Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Như Bình

Trong bức tranh đa sắc của văn học đương đại, Như Bình được biết đến như

một nhà văn nữ độc đáo và tài hoa, dịu dàng và mãnh liệt. Chị thu hút người đọc bằng sự

sắc sảo, nhạy bén của một nhà văn trẻ, sự nồng nàn, dịu dàng của một người phụ nữ. Sức

hấp dẫn của truyện ngắn Như Bình toát ra từ cách đặt vấn đề nhức nhối mà âm ỉ trong

đời sống đương đại, lối kể chuyện có duyên, đằm thắm, song trên hết là cách tạo dựng thế

giới nhân vật sống động, chân thực. Với cách quan niệm về con người đời thường, Như

Bình đã tạo ra một thế giới nhân vật riêng, trong đó nổi bật hơn cả là con ng

Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Như Bình trang 1

Trang 1

Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Như Bình trang 2

Trang 2

Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Như Bình trang 3

Trang 3

Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Như Bình trang 4

Trang 4

Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Như Bình trang 5

Trang 5

Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Như Bình trang 6

Trang 6

Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Như Bình trang 7

Trang 7

Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Như Bình trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 4260
Bạn đang xem tài liệu "Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Như Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Như Bình

Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Như Bình
20 TRNG I HC TH  H NI 
NHN VT BI K!CH TRONG TRUY
N NG#N NH B$NH 
Trần Thị Hoa1 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 
Tóm tắt: Trong bức tranh đa sắc của văn học đương đại, Như Bình được biết đến như 
một nhà văn nữ độc đáo và tài hoa, dịu dàng và mãnh liệt. Chị thu hút người đọc bằng sự 
sắc sảo, nhạy bén của một nhà văn trẻ, sự nồng nàn, dịu dàng của một người phụ nữ. Sức 
hấp dẫn của truyện ngắn Như Bình toát ra từ cách đặt vấn đề nhức nhối mà âm ỉ trong 
đời sống đương đại, lối kể chuyện có duyên, đằm thắm, song trên hết là cách tạo dựng thế 
giới nhân vật sống động, chân thực. Với cách quan niệm về con người đời thường, Như 
Bình đã tạo ra một thế giới nhân vật riêng, trong đó nổi bật hơn cả là con người bi kịch. 
Từ khoá: Như Bình, truyện ngắn đương đại, con người bi kịch 
1. MỞ ĐẦU 
Như Bình là một trong số cây bút nữ trẻ thế hệ thứ tư của thời kì sau đổi mới. Với sức 
viết dồi dào và sự nhạy cảm đặc biệt với những vấn đề nhân sinh, truyện ngắn của chị 
mang chiều sâu nội cảm và phong phú, đa dạng trong cách phản ánh hiện thực đời sống. 
Sau ba đầu sách Giông biển, Dòng sông một bờ, Đêm vô thường, Như Bình được đặc cách 
kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000 khi tuổi đời còn rất trẻ. Thời gian gần đây, 
nữ nhà văn sau một thời gian lặng lẽ đã cho ra mắt tập truyện ngắn Bùa yêu − một thứ 
"ngải văn chương" ám ảnh người đọc. Tập hợp gần 30 truyện ngắn được in rải rác trong 
nhiều năm, Bùa yêu mang đậm dấu ấn nữ tính của Như Bình trong văn chương, trong đó có 
những truyện ngắn, đã đạt Giải thưởng văn học Nguyễn Du, giải của Tạp chí Văn nghệ 
quân đội, giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Báo Văn nghệ 
trẻ... Truyện ngắn của Như Bình như thông điệp mạnh mẽ về tình yêu, được soi chiếu dưới 
góc nhìn đàn bà, vì thế văn của chị thường trở đi trở lại mảng đề tài thân phận phụ nữ. 
Thấu hiểu, đồng cảm sẻ chia với đủ mọi trắc trở ai oán đàn bà chính là cách chị làm dịu đi, 
nhẹ bớt những nỗi đau thâm căn cố đế, vô hình vô ảnh nhưng có sức công phá ác liệt của 
riêng mình. Đọc truyện ngắn của chị, dễ dàng thấy chân dung một nhà văn luôn hoà mình 
vào những chốn bình dị, luôn lắng nghe những thân phận vô danh để rồi tìm thấy từ những 
1 Nhận bài ngày 08.10.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.10.2016 
 Liên hệ tác giả: Trần Thị Hoa; Email: tranthihoa.gvxuanhoa@vinhphuc.edu.vn 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 21 
nơi chốn ấy, những con người ấy vẻ đẹp lấp lánh của cuộc đời này. Chị đã tạo dựng một 
thế giới nhân vật bề bộn phận người với giọng văn trắc ẩn mang điệu thức buồn. Ám ảnh 
người đọc hơn cả là kiểu loại nhân vật bi kịch. 
2. NỘI DUNG 
Nhân vật bi kịch là loại nhân vật bị hoàn cảnh xô đẩy, gặp nhiều sóng gió trong cuộc 
đời, vướng vào nhiều xung đột, trắc trở, phiền lụy. Nhìn chung, các nhà văn thường miêu 
tả loại nhân vật này từ điểm nhìn bên trong để lột tả được đầy đủ những giằng xé nội tâm 
của nhân vật. Thông qua nhân vật, tác giả giúp người đọc nhận ra những bi kịch lịch sử và 
tâm lí của con người trong một giai đoạn cụ thể nào đó. Với loại nhân vật này, cuộc sống hiện 
ra sống động chứ không phải là thứ hiện thực được chưng cất, tinh luyện và lí tưởng hoá. 
Khảo sát loại nhân vật bi kịch trong truyện ngắn của Như Bình, chúng tôi thấy, trong 
mỗi tác phẩm, chị đều có những kiến giải riêng. Theo chị, cái bi kịch của con người có thể 
chịu sự tác động của hoàn cảnh nhưng cũng có thể do không vượt được chính mình. 
2.1. Nhân vật bi kịch − nạn nhân của hoàn cảnh 
Trong mối quan hệ với hoàn cảnh, con người thường bị ràng buộc bởi những giới hạn, 
khuôn phép khác nhau. "Tất cả chúng ta là tù binh của hoàn cảnh và không một ai tự do 
hết" (Iu.Bondarev). Thực ra trong mối quan hệ với hoàn cảnh, không phải ai cũng gặp 
nghịch lí, oái oăm. Có người gặp thời trở thành anh hùng, vĩ nhân. Có người giàu bản lĩnh 
chế ngự được hoàn cảnh, chiến thắng nó để thực hiện ước mơ hoài bão của mình. Nhưng 
cũng có những người bị hoàn cảnh trói buộc, đè bẹp. Loại nhân vật này ta bắt gặp khá 
nhiều trong truyện ngắn giai đoạn 30 − 45. Trong văn học thời đổi mới, loại nhân vật nạn 
nhân của hoàn cảnh cũng được các nhà văn hiện đại dành khá nhiều bút lực miêu tả sắc nét 
và sinh động. Bi kịch của họ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Họ có thể là nạn 
nhân của chiến tranh, của tư duy lỗi thời, cổ hủ. Họ cũng có thể là nạn nhân của môi 
trường sống tha hoá và khả năng tự vệ kém cỏi trước những áp lực đời sống... Tuy nhiên, 
không phải bất cứ ai là nạn nhân của hoàn cảnh cũng đều là bi kịch. Họ chỉ trở thành bi 
kịch khi nhận thức được tình cảnh của mình, thấy được sự đau đớn thân phận. 
Ở truyện ngắn của Như Bình, nhà văn dành khá nhiều tâm huyết cho mô típ "hồng 
nhan bạc phận". Là một cây bút hiện đại, nhưng nữ nhà văn đôi khi "ngược dòng" trở về 
với "bến bờ xưa". Nhân vật Huệ trong truyện ngắn Cô Huệ là nạn nhân của những quan 
niệm cũ, của lối tư duy cổ lỗ. Các cuộc hôn nhân sắp đặt dưới luỹ tre làng xưa nay là khởi 
nguồn của bao bất hạnh, buồn thương. Huệ và Thám yêu nhau nhưng không thể đến với 
nhau cũng bởi cái tập tục đó. Nếu như những hủ tục ở làng quê đã cướp đi tình yêu đầu đời 
22 TRNG I HC TH  H NI 
của họ thì "chiến tranh trận mạc đã lấy đi tuổi trẻ của hai người". Giải ngũ, Thám trở về 
quê sống với vợ, một cuộc sống không có tình yêu dù đã có ba mặt con. Cô Huệ của thời 
hậu chiến trở thành lỡ thì. Hơn bốn mươi tuổi đầu người đàn ông mới "thấm thía tột cùng 
cái cuộc sống không tình yêu, nó tẻ ngắt và nặng nề", và "chợt hiểu đời người sẽ chẳng là 
gì nếu không có tình yêu, không được vui buồn đau khổ với người mình yêu dấu". Rào cản 
ngăn họ đến với nhau là vợ, là con, là chức vụ ở huyện của ông Thám. Khát khao của cô 
Huệ là được cùng sống dưới một mái nhà, được chăm sóc người mình gửi trọn trái tim, 
thậm chí cam tâm chịu đựng tất cả sự xỉ nhục của những đứa con ông Thám lẫn sự dày vò 
chì chiết của bà vợ ông. Nguyện ước cuối của nhân vật Huệ là khi chết  ... ười. 
Thấm đẫm trên từng trang viết của chị là nỗi niềm day dứt của những thân phận phụ nữ, 
buồn, khát khao đến đau đớn, quằn quại và chịu đựng thầm lặng đến nao lòng. 
Không chỉ quan tâm đến cuộc sống đời thường, Như Bình còn hướng ngòi bút tới đề 
tài chiến tranh và hậu chiến.Với chị, chiến tranh chấm dứt nhưng tàn dư của nó để lại thật 
ghê gớm. Chị khá sắc sảo trong việc khám phá chiều sâu tâm lí con người, đặc biệt ở lĩnh 
vực khai thác con người bi kịch, và điều này thể hiện qua hàng loạt các truyện ngắn lấy đề 
tài chiến tranh và hậu chiến như Sầu đông, Vọng phu, Cõi về, Dưới chân núi mồ côi. 
Truyện ngắn Sầu đông đã chạm vào nỗi đau mà nhiều khi khó diễn tả nổi. Tiểu đội thanh 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 23 
niên xung phong có mười lăm người thì hi sinh mất tám người. Chiến tranh kết thúc, Thản 
và Loan háo hức trở về quê nhưng gia đình họ đều bị trúng bom, xóm làng trơ trụi. Chiến 
tranh tàn khốc đã cướp đi của họ tình yêu, người thân và tuổi trẻ. Tác giả đã dựng lên một 
hoàn cảnh trớ trêu và tình huống đầy tính bi kịch. Hai cô gái nông trường lỡ thì côi cút dựa 
vào nhau dưới mái nhà lá nhỏ biệt lập trong rừng vắng như cặp uyên ương. Việc Thản thu 
xếp cho Loan "xin" anh lái xe thu mua chè một đứa con gieo vào lòng người đọc một nỗi 
xót xa. Những trang viết về chiến tranh và hậu chiến này gây ấn tượng sâu sắc. Không có 
bom đạn gầm gào, không có chiến trường địa đạo, chỉ có nỗi đau con người được kìm nén 
âm thầm nhưng không ngừng quẫy đạp. 
Ở mỗi tác phẩm, nhà văn lại có cách tiếp cận riêng và luôn mang đến cho người đọc sự 
đón đợi. Một điều khá độc đáo khi ta bắt gặp biểu tượng huyền thoại truyền thống đã nằm 
trong thế giới tâm hồn của mỗi con người Việt Nam được tái sinh một cách kì diệu trong 
truyện ngắn Vọng phu. Có thể coi tác phẩm này là một huyền thoại sáng thế mới của thời 
hiện đại. Biến thể của truyện nằm ở tính chất hàm nghĩa, ở những dụ ngôn đầy sức hàm 
chứa trong hình tượng người phụ nữ. Người phụ nữ chờ chồng với nỗi đau đáu mong chờ 
gấp hai lần hòn vọng phu trong truyền thuyết. Chị Mâu là mẫu nhân vật bi kịch của hoàn 
cảnh. Vợ chồng cưới nhau được ba tháng, anh Nghĩa – chồng chị đi chiến trường năm năm 
bặt vô âm tín. Chị xin tình nguyện gia nhập đoàn dân công hoả tuyến tải gạo vào chiến 
trường miền Nam mong có cơ hội gặp được chồng. Kết quả của cuộc gặp gỡ bất ngờ với 
Nhân, em trai chồng trên đường chiến dịch là sự ra đời của bé Nhớ. Rồi ngày chồng về, sau 
mười lăm năm biệt tích, chị lại phải trốn chạy. Chiến tranh đã đem đến những nỗi đau cho 
người đã khuất và những người đang sống. Linh hồn Nhân chỉ quanh quất không dám về 
nhà vì "phạm điều tội lỗi"; Nghĩa trong cơn mê sảng luôn thương nhớ em; Mâu sống trong 
dằn vặt, đôi mắt chờ đợi ngẩn ngơ. Vọng phu là một huyền thoại được Như Bình tái sinh 
và tôn dày thêm cho hình tượng, tạo sinh cho thần tượng những suy tư trong nỗi đau, sự 
cay đắng của thế thái nhân tình thời hiện đại. Ở truyện ngắn này, ta nhận thấy: nơi huyền 
thoại kết thúc là nơi truyện ngắn bắt đầu. Vọng phu đời xưa bồng con chờ chồng mòn mỏi 
thì vọng phu đời nay cạnh nỗi mong chờ khắc khoải còn là nỗi đau dằn vặt khôn nguôi. 
Vẫn là mô típ người phụ nữ có thân phận kém may mắn quen thuộc trong truyện ngắn 
của Như Bình, có người phải chịu cảnh cô quạnh như Ngãn trong truyện ngắn cùng tên, có 
người là nạn nhân bất hạnh của chiến tranh tàn khốc như những nhân vật nữ trong truyện 
Dưới chân núi Mồ Côi. Có lẽ ít truyện ngắn nào hậu quả chiến tranh lại được khai thác ở 
góc nhìn như trong truyện ngắn này. Câu chuyện xảy ra nơi xóm Trại, dưới chân núi Mồ 
Côi quạnh quẽ là vài nóc nhà của mấy chị em phụ nữ có hoàn cảnh éo le. Trong chiến 
tranh, họ là những người "vào sinh ra tử, sống chết có nhau". Thời bình, họ là những người 
24 TRNG I HC TH  H NI 
cùng cảnh ngộ không chồng. Bà Mão lớn tuổi nhất, tội và hoàn cảnh nhất xóm, mải đánh 
giặc, "đánh giặc xong rồi, già và xấu ai thèm lấy", "gạ gẫm xin đứa con mà không ai thèm 
cho". Cô Thẹo − gái quá lứa, xấu hổ vì sinh con không có bố, thiếu sữa, con mất, mẹ ốm 
rồi cũng bỏ theo con, "chiến tranh, đạn pháo thì không chết, hoà bình rồi lại chết đói cơ 
cực!". Cô Hoan ba lăm tuổi sắp chết già phải "nổi loạn" để bỏ về quê kiếm tấm chồng. 
Nhân vật "Mẹ" của "tôi" sinh ra con nhưng phải nói là nhặt được ở đám bần nước như 
"một chiến lợi phẩm", "bao năm vẫn hoài vọng, vẫn tin bố còn sống sẽ trở về, sẽ đón mẹ 
con tôi qua sông về quê hương của bố như đã hẹn". Tôi, "đứa con sinh ra từ tình yêu của 
bố mẹ" nhưng "không có quyền biết về nó". Cô Mân, cư dân mới của xóm, "chồng bị 
thương nặng nằm liệt một chỗ", "chăm chồng dăm ba năm" lòng thòng với ai có chửa, 
chồng trở lại trại điều dưỡng; cô đẻ con không biết vứt đâu rồi lên xóm Trại này. Mỗi nhân 
vật là một số phận. Mỗi số phận là một bi kịch khó diễn tả bằng lời bởi nỗi đau của họ quá 
lớn mà "những người sinh ra sau chiến tranh không đủ sức để sẻ chia"... 
Được soi chiếu bằng những góc nhìn khác nhau, song tựu chung, câu chuyện nào cũng 
để lại những nỗi xót xa trong lòng người đọc. Đất nước đã im tiếng súng không có nghĩa là 
con người đã được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Ngòi bút của Như Bình đã len lỏi vào 
những ngõ ngách của cuộc sống, đến với những mảnh đời nhỏ bé bất hạnh để lắng nghe 
tiếng lòng của họ. Truyện ngắn Ngãn khiến cho người đọc đắng lòng bởi cảnh sống của 
các cô công nhân lâm trường. Họ vác ba lô lên Truông khai hoang từ lúc tuổi còn rất trẻ, 
vậy mà "rơi rụng đâu gần hết. Gần một trăm cô gái khi lên đến giờ có đếm đi đếm lại cũng 
chỉ may dăm chục đứa kể cả con nít mới đẻ và ba mươi ả nàng quá lứa lỡ thì. Lâm trường 
quặt quẹo buồn teo". Cái may của người này càng làm cho người kia cám cảnh cho bản 
thân mình. Xoan, người bạn cùng phòng của Ngãn "vớ" được một chàng trai khá khẩm tên 
Minh trong đoàn kiểm lâm làm cho Ngãn vui thì ít buồn thì nhiều. Càng ghen tị với bạn, 
Ngãn lại ý thức hơn bao giờ hết sự kém may mắn của mình. Cô ý thức về thân phận "già 
lại xấu ai muốn lấy; kiếm một mụn con đã khó nói gì đến chồng". Từ ghen tị, nổi tức, tuyệt 
vọng đến uất hận. cay cú, Ngãn cầu mong những điều không suôn sẻ xảy ra với bạn cũng 
là để vỗ về, an ủi mình. Bi kịch nhất là đêm chỉ có Minh và Ngãn. Trong lúc đợi vợ chưa 
cưới đi mua sắm đồ, mệt mỏi vì chờ đợi cộng thêm chén rượu Ngãn vừa chuốc, Minh say 
giấc nồng trên chiếc giường của Xoan và Ngãn. Không kìm được những khát khao dồn nén 
bao ngày, Ngãn đã chủ động dâng hiến. Trớ trêu thay, người đàn ông mà cô khao khát nằm 
bất động không hay biết. Bất lực, người đàn bà đau khổ ấy đã bỏ chạy vào rừng sâu trong 
đêm mưa xối xả. Có thể thấy rất rõ trong một số truyện ngắn, gắn với bi kịch của nhân vật 
là sự đồng cảm, xót thương của tác giả; bên cạnh đó, việc miêu tả khát khao tình yêu mang 
màu sắc nhục thể đã mang đến cho người đọc những trang viết chân thật, vừa tinh tế, gợi 
cảm vừa táo bạo, quyết liệt, nồng nàn, đằm thắm của một cây bút nữ. 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 25 
2.2. Bi kịch do không vượt lên được chính mình 
Như chúng ta thấy, nẻo đường dẫn tới bi kịch của nhân vật có thể do hoàn cảnh, có thể 
do cái ác hãm hại. Tuy nhiên, bi kịch còn một phần nằm ngay trong những con người thiếu 
bản lĩnh, không thắng được chính bản thân mình. Loại nhân vật này được Như Bình khai 
thác dưới nhiều góc độ. Truyện ngắn Đêm nguyệt thực đã khắc hoạ khá thành công nhân 
vật lão Mốc. Lão Mốc sống một mình ở làng Cọi bởi bà Mốc đã bỏ lão đi vài năm trước; 
cô con gái duy nhất làm nghề dạy học theo chồng lên huyện. Lão đã gần bước qua độ tuổi 
năm mươi, sang tuổi sáu mươi nhưng có thân hình rắn rỏi của một người lao động. Duyên 
tình xui khiến lão gặp gỡ chị The, một người đàn bà ba mươi sáu tuổi, tật nguyền bẩm sinh. 
Hoàn cảnh éo le của chị The đã làm cho lão Mốc động tình. Tuổi trẻ chị The đã mang tiếng 
"chơi hoang quyến rũ trai làng", "đã tật còn đĩ". Chị một thân nuôi cu Bống trong sự khinh 
miệt của dân làng. Người đàn bà tật nguyền ấy cũng như bao người phụ nữ khác khát khao 
có một bờ vai rắn chắc để nương dựa, chở che. Còn lão Mốc, khi đã có tuổi "sợ sự cô đơn, 
cô độc". Mối tình giữa một lão còng gù với người đàn bà chân khèo tập tễnh không chỉ là 
sự cảm thông "cho thằng cu Bống có bố" mà còn là sự khát khao sẻ chia về tình cảm tuổi 
xế chiều. Nhưng rốt cuộc, lão Mốc cũng chẳng vượt qua được những rào cản vô hình. 
Tình yêu, khát khao về hạnh phúc cho riêng mình cũng không thắng nổi chuyện "tai 
tiếng", "danh dự" khi qua lại với cô The. Lão sợ "người đời chê cười", "con gái lão còn mặt 
mũi nào để hàng ngày lên lớp gõ đầu lũ trẻ", " làm sao lão nỡ để cho con gái phải xấu hổ vì 
lão". Lão cảm thấy "ngại và ngượng lắm". Mặc dù cũng nhận thức được bản thân "hèn mạt, 
hèn hạ, không đủ sức để sống cho riêng mình dù cuộc sống ấy chỉ ngắn ngủi trong bao 
lâu". Lão cũng hiểu "danh dự là cái quái gì mà lão phải đeo đẳng thành nghiệp chướng". 
Sự đấu tranh tư tưởng của lão Mốc giày vò lão, khiến lão ốm liệt giường, nhưng "lão 
không đủ sức để sống cho lão". Sự buông xuôi cho "chúa phán xét và định đoạt tất cả" 
chính là sự đầu hàng của lão khi không vượt lên được chính bản thân. Người đọc bắt gặp 
loại nhân vật này trong khá nhiều những truyện ngắn của Như Bình. Ở Hoa gạo là ông lão 
chèo đò cả cuộc đời yêu thầm, chờ đợi người đàn bà mà không dám thổ lộ. Ở Cỏ dại là sự 
kiêu hãnh đôi khi lấn át cả tiếng nói của con tim. Ở Ám ảnh là người mẹ đau đớn hi sinh 
tình mẫu tử vì nấc thang danh vọng của "ông quan" chồng... Nhưng có lẽ người đọc khó 
quên hai nhân vật được đặt vào trạng huống khá éo le trong tác phẩm Cô Huệ. Ông Thám 
và ông Thinh là bạn đồng niên. Thời trẻ, Thám lọt vào mắt xanh của Huệ, một cô gái lớp 
dưới khá xinh xắn. Thinh yêu thầm nhớ trộm Huệ. Mười bảy tuổi, Thám bị cha ép lấy vợ. 
Chiến tranh nổ ra, ba người đi lính. Khi xuất ngũ trở về, họ không còn trẻ nữa. Ông Thám 
đã có ba con lớn. Huệ muộn màng, ông Thinh cũng vậy. "Ở làng ai cũng vun vào cho ông 
và Huệ. Cơ mà Huệ cũng đã đồng ý". Tưởng là hạnh phúc đã nằm trong tay, ai dè ông lại 
để tuột mất. Cô Huệ ngãng ra, ông bạn chí cốt trước "se duyên" nhiệt tình nay "bỗng quay 
26 TRNG I HC TH  H NI 
lưng". Ông Thinh đã không dám giành giật lại hạnh phúc của mình, ông chỉ biết tìm đến 
rượu để quên đi. Khai thác bi kịch của nhân vật ở sự giằng xé bên trong, giữa một bên là 
bạn chí cốt với bên kia là hạnh phúc mà bấy lâu mòn mỏi đợi chờ, nhà văn đã đẩy nhân vật 
vào tấn bi kịch tinh thần khó tìm ra lối thoát. 
Đối với loại bi kịch này, nhân vật trong truyện của Như Bình thường không vượt lên 
được chính mình hoặc không "nổi loạn" để tìm ra lối thoát mà lựa chọn sự cam chịu. Nhân 
vật Thinh cũng không nằm ngoài quy luật đó, lặng thầm dập tắt những khát khao hạnh 
phúc của bản thân để giữ gìn tình bạn, tình chiến hữu và tránh tổn thương cho người mình 
yêu thương. Lí giải cho sự lựa chọn của mình, ông viện cớ "bởi ông yêu quý cả hai người" 
và chịu mang danh "cái thứ đàn ông trận mạc gì mà hèn". Bi kịch không vượt lên được 
chính mình được nhà văn khai thác đan xen với bi kịch con người là nạn nhân của hoàn 
cảnh tạo ra đa tầng nghĩa cho câu chuyện về nhân sinh. Ở một khía cạnh khác, có thể xem 
truyện ngắn này như một thông điệp về hạnh phúc mà nhà văn muốn truyền tải, đó là "chỉ 
bằng khát khao mãnh liệt thôi thì chưa đủ mà cần một lòng quả cảm nữa thì con người mới 
có thể đặt chân lên được bến bờ hạnh phúc". Những nhân vật "bi kịch của chính mình" 
được tạo dựng bằng sự đồng cảm của trái tim đau. Nhà văn đã diễn tả tỉ mỉ, chính xác 
những suy nghĩ, những đau khổ, những mất mát mà con người phải chịu đựng và trải qua. 
Và đôi khi, hi sinh hạnh phúc của riêng mình cũng là giữ gìn hạnh phúc cho người khác. 
3. KẾT LUẬN 
Đặt nhân vật vào bi kịch, dõi theo và chia sẻ phản ứng, diễn biến tâm tư của họ, Như 
Bình không chỉ đề cập đến các vấn đề xã hội, những nỗi đau nhức nhối và dai dẳng thời 
hậu chiến, mà còn quan tâm trực tiếp đến con người, coi con người như một giá trị, một 
sinh thể có ham muốn, có khát vọng, có thế giới riêng tư của mình. Những bài học, những 
suy ngẫm về lịch sử, cuộc đời và con người thông qua bi kịch cá nhân của các nhân vật 
luôn là những bài học nhân sinh, có ý nghĩa thức tỉnh, giúp chúng ta biết khoan dung, biết 
tạo ra những hoàn cảnh sống nhân tính và khuyến nhủ con người cần mạnh mẽ, quyết liệt 
hơn để thoát khỏi những vòng xoáy nghiệt ngã của cuộc đời. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Huy Bắc (2003), Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
2. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 − 1995, Những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo 
dục, Hà Nội. 
3. Nguyễn Thị Bình (2007), Con người trong văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới, Nxb Giáo dục, 
Hà Nội. 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 27 
4. Như Bình (1999), Giông biển, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 
5. Như Bình (2000), Dòng sông một bờ, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 
6. Như Bình (2002), Đêm vô thường, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 
7. Như Bình (2015), Bùa yêu, Nxb Văn học, Hà Nội. 
8. Lê Lưu Oanh, Nguyễn Thị Bình (2000), "Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 những vấn đề thể 
loại", Công trình nghiên cứu khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 
9. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học 
Quốc gia, Hà Nội. 
TRAGIC CHARACTERS IN SHORT STORIES BY NHU BINH 
Abstract: In the variety of Vietnam’s contemporary literature, Nhu Binh is known as a 
young and talented female writer. Her works have attracted many readers by her astute, 
creative and passionate writing. The attraction of her short stories is emanated from 
urgent problems of life, appealing storytelling, but above all it is the way that she creates 
her vivid realistic characters. With the observation on ordinary people and their daily 
lives, Nhu Binh has created her own characters that the most prominent is tragic 
characters. 
Keywords: Nhu Binh writer, contemporary short story, tragic character. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_vat_bi_kich_trong_truyen_ngan_nhu_binh.pdf