm yếu, nâng cao chất lượng thì sẽ tự nó vượt qua được sự thoái trào. Nếu dòng văn học này 
vẫn ngang nhiên những hiện tượng trá hình, ăn theo, xuống cấp trầm trọng thì ngôn tình sẽ bị 
đào thải ra khỏi đời sống văn học. Câu hỏi: đón nhận hay đào thải ngôn tình Trung Quốc phải 
chăng nên để lại cho thời gian trả lời?! 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Trần Đình Sử (1999). “Lí thuyết tiếp nhận và phê bình văn học”, Tạp chí Sông Hương, số 124 
(tháng 6). 
[2]. Bích Ngọc (tổng hợp). “Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc và những hiểm họa khôn lường”, Báo 
Dân Trí (tháng 5 năm 2014), 
nhung-hiem-hoa-khon-luong-1401601739.htm 
[3]. Đỗ Mai Quyên (tổng hợp từ các trang mạng Trung Quốc). “Nói không với ngôn tình Trung Quốc, 
được không?”, Báo Tuổi Trẻ ( tháng 4 năm 2015), 
tri/20150411/noi-khong-voi-ngon-tinh-duoc-khong/732389.html 
[4]. Tiki. Truyện ngôn tình bán chạy, https://tiki.vn/bestsellers/ngon-tinh/c1521 
[5]. Phạm Quang Trung. Văn chương – Đọc và viết,  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
109 
CHINESE LOVE NOVEL: ACCEPT OR ELIMINATE? 
Le Thi Ngoc Tram 
Department of Literature, Hue University College of Education 
Email: lethingoctram1402@gmail.com 
ABSTRACT 
Chinese love novel is one of the favorite genres which are attracting society’s attentions. 
Also, it leaves many unexplainable questions due to its negative effects. The article uses 
approach theory to analyze and give meaningful thoughts from approach tendencies of 
readers. By rationalizing the popularity and the limit of Chinese love novels, the article 
contributes to revaluating and navigating the potential pathways for the development of 
this literature trends towards Vietnamese readers . 
Keywords: Approach theory, Chinese love novel, reading culture. 

File đính kèm:

  • pdftieu_thuyet_ngon_tinh_trung_quoc_don_nhan_hay_dao_thai.pdf