Thực trạng môi trường và dịch bệnh tại vùng nuôi tôm trên cát ở Thạch hà, Cẩm xuyên và Nghi xuân, Hà Tĩnh

Điều tra được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng một số yếu tố thủy lý, thủy hóa trong nước ao

và một số bệnh ở tôm tại vùng nuôi tôm trên cát thuộc 3 huyện Thạch Hà, Nghi Xuân và Cẩm Xuyên, Hà

Tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố thủy lý trong nước bao gồm nhiệt độ, độ mặn và tổng chất rắn lơ

lửng tại vùng nuôi có giá trị thích hợp để nuôi tôm chân trắng. Bên cạnh đó hầu hết yếu tố thủy hóa trong

nước (DO, pH, một số muối dinh dưỡng và oxy tiêu hao) cũng có giá trị nằm trong khoảng an toàn đối với

tôm nuôi, ngoại trừ hàm lượng H2S cao dao động trong khoảng 0,25-0,43mg/L. Kết quả phân tích 3 bệnh

chính phổ biến ở tôm thẻ chân trắng bao gồm bệnh do vi rút đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử gan tụy cấp

(AHPND) và bệnh vi bào tử trùng (EHP) cho thấy: bệnh EHP bắt gặp nhiều nhất ở tôm chân trắng nuôi tại

Nghi Xuân, Thạch Hà và Cẩm Xuyên ở cả 03 tháng nghiên cứu từ tháng 8 đến tháng 10, tiếp đến là bệnh

AHPND xuất hiện vào tháng 9-10. Trong khi đó bệnh WSSV chỉ xuất hiện vào tháng 9 tại Nghi Xuân với tỷ

lệ nhiễm thấp (5,5%).

Thực trạng môi trường và dịch bệnh tại vùng nuôi tôm trên cát ở Thạch hà, Cẩm xuyên và Nghi xuân, Hà Tĩnh trang 1

Trang 1

Thực trạng môi trường và dịch bệnh tại vùng nuôi tôm trên cát ở Thạch hà, Cẩm xuyên và Nghi xuân, Hà Tĩnh trang 2

Trang 2

Thực trạng môi trường và dịch bệnh tại vùng nuôi tôm trên cát ở Thạch hà, Cẩm xuyên và Nghi xuân, Hà Tĩnh trang 3

Trang 3

Thực trạng môi trường và dịch bệnh tại vùng nuôi tôm trên cát ở Thạch hà, Cẩm xuyên và Nghi xuân, Hà Tĩnh trang 4

Trang 4

Thực trạng môi trường và dịch bệnh tại vùng nuôi tôm trên cát ở Thạch hà, Cẩm xuyên và Nghi xuân, Hà Tĩnh trang 5

Trang 5

Thực trạng môi trường và dịch bệnh tại vùng nuôi tôm trên cát ở Thạch hà, Cẩm xuyên và Nghi xuân, Hà Tĩnh trang 6

Trang 6

Thực trạng môi trường và dịch bệnh tại vùng nuôi tôm trên cát ở Thạch hà, Cẩm xuyên và Nghi xuân, Hà Tĩnh trang 7

Trang 7

Thực trạng môi trường và dịch bệnh tại vùng nuôi tôm trên cát ở Thạch hà, Cẩm xuyên và Nghi xuân, Hà Tĩnh trang 8

Trang 8

Thực trạng môi trường và dịch bệnh tại vùng nuôi tôm trên cát ở Thạch hà, Cẩm xuyên và Nghi xuân, Hà Tĩnh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 10300
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng môi trường và dịch bệnh tại vùng nuôi tôm trên cát ở Thạch hà, Cẩm xuyên và Nghi xuân, Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng môi trường và dịch bệnh tại vùng nuôi tôm trên cát ở Thạch hà, Cẩm xuyên và Nghi xuân, Hà Tĩnh

Thực trạng môi trường và dịch bệnh tại vùng nuôi tôm trên cát ở Thạch hà, Cẩm xuyên và Nghi xuân, Hà Tĩnh
36 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH TẠI VÙNG NUÔI TÔM TRÊN 
CÁT Ở THẠCH HÀ, CẨM XUYÊN VÀ NGHI XUÂN, HÀ TĨNH
ENVIRONMENTAL SITUATION AND DISEASE AT THE ON-SAND FARMING SHRIMP AREA 
IN THACH HA, CAM XUYEN AND NGHI XUAN, HA TINH
Trương Thị Mỹ Hạnh1, Nguyễn Thị Nguyện1, Trương Thị Thành Vinh2,
Nguyễn Thị Là1, Nguyễn Thị Minh Nguyệt1, Nguyễn Thị Hạnh1,
 Lê Thị Mây1, Chu Chí Thiết1, Nguyễn Hữu Nghĩa1
1Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I
2 Đại học Vinh
Tác giả liên hệ: Chu Chi Thiết (Emai:chithiet@ria1.org)
Ngày nhận bài: 24/07/2020; Ngày phản biện thông qua: 20/10/2020; Ngày duyệt đăng: 15/11/2020
TÓM TẮT
Điều tra được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng một số yếu tố thủy lý, thủy hóa trong nước ao 
và một số bệnh ở tôm tại vùng nuôi tôm trên cát thuộc 3 huyện Thạch Hà, Nghi Xuân và Cẩm Xuyên, Hà 
Tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố thủy lý trong nước bao gồm nhiệt độ, độ mặn và tổng chất rắn lơ 
lửng tại vùng nuôi có giá trị thích hợp để nuôi tôm chân trắng. Bên cạnh đó hầu hết yếu tố thủy hóa trong 
nước (DO, pH, một số muối dinh dưỡng và oxy tiêu hao) cũng có giá trị nằm trong khoảng an toàn đối với 
tôm nuôi, ngoại trừ hàm lượng H2S cao dao động trong khoảng 0,25-0,43mg/L. Kết quả phân tích 3 bệnh 
chính phổ biến ở tôm thẻ chân trắng bao gồm bệnh do vi rút đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử gan tụy cấp 
(AHPND) và bệnh vi bào tử trùng (EHP) cho thấy: bệnh EHP bắt gặp nhiều nhất ở tôm chân trắng nuôi tại 
Nghi Xuân, Thạch Hà và Cẩm Xuyên ở cả 03 tháng nghiên cứu từ tháng 8 đến tháng 10, tiếp đến là bệnh 
AHPND xuất hiện vào tháng 9-10. Trong khi đó bệnh WSSV chỉ xuất hiện vào tháng 9 tại Nghi Xuân với tỷ 
lệ nhiễm thấp (5,5%).
Từ khóa: tôm nuôi trên cát, môi trường, bệnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân
ABSTRACT
The study was conducted to assess the status of some physical, hydrological factors in shrimp ponds 
and some shrimp diseases on-sand farming area in 3 districts of Thach Ha, Nghi Xuan and Cam Xuyen, Ha 
Tinh. The results showed that the factors in the water including temperature, salinity and total suspended 
solids had the appropriate value for raising L. vannamei. Besides, most of the factors in water like DO, pH, 
some nutritious salts and oxygen consumedwere also within the safe range for farmed shrimp, except for 
high H2S content fl uctuating in the range 0.25-0.43mg/L. For shrimp disease, the study focused on white 
spot syndrome virus (WSSV), acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) and bacterial spores, 
(EHP) and results showed that: EHP occurred most common in white-leg shrimp cultured in Nghi Xuan, 
Thach Ha and Cam Xuyen in three months studied from August to October, followed by AHPND disease 
which appeared in September to October. WSSV disease only appeared in September in Nghi Xuan with a 
low infection rate (5.5%).
Key world: sand farming shrimp area, environment, diseases, Thach Ha, Cam Xuyen, Nghi Xuan
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, diện tích cát hoang hóa ven 
biển ở nhiều tỉnh được sử dụng nuôi tôm tạo 
nên mô hình nuôi tôm trên cát. Hà Tĩnh là 
một trong số 13 tỉnh miền Trung đã và đang 
phát triển mô hình nuôi tôm trên cát, trong 
đó Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Nghi Xuân là 3 
huyện thuộc Hà Tĩnh có diện tích hoạt động 
nuôi tôm trên cát phát triển lớn nhất của địa 
phương với diện tích tương ứng 370 ha, 320 
ha và 180 ha. Mô hình nuôi tôm trên cát tại 
mỗi huyện ban đầu đều mang lại hiệu quả 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37
kinh tế cao, đã và đang góp phần quan trọng 
vào đời sống kinh tế - xã hội, đem lại việc 
làm, thu nhập cho một bộ phận lớn người 
dân ven biển Hà Tĩnh. Tuy nhiên, để mô hình 
nuôi tôm trên cát phát triển bền vững cần có 
điều tra đánh giá thực trạng vùng nuôi hàng 
năm, nhằm sớm đưa ra các giải pháp kịp thời 
trong trường hợp cần thiết.
Xuất phát từ nhận thức trên, nghiên cứu 
được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng một 
số yếu tố chính về môi trường nước, bệnh 
tôm. Kết quả là cơ sở khoa học để từ đó đề 
xuất giải pháp phù hợp, đảm bảo phát triển 
nghề nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh theo hướng 
bền vững.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện: tháng 8 đến tháng 10 
năm 2019, tần suất thu mẫu 2 tuần/lần
Địa điểm thu mẫu: tại vùng nuôi tôm trên 
cát tập trung tại 3 huyện với tổng số 60 ao, cụ 
thể tại Thạch Hà (15 ao), Cẩm Xuyên (33 ao) 
và Nghi Xuân (12 ao). Tổng số mẫu thu phân 
tích là 360 cho mỗi thông số. 
Địa điểm phân tích mẫu: Phòng nghiên cứu 
môi trường, Trung tâm Quan trắc môi trường 
và bệnh thủy sản miền Bắc (CEDMA). Viện 
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I.
Phương pháp chọn hộ nuôi thu mẫu đại diện 
cho vùng nuôi: Chọn ngẫu nhiên
Phương pháp thu mẫu: Các chỉ tiêu TAN 
(N-NH4
+/N-NH
3
), TSS, N-NO2, N-NO3, H2S, 
BOD5, COD thu trong chai nhựa, mẫu được 
thu tại 3 vị trí theo đường chéo của ao. Tất cả 
các mẫu đều được ghi chú cẩn thận và được giữ 
lạnh (4-8ºC) trong suốt quá trình vận chuyển 
đến khi phân tích. Tại phòng thí nghiệm các 
thông số nêu trên được phân tích theo phương 
pháp chuẩn, đảm bảo hoạt động thử nghiệm và 
công nhận ISO/IEC 17025: 2017. Bên cạnh đó, 
chỉ tiêu, DO, pH, độ mặn, nhiệt độ được đo tại 
hiện trường. 
Mẫu tôm được cố định trong cồn với tỷ 
lệ mẫu:cồn = 1:10, mẫu được giữ ở nhiệt độ 
thường chuyển về phòng thí nghiệm phân tích. 
Kỹ thuật PCR được áp dụng phân tích 3 chỉ tiêu 
bệnh chính bao gồm: vi rút gây bệnh đốm trắng 
(WSSV), bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND), 
bệnh ký sinh trùng EHP.
Phân tích số liệu: Phân tích số liệu thống kê 
mô tả bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO 
LUẬN
1. Môi trường trong vùng nuôi tôm trên cát 
tại Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Nghi Xuân. 
1.1. Yếu tố thủy lý trong nước (nhiệt độ, độ 
mặn và tổng chất rắn lơ lửng)
Nhiệt độ trung bình nước thay đổi theo 
thời gian từ tháng 8 đến tháng 10,  ...  cuối vụ nuôi 
(0,07-0,29 mg/L), ngoại trừ vùng Nghi Xuân cho 
kết quả với xu hướng ngược lại (từ 0,41mg/L vào 
tháng 8 xuống 0,07mg/L vào tháng 10) (Hình 
3c). Nồng độ N-NO2
- phổ biến tăng cao vào vào 
cuối vụ, và gây độc cho tôm. Khi phơi nhiễm tôm 
với nồng độ N-NO2
- là 4 mg/L trong 2 ngày làm 
giảm sự tăng trưởng của tôm nhưng không ảnh 
hưởng đến sự sống của chúng, nồng độ an toàn 
tôm chân trắng trong ao nuôi trương phẩm là < 
0,45 mg/L [19]. Như vậy nồng độ N-NO2
- phân 
tích được ở vùng nuôi tôm trên cát tại Nghi Xuân, 
Cẩm xuyên và Thạch Hà có giá trị trong giới hạn 
an toàn cho tôm phát triển.
Nồng độ N-NO
3
- trung bình có giá trị khác 
nhau ở các lần thu mẫu, tháng 8 giao động 
29-30mg/L, tháng 9 giao động 15-17mg/L và 
tháng 10 giao động 12,5-13,3mg/L (Hình 3d). 
N-NO
3
- được tạo ra trong quá trình phân hủy 
chất hữu cơ, chính vì vậy hàm lượng N-NO
3
- 
thường tăng cao về cuối vụ nuôi. Tuy nhiên 
kết quả nghiên cứu này trái ngược do bởi hiện 
nay mô hình nuôi tôm trên cát tại địa phương 
phổ biến thay 15-30% nước hàng ngày. Theo 
nghiên cứu của David et al. (2011) [13] thì 
N-NO
3
- ở mức 35 - 220 mg/l không ảnh hưởng 
đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm. 
Tuy nhiên, ở mức cao hơn 220 mg/l thì những 
tỷ lệ này bị ảnh hưởng đáng kể, tôm giảm tăng 
trưởng, bỏ ăn, hạn chế trao đổi chất, suy giảm 
chức năng nội tiết và tỷ lệ chết tăng [13].
Hình 3: Giá trị trung bình và sai số chuẩn của thông số NH
3
 (a), N-NH
4
+ (b), N-NO2
- (c) và N-NO
3
- (d) 
trong nước ao nuôi tôm trên cát từ tháng 8 đến tháng 10 tại Cẩm Xuyên, Nghi Xuân và Thạch Hà 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 41
Oxy tiêu hao
Giá trị BOD5 trung bình trong ao nuôi tôm 
trên cát tại 3 điểm nghiên cứu Cẩm Xuyên, 
Nghi Xuân và Thạch Hà có xu hướng giảm 
theo thời gian về cuối vụ nuôi trong khoảng 
dao động 4,4-5,6mg/L vào tháng 8, tiếp đến 
3,4-3,7mg/L vào tháng 9 và thấp nhất 2,3-
3,1mg/L vào tháng 10 (Hình 4a). Giá trị BOD5 
cho thấy mức độ ô nhiễm của môi trường nước, 
để bảo vệ hệ sinh thái ven biển BOD5 được 
đề xuất < 6mg/L [10], trong khi đó ở ao nuôi 
tôm BOD5 < 30mg/L được xác định an toàn 
cho tôm nuôi [9]. Trong nghiên cứu này BOD5 
tại các vùng nuôi tôm đều đạt <6mg/L vì vậy 
không ảnh hưởng đến tôm nuôi cũng như hệ 
sinh thái ven biển.
Giá trị COD trung bình ở 3 vùng nghiên cứu 
đều có xu hướng giảm dần từ tháng 8 đến tháng 
10 tương ứng lần lượt dao động trong khoảng 
7,5-10mg/L và 3,7-4,9mg/L (Hình 4b). Nồng 
độ COD cao phản ánh mức độ ô nhiễm các 
hợp chất hữu cơ trong nước hoặc sự suy giảm 
của sức khỏe hệ sinh thái dưới nước. Theo 
quy định kỹ thuật quốc gia về ven biển chất 
lượng nước thì nồng độ COD < 3 mg/L mới 
đảm bảo hệ thủy sinh được an toàn [6]. Nồng 
độ COD trung bình trong nghiên cứu này dao 
động 3,7-10mg/L, thấp hơn nhiều so với kết 
quả nghiên cứu của Nguyen Van Trai (2008) 
[25] khi nghiên cứu khu vực nuôi tôm tại Cần 
Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh có giá trị COD 
đạt 4,7-58,9 mg/L tại các khu vực khác nhau.
Hình 4: Giá trị trung bình và sai số chuẩn của thông số BOD5 (a) và COD (b) trong nước ao nuôi tôm 
trên cát từ tháng 8 đến tháng 10 tại Cẩm Xuyên, Nghi Xuân và Thạch Hà 
2. Bệnh ở tôm nuôi trong vùng nuôi tôm trên 
cát tại Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Nghi Xuân.
Điều tra tập trung 3 bệnh chính phổ biến ở tôm 
thẻ chân trắng bao gồm bệnh do vi rút đốm trắng 
(WSSV), bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) 
và bệnh vi bào tử trùng (EHP). Kết qủa điều tra 
cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh EHP trung bình bắt 
gặp phổ biến tại Nghi Xuân, Thạch Hà và Cẩm 
Xuyên ở hầu hết các tháng trong vụ nuôi, tiếp 
đến bệnh AHPND, trong khi đó bệnh WSSV chỉ 
xuất hiện vào giữa vụ nuôi tại Nghi Xuân với tỷ 
lệ nhiễm thấp (5,5%) (Hình 5).
Tôm nhiễm bệnh AHPND ở 3 vùng điều 
tra với cùng xu hướng cao nhất vào cuối vụ 
nuôi (43,9-90%), tiếp đến giữa vụ nuôi (5,5-
24,1%) và đầu vụ nuôi không có tôm nhiễm 
AHPND. Trong khi đó theo FAO., 2016 thì 
bệnh AHPND thường xảy ra ở giai đoạn đầu 
nuôi thương phẩm từ hơn 20-45 ngày tuổi (tức 
tháng 1 và 2 của vụ nuôi). 
Tôm nhiễm EHP ở tôm tại vùng nghiên cứu 
cũng cho thấy diễn biến phức tạp của bệnh, 
đồng thời kết quả cho thấy EHP nhiễm ở các 
giai đoạn nuôi từ mới thả tôm (tháng 8) đến cuối 
vụ nuôi (tháng 10), đặc biệt cao nhất vào đầu 
vụ ở vùng nuôi tôm Cẩm Xuyên. Đối với bệnh 
EHP, nghiên cứu gần đây nhất của của Lê Hồng 
Phước và ctv., 2019 [2] cũng cho thấy, tỷ lệ tôm 
nuôi nhiễm EHP khá cao, trung bình 41% ở 3 
tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu. Bệnh EHP 
42 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020
không gây ra tỷ lệ chết cao trên tôm nhưng ảnh 
hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng của 
tôm, điều này đã gây thiệt hại nặng nề cho kinh 
tế nghề nuôi tôm nước lợ, thậm chí thiệt hại hơn 
so với bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) [23] 
và tương đương với những đợt bùng phát bệnh 
đốm trắng do vi rút (WSSV) gây ra [17]. Những 
thiệt hại kinh tế do bệnh EHP gây ra đã được ghi 
nhận và EHP hiện nay được coi là một mối đe 
dọa nghiêm trọng đối với nuôi tôm nước lợ [27], 
với những vùng nuôi bị thiệt hại do bệnh gây ra 
ước tính 48.717 tấn tôm [22].
WSSV xuất hiện tại Việt Nam lần đầu tiên 
vào năm 1993 [4]. Đến nay bệnh vẫn diễn ra 
song chưa có biện pháp phòng, kiểm soát bệnh 
hiệu quả. Sau hơn 20 năm xuất hiện, WSSV 
đã lan rộng ảnh hưởng với 25 tỉnh thành tại 
275 xã thuộc 82 huyện vào năm 2016 [1]. 
Năm 2019 kết quả WSSV thu được âm tính 
tại 2 vùng Thạch Hà và Cẩm Xuyên, duy chỉ 
có 1 vùng nuôi tôm thuộc Nghi Xuân nhiễm 
với tỷ lệ thấp 5,5% vào giữa vụ nuôi, đây là 
tín hiệu tốt trong quá trình quản lý kiểm soát 
bệnh WSSV tại địa phương. 
Hình 5: Tỷ lệ nhiễm trung bình của WSSV, AHPND, EHP ở tôm thẻ chân trắng nuôi trên cát tại 
Cẩm Xuyên, Nghi Xuân và Thạch Hà trong vụ nuôi thứ 2 của năm 2019
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Trong vụ nuôi thứ 2 năm 2019 (từ tháng 8 
đến hết tháng 10), yếu tố thủy lý trong nước 
bao gồm nhiệt độ, độ mặn và tổng chất rắn 
lơ lửng tại vùng nuôi tôm trên cát tại Cẩm 
Xuyên, Nghi Xuân và Thạch Hà có giá trị nằm 
trong khoảng thích hợp cho nuôi tôm chân 
trắng. Bên cạnh đó hầu hết yếu tố thủy hóa 
trong nước (DO, pH, một số muối dinh dưỡng 
và oxy tiêu hao) cũng có giá trị nằm trong 
khoảng an toàn đối với tôm nuôi, ngoại trừ 
hàm lượng H2S cao dao động trong khoảng 
0,25-0,43mg/L.
Vụ nuôi thứ 2 năm 2019, bệnh EHP bắt gặp 
phổ biến ở tôm chân trắng nuôi tại Nghi Xuân, 
Thạch Hà và Cẩm Xuyên ở cả đầu, giữa và 
cuối của vụ nuôi, tiếp đến là bệnh AHPND chỉ 
xuất hiện vào giữa và cuối vụ nuôi tại 3 vùng 
nuôi. Trong khi đó, bệnh WSSV chỉ xuất hiện 
vào giữa vụ nuôi tại Nghi Xuân với tỷ lệ nhiễm 
thấp (5,5%).
Kiến nghị:
Tiếp tục thực hiện điều tra nghiên cứu đánh 
giá thực trạng môi trường và dịch bệnh vùng 
nuôi tôm trên cát tại Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, 
Thạch Hà hàng năm. Đồng thời mở rộng thực 
hiện điều tra ở các huyện khác thuộc tĩnh Hà 
Tĩnh có hoạt động nuôi tôm trên cát.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt 
1. Cục Thú y (2016). Công tác Thú Y năm 2016 và Kế hoạch công tác Thú Y năm 2017. Báo cáo chuyên đề. 
tr. 1–14.
2. Lê Hồng Phước; Đặng Ngọc Thùy; Thới Ngọc Bảo; Nguyễn Thanh Trúc; Trần Minh Thiện; Trương Hồng 
Việt; Đoàn Văn Cường. (2019). Báo cáo tổng kết nhiệm vụ: Đánh giá một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh 
vi bào tử trùng (EHP) trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại một số tỉnh trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu 
Long và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường, hạn chế phát sinh bệnh trong thời gian tới; 
3. Nguyễn Thanh Long, Võ Thành Toàn. Đánh giá mức độ tích lũy đạm, lân trong mô hình nuôi tôm sú 
(Penaeus monodon) thâm canh. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2008 (1): 44-52.
4. Nguyễn Văn Hảo (2004). Một số bệnh thường gặp trên tôm Sú, Các Phương Pháp Chẩn Đoán và Phòng Trị. 
Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 1-225.
5. Phạm Thị Tuyết Ngân và Trương Quốc Phú. 2010. Biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm sú 
(Penaeus monodon) thâm canh tại Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học (15a) 179-188,
6. QCVN 10:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ 
7. QCVN 10-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển.
Tài liệu tiếng Anh
8. Bower C.E. & Bidwell J.P. (1978) Ionization of ammonium in seawater: effects of temperature, pH and 
salinity. Journal of the Fisheries Research Board of Canada 35, 1012–1016
9. Boyd, C.E., and Gautier.D. 2000. “Effl uent Composition & Water Quality StandardsNo Title.” Implementing 
GAA’s Responsible Aquaculture Program.
10. Boyd, C.E., and B.W. Green. 2002. “Coastal Water Quality Monitoring in Shrimp Farming Areas, an 
Example from Honduras. Consortium Program on Shrimp Farming and the Environment. Word Bank, NACA, 
WWF, FAO.
11. Chanratchakool, P., 1995. White patch disease of black tiger shrimp (Penaeus monodon). AAHRI 
Newsletter. 4, 3
12. Claude E. Boyd (2018). Ammonia nitrogen dynamics in aquaculture. Global Aquaculture Alliance. https://
www.aquaculturealliance.org/advocate/ammonia-nitrogen-dynamics-in-aquaculture/
13. David D. K, Stephen A. S, George J. F (2011). High nitrate levels toxic to shrimp. Global Aquaculture 
Alliance. https://www.aquaculturealliance.org/advocate/high-nitrate-levels-toxic-to-shrimp/
14. Emerson, Kenneth, Rosemarie C. Russo, Richard E. Lund, and Robert V. Thurston. 1975. “Aqueous 
Ammonia Equilibrium Calculations: Effect of PH and Temperature.” Journal of the Fisheries Research Board 
of Canada.
15. Espericueta M. G, Martha H, Federico P (2000). Effects of Ammonia on Mortality and Feeding of Postlarvae 
Shrimp Litopenaeus vannamei. Bulletin of Environmental Contamination and Toxicology 65(1):98-103
16. FAO (2016). Second International Technical Seminar/Workshop on Acute hepatopancreatic necrosis 
disease (AHPND): there is a way forward” under the auspices of the FAO Technical Cooperation Programme 
TCP/INT/3502 and TCP/INDaT/3501 that was held in Bangkok, Thailand from 23–25 June. p: 73.
17. Flegel, T.W., 2001. The shrimp response to viral pathogens. In: Browdy, C.L., Jory, D.E. (Eds.), The 
New Wave, Proceedings of the Special Session on Sustainable Shrimp Culture, Aquaculture 2001. World 
Aquaculture Society, Baton Rouge, LA, pp. 254–278.
44 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020
18. Jagadish N.M and Danya B. R (2015). Growth of cultured Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) of 
Brackish water culture system in rainy season with artifi cial diet. European Journal of Experimental Biology, 
2015, 5(4):24-27.
19. Gross, Amit, Shai Abutbul, and Dina Zilberg. 2004. “Acute and Chronic Effects of Nitrite on White Shrimp, 
Litopenaeus Vannamei, Cultured in Low-Salinity Brackish Water.” Journal of the World Aquaculture Society.
20. Hernández R., Mónica, L. Fernando Bückle R., Elena Palacios, and Benjamín Barón S. 2006. “Preferential 
Behavior of White Shrimp Litopenaeus Vannamei (Boone 1931) by Progressive Temperature-Salinity 
Simultaneous Interaction.” Journal of Thermal Biology.
21. Kungvankij, P., and T.E. Chua. 1986. “SHRIMP CULTURE: POND DESIGN, OPERATION AND 
MANAGEMENTNo Title.” Aquaculture Department, Southeast Asian Fisheries Development Center 2: 345.
22. Kalaimani, N., Ravisankar, T., Chakravarthy, N., Raja, S., Santiago, T.C. and Ponniah, A.G. 2013. Economic 
Losses due to Disease Incidences in Shrimp Farms of India. Fish. Techn. 50: 80-86
23. [23]. Kummari, S., V. Haridas, D., Handique, S., Peter, S., Rakesh, C. G., Sneha, K. G.,  Pillai, D. 
(2018). Incidence of Hepatopancreatic Microsporidiasis, by Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) in Penaeus 
vannamei Culture in Nellore District, Andhra Pradesh, India and the Role of Management in its Prevention and 
Transmission. International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences. 
24. Lin Y C and Chen Jiann-Chu. (2001). Acute toxicity of ammonia on Litopenaeus vannamei Boone juveniles 
at different salinity levels. Journal of Experimental Marine Biology and Ecology 259(1):109-119
25. Nguyen Van Trai, 2008. The infl uences of shrimp farming and fi shing practices on natural fi sh conservation 
in Can Gio, Ho Chi Minh City, Vietnam. Ph.D. Thesis, University of Newcastle
26. Racotta, Ilie S., and Roberto Hernández-Herrera. 2000. “Metabolic Responses of the White Shrimp, 
Penaeus Vannamei, to Ambient Ammonia.” Comparative Biochemistry and Physiology - A Molecular and 
Integrative Physiology. 
27. Raveendra, M., Suresh, G., Nehru, E., Pamanna, D., Venkatesh, D., Yugandhar Kumar, M., Neeraja, T. 
(2018). Effect of Microsporidian Parasite Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) on Pond Profi tability in Farmed 
Pacifi c White Leg Shrimp Litopenaeus vannamei. International Journal of Current Microbiology and Applied 
Sciences. https://doi.org/10.20546/ijcmas.2018.705.192
28. Soraphat Panakorn. 2016. H2S Toxicity–The Silent Killer. AQUA CULTURE Asia Pacifi c (Editor/
Publisher, Zuridah Merican, email zuridah@aquaasiapac.com). Volume 12, Number 2, Page 14, March/April 
2016.
29. Venkateswarlu, V, PV Seshaiah, P Arun, and PC Behra. 2019. “A Study on Water Quality Parameters in 
Shrimp L. Vannamei Semi-Intensive Grow out Culture Farms in Coastal Districts of Andhra Pradesh, India.” 
International Journal of Fisheries and Aquatic Studies 4(4): 394–99.
30. Whetstone, J.M., G.D. Treece, C. L.B and A.D. Stokes, 2002. Opportunities and Constrains in Marine 
Shrimp Farming. Southern Regional Aquaculture Center (SRAC) publication No. 2600 USDA.
31. Wyban, J, W a Walsh, and D M Godin. 1995. “Temperature Effects on Growth, Feeding Rate and Feed 
Conversion of the Pacifi c White Shrimp (Penaeus Vannamei).” Aquaculture 138(95): 267–79. 
sciencedirect.com/science/article/pii/0044848695000321.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_moi_truong_va_dich_benh_tai_vung_nuoi_tom_tren_ca.pdf