Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc

Lý thuyết đánh giá là một mô hình chức năng có ý nghĩa liên nhân ở cấp độ ngữ

nghĩa diễn ngôn, chủ yếu nghiên cứu cá nhân con người đã vận dụng ngôn ngữ

như thế nào để đánh giá, chọn lựa lập trường, từ đó dựa vào nguồn đánh giá để

thương lượng, điều tiết các mối quan hệ xã hội. Tại Trung Quốc, trào lưu nghiên

cứu ngôn ngữ, nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc nhìn của Lý thuyết đánh giá

đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, điều này khiến giới nghiên cứu ngôn

ngữ trong nước quan tâm và cái nhìn khách quan hơn về hệ thống lý thuyết này,

tạo cơ hội để lý thuyết này phát triển ở một tầm cao mới. Trong bài viết này, chúng

tôi muốn giới thiệu tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong

nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc hiện nay

Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc trang 1

Trang 1

Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc trang 2

Trang 2

Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc trang 3

Trang 3

Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc trang 4

Trang 4

Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc trang 5

Trang 5

Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc trang 6

Trang 6

Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc trang 7

Trang 7

Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc trang 8

Trang 8

Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc trang 9

Trang 9

Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 3600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc

Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
67 
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN 
VÀ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ 
TRONG NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRUNG QUỐC 
Nguyễn Thị Linh Tú 
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
Email: linhtu_nguyen@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 4/7/2018; ngày hoàn thành phản biện: 27/8/2018; ngày duyệt đăng: 02/7/2019 
TÓM TẮT 
Lý thuyết đánh giá là một mô hình chức năng có ý nghĩa liên nhân ở cấp độ ngữ 
nghĩa diễn ngôn, chủ yếu nghiên cứu cá nhân con người đã vận dụng ngôn ngữ 
như thế nào để đánh giá, chọn lựa lập trường, từ đó dựa vào nguồn đánh giá để 
thương lượng, điều tiết các mối quan hệ xã hội. Tại Trung Quốc, trào lưu nghiên 
cứu ngôn ngữ, nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc nhìn của Lý thuyết đánh giá 
đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, điều này khiến giới nghiên cứu ngôn 
ngữ trong nước quan tâm và cái nhìn khách quan hơn về hệ thống lý thuyết này, 
tạo cơ hội để lý thuyết này phát triển ở một tầm cao mới. Trong bài viết này, chúng 
tôi muốn giới thiệu tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong 
nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc hiện nay. 
Từ khóa: Chức năng liên nhân, Lý thuyết đánh giá, Tác phẩm văn học. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Lý thuyết đánh giá (Appraisal System) là một mô hình chức năng có ý nghĩa 
liên nhân ở cấp độ ngữ nghĩa diễn ngôn do Martin sáng tạo, phát triển trên cơ sở vốn 
có của Ngôn ngữ chức năng hệ thống của Halliday. Theo Martin và White (2005), Lý 
thuyết đánh giá vận hành trong siêu chức năng liên nhân, để bày tỏ quan điểm của bản 
thân về hành vi con người, về các hiện tượng, sự vật trong cuộc sống xã hội, thế giới tự 
nhiên và từ đó tìm hiểu hoặc làm thay đổi quan điểm của người khác về những sự vật 
hiện tượng đó [30]. 
Lý thuyết đánh giá cung cấp cơ sở cho các phân tích có liên quan đến các giá trị 
và giọng điệu trong văn bản. Theo Nguyễn Hồng Sao (2010): Mô hình đánh giá là một 
hệ thống các chọn lựa để có thể mã hóa các phạm trù Thái độ (Attitude) về mặt ngữ 
nghĩa, tạo điều kiện cho việc khám phá các loại giá trị được mã hóa trong diễn ngôn. 
Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc 
68 
Đồng thời cũng bao gồm cả hệ thống Thang độ (Graduation) để chọn lựa, chia bậc các 
ý nghĩa, giúp cho việc khảo sát các hiện tượng được lượng giá bằng các mức độ khác 
nhau. Cuối cùng là Tham gia (Egagement) một hệ thống chọn lựa để mở rộng hoặc thu 
hẹp không gian cho những giọng điệu khác nhau trong diễn ngôn, giúp khám phá các 
vai khác nhau trong văn bản. Chính vì vậy, mô hình đánh giá tạo ra cơ sở cho việc 
phân tích các ý nghĩa liên nhân được cấu tạo trong ngữ nghĩa diễn ngôn của văn bản. 
Các chọn lựa trong hệ thống đánh giá là Thái độ, Thang độ và Tham gia là những chọn 
lựa mang tính ngữ nghĩa. Mô hình này có tiềm năng tổng hợp các cấu trúc ngữ pháp 
thường được khảo sát riêng lẻ trong lượng giá lại phối hợp với nhau thành một bộ 
khung mạch lạc [31]. 
Lý thuyết đánh giá được áp dụng dể tìm hiểu Ngôn ngữ đánh giá trong diễn 
ngôn ở nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, giáo dục, nghề nghiệp, chính trị, 
truyền thông; đồng thời lý thuyết này cũng được áp dụng để phân tích các thể loại 
khác nhau như văn bản tự sự, sách giáo khoa, văn bản học thuật... Lý thuyết đánh giá 
là một cách tiếp cận nhằm mô tả phương thức ngôn ngữ sử dụng cảm xúc để thương 
lượng các quan hệ liên nhân. Lý thuyết đánh giá chủ yếu tập trung vào việc khám phá 
thái độ thực sự của người nói hoặc người viết qua các phương thức mà văn bản chọn 
lựa sử dụng. Vì vậy ứng dụng lý thuyết này trong nghiên cứu tác phẩm văn học sẽ 
giúp cho chúng ta thấy được quan điểm, lập trường, thái độ thực sự của tác giả khi xây 
dựng hình tượng nhân vật. Dựa vào ngôn ngữ đánh giá để thấy được nhận thức và 
quan điểm của tác giả và thế giới quan của các nhân vật trong tác phẩm, từ đó hình 
thành ra mối quan hệ liên nhân giữa tác giả và người đọc, nhân vật trong tác phẩm và 
người đọc, tác giả và nhân vật trong tác phẩm. Điều này sẽ giúp việc đọc và lý giải tác 
phẩm với một góc nhìn mới mẻ hơn. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin giới 
thiệu những nghiên cứu liên quan đến việc phát triển và ứng dụng Lý thuyết đánh giá 
trong nghiên cứu tác phẩm văn học tại Trung Quốc trong thời gian gần đây. 
2. LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ TẠI TRUNG QUỐC 
Tại Trung Quốc, hệ thống lý luận mới mẻ này Giáo sư Vương Chấn Hoa [14] 
giới thiệu với giới nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc vào năm 2001, 2002, 2004 trên các 
tạp chí Tiếng nước ngoài, Nghiên cứu ngoại ngữ, Dạy học ngoại ngữ Sơn Đông... Với sự 
phát triển nhanh chóng của lý thuyết đánh giá, nghiên cứu ý nghĩa liên nhân của ngôn 
ngữ chức năng hệ thống tại Trung Quốc đã đạt được bước tiến nổi bật. Trào lưu 
nghiên cứu ngôn ngữ dưới góc nhìn của lý thuyết đánh giá đã có được những kết quả 
đáng khích lệ, điều này khiến giới nghiên cứu ngôn ngữ trong nước quan tâm và cái 
nhìn khách quan hơn về hệ thống lý thuyết này, tạo cơ hội để lý thuyết này phát triển 
ở một tầm cao hơn. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
69 
Ra đời từ những năm 90 của thế kỷ 20, nhưng từ năm 2005 đến nay mới thực sự 
là giai đoạn củng cố và phát triển của lý thuyết đánh giá. Năm 2005, hai tác giả J.R 
Martin và P.R.R White lại tiếp tục cho ra đời công trình The Language of Evaluation 
Appraisal in English [30]. Nghiên cứu này đã đưa ra hệ thống lý thuyết đánh giá trong 
tiếng Anh một cách hoàn thiện nhất, cụ thể hóa những khoảng trống trong lý thuyết 
nền tảng của Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday. Hệ thống đánh giá ( 
Attitude sub- system) của Martin được cấu thành bởi 3 yếu tố: Engagement (Thỏa 
hiệp); Attiude (Thái độ) và Graduation (Thang độ) được diễn giải chi tiết với các ví dụ 
minh họa trên các văn bản xã luận, báo chí hay tiểu thuyết tiếng Anh với nhiều nghiên 
cứu đã được công bố chính thức. Theo giáo sư Vương ... Lý 
thuyết đánh giá tiến hành phân tích đồng thoại nổi tiếng này. Theo tác giả, phạm trù 
Tác động sử dụng biểu đạt hiển ngôn khá ít, hàm ẩn tương đối nhiều. Điều này liên 
quan đến những đánh giá tình cảm được bộc lộ và kết nối bởi cảnh ngộ đáng thương 
của cô bé suốt câu chuyện qua ngôn ngữ miêu tả tâm trạng, lời đối thoại một chiều và 
dẫn lời gián tiếp. Những biểu đạt mang tính phán xét khá ít, bởi các câu chuyện đồng 
thoại rất ít đề cập đến các giá trị pháp luật hay đạo đức của hành vi con người; Phạm 
trù Đánh giá thường theo hướng tích cực, lại chủ yếu tập trung đánh giá vào những ảo 
ảnh đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi do những que diêm mang lại. Từ đó làm nổi bật sự đối 
lập rõ ràng giữa hiện thực và ảo ảnh mà chủ đề muốn hướng tới. Phân tích đồng thoại Cô 
bé Ngón tay cái từ phạm trù Tham gia của Lý thuyết đánh giá [16] của Vương Bình Bình 
(2012) đã thông qua nguồn tài nguyên của phạm trù Tham gia tiến hành phân tích 
phong cách, lập trường của tác giả và nhân vật qua các lời thoại xuất hiện trong câu 
chuyện, với những hiệu quả tu từ tương ứng, đưa ra những gợi mở về nghiên cứu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
73 
chức năng liên nhân trong câu chuyện Cô bé Ngón tay cái của nhà văn nổi tiếng 
Andersen. Ngoài ra, phân tích diễn ngôn văn học như truyện ngắn, tiểu thuyết, đồng 
thoại còn có các tác giả Mã Thiết Xuyên, Lưu Phong, Trương Trúc Lợi, Tùy Hiểu Lôi, 
Lý Hổ... 
Ở Trung Quốc, nhiều luận văn thạc sĩ đã sử dụng lý thuyết đánh giá để phân 
tích tiểu thuyết tiếng Anh như luận văn thạc sĩ Phân tích tiểu thuyết Lord of the Flies - 
Chúa ruồi dưới góc nhìn của lý thuyết thẩm định [21] của Dư Khải Toàn (2012), nghiên cứu 
đã sử dụng ba hệ thống trung tâm của Lý thuyết đánh giá tiến hành nghiên cứu, phân 
tích tiểu thuyết Lord of the Flies (Chúa ruồi). Nghiên cứu nguồn tài nguyên từ hệ thống 
Thái độ cho thấy ý nghĩa tác động phần lớn được biểu hiện trực tiếp qua từ vựng và 
biểu hiện gián tiếp qua miêu tả bối cảnh, không gian. Trong tiểu thuyết ý nghĩa Tác 
động thể hiện qua từ ngữ mang cả tác động tích cực và tác động tiêu cực. Ba phạm trù 
của Thái độ là Tác động, Phán xét và Đánh giá đều xuất hiện trong tiểu thuyết. Từ 
vựng biểu thị ý nghĩa tích cực và tiêu cực cũng cho thấy sự Phán xét tích cực hay tiêu 
cực của người nói với người hoặc sự vật khác, trong đó chủ yếu phán xét về tôn trọng 
xã hội (Social estem). Nghiên cứu phát hiện rằng hệ thống Thái độ và Thang độ được 
sử dụng nhiều hơn hệ thống Tham gia. Nghiên cứu từ hệ thống Tham gia cho thấy 
trong tiểu thuyết của mình, tác giả William Golding đã sử dụng cả hai tuyến Tự ngôn 
và Tá ngôn để thể hiện. Nghiên cứu từ hệ thống Thang độ cho thấy phần lớn các câu 
đều sử dụng từ tình thái để biểu thị nghĩa, từ đó bộc lộ những tình cảm của người nói 
một cách rõ ràng, tự nhiên hơn. Phân tích hệ thống từ vựng miêu tả nhân vật và bối 
cảnh cuộc sống trong tiểu thuyết dưới ánh sáng của Lý thuyết đánh giá có thể giúp 
chúng ta lý giải động cơ của tác giả hay người nói và đặc điểm nhân vật một cách rõ 
nét. Luận văn của tác giả Vệ Khuê Bình (2013), Nghiên cứu hình tượng nhân vật qua tiểu 
thuyết Chữ A màu đỏ dưới góc nhìn của Lý thuyết đánh giá [17] đã sử dụng cơ sở của Lý 
thuyết đánh giá, vận dụng hệ thống Thái độ từ ý nghĩa liên nhân tiến hành lựa chọn 
phân tích đối thoại của ba nhân vật chính của tiểu thuyết. Thông qua phân tích đặc 
điểm phân bố của nguồn tài nguyên trong lời thoại lột tả tính cách độc đáo của Hester, 
Dimmesdale và Chillingworth. Dùng phương pháp định lượng và định tính để phân 
tích nguồn tài nguyên Thái độ của nhân vật Hester và tâm linh con người với những 
quan tâm sâu sắc đến tội lỗi, hình phạt và sự cứu rỗi linh hồn thể hiện trong tác phẩm 
nổi tiếng của nhà văn Mỹ Nathaniel Hawthome. Luận văn Nguồn ý nghĩa liên nhân nhìn 
từ phạm trù Tham gia của lý thuyết đánh giá qua tiểu thuyết A House for Mr Biswas [20] của 
Dư Phàm Phàm (2014) cho rằng Tham gia là một trong 3 phạm trù quan trọng của Lý 
thuyết đánh giá, thông qua việc chọn lựa sử dụng giọng điệu của các vai để biểu đạt 
lập trường của tác giả từ đó thấy được các giọng điệu, thái độ khác nhau của từng 
nhân vật. Thông qua nguồn Tham gia trong tiểu thuyết A House for Mr Biswas (Căn nhà 
của ông Biswas) để phân tích tần suất và sự phân bố nguồn tài nguyên này đồng thời 
miêu tả, phân tích đặc điểm chính của nó, từ đó phân tích sự liên kết tạo nên mối quan 
Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc 
74 
hệ tương hỗ giữa tác giả, nhân vật và người đọc giả định. Chu Phương (2014) với luận 
văn thạc sĩ Quan điểm tình yêu của Jane Austen trong tiểu thuyết Sense and Sensibility dưới 
góc nhìn của lý thuyết thẩm định [29], từ nền tảng cơ bản của Lý thuyết đánh giá, với góc 
nhìn mới mẻ trong phân tích văn bản văn học Sense and Sensibility (Lý trí và Tình cảm), 
qua đó thấy được quan niệm về tình yêu của tác giả Jane Austen bộc lộ qua nguồn tài 
nguyên đánh giá chứa đựng trong tác phẩm văn học kinh điển này đã được Chu 
Phương khai thác khá triệt để và hiệu quả. 
3.2. Nghiên cứu phân tích văn bản văn học tiếng Hán 
Tại Trung Quốc, sử dụng lý thuyết đánh giá để nghiên cứu khảo sát văn bản 
tiếng Hán cũng đã được quan tâm nghiên cứu và mang lại những thành quả nhất định 
như tác giả Lý Chiêm Phương (2010) với nghiên cứu Truyện ngắn AQ chính truyện dưới 
góc nhìn của Lý thuyết đánh giá [7]. Từ phạm trù Thỏa hiệp với các giọng điệu tự ngôn 
hay tá ngôn trong khung lý thuyết đánh giá, Lý Chiêm Phương đã tiến hành phân tích 
cách mà nhà văn Lỗ Tấn sử dụng để miêu tả những đặc điểm và chọn lựa các lối xưng 
hô để khắc họa thành công hình tượng nhân vật AQ độc đáo trong tác phẩm của mình. 
Khá độc đáo là nghiên cứu của tác giả Lý Đạo Tĩnh (2014) Phân tích phạm trù Thái độ qua 
tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung dưới góc nhìn của Lý thuyết đánh giá [6] đã ứng dụng 
khung lý thuyết đánh giá tiến hành phân tích các nhân vật xuất hiện trong những các 
bộ tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng của nhà văn Kim Dung. Phân tích và đánh giá các tình 
tiết, ngôn ngữ của nhân vật trong tiểu thuyết qua ba phạm trù quan trọng của hệ thống 
Thái độ. Chứng minh việc sử dụng Lý thuyết đánh giá để phân tích ý nghĩa đánh giá 
trong văn bản văn học qua chức năng liên nhân là vô cùng quan trọng trong việc xây 
dựng hình tượng nhân vật. Nghiên cứu của hai tác giả Đan Quốc Hồng, Chu Vĩ Lộ 
(2012), Nét nữ tính trong các bài từ của Lý Thanh Chiếu dưới góc nhìn của Lý thuyết đánh giá 
[27], tác giả cho rằng “nhu mà cương” chính là đặc điểm nổi bật của các bài từ của nữ 
tác giả Lý Thanh Chiếu, thể hiện một cách hoàn chỉnh sự tri nhận về thế giới, nhân sinh 
và tình cảm của người phụ nữ đương thời, là tiếng thét của người phụ nữ về bi kịch 
cuộc đời. Lý thuyết đánh giá lấy việc tìm ra các loại thái độ thể hiện trong văn bản làm 
đối tượng nghiên cứu, vì vậy khảo sát, nghiên cứu các bài từ nổi tiếng của Lý Thanh 
Chiếu như Vũ Lăng Xuân, Nhất Kiễn mai, Hãn tự mộc lan hoa... từ góc nhìn của Lý thuyết 
đánh giá sẽ hiểu và lý giải thấu đáo sự nữ tính của Lý Thanh Chiếu thể hiện qua các tác 
phẩm. Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ của tác giả Từ Tích Mỹ (2014), Phân tích lời thoại của 
nhân vật Già Lưu ở phủ Vinh Quốc trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng dưới quan điểm của lý 
thuyết thẩm định [24] đã sử dụng Lý thuyết đánh giá tiến hành phân tích ý nghĩa liên 
nhân trong lời thoại của nhân vật già Lưu với các nhân vật khác trong tiểu thuyết Hồng 
lâu mộng của Tào Tuyết Cần, để có một góc nhìn hoàn toàn mới đối với việc lý giải và 
phân tích tác phẩm. Kết quả thử nghiệm sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới trong 
phân tích diễn ngôn văn học nói chung và tác phẩm văn học kinh điển nói riêng. Luận 
văn thạc sĩ của Hàn Hiệu Vỹ (2008), Phân tích Luận ngữ dưới góc nhìn của Lý thuyết đánh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
75 
giá [5] đã phát hiện ngôn từ và lời thoại trong Luận ngữ phần lớn mang thái độ tích cực; 
Thái độ tích cực này thu hẹp khoảng cách giữa Khổng Tử với người đọc. Thông qua 
các phạm trù hệ thống Thái độ cho thấy lời thoại trong Luận ngữ đã xây dựng nên nền 
tảng mà ở đó hình thái ý thức được xây dựng theo hướng hoàn toàn tích cực. Ngoài ra, 
còn có tác giả Lý Kì Vân với nghiên cứu Lý thuyết đánh giá của ngôn ngữ chức năng hệ 
thống đối với việc nghiên cứu tiểu thuyết [8]. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng 
nguồn ngữ liệu đánh giá thể hiện rõ ràng hay mờ nhạt cho thấy nhận thức và quan 
điểm đánh giá của tác giả và các nhân vật trong tiểu thuyết về thế giới quan của họ. 
Điều này tạo ra quan hệ liên nhân giữa tác giả và người đọc, nhân vật tiểu thuyết và 
người đọc, tác giả và nhân vật tiểu thuyết, đồng thời duy trì xuyên suốt mối quan hệ 
này từ đầu đến cuối quá trình đọc, tạo sự hứng khởi cho độc giả hoàn thành hết hoạt 
động đọc của mình. Tác giả cho rằng: thông qua việc khảo sát các ngữ liệu biểu thị 
mức độ đánh giá (rõ ràng hay mờ nhạt), kết hợp với ngữ cảnh văn hóa, ngữ cảnh ngôn 
ngữ tiến hành phân tích ý nghĩa đánh giá trong biểu đạt của tác phẩm văn học. 
4. KẾT LUẬN 
Lý thuyết đánh giá chủ yếu nghiên cứu cá nhân con người đã vận dụng ngôn 
ngữ như thế nào để đánh giá, chọn lựa lập trường, từ đó dựa vào nguồn đánh giá để 
thương lượng, điều tiết các mối quan hệ xã hội. Ứng dụng lý thuyết này trong nghiên 
cứu tác phẩm văn học sẽ giúp cho chúng ta thấy được quan điểm, lập trường, thái độ 
thực sự của tác giả khi xây dựng tác phẩm. Tại Trung Quốc, lý thuyết này đã trở thành 
một hướng nghiên cứu mới, đầy thuyết phục, bởi Lý thuyết đánh giá chính là công cụ 
hữu hiệu để khám phá ngôn ngữ đánh giá trong văn bản văn học bằng cách phân tích 
nguồn tài nguyên mang chức năng liên nhân, đồng thời giúp chúng ta thấy được 
những tác động về mặt xã hội thể hiện xuyên suốt trong toàn tác phẩm. Nghiên cứu tác 
phẩm văn học dưới góc nhìn của Lý thuyết đánh giá đã mang lại những kết quả đáng 
khích lệ, khẳng định giá trị thực sự của lý thuyết này trong nghiên cứu ngôn ngữ nói 
chung và tác phẩm văn học nói riêng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. 曹一平 ( 2009),《傲慢与偏见》中达西傲慢态度衣衣评价理论视角,江西师范大学外国语学
院, 中国校外教育。 
[2]. 单慧芳,丁素萍 (2006), 用评价理论分析童话______丑小鸭, 西安外国语学院学报,第 3期。 
[3]. 戴茗柯, (2013), 评价理论框架下《白象似的群山》, 哈尔滨医科大学外语学报。 
[4]. 付晓丽 , 付天军 (2009), 英语文学语篇的级差系统分析___以《呼啸山庄》为例, 河北师范大
学学报(哲学社会科学版) 。 
[5]. 韩效伟 (2008),评价理论视角下的《论语》话语分析, 硕士论文,曲阜师范大学。 
Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc 
76 
[6]. 李道静 (2014), 评价理论视角下金庸武侠小说的态度分析, 上海大学外国语学院《学理论》 第
36期。 
[7]. 李占芳 (2010), 评价理论视角下的《阿 Q正传》 ,河北师范大学学报,第 4期。 
[8]. 李其云 (2014), 小说文本研究的功能语言学评价系统角色, 河南教育学报第 33期。 
[9]. 刘松 , 罗雪娟 (2017), 2011 - 2015年评价理论国内研究综述,安徽文学月刊, 第 3期。 
[10]. 康俊英 (2012),情态和语气系统的人际意义_____以《看不见的日本人》中的对话为例, 山西
师大学报。 
[11]. 乔艳华 (2013),评价理论视角下的文学翻译,硕士论文,东北林业大学。 
[12]. 隋晓蕾 (2008), 评价理论在文学作品中的应用___以《简.爱》为例,绥化学院学报。 
[13]. 王振华,马玉蕾 (2007), 评价理论:魅力与困惑, 外语教学。 
[14]. 王振华 (2001),评价系统及其运作____系统功能语言学的新发展, 上海外国语大学学报, 第 6期。 
[15]. 王亚静 (2010) ,评价理论对文学作品的解读浅析______以《最后一片叶子》为例, 山西大学
(社会科学版)报, 研究生论文专刊。 
[16]. 王萍萍 (2012), 从评价理论的介入角度分析安徒生童话《拇指姑娘》,贵州民族大学学报
(哲学社会科学报), 第 5期。 
[17]. 卫奎萍 (2013), 评价理论视角下《红字》中的人物塑造研究,硕士论文, 郑州大学。 
[18]. 杨怡顺 (2016), 评价理论视角下《香水》中格雷诺耶的人物塑造, 上海交通大学,外国语言文学。 
[19]. 袁秀凤, ( 2010), 回顾与展望: 评价系统理论在中国的十年,绍兴文理学院学报,第 6期。 
[20]. 余凡凡 (2014),评价理论 介入资源 人际意义 《毕司沃斯先生的房子》, 郑州大学 。 
[21]. 余凯璇 (2012), 评价理论视角下的《蝇王》分析,硕士论文,江西师范大学,外国语学院。 
[22]. 薛水明(2009,态度系统:解读童话作品的新视角 ______《卖火柴的小女孩》的个案研究,
江苏昆明学院外语系( 文学研究),《疯狂英语(理论版)》。 
[23]. 徐小燕,吴庆宏 (2013),评价理论视角下《战斗的天使》的态度意义探析, 江苏大学学报
(社会科学版)第 2期。 
[24]. 徐锡美 (2014), 从评价理论视角下看《红楼梦》中荣国府与刘姥姥话语分析,硕士论文,首
都师范大学。 
[25]. 张竹莉 (2017), 用评价理论分析小说《觉醒》, 克拉玛依电视大学外语部。 
[26]. 张莉,《欢乐之家》______评价理论视角初探, 硕士论文,渭南市大学院。 
[27]. 胥国红 , 周玮露(2012), 评价理论视角下李清照词中的女性意识, 河南师范大学学报。 
[28]. 赵军强 (2011), 评价理论视角下对《早秋》的积极话语分析, 长春理工大学学报, 第 5期。 
[29]. 周芳 (2014),评价理论视角下《理智与情感》中简·奥斯丁的爱情观,硕士论文,山西师范大学。 
[30]. Martin, J.R., & White, P.R. ( 2005). The Language of Evaluation: Appraisal in English. London/ 
New York: Palgrave/ Macmillan. 
[31]. Nguyễn Hồng Sao (2010), So sánh ngôn ngữ báo chí tiếng Việt và tiếng Anh qua một số thể loại, 
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xa hội và Nhân văn – Đại học Quốc 
gia TP. Hồ Chí Minh. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
77 
AN OVERVIEW ON THE DEVELOPMENT AND -APPLICATION OF APPRAISAL 
THEORY IN STUDYING THE LITERARY WORKS IN CHINA 
Nguyen Thi Linh Tu 
University of Sciences, Hue University 
Email: linhtu_nguyen@yahoo.com 
ABSTRACT 
Appraisal Theory is a functional framework which has interpersonal meaning in 
semantic discourse. Appraisal Theory primarily examines how people use 
language to evaluate and decide their stance; hence, based on the evaluation, they 
are able to negotiate and regulate their social relationships. In China, the research 
on linguistics and literary works under the viewpoint of Appraisal Theory has 
achieved remarkable results, which brings interest to linguistic researchers in the 
country and makes them have a more objective view about the mentioned theory. 
This has created an opportunity for Appraisal Theory to develop at a higher level. 
In this paper, we would like to introduce how Appraisal Theory is developed and 
applied in studying the literary works in China nowadays. 
Keywords: Interpersonal function, Appraisal Theory, literary works 
Nguyễn Thị Linh Tú sinh năm 1972 tại Phú Thọ. Bà tốt nghiệp ngành SP 
Tiếng Trung tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế vào năm 1996; Tốt 
nghiệp thạc sĩ Ngôn ngữ Hán tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, ĐHQG Hà 
Nội vào năm 2005. Hiện bà công tác tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại 
học Huế và là NCS ngành Ngôn ngữ học tại Trường Đại học Khoa học, 
Đại học Huế. 
Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc 
78 

File đính kèm:

  • pdfkhai_quat_tinh_hinh_phat_trien_va_ung_dung_ly_thuyet_danh_gi.pdf