Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam

Quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam hiện nay gặp phải nhiều thách thức

về tính hiệu quả, tổng hợp và bền vững. Bài viết này phân tích và thảo luận về việc

tiếp cận không gian trong quản lí tài nguyên ven biển ở cấp địa phương thông qua

trường hợp nghiên cứu của xã đảo Ngọc Vừng và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Bài viết cũng thảo luận về việc sử dụng GIS (Hệ thống Thông tin Địa lí) như một

công cụ hỗ trợ quản lí. Bài viết nhấn mạnh rằng quản lí dựa vào cộng đồng kết hợp

với việc sử dụng GIS như một công cụ hỗ trợ có thể góp phần nâng cao hiệu quả

quản lí tài nguyên ven biển ở cấp địa phương.

Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam trang 1

Trang 1

Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam trang 2

Trang 2

Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam trang 3

Trang 3

Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam trang 4

Trang 4

Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam trang 5

Trang 5

Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam trang 6

Trang 6

Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam trang 7

Trang 7

Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam trang 8

Trang 8

Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 3540
Bạn đang xem tài liệu "Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam

Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 102-110
This paper is available online at 
TIẾP CẬN KHÔNG GIAN VÀ ỨNG DỤNG CỦA GIS
TRONG QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN VEN BIỂN VIỆT NAM
Nguyễn Thị Hà Nhung1 và Trần Xuân Duy2
1Phòng Quan hệ Quốc tế, 2Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam hiện nay gặp phải nhiều thách thức
về tính hiệu quả, tổng hợp và bền vững. Bài viết này phân tích và thảo luận về việc
tiếp cận không gian trong quản lí tài nguyên ven biển ở cấp địa phương thông qua
trường hợp nghiên cứu của xã đảo Ngọc Vừng và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Bài viết cũng thảo luận về việc sử dụng GIS (Hệ thống Thông tin Địa lí) như một
công cụ hỗ trợ quản lí. Bài viết nhấn mạnh rằng quản lí dựa vào cộng đồng kết hợp
với việc sử dụng GIS như một công cụ hỗ trợ có thể góp phần nâng cao hiệu quả
quản lí tài nguyên ven biển ở cấp địa phương.
Từ khóa: Quản lí, tài nguyên ven biển, không gian, GIS.
1. Mở đầu
Vùng ven biển Việt Nam có đặc trưng nổi bật là mức độ tập trung cao và phức hợp
của dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội, cũng như tính đa dạng và phong phú của
các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, quản lí tài nguyên ven biển ở Việt Nam
hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập. Trước hết, việc quản lí tồn tại sự chồng chéo giữa các
cấp chính quyền và giữa các địa phương. Ranh giới không gian của các khu vực tự nhiên
không phải lúc nào cũng tương thích với ranh giới phân chia hành chính. Điều này dẫn
đến những khó khăn trong việc quy định rõ ràng mức độ trách nhiệm và thẩm quyền quản
lí tài nguyên cũng như sự ứng phó của chính quyền địa phương khi có vấn đề cần xử lí và
giải quyết. Việc xây dựng sự đồng thuận giữa chính quyền và cộng đồng, doanh nghiệp và
sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định vẫn còn yếu và thiếu trong quản lí
và quy hoạch tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, ở Việt Nam, công tác quy hoạch còn thiếu
một chiến lược dài hạn và khó có thể đón trước những xu hướng phát triển và thay đổi
về kinh tế xã hội và sử dụng tài nguyên trong tương lai. Những quy hoạch về tài nguyên
thiên nhiên đôi khi không phù hợp với tình huống và điều kiện thực tế, dẫn đến nhiều hệ
Ngày nhận bài 01/09/2013. Ngày nhận đăng 29/10/2013.
Liên lạc Nguyễn Thị Hà Nhung, e-mail: nguyenhanhung85@gmail.com
102
Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam
lụy: việc sử dụng không hợp lí tài nguyên thiên nhiên; xung đột trong mục đích sử dụng;
tiềm ẩn và nảy sinh những xung đột trong quyền tiếp cận, sử dụng và sở hữu tài nguyên.
Trên thực tế, việc thiếu tiếp cận không gian trong quản lí làm cho công tác này khó đảm
bảo được tính tổng thể và bao quát, trong khi lại khó xác định các vấn đề cụ thể của địa
phương và chậm trong việc cập nhật thông tin thực tế. Bài viết này đề cập đến vấn đề
tiếp cận không gian trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam, thực tế của vấn đề này
trong quản lí tài nguyên ở cấp địa phương (cấp xã, huyện) với trường hợp của xã đảo Ngọc
Vừng, huyện Vân Đồn. Bài viết cũng thảo luận về việc sử dụng GIS (Hệ thống Thông tin
Địa lí) như một công cụ hỗ trợ quản lí. Bài viết cũng nhấn mạnh rằng quản lí dựa vào cộng
đồng kết hợp với việc sử dụng GIS như một công cụ hỗ trợ có thể góp phần nâng cao hiệu
quả quản lí tài nguyên ven biển ở cấp địa phương.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tiếp cận không gian trong quản lí tài nguyên ven biển ở Việt Nam
Cho đến nay, biển, đảo và vùng ven biển nước ta vẫn chủ yếu được quản lí theo kiểu
“điền tư, ngư chung”, tức là những tài nguyên này được xem như tài sản chung của cộng
đồng và tiếp cận mở đối với tất cả mọi người, và chủ yếu quản lí theo ngành. Trong những
năm gần đây, các mô hình và cách tiếp cận tiến bộ trong quản lí tài nguyên ven biển như
quản lí tổng hợp tài nguyên vùng bờ (QLTHVB) đã được giới thiệu và thực hành ở nhiều
địa phương ở Việt Nam [3;6]. Các báo cáo này đã nhấn mạnh rằng mục đích chung của
QLTHVB là khắc phục những hạn chế của hình thức quản lí theo ngành (cách quản lí
truyền thống), giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác, sử dụng đa ngành ở vùng
bờ biển; cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng - những người luôn phụ thuộc vào
các nguồn tài nguyên ở vùng bờ biển, trong khi vẫn duy trì được đa dạng sinh học và các
giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái vùng này. QLTHVB không thay thế quản lí của các
ngành, mà chỉ đóng vai trò kết nối và điều chỉnh hành vi phát triển của các ngành và giải
quyết những vấn đề nảy sinh giữa các ngành ở vùng bờ biển.
Bên cạnh QLTHVB, quy hoạch không gian biển nổi lên như một tiếp cận quản lí
mới trong việc phân vùng sử dụng không gian vùng bờ. Ở Việt Nam, cách tiếp cận này
được sử dụng trong việc phân vùng quản lí một số khu vực bảo tồn biển (BTB). Quy hoạch
không gian biển (QHKGB) theo định nghĩa của IOC – UNESCO (2009) là “một quá trình
phân tích và phân bổ (do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện) không gian cho các
hoạt động khai thác, sử dụng theo thời gian trong một vùng biển nhất định để đạt được các
mục tiêu kinh tế, xã hội và sinh thái, và thường được cụ thể hóa dưới dạng các quy định
chính sách” [6;5]. QHKGB sẽ xác định các khu vực thích hợp nhất đối với các dạng hoạt
động sử dụng không gian biển khác nhau nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi
trường, tạo thuận lợi cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên biển, tăng tính hiệu quả về kinh
tế, xã hội và an ninh (NOAA 2009, dẫn theo [6]). QHKGB là một quá trình quy hoạch
không gian toàn diện, tích hợp, có tính minh bạch, có tính thích nghi, tiếp cận dựa vào hệ
sinh thái và dựa trên cơ sở khoa học nhằm phân tích hiện trạng và dự báo tương lai đối
với việc khai thác, sử dụng không gian vùng ven biển, biển và đại dương. Như vậy có thể
103
Nguyễn Thị Hà Nhung và Trần Xuân Duy
thấy những cách tiếp cận này đã thể hiện sự quan tâm đến tích hợp không gian trong vấn
đề quản lí, đặc biệt trong việc quản lí vùng bờ, tài nguyên biển ở cấp vĩ mô và giữa các
địa phương.
2.2. ... cư, các hoạt động kinh tế ở mức đơn giản, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
chưa bị tác động mạnh, tính tách biệt của đảo nhỏ ven bờ. Tuy nhiên, ngay với một cộng
đồng nhỏ, quản lí tài nguyên ven biển vẫn tồn tại những thách thức, đặc biệt trong việc
ngăn ngừa và xử lí những tranh chấp và xung đột có thể tiềm ẩn do những vấn đề sau đây:
(1) Ở Ngọc Vừng, có một số rất ít hộ dân được cấp chứng nhận sử dụng đất gắn với bản
đồ có tọa độ, bản vẽ như trên đất liền, tức là công nhận quyền sử dụng một cách chính
thức, gắn quyền lợi và nghĩa vụ với một không gian cụ thể. Các hộ còn lại đều chỉ dựa vào
thỏa thuận cộng đồng và chính quyền xã một cách tạm thời và không chính thức; (2) Đặc
điểm sinh thái của vùng bãi triều có ranh giới thay đổi theo mực nước triều, những ranh
giới giữa các bãi có thể không rõ ràng dễ gây ra tranh chấp (ví dụ này có thể được thể hiện
rõ hơn với những vùng nuôi ngao trên bãi triều cửa sông ở các tỉnh như Thái Bình, Nam
Đinh,. . . ); (3) Các nguy cơ tiềm ẩn tranh chấp và xung đột có thể xảy ra khi dân số tăng
lên với các nhóm dân cư từ bên ngoài vào, hoạt động kinh tế đa dạng hơn với các hoạt
động du lich, dịch vụ, giao thông vận tải, chế biến thủy sản. Những thách thức này đỏi hỏi
một phương pháp tiếp cận quản lí tổng hợp và hiện đại
2.3. GIS như là công cụ hỗ trợ quản lí
Quản lí tài nguyên vùng ven biển về thực chất là quá trình quản lí về mặt không
gian, nhằm xác định khả năng khai thác, sử dụng và phân bổ của tài nguyên vùng, trước
hết là đất đai (cả phần đất liền và đất ngập nước). Quản lí tài nguyên vùng ven biển gặp
khó khăn do công tác này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều loại thông tin, dữ liệu khác nhau
nhằm mục đích quy hoạch, đánh giá và ra quyết định. Việc phân tích, tổng hợp, đánh giá
các loại thông tin vốn rất đa dạng và đến từ các nguồn khác nhau đòi hỏi cần có một mô
hình quản lí và khai thác thông tin hiệu quả bao gồm các công cụ hỗ trợ cần thiết. Sự ra
đời và phát triển không ngừng của Hệ thống Thông tin Địa lí (Geographic Information
Systems - GIS) đã đáp ứng nhu cầu trên. Trong những năm gần đây, GIS được ứng dụng
ngày càng nhiều trong xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lí tài nguyên vùng ven biển nói chung
và quản lí tài nguyên các đảo nhỏ nói riêng. Chính quyền quần đảo Bermuda ứng dụng
GIS trong quan trắc sự thay đổi môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững [5], ứng dụng
106
Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam
GIS và Viễn thám trong xây dựng quản lí dữ liệu và các công cụ phân tích dữ liệu ven biển
đông nam nước Anh [2]. Quản lí tổng hợp đới bờ (Integrated coastal zone management
- ICZM) được ứng dụng ở Akcakoca (dọc bờ Biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ) nhằm mục đích hỗ
trợ ra quyết định trong công tác quản lí dựa trên các bản đồ xung đột ngành [1]. Điều này
xuất phát từ thế mạnh của GIS trong việc phân tích, xử lí các đối tượng, các vấn đề liên
quan đến không gian.
Khái niệm GIS được hiểu như sau: “GIS là tổ hợp của các hợp phần có quan hệ
thống nhất, liên quan chặt chẽ với nhau là: phần cứng gồm máy tính và các thiết bị liên
quan; phần mềm và tổ chức con người được hoạt động đồng bộ nhằm thu thập, lưu trữ,
quản lí, thao tác, phân tích và mô hình hoá, hiển thị các dữ liệu không gian có định vị theo
toạ độ dùng cho Trái đất và các dữ liệu thuộc tính nhằm thoả mãn các yêu cầu thực tế”.
Sơ đồ dưới đây minh hoạ tổng quát cho một hệ thông tin địa lí:
Hình 1. Sơ đồ khái quát Hệ thống thông tin địa lí
Sức mạnh của GIS xuất phát từ khả năng kết hợp nhiều loại dữ liệu/thông tin khác
nhau để thực hiện các phân tích không gian mang tính tổng hợp và hiển thị kết quả một
cách trực quan và khoa học dưới dạng các bản đồ chuyên đề. Sự kết hợp thông tin này giúp
cho GIS có thể trả lời nhiều câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp. Những câu hỏi mà GIS có
thể trả lời có thể giải quyết các vấn đề đặt ra cho quản lí tài nguyên ven biển ở Việt Nam
nói chung và trong trường hợp cụ thể ở xã đảo Ngọc Vừng nói riêng.
- Spatial identification/ Xác định vị trí: xác định đối tượng tồn tại ở vị trí cụ thể.
- Trends/ Xu hướng: tìm ra sự khác biệt theo thời gian hoặc không gian như sự thay
đổi diện tích nuôi trồng thủy sản, xu hướng biến động của khu vực đất bãi triều/ ngập
nước.
- Patterns/ Mẫu hình: Tìm ra nơi nào không phù hợp mẫu (liệu chế biến sứa, nuôi
cá lồng bè, hay giao thông vận tải có phải là nguyên nhân chính gây suy giảm năng suất
nuôi tu hài hoặc nuôi ốc của các hộ dân lân cận?)
- Condition/ Điều kiện: tìm ra vị trí thỏa mãn một số điều kiện (vùng có nhiều đá,
độ dốc không quá 50, cách xa đường giao thông không quá 1km).
107
Nguyễn Thị Hà Nhung và Trần Xuân Duy
- Modeling/ Mô hình hóa: trả lời câu hỏi điều gì xảy ra nếu - "what if" (đánh giá
những tác động của phát triển du lịch đến nuôi trồng thủy sản; hay diện tích và tiềm năng
của vùng đất ngập nước sẽ thay đổi như thế nào nếu mực nước biển dâng thêm 0.5m).
Dưới đây trình bày một số ứng dụng cơ bản của GIS trong quản lí tài nguyên, quản
lí vùng ven biển nói chung và đặc trưng cho trường hợp nghiên cứu ở xã đảo Ngọc Vừng
gồm: GIS trong điều tra, khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên vùng ven biển,
GIS trong công tác quy hoạch và quản lí bền vững tài nguyên vùng ven biển và tích hơp
các ứng dụng của GIS trong mô hình quản lí tài nguyên dựa vào cộng đồng.
- Ứng dụng GIS trong điều tra, khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên
vùng ven biển
Khả năng của GIS trong việc thu thập, lưu trữ, phân tích, hiển thị và kết hợp các
loại dữ liệu bao gồm cả dữ liệu định lượng và định tính, dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính khiến GIS trở thành công cụ hữu ích trong điều tra, khảo sát và xây dựng cơ
sở dữ liệu tài nguyên vùng ven biển. Cơ sở dữ liệu này có thể bao gồm thông tin về các
loại tài nguyên, sự phân bố, hiện trạng khai thác, sử dụng. Có thể nói đây là cơ sở quan
trọng phục vụ công tác quy hoạch, quản lí, giám sát tài nguyên. Đối với trường hợp xã đảo
Ngọc Vừng, cơ sở dữ liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã cũng như cơ sở dữ
liệu về tài nguyên ven biển còn thiếu và chưa đồng bộ. Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu
đầy đủ, chi tiết và cập nhật về hiện trạng tài nguyên của xã là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu. Bên cạnh đó, một trong những khó khăn không nhỏ trong công tác quản lí tài nguyên
(đất bãi triều) tại xã đảo Ngọc Vừng xuất phát từ tính phức tạp vốn có của vùng này (ngập
nước, ranh giới thay đổi theo thủy triều,...). Điều này dẫn đến khó khăn trong việc xác
định/phân định ranh giới khai thác, sử dụng đất. Hiện nay ranh giới này được xác định và
quản lí trên cơ sở một số mốc tự nhiên nhất định, nhưng cơ bản dựa vào sự tự giác và kinh
nghiệm của người dân. Đây sẽ là điều kiện/tiền đề cho những tranh chấp khi có tác động
của các yếu tố bên ngoài hoặc ý thức tự giác của người dân không cao. Vấn đề này đặt ra
nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất, đặc biệt khu vực đất ngập nước
của xã, trong đó chú ý trước hết đến xác định rõ ràng ranh giới. Rõ ràng sự cần thiết phải
định lượng, phải xây dựng bản đồ chi tiết về vùng đất ngập nước của xã. Trong điều kiện
hiện nay, nhiệm vụ này hoàn toàn có thể giải quyết được nhờ ứng dụng GIS, Viễn thám và
GPS độ chính xác cao
- GIS trong công tác quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên vùng ven biển
Xuất phát từ những đặc điểm, tính chất vốn có của khu vực ven biển, công tác quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng tài nguyên là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Tuy
nhiên, như đã trình bày ở trên, GIS với thế mạnh kết hợp nhiều loại thông tin khác nhau
sẽ hỗ trợ hiệu quả công tác quy hoạch và quản lí tài nguyên vùng ven biển. Trong công
tác quy hoạch, GIS được ứng dụng đa dạng từ mức độ cao nhất, phức tạp và tổng hợp nhất
là quy hoạch vùng cho đến quy hoạch cấp địa phương, quy hoạch cho từng ngành cụ thể.
Đối với việc quy hoạch sử dụng tài nguyên vùng ven biển ứng dụng GIS trong quy hoạch
sử dụng đất khá phổ biến,bao gồm một số bước cơ bản:xây dựng cơ sở dữ liệu với các yếu
tố/ chỉ tiêu tham gia đánh giá đất đai; xác định tiềm năng/khả năng đất đai trên cơ sở dữ
108
Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam
liệu đã có; đánh giá khả năng sử dụng đất đai trên cơ sở tiềm năng, hiện trạng đất đai và
định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đối với trường hợp cụ thể về khu vực
đất bãi triều ở Ngọc Vừng, nhờ ứng dụng GIS có thể xác định tiềm năng tài nguyên và
phân chia theo các mục đích sử dụng cơ bản: vùng phù hợp cho phát triển nuôi trồng thủy
sản, vùng phục vụ du lịch, và vùng cần bảo tồn. Bên cạnh đó, với những dữ liệu chi tiết
có thể xác định địa điểm phù hợp cho mục đích sử dụng tài nguyên cụ thể như xác định
địa điểm thích hợp cho nuôi ốc, nuôi tu hài, hay địa điểm thích hợp cho xây dựng cảng cá,
nhà máy chế biến,đường giao thông. Phương pháp GIS phổ biến thường được dùng trong
trường hợp này là phân tích không gian kết hợp phân tích đa chỉ tiêu hoặc xây dựng hệ
chuyên gia hỗ trợ quy hoạch và ra quyết định.
- Quản lí tài nguyên dựa vào cộng đồng tích hợp ứng dụng GIS
Sự tham gia của người dân trong công tác quản lí tài nguyên vùng ven biển giúp
giảm thiểu đáng kể những nguy cơ xung đột về quyền và lợi ích. Sự tham gia này giúp
cho việc giám sát, kiểm soát việc ra quyết định của chính quyền địa phương. Vì thế quản
lí tài nguyên có sự tham gia và dựa vào cộng đồng là mô hình tích cực và cần được áp
dụng rộng rãi. GIS trong trường hợp này đóng vai trò như công cụ hỗ trợ và thúc đẩy sự
tham gia của người dân/ cộng đồng trong việc quản lí tài nguyên vùng ven biển. Thông
qua GIS và các công cụ ứng dụng cụ thể, người dân có thể tham gia cập nhật cơ sở dữ liệu
về tài nguyên, những thay đổi về hiện trạng sử dụng đất hay tìm kiếm thông tin cần thiết.
Người dân cũng có thể thảo luận và đưa ra ý kiến của mình trong công tác quy hoạch sử
dụng tài nguyên, trong việc ra quyết định cho những vấn đề liên quan. GIS đồng thời là
công cụ giúp minh bạch hóa thông tin về tài nguyên và thông tin về việc quản lí tài nguyên
góp phần giảm thiểu nguy cơ xung đột cũng như tranh chấp trong khai thác và sử dụng tài
nguyên vùng ven biển.
3. Kết luận
Trong nhiều trường hợp, các xung đột trong sử dụng tài nguyên xảy ra do ranh giới
quản lí không rõ ràng, chồng chéo trong quản lí. Cần có sự nghiên cứu và phát triển các
công cụ quản lí và phương pháp quản lí tài nguyên thiên nhiên cho các cơ quan và cán
bộ các cấp địa phương. Điều này sẽ giúp nâng cao năng lực quản lí và hỗ trợ các đơn vị
quản lí trong việc cập nhật tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong địa bàn quản lí
của mình và mối liên hệ với các cấp và địa bàn khác. Những công cụ này có thể góp phần
tăng cường tính minh bạch trong quy hoạch, và cải thiện hiệu quả sử dụng và quản lí tài
nguyên thiên nhiên. Quản lí không gian có thể giúp làm rõ trách nhiệm của chính quyền
khi xung đột xảy ra và xử lí rủi ro một cách nhanh chóng. Một số công cụ và phương pháp
như lập bản đồ có sự tham gia, bản đồ tài nguyên cộng đồng, và cơ sở dữ liệu tài nguyên
thiên nhiên cũng trao quyền cho người dân trong quản lí tài nguyên thiên nhiên. GIS là
một công cụ hỗ trợ quản lí một cách hiệu quả, giúp đảm bảo tính hệ thống, hiện đại và
cập nhật trong công tác quản lí. Quản lí và sử dụng tài nguyên hiệu quả cần có sự tham
gia của cộng đồng địa phương và đồng thuận giữa cộng đồng với các cấp chính quyền tích
hợp với tiếp cận quản lí về mặt không gian. Những vấn đề này cũng đỏi hỏi các giải pháp
109
Nguyễn Thị Hà Nhung và Trần Xuân Duy
tổng hợp với sự tham gia và hợp tác của các nhà nghiên cứu và cán bộ quản lí có năng lực
trong vấn đề quy hoạch và quản lí tài nguyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Aysegul T., Dursun Zafer Seker, Izzet Ozturk, Cigdem Tavsan, 2008. GIS based
setoral conflict analysis in a coastal district of Turkey. The International Archives of
the Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences. Vol. XXXVII.
Part B8. Beijing 2008.
[2] Bradbury, A., Mason, T. and Barter, P.W.J., 2005. Large-scale multi-agency strategic
beach monitoring of the South-East Coast of England – provision of data and analytical
tools. Proceedings of the 2005 National Conference on Beach Preservation Technology,
16p. 
[3] IUCN, 2012. Chiến lược và Kế hoạch Hành động cho Việt Nam
(2011 – 2013). Rừng ngập mặn cho Tương lai. IUCN Thụy Sĩ.
https://cmsdata.iucn.org/downloads/nsap-68-trang-final.pdf.
[4] Lorenzen K., Steneck R., Warner R., Parma A., Coleman F. & Leber M., 2010. The
spatial dimensions of fisheries: putting it all in place. Bulletin of Marine Science 86(2):
169-177.
[5] Meggs M., 1997. "Developing a Small Island GIS: the
Bermuda Experience". Bermuda Department of Planning.
[6] Nguyễn Chu Hồi và Bùi Thị Thu Hiền, 2012. Tóm tắt Chính sách: Quy hoạch và quản
lí tổng hợp không gian vùng bờ biển hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam. Rừng
ngập mặn cho Tương lai. IUCN Việt Nam.
[7] Nguyễn Thị Hà Nhung, 2010. Institutions and Tidal Land Entitlements in Ngoc Vung
Commune, Van Don District, Quang Ninh Province, Vietnam. An independent study
report for the Master of Rural Development Management, Graduate School, Khon
Kaen University.
ABSTRACT
Spatial Approach and Applications of GIS
in Coastal Resources Management in Vietnam
The coastal area in Vietnam is facing many challenges in the management and
rational use of natural resources. There is not much attention paid to spatial and place
– based approach in coastal resource management in Vietnam. This paper examines the
issues of spatial approach in coastal resource management in Vietnam at local levels
through the case studies of Ngoc Vung Island Commune and Van Don District, Quang
Ninh Province. The article also discusses the use of GIS (Geographical Information
Systems) as a management support tool. The article also argues that community-based
management combined with the use of GIS as a supporting tool can help improve
management of coastal resources at local level.
110

File đính kèm:

  • pdftiep_can_khong_gian_va_ung_dung_cua_gis_trong_quan_li_tai_ng.pdf