Thử mã hóa hình ảnh trăng trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, trăng xuất hiện với tần số cao (63 lần), bàng bạc

khắp tác phẩm và ẩn chứa muôn vàn ý nghĩa. Xét ở một góc độ nhất định từ phương diện ký

hiệu học, có thể xem từng tầng ý nghĩa của trăng trong “Truyện Kiều” như một mã và

chúng tôi tạm mã hóa sơ bộ hình ảnh trăng theo hệ thống sau:

Mã 1 – trăng êm ả

Mã 2 – trăng biến động

Mã 3 – trăng và bước đi của thời gian

Từ đó, hình ảnh trăng trong tác phẩm đã phần nào trở thành một hệ thống ký hiệu tự trị với

đời sống của riêng nó

Thử mã hóa hình ảnh trăng trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 1

Trang 1

Thử mã hóa hình ảnh trăng trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 2

Trang 2

Thử mã hóa hình ảnh trăng trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 3

Trang 3

Thử mã hóa hình ảnh trăng trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 4

Trang 4

Thử mã hóa hình ảnh trăng trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 5

Trang 5

Thử mã hóa hình ảnh trăng trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 6

Trang 6

Thử mã hóa hình ảnh trăng trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 7

Trang 7

Thử mã hóa hình ảnh trăng trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 8

Trang 8

Thử mã hóa hình ảnh trăng trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 9

Trang 9

Thử mã hóa hình ảnh trăng trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 13080
Bạn đang xem tài liệu "Thử mã hóa hình ảnh trăng trong truyện Kiều của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thử mã hóa hình ảnh trăng trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Thử mã hóa hình ảnh trăng trong truyện Kiều của Nguyễn Du
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 11, Số 2, 2021 77-86 
77 
THỬ MÃ HÓA HÌNH ẢNH TRĂNG 
TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU 
Trần Thị Bảo Gianga* 
a
Khoa Ngữ văn và Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ: Email: giangttb@dlu.edu.vn 
Lịch sử bài báo 
Nhận ngày 23 tháng 11 năm 2020 | Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 12 năm 2020 
Xuất bản trực tuyến ngày 16 tháng 4 năm 2021 
Tóm tắt 
Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, trăng xuất hiện với tần số cao (63 lần), bàng bạc 
khắp tác phẩm và ẩn chứa muôn vàn ý nghĩa. Xét ở một góc độ nhất định từ phương diện ký 
hiệu học, có thể xem từng tầng ý nghĩa của trăng trong “Truyện Kiều” như một mã và 
chúng tôi tạm mã hóa sơ bộ hình ảnh trăng theo hệ thống sau: 
Mã 1 – trăng êm ả 
Mã 2 – trăng biến động 
Mã 3 – trăng và bước đi của thời gian 
Từ đó, hình ảnh trăng trong tác phẩm đã phần nào trở thành một hệ thống ký hiệu tự trị với 
đời sống của riêng nó. 
Từ khóa: Ký hiệu học; Mã hóa; Nguyễn Du; Trăng; Truyện Kiều. 
DOI:  
Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt 
Bản quyền © 2021 (Các) Tác giả. 
Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC 4.0 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
78 
ENCODING THE IMAGE OF THE MOON 
ON NGUYEN DU'S THE TALE OF KIEU 
Tran Thi Bao Giang
a*
a
The Faculty of Literature and History, Dalat University, Lam Dong, Vietnam. 
*
Corresponding author: Email: giangttb@dlu.edu.vn 
Article history 
Received: November 23
rd
, 2020 | Accepted: December 29
th
, 2020 
Available online: April 16
th
, 2021 
Abstract 
In “The Tale of Kieu” by Nguyen Du, the moon appears 63 times throughout the story and 
has many meanings. This article is based on the point of view of semiotics to encode the 
different meanings of the moon in “The Tale of Kieu”, such as: 
Code 1 – the peaceful moon; 
Code 2 – the transformation of the moon; 
Code 3 – the moon and the movement of time. 
Therefore, the moon in this story gradually becomes an autonomous system of signs with a 
life of its own. 
Keywords: Encode; Moon; Nguyen Du; Semiotics; The Tale of Kieu. 
DOI:  
Article type: (peer-reviewed) Full-length research article 
Copyright © 2021 The author(s). 
Licensing: This article is licensed under a CC BY-NC 4.0 
Trần Thị Bảo Giang 
79 
1. DẪN NHẬP 
Truyện Kiều – kiệt tác của Đại thi hào Nguyễn Du – vừa là niềm tự hào của dân 
tộc Việt Nam, vừa khơi nguồn cảm hứng vô tận cho bao thế hệ học giả trong và ngoài 
nước. Nối tiếp những mạch nguồn tư duy của bao bậc tiền bối đã dày công nghiên cứu 
về Truyện Kiều, chúng tôi xin mạo muội đặt vấn đề Thử mã hóa hình ảnh trăng trong 
Truyện Kiều của Nguyễn Du với một vài ý kiến nhỏ liên quan để hòa chung vào bầu khí 
quyển tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du – danh nhân văn hóa của đất nước. 
Trăng là yếu tố không mấy xa lạ trong văn học từ cổ chí kim. Trăng như một 
người bạn để văn sỹ, thi nhân giãi bày tâm sự, có khi trăng là cái cớ cho họ trải lòng hay 
trăng còn là một kiểu phương tiện độc đáo để chuyên chở những thông điệp về quan 
niệm nghệ thuật, quan niệm sáng tác của người nghệ sỹ ngôn từ...Với Truyện Kiều của 
Nguyễn Du, trăng xuất hiện với tần số cao (63 lần), bàng bạc khắp tác phẩm và ẩn chứa 
muôn vàn ý nghĩa. Xét ở một góc độ nhất định từ phương diện ký hiệu học, có thể xem 
từng tầng ý nghĩa của trăng trong Truyện Kiều như các loại mã (code) và chúng tôi tạm 
mã hóa sơ bộ hình ảnh trăng từng hệ thống cụ thể. 
2. MÃ HÓA HÌNH ẢNH TRĂNG 
2.1. Mã 1 – trăng êm ả 
Có thể thấy, từ xa xưa, trong tâm thức con người, trăng đã gắn liền với vẻ lung 
linh, huyền ảo của vũ trụ. Với Kojiki (古事記 – Cổ sự ký) – ghi chép biên niên cổ nhất 
còn sót lại từ triều đại Nara (710-794) của Nhật Bản, cũng được xem là tác phẩm đánh 
dấu sự xuất hiện của văn học ở đất nước này – trăng hay đúng hơn là thần Mặt trăng 
Tsuki-yomi được sinh ra khi thần Izanagi rửa con mắt bên phải của mình tại sông Woto. 
Đến thời kỳ Heian (794-1192), Chuyện ông lão đốn tre (竹取物語 Taketori 
Monogatari), hay còn được biết đến với tên Nàng tiên trong ống tre, Công chúa 
Kaguya (かぐや姫 Kaguya-hime) – câu chuyện cổ tích cổ xưa nhất ở Nhật Bản – đã 
không chỉ dẫn dắt tâm hồn con người vào cõi kỳ bí, diệu vợi với hành trình của cô công 
chúa đến từ cung trăng được đầu thai xuống hạ giới mà tác phẩm còn khơi gợi bao cảm 
hứng thú vị và bất tận cho hậu thế. 
Với Truyện Kiều – tác phẩm mà chắc hẳn bất cứ người dân Việt Nam nào cũng 
ít nhiều biết đến và trân trọng – của Nguyễn Du, không khó để độc giả bắt gặp những 
hình ảnh trăng với màu sắc độc đáo, tinh tạo sự huyền ảo của vũ trụ, vẻ diệu vợi của 
thiên nhiên, kiểu như: 
Dưới trăng, quyên đã gọi hè, (1307)1 
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông (1308) 
1 Để phù hợp với đặc thù thể loại, phần văn liệu từ Truyện Kiều của Nguyễn Du (1972), chúng tôi không trích dẫn theo số trang 
trong tác phẩm mà chọn trích dẫn theo số thứ tự của câu thơ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
80 
Hay: 
Chim hôm thoi thót về rừng, (1091) 
Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành (1092) 
Không chỉ có vậy, trăng trong Truyện Kiều còn tượng trưng cho sự viên mãn, 
tròn đầy hay khung cảnh yên bình, thanh nhàn, sum họp. 
Có lẽ, trong số các nhân vật của Truyện Kiều thì Thúy Vân là nhân vật được tác 
giả Nguyễn Du nhắc đến với tần số thấp, đồng thời cũng là nhân vật “xa lạ” với những 
biến cố, sóng gió của cuộc đời, với sự xoay vần, vùi dập của tạo hóa. Thúy Vân – một 
định phận đã an bài được tác giả mô tả chân dung bằng hình ảnh ẩn dụ: “khuôn trăng” 
gợi sự tròn trịa, đủ đầy: 
Vân xem trang trọng khác vời, (19) 
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. (20) 
Nếu xét ở góc độ cái biểu đạt (signifiant) và cái được biểu đạt (signifié) thì ở 
trường hợp này, trong một khía cạnh nhất định, trăng như đã được chuyển hóa thành 
một dạng hình hiệu (icon) cho sự phẳng lặng, vô ưu của cuộc đời một con người. 
Khi chỉ thuần túy là khung cảnh thiên nhiên, trăng được tác giả Nguyễn Du gắn 
với biểu tượng của khung cảnh yên bình, thanh nhàn, sum họp: 
 Trăng yên bình: 
Sinh rằng: Gió mát trăng trong, (455) 
Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam. (456) 
 Trăng thanh nhàn: 
Lần thâu gió mát trăng thanh. (2165) 
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi. (2166) 
 Trăng sum họp: 
Khi chén rượu khi cuộc cờ (3223) 
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên (3224) 
Tuy vậy, khảo sát toàn bộ Truyện Kiều, có thể thấy hình tượng trăng gắn với Mã 1 
không nhiều, nếu như không muốn nói là hết sức hiếm hoi mà đa phần hình tượng trăng 
chứa chất đầy biến động, sóng gió hệt như cuộc đời nàng Kiều vậy. 
Trần Thị Bảo Giang 
81 
2.2. Mã 2 – trăng biến động 
Tác giả Nguyễn Du sống trọn cuộc đời văn nhân trong bầu khí quyển trung đại, 
thấm đẫm những ảnh hưởng từ Nho giáo. Có thể thấy quan niệm của Nho giáo về mối 
quan hệ giữa con người với tự nhiên, với vũ trụ được thể hiện rõ nét trong các sáng tác 
của Nguyễn Du nói chung, trong Truyện Kiều nói riêng. Cụ thể hơn, Nho giáo quan 
niệm mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với vũ trụ, không phải là mối quan hệ 
giữa chủ thể với khách thể mà gần như là mối quan hệ cùng loại, con người được xem 
như một sinh thể của vũ trụ và cùng tồn tại hài hoà trong vũ trụ ấy. Không chỉ có vậy, 
mỗi con người còn là một tiểu vũ trụ, đóng vai trò liên kết Trời, Đất: “Thiên địa dữ ngã 
tịnh sinh, nhi vạn vật dữ ngã vi nhất” (Trời đất với ta cùng sống, vạn vật với ta là một – 
Trang tử, Nam hoa kinh). Các nhà Nho quan niệm về Trời, Đất và Người theo thuyết 
Nhân loại trung tâm luận – đồng hóa con người vào thiên nhiên, vào vũ trụ hay thuyết 
Tam tài cũng quan niệm có ba yếu tố cùng hài hòa tồn tại: Trời, Đất và Người, trong đó 
con người chiếm vị trí trung tâm (tiểu Thiên và Địa), tạo thành tính chỉnh thể cho vũ trụ. 
Từ đó, phù hợp với vũ trụ quan vạn vật nhất thể, trong Truyện Kiều, trăng luôn gắn liền 
với từng phân đoạn trong toàn bộ thước phim về cuộc đời 15 năm chìm nổi của Thúy 
Kiều. Chúng tôi tạm sơ đồ hóa những phân đoạn ấy cụ thể như sau: 
Hình 1. Trăng gắn liền với những biến cố trong cuộc đời nàng Kiều 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
82 
Dựa vào sơ đồ trên, có thể thấy: 
[1] Bóng trăng xế như dự báo số phận nàng Kiều: trong sổ đoạn trường có tên 
(cảnh Kiều viếng mộ Đạm Tiên) 
Chênh chênh bóng nguyệt xế mành, (185) 
Tựa nương bên triện một mình thiu thiu. (186) 
[2] Những thề nguyền, hẹn ước của mối tình Kim-Kiều có vầng trăng tỏa rạng 
làm chứng: 
Vầng trăng vằng vặc giữa trời, (449) 
Đinh ninh hai mặt một lời song song (450) 
[3] Biến cố ập đến với gia đình họ Vương, Thúy Kiều phải bán mình chuộc cha, 
rơi vào tay bọn buôn người, trước là Mã Giám Sinh, sau là Tú Bà: 
Trăng già độc địa làm sao ? (687) 
Cầm dây chẳng lựa buộc vào tự nhiên. (688) 
Trong tay đã sẵn đồng tiền, (689) 
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì! (690) 
[4] Vướng vào sự lừa dối của tên họ Sở, Thúy Kiều đành cam chịu sự nhục nhã, 
ê chề: 
Đêm thâu khắc lậu canh tàn, (1119) 
Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương. (1120) 
[5] Cuộc gặp gỡ với Thúc Sinh như một phút giây phẳng lặng trong cuộc đời 
vốn đầy sóng gió của Thúy Kiều: 
Vầng trăng ai xẻ làm đôi, (1525) 
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. (1526) 
[6] Khung cảnh lạnh lẽo, u tịch cùng vầng trăng khuyết nhạt nhòa như được 
chọn làm bối cảnh để mở đầu phân đoạn Thúy Kiều bị Hoạn Thư đánh ghen: 
Đêm thu gió lọt song đào, (1623) 
Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời. (1624) 
[7] Ánh trăng thanh như hòa nhịp cùng khoảnh khắc yên bình hiếm hoi trong 
chuỗi thời gian đầy gian truân của cuộc đời Thúy Kiều: gặp và kết đôi cùng Từ Hải 
Lần thâu gió mát trăng thanh, (2165) 
Trần Thị Bảo Giang 
83 
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi, (2166) 
[8] Báo ân báo oán, yên bình không được bao lâu, Thúy Kiều lại rơi tiếp vào 
phân đoạn bi ai khác: sau cái chết nghiệt ngã của Từ Hải, chịu bao nhục nhã khi rơi vào 
tay Hồ Tôn Hiến, Thúy Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn, mong thoát được 
những khổ ải của cuộc đời. 
Mảnh trăng đã gác non đoài, (2617) 
Một mình luống những đứng ngồi chưa xong. (2618) 
Triều đâu nổi tiếng đùng đùng, (2619) 
Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền đường. (2620) 
[9] Trăng có mặt trong khúc sum vầy: 
Tình duyên ấy hợp tan này, (3139) 
Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao. (3140) 
Tiếp cận với Truyện Kiều, độc giả còn có thể thấy tác giả Nguyễn Du miêu tả 
hình ảnh trăng với rất nhiều nét vẽ độc đáo, linh hoạt, biến ảo. Trăng lúc thì “chênh 
chếch”, lúc lại “chênh chênh”; khi là “bóng nguyệt xế mành”, khi là “nhặt thưa gương 
rọi đầu cành”; có trăng “vằng vặc”, có “nguyệt sáng, gương trong”, có “tuần trăng 
khuyết”, có cả “trăng nửa vành” hay trăng “xẻ làm đôi”, “mảnh trăng”; rồi “trăng 
trong”, “trăng thanh”, “trăng thề”, “trăng già”, “trăng ngàn”, “trăng thề”, “trăng 
thâu”, “trăng tà”, “trăng bạc”, “trăng cao”, “trăng gần” Trong đó, hình dáng, độ 
chiếu sáng của trăng như gắn liền với những thăng, giáng trong cuộc đời nàng Kiều. 
Những “trăng thanh”, “nguyệt sáng gương trong”, “trăng vằng vặc”, “trăng trong” 
chính là kiểu ký hiệu cho những khoảnh khắc yên bình, hay chí ít là cũng tạm bớt đi bao 
sóng gió, tủi nhục của thân phận đoạn trường Thúy Kiều. Còn lại, những “trăng 
khuyết”, “bóng nguyệt xế mành”, “mảnh trăng”, “trăng tà” là ký hiệu của những 
biến cố, những nghịch cảnh, những oan trái, đọa đày mà Thúy Kiều phải gánh chịu và 
những kiểu ký hiệu này xuất hiện với tần số lớn, thậm chí có khi là dày đặc trong suốt 
15 năm lưu lạc của nàng. 
Thêm vào đó, trăng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ đơn thuần 
được dùng để diễn tả tâm trạng của nhân vật (theo kiểu “Người buồn cảnh có vui đâu 
bao giờ”) mà trăng còn đóng vai trò chuyên chở ý nghĩa và bao hàm cả tiềm năng tạo 
nghĩa (tính năng sản: productivity). Chẳng hạn như trong đoạn: 
Cất mình qua ngọn tường hoa, (2027) 
Lần đường theo bóng trăng tà về tây. (2028) 
Mịt mù dặm cát đồi cây, (2029) 
Tiếng gà điếm nguyệt, dấu giày cầu sương. (2030) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
84 
Độc giả có thể gắn liền hình tượng trăng với những tầng ý nghĩa sau: 
Bóng trăng tà 
- Gợi ánh sáng yếu ớt, nhỏ nhoi; 
- Mang đến dự cảm xấu cho cuộc đời Thúy Kiều; 
- Dõi theo từng bước chân thoát thân của Thúy Kiều; 
- Dẫu nhạt nhòa nhưng trăng cũng đủ để đồng hành cùng nhân 
vật; 
- Làm nổi bật thân phận chìm nổi, gian truân của Thúy Kiều; 
- Thể hiện sự quạnh quẽ, đơn độc, chông chênh 
Nếu xét quá trình biểu đạt ý nghĩa của một từ hoặc một cụm từ thì ở đây, nội 
hàm (denotation) của “bóng trăng tà” chỉ đơn thuần là những gì gắn liền với ánh sáng 
của mặt trăng trong vũ trụ và ngoại hàm (connotation) của nó – đại diện cho một sự ăn 
khớp (gearing up) từ nội hàm gồm những tầng ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào văn 
cảnh và quan trọng hơn là tùy thuộc vào tầm đón nhận của độc giả. 
Ngoài ra, ngôn ngữ, thông thường có thuộc tính âm thanh và tạo ra hình ảnh thị 
giác khi nó được viết ra hoặc được thể hiện dưới hình thức in ấn. Trong Truyện Kiều, 
với từng mức độ chiếu sáng của ánh trăng được tác giả Nguyễn Du phác họa kiểu: 
“chênh chênh bóng nguyệt xế mành”, “vầng trăng vằng vặc giữa trời”, “bóng trăng đã 
xế hoa lê lại gần”, “lần đường theo bóng trăng tà về tây” thì có thể thấy những hình 
ảnh thị giác mà ngôn ngữ tạo ra hoàn toàn tương hợp với đặc tính “thi trung hữu họa” 
của văn học Việt Nam thời trung đại. 
2.3. Mã 3 – trăng và bước đi của thời gian 
Trăng trong Truyện Kiều có lúc được tác giả Nguyễn Du dùng như một đại lượng 
chỉ thời gian và có thể thấy, ở khía cạnh này, trăng cũng biến ảo linh hoạt, khôn lường. 
Ngắn thì là một đêm trăng: 
Lần lần ngày gió đêm trăng (369) 
Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua. (370) 
Dài thì là tuần trăng hoặc mấy tuần trăng: 
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao, (251) 
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng. (252) 
hay 
Trần Thị Bảo Giang 
85 
Nhẫn từ quán khách lân la, (287) 
Tuần trăng thấm thoát nay đà thêm hai. (288) 
Và lâu hơn nữa là mùa trăng hay mấy mùa trăng: 
Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ, (1595) 
Một niềm quan tái, mấy mùa gió trăng. (1596) 
Có khi trăng lại được dùng để thể hiện thời khắc của từng mùa trong năm, chẳng 
hạn như: 
Bảng 1. Trăng gắn liền với dấu hiệu của thời gian 
Thời gian cụ thể Trăng gắn với thời khắc của từng mùa 
Mùa xuân Hải đường lả ngọn đông lân, (175) 
Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà. (176) 
Một mình lặng ngắm bóng nga, (177) 
Rộn đường gần với nỗi xa bời bời (178) 
Mùa hè Dưới trăng quyên đã gọi hè, (1307) 
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông... (1308) 
Mùa thu Vi lô san sát hơi may, (913) 
Một trời thu để riêng ai một người. (914) 
Dặm khuya ngất tạnh mù khơi, (915) 
Thấy trăng mà thẹn những lời non song... (916) 
Có khi ánh trăng hiện tại đóng vai trò như một tác nhân đưa Thúy Kiều chìm 
đắm vào ánh trăng của miền ký ức xa xôi, ở đó có những mộng dệt thề nguyền yêu 
thương, có những người thân yêu ngày đêm khắc khoải mong ngóng: 
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, (1039) 
Tin sương luống những rày trông mai chờ (1040) 
Và, trăng đã góp phần thay đổi thời gian nghệ thuật của tác phẩm: từ thời gian 
tuyến tính – vốn khá phổ biến trong văn học trung đại – thành thời gian gợi nhớ, thời 
gian ký ức. 
3. THAY LỜI KẾT 
Nghiên cứu nghệ thuật như một hệ thống ký hiệu là một lĩnh vực khá đặc biệt và 
đầy thú vị, bởi lẽ: 
 Sáng tạo nghệ thuật hấp dẫn chúng ta bởi sức mạnh tác động thẩm mỹ của nó 
 nhưng có thể nghiên cứu sáng tạo nghệ thuật từ một phương diện khác, ít quen 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
86 
 thuộc hơn: tác phẩm nghệ thuật là phương thức tổ chức cực kỳ tiết kiệm, hàm 
 súc, thuận tiện cho việc lưu trữ và truyền đạt thông tin nếu chúng ta biết được 
 tất cả các bí mật cấu trúc của văn bản nghệ thuật, chúng ta có thể sử dụng các bí 
 mật ấy để giải quyết một trong những vấn đề bức thiết nhất của khoa học hiện 
 đại, ấy là nén thông tin (Iu, 2015). 
Thử mã hóa hình ảnh trăng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chúng tôi nhận 
thấy hình ảnh trăng có nội hàm ý nghĩa rất phong phú. Không chỉ đơn thuần: nếu “ánh 
nắng buổi chiều là cái nhìn ra không gian” thì “ánh trăng khuya là cái nhìn vào nội giới. 
Hai tia sáng hội tụ vào ý thức giúp Kiều nhận định rõ chân tướng của định mệnh” 
(Trịnh, 2000) mà trăng – cái biểu đạt (hay còn được hiểu là hình thức của ký hiệu) – 
dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, đã mang đến cho độc giả sự cảm thụ rất nhiều 
dạng thể khác nhau của cái được biểu đạt (hay nội dung của ký hiệu). Và trong một 
chừng mực nhất định, khi được kích hoạt đúng cách, hình ảnh trăng đã phần nào trở 
thành một hệ thống ký hiệu tự trị (autonomous), với một đời sống của riêng nó – thiết 
nghĩ đây cũng là một trong những căn tính nghệ thuật thiết yếu của văn chương nói 
chung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Iu, M. L. (2015). Ký hiệu học văn hóa (N. Lã, P. H. Đỗ, & S. Đ. Trần, Dịch). NXB. Đại 
học Quốc gia Hà Nội. 
Nguyễn, D. (1972). Truyện Kiều (G. H. Hà, & G. T. Nguyễn, Biên tập). NXB. Đại học 
và Trung học chuyên nghiệp. 
Trịnh, Đ. B. (2000). Bình giải Truyện Kiều. NXB. Văn học. 

File đính kèm:

  • pdfthu_ma_hoa_hinh_anh_trang_trong_truyen_kieu_cua_nguyen_du.pdf