Thông tin bổ trợ ở box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng

Tác phẩm phỏng vấn là cuộc đối thoại giữa nhà báo và người trả lời phỏng vấn về sự kiện, vấn đề thời sự hoặc nhân vật

mà công chúng quan tâm. Tác phẩm phỏng vấn được cấu thành bởi các thông tin chính (đề tài, đối tượng trả lời phỏng vấn, câu

hỏi, câu trả lời, tít, lời mở đầu) và thông tin bổ trợ (hộp dữ liệu – box và ảnh). Thông tin bổ trợ này có tác dụng bổ sung, minh họa

làm nổi bật thông tin chính. Trong nhiều trường hợp, thông tin bổ trợ còn là yếu tố “bắt mắt”, “níu giữ” độc giả khiến họ tìm hiểu

nội dung hỏi – đáp trong bài. Bài viết này tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng thông tin bổ trợ là box và ảnh trong tác phẩm

phỏng vấn báo in trên Báo Đà Nẵng năm 2017, 2018, 2019 và đưa ra một số gợi ý về việc sử dụng box và ảnh nhằm nâng cao

chất lượng tác phẩm phỏng vấn đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của độc giả.

Thông tin bổ trợ ở box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Thông tin bổ trợ ở box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Thông tin bổ trợ ở box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Thông tin bổ trợ ở box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Thông tin bổ trợ ở box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 5

Trang 5

Thông tin bổ trợ ở box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 6

Trang 6

Thông tin bổ trợ ở box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 7

Trang 7

Thông tin bổ trợ ở box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 8

Trang 8

Thông tin bổ trợ ở box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 9

Trang 9

Thông tin bổ trợ ở box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 66080
Bạn đang xem tài liệu "Thông tin bổ trợ ở box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thông tin bổ trợ ở box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng

Thông tin bổ trợ ở box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education, ISSN: 1859 - 4603 
https://doi.org/10.47393/jshe.v11i1.926 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
12 | Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 11, Số 1 (2021), 12-21 
Cite this article as: Tran, T. T. (2021). Additional 
information boxes and photos in interview articles in Da 
Nang Newspaper. UED Journal of Social Sciences, 
Humanities and Education, 11(1), 12-22. 
https://doi.org/10.47393/jshe.v11i1.926 
THÔNG TIN BỔ TRỢ Ở BOX VÀ ẢNH TRONG TÁC PHẨM PHỎNG VẤN TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG 
Trần Thị Tuyết 
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Việt Nam 
Tác giả liên hệ: Trần Thị Tuyết - Email: tttuyet@ued.udn.vn 
Ngày nhận bài: 30-3-2021; ngày nhận bài sửa: 27-4-2021; ngày duyệt đăng: 17-6-2021 
Tóm tắt: Tác phẩm phỏng vấn là cuộc đối thoại giữa nhà báo và người trả lời phỏng vấn về sự kiện, vấn đề thời sự hoặc nhân vật 
mà công chúng quan tâm. Tác phẩm phỏng vấn được cấu thành bởi các thông tin chính (đề tài, đối tượng trả lời phỏng vấn, câu 
hỏi, câu trả lời, tít, lời mở đầu) và thông tin bổ trợ (hộp dữ liệu – box và ảnh). Thông tin bổ trợ này có tác dụng bổ sung, minh họa 
làm nổi bật thông tin chính. Trong nhiều trường hợp, thông tin bổ trợ còn là yếu tố “bắt mắt”, “níu giữ” độc giả khiến họ tìm hiểu 
nội dung hỏi – đáp trong bài. Bài viết này tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng thông tin bổ trợ là box và ảnh trong tác phẩm 
phỏng vấn báo in trên Báo Đà Nẵng năm 2017, 2018, 2019 và đưa ra một số gợi ý về việc sử dụng box và ảnh nhằm nâng cao 
chất lượng tác phẩm phỏng vấn đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của độc giả. 
Từ khóa: thông tin bổ trợ; hộp dữ liệu; box; ảnh; tác phẩm phỏng vấn; Báo Đà Nẵng. 
1. Mở đầu 
Một tác phẩm phỏng vấn thành công bên cạnh việc 
mời đúng, trúng đối tượng trả lời; việc đề xuất hệ 
thống câu hỏi nhằm khai thác được chiều sâu thông tin 
từ người trả lời cũng đóng vai trò quan trọng (Trần, 
2019). Bên cạnh đó, hệ thống thông tin bổ trợ là box 
và ảnh cũng góp phần quan trọng giúp bài phỏng vấn 
tăng khả năng tiếp cận nhiều đối tượng bạn đọc. Nếu 
trước khi thực cuộc phỏng vấn, việc chuẩn bị sẵn các 
câu hỏi để khai thác chiều sâu thông tin là bước căn 
bản quan trọng thì sau khi hoàn thành bài phỏng vấn, 
việc thể hiện thông tin bổ trợ để làm nổi bật, nhấn 
mạnh chủ đề cũng là điều được phóng viên luôn lưu 
tâm. Thông tin bổ trợ trong tác phẩm phỏng vấn bao 
gồm hộp dữ liệu - box và ảnh. 
Theo Lê Thị Nhã, có 5 dạng box thường xuất hiện 
trong tác phẩm phỏng vấn là: box chứa thông tin, số liệu 
liên quan đến sự kiện, vấn đề, nhân vật; box chứa văn 
bản, quy định pháp luật; box trích dẫn câu nói ấn tượng 
của người trả lời; box nêu ý kiến của một hoặc nhiều 
người khác liên quan; box nêu tiểu sử, thành tích của 
người được phỏng vấn (Lê, 2015, 148). Tác phẩm 
phỏng vấn cũng thường xuất 3 dạng ảnh chính: ảnh 
chân dung người trả lời phỏng vấn; ảnh sự kiện, vấn đề, 
bối cảnh liên quan đến chủ đề cuộc phỏng vấn; ảnh 
nhân vật trả lời kết hợp bối cảnh liên quan. 
Bài viết này nghiên cứu việc sử dụng box và ảnh 
trong tác phẩm phỏng vấn báo in trên Báo Đà Nẵng năm 
2017, 2018 & 2019. Qua việc phân tích một số ưu điểm, 
hạn chế của box và ảnh, chúng tôi đề xuất một số biện 
pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc sử dụng box 
và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên Báo Đà Nẵng 
nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tiếp nhận thông tin của 
độc giả. 
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Cơ sở lý thuyết 
2.1.1. Lý thuyết truyền thông của C. Shannon 
Theo Lê Ngọc Hùng (2019), lý thuyết này được đưa 
ra năm 1949, nhấn mạnh quá trình truyền thông được 
thực hiện qua các bước: thông tin được bắt đầu từ nguồn 
phát (chủ thể truyền thông), sau khi thông điệp được mã 
hóa sẽ truyền tải các kênh truyền thông, thông điệp sẽ 
được giải mã và đến với người tiếp nhận thông điệp. 
 ISSN: 1859 - 4603, UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, Vol. 11, No. 1 (2021), 12-21 
 13 
Ngoài những đặc điểm chung kế thừa từ lý thuyết 
truyền thông một chiều của Lasswell (người gửi – thông 
điệp – kênh – người nhận), lý thuyết truyền thông 
Shannon còn bổ sung thêm yếu tố “nhiễu” có thể gây 
ảnh hưởng tới tính rõ ràng, sự chính xác của thông điệp 
hay làm giảm khả năng tiếp nhận thông điệp của người 
nhận và yếu tố “phản hồi” giữa người nhận với nguồn 
phát. Điều này khẳng định truyền thông là một quá trình 
trao đổi thông tin hai chiều, luôn diễn ra trong bối cảnh 
của các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân. Lý 
thuyết này thừa nhận: công chúng tiếp nhận thông điệp 
đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền thông, trở 
thành nguồn phát thông tin và giúp truyền thông trở 
thành quy trình khép kín. 
Lý thuyết này cho phép chúng tôi làm sáng tỏ chất 
lượng thông điệp là sự sống còn của tác phẩm báo chí. 
Thông tin có chất lượng làm nên giá trị tác phẩm, là 
bước quyết định đầu tiên khiến công chúng tìm đến báo 
chí. Chất lượng thông điệp cũng làm gia tăng uy tín của 
cơ quan báo chí, tạo được niềm tin của bạn đọc đối với 
tòa soạn. Và để có tác phẩm phỏng vấn thành công cần 
phản ánh đúng vấn đề thời sự; chọn đúng, trúng đối 
tượng trả lời; đặt ra hệ thống câu hỏi sắc đáng. Ngoài ra, 
việc sử dụng tốt các thông tin bổ trợ như box và ảnh 
cũng góp phần quan trọng trong việc giúp độc giả nắm 
bắt nhanh thông tin về vấn đề và người trả lời phỏng 
vấn. Trong nhiều trường hợp, độc giả quyết định đọc 
toàn văn bài phỏng vấn nhờ sự độc đáo, thú vị từ thông 
tin của box và hình ảnh được thiết kế một cách “bắt 
mắt”, ấn tượng cả về nội dung lẫn hình thức trình bày. 
2.1.2. Lý thuyết “người gác cổng” 
Theo Nguyễn Thành Lợi (2016), khái niệm “người 
gác cổng” được nhà xã hội học người Mỹ Kurt Lewin 
đưa ra lần đầu tiên khi ông nghiên cứu vai trò “gác 
cổng” của các bà nội trợ đối với nguồn thực phẩm của 
gia đình. Năm 1947, trong cuốn sách Frontiers in 
Group Dynamics: II. Channels of Group Life, Kurt ... (năm 2019). Số ảnh được sử dụng 
trong bài trung bình từ 1 – 3 ảnh. 
Các dạng ảnh được sử dụng trong bài phỏng vấn 
gồm có: dạng 1: ảnh bối cảnh liên quan đến cuộc 
phỏng vấn (số lượng từ 1-2 ảnh); dạng 2: ảnh kết hợp 
giữa ảnh chân dung người trả lời và ảnh sự kiện, vấn 
Trần Thị Tuyết 
18 
đề, bối cảnh liên quan đến chủ đề cuộc phỏng vấn (số 
lượng từ 2-3 ảnh). 
3.2.2. Tổ chức nội dung ảnh 
Tỉ lệ ảnh chân dung nhân vật chiếm khoảng một 
nửa số ảnh được sử dụng trong bài. Việc giới thiệu diện 
mạo người trả lời một cách trực diện thông qua ảnh 
chân dung làm tăng sự chú ý và tạo sức thuyết phục đối 
với độc giả. Ví dụ: 
Trong bài Tối ưu hóa công tác quản lý, điều hành 
giao thông đô thị (BĐN cuối tuần 03-03-2019), trao đổi 
với phóng viên, ông Lê Văn Trung, Giám đốc Sở Giao 
thông vận tải đã chia sẻ những nỗ lực trong công tác 
quy hoạch, quản lý, điều hành giao thông đô thị thời 
gian qua. Ông cũng cho biết, so với yêu cầu mới, hạ 
tầng giao thông ở Đà Nẵng còn rất nhiều việc phải 
làm. Đặc biệt, hiện trạng quy hoạch thành phố với 
nhiều khu vực phân lô, tạo nên nhiều nút giao thông 
với mật độ lớn và khoảng cách gần, vừa giảm khả năng 
thông hành vừa dễ gây xung đột, tiềm ẩn nguy cơ gây 
tai nạn giao thông. 
Việc sử dụng ảnh ông Lê Văn Trung, Giám đốc Sở 
Giao thông vận tải TP Đà Nẵng trong bài phỏng vấn đã 
giúp độc giả có thêm “cửa” thông tin qua thần thái nhân 
vật mà hình ảnh thể hiện. 
 Việc đăng kèm hình ảnh trong bài phỏng vấn còn 
là kênh giao tiếp giúp độc giả có cơ hội đối thoại nhân 
vật như ngoài đời thực. Bài phỏng vấn lúc này không 
chỉ đăng tải cuộc trò chuyện giữa phóng viên với nhân 
vật mà còn giúp độc giả tham gia vào câu chuyện khi 
họ vừa được đọc thông tin qua phần câu hỏi và phần 
trả lời vừa được thấy diện mạo, sắc thái của người trả 
lời qua ảnh. 
Các bài phỏng vấn thời sự, phỏng vấn chuyên gia 
đều có ảnh đính kèm. Thường là ảnh người trả lời phỏng 
vấn và ảnh liên quan đến chủ đề cuộc phỏng vấn. 
Bài “Cần "cú hích" cho khởi nghiệp” (BĐN số 
6710 ngày 13-2-2019) phỏng vấn và đăng ảnh chuyên 
gia kinh tế Võ Duy Khương. Sự xuất hiện hình ảnh 
chuyên gia giúp bài phỏng sinh động hơn. Bởi hình ảnh 
nhân vật đăng kèm có thể mang lại cảm giác thư thái 
cho độc giả, giúp họ tiếp nhận thông tin cách linh hoạt, 
nhẹ nhàng hơn. 
Dạng bài phỏng vấn anket chủ yếu sử dụng 1 ảnh 
sự kiện, vấn đề, bối cảnh liên quan đến nội dung chủ đề 
bài. Ví dụ: bàn về vấn đề làm gì để hạn chế ùn tắc giao 
thông, phóng viên sử dụng ảnh người dân lưu thông trên 
đường phố với nhiều phương tiện cá nhân, trong giờ cao 
điểm ùn tắc ở một số nút giao thông quan trọng. 
Bên cạnh những ưu điểm như trên, ảnh trong bài 
phỏng vấn trên Báo Đà Nẵng thời gian qua còn có 
những hạn chế nhất định. Nhiều ảnh nhân vật trả lời 
phỏng vấn còn được chụp theo môtip nghiêm trang, 
ngay ngắn, ít biểu hiện sắc thái biểu cảm. Ảnh được 
chụp theo góc máy ngang, chính diện theo kiểu chứng 
minh thư nhân dân. 
 ISSN: 1859 - 4603, UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, Vol. 11, No. 1 (2021), 12-21 
 19 
 Ngoài góc máy cơ bản là ngang, chính diện, những 
góc máy khác ít được sử dụng nên chưa phát huy được 
chiều sâu thông tin đằng sau khuôn hình. Sự sinh động, 
hấp dẫn của hỉnh ảnh nhân vật chưa được chú ý đúng 
mức, theo đó hiệu quả tương tác thông qua hình ảnh 
chưa được phát huy tối ưu. 
Hiện tượng sử dụng lặp lại ảnh trong các bài phỏng 
vấn vẫn còn tồn tại. Ví dụ: Bài Phát huy hiệu quả 
nhiều mô hình tiêu biểu phỏng vấn Đại tá Nguyễn Hải, 
Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP thành phố (BĐN số 
6526 ngày 6-8-2018) và Bài Đẩy mạnh phong trào Thi 
đua quyết thắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ phỏng 
vấn Đại tá Nguyễn Hải, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy 
BĐBP thành phố (BĐN số 6618 ngày 6-11-2018) sử 
dụng chung một ảnh đại tá. 
Hơn nữa, số lượng ảnh “động” thể hiện thần thái 
của người trả lời còn hạn chế. Tỉ lệ ảnh nhân vật “thị 
sát” tại các sự kiện, vấn đề, bối cảnh liên quan còn quá 
khiêm tốn. Có một bài phỏng vấn sử dụng hình ảnh 
Nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh trao đổi về 
đề án quy hoạch cán bộ trẻ dưới 35 tuổi tiến cử vào đội 
ngũ lãnh đạo của chính quyền thành phố với tiêu đề: 
Đừng lo cán bộ trẻ làm “hư bột hư hồ” sử dụng ảnh 
nhân vật đi thị sát nhà máy cấp nước Đà Nẵng. Tuy 
nhiên, ảnh này lại không phải do phóng viên Báo Đà 
Nẵng chụp. Toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn và hình 
ảnh được chụp là của phóng viên Tuổi trẻ. Báo Đà Nẵng 
đăng lại bài này. 
Một số bài phỏng vấn đăng ảnh của người trả lời 
quá nhỏ, khó “bắt mắt” độc giả. Ảnh chân dung nhân 
vật trả lời phỏng vấn cùng một môtip, gây sự đơn điệu, 
nhàm chán. 
4. Kết luận 
Tác phẩm phỏng vấn được xem như cuộc đấu trí 
giữa phóng viên với nhân vật đối thoại. Trong tác phẩm 
phỏng vấn, câu hỏi và câu trả lời có vai trò quan trọng, 
quyết định đến hàm lượng thông tin mà bài báo muốn 
truyền tải cho công chúng. Để thông tin trong phần hỏi 
– đáp phát huy được hiệu quả cần có sự linh hoạt trong 
việc thiết kế và sử dụng box, ảnh, tít và sapo. 
 Sử dụng box tốt nhằm bổ trợ thông tin theo chiều 
sâu mà dung lượng bài phỏng vấn không cho phép hoặc 
việc bố trí thông tin trong box ở một vị trí khác có thể 
không làm nổi bật thông tin cần thiết của bài phỏng vấn. 
Thông tin trong box và ảnh minh họa trong bài là những 
điểm nhấn quan trọng “thu hút”, “níu kéo” bạn đọc dành 
thời gian đọc những phần khác trong bài phỏng vấn. 
Box và ảnh cũng là cách thể hiện nghệ thuật của người 
Trần Thị Tuyết 
20 
phỏng vấn trong việc lựa chọn, thiết kế thông tin và kỹ 
năng chụp ảnh báo chí. 
Trong 223 tác phẩm phỏng vấn được khảo sát trên 
Báo Đà Nẵng năm 2017, 2018 và 2019, các dạng box và 
ảnh được sử dụng một cách linh hoạt và tỏ ra có hiệu 
quả. Mỗi loại box, ảnh được sử dụng đều có những ưu 
thế riêng và khi kết hợp với tít, sapo đã làm nổi bật chủ 
đề bài phỏng vấn. 
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn 
xuất hiện nhiều box có thông tin chưa được chọn lọc, ít 
có tính độc đáo; hình thức box còn rập khuôn, đóng 
khung, ít có tính sinh động, gây khó khăn cho việc tiếp 
nhận thông tin của bạn đọc. Ảnh đi kèm chủ yếu là ảnh 
chân dung theo kiểu chứng minh thư nhân dân, đơn 
điệu, ít thể hiện thần thái nhân vật. Điều này chưa chứng 
minh được lao động sáng tạo của phóng viên trong 
nghiệp vụ “săn ảnh”. Hơn nữa, việc thiếu dạng bài 
phỏng vấn chân dung trên Báo Đà Nẵng thời gian qua 
cũng là lý do của sự vắng bóng các loại ảnh mang tính 
nghệ thuật về nhân vật điển hình. Để nâng cao hiệu quả 
việc sử dụng box và ảnh trong tác phẩm phỏng vấn trên 
Báo Đà Nẵng, chúng tôi đưa ra một số gợi ý sau: 
Một là, phóng viên cần rèn luyện kỹ năng “lẩy 
thông tin” làm box trong quá trình sáng tạo tác phẩm 
phỏng vấn. Kỹ năng này cần sự phối hợp với các kỹ 
năng tìm kiếm đề tài, lựa chọn đối tượng phỏng vấn và 
kỹ năng đặt câu hỏi. Khi có được góc tiếp cận độc đáo, 
mới, lạ, phóng viên có đủ thông tin đưa ra câu hỏi sắc 
bén. Câu hỏi sắc bén sẽ cho câu trả lời có hàm lượng 
thông tin cao. Từ đó, phóng viên có thể rút một thông 
tin trong câu trả lời làm box độc lập nhằm nhấn mạnh, 
tạo ấn tượng với độc giả. Bên cạnh đó, từ một thông tin, 
quan điểm mà người trả lời phỏng vấn nêu trong bài, 
phóng viên có thể mở rộng bằng việc tổng hợp ý kiến 
của các đối tượng liên quan đến vấn đề mà công chúng 
đang quan tâm. 
Hai là, tòa soạn chú trọng kênh thông tin đồ họa 
như là một “cửa” thông tin quan trọng. Khi chú ý “cửa” 
thông tin này, box và ảnh sẽ được đầu tư về mặt nội 
dung và hình thức để tạo sự thu hút đối với độc giả. Tòa 
soạn cũng cần nâng cao khả năng chụp hình cho các 
phóng viên, khuyến khích phóng viên có ý tưởng thiết 
đồ họa phục vụ cho bài phỏng vấn nói riêng và các dạng 
bài khác nói chung. Ngoài việc cho nội dung gì xuất 
hiện trong box, phóng viên có thể đề xuất vị trí đặt box, 
màu sắc, cỡ chữ và đường viền để box luôn tạo được 
điểm nhấn của bài báo, trang báo. Tòa soạn cần có đội 
ngũ thiết kế đồ họa đủ mạnh (về số lượng, chất lượng) 
để đảm bảo luôn đáp ứng tối đa nhu cầu tiếp nhận thông 
tin và thị hiếu thẩm mĩ của mọi đối tượng bạn đọc. 
 Ba là, tòa soạn cần chú trọng công tác đào tạo, bồi 
dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên về nghiệp vụ “săn 
ảnh”. Muốn thực hiện được một tác phẩm phỏng vấn có 
chất lượng, với hình ảnh có sắc thái biểu cảm, mang 
tính “hoạt động”, “thị sát”, phóng viên cần biết kết hợp 
việc hỏi thông tin và biết nắm thời cơ bắt được khoảnh 
khắc đặc biệt của nhân vật Do vậy, các cơ quan báo 
chí nên kết hợp với các cơ sở đào tạo báo chí để tổ chức 
các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho đội ngũ phóng viên về 
nghiệp vụ nhiếp ảnh. Trong số báo đặc biệt (tết nguyên 
đán, quốc khánh), cần có phóng viên ảnh đi cùng 
phóng viên viết bài. 
Bốn là, tòa soạn cũng cần bổ sung dạng bài phỏng 
vấn điều tra và phỏng vấn chân dung (trong 223 bài 
được khảo sát, không có hai dạng bài này). Đây là các 
dạng bài tạo “đất diễn” cho việc đăng tải những bức ảnh 
sinh động. Hơn nữa, việc đổi mới trang báo về mặt hình 
thức (dàn trang, đồ họa, màu sắc) cũng cần được tòa 
soạn quan tâm nhằm tận dụng tối đa khả năng tiếp cận 
của độc giả, qua mọi “cửa” thông tin mà họ đọc lướt. 
Tài liệu tham khảo 
Ba, V. (2018). Promoting the campaign Competing 
positively to accomplish goals (Đẩy mạnh phong 
trào Thi đua quyết thắng để hoàn thành tốt nhiệm 
vụ). Da Nang Newspaper. 5. 
Dinh, V. H. (2011). Genres of newspapers (Các thể loại 
báo chí thông tấn). Vietnamese Education. 
Doan, S. (2017). Developing Hai Chau as a model 
civilized city (Xây dựng Hải Châu thành đô thị 
văn minh kiểu mẫu). Da Nang Newspaper. 5. 
Duyen, A. (2019). "Impetus" is in need for starting up a 
business (Cần cú “hích” cho khởi nghiệp). Da 
Nang Newspaper. 3. 
Ha, T. (2018). Relieving stress for teachers - 
Responsibility of managerial staff (Giảm áp lực 
cho giáo viên – trách nhiệm của cán bộ quản lí). 
Da Nang Newspaper. 2. 
Hoang, H. (2018). Promoting the impact of typical 
models (Phát huy hiệu quả nhiều mô hình tiêu 
biểu). Da Nang Newspaper. 5. 
 ISSN: 1859 - 4603, UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, Vol. 11, No. 1 (2021), 12-21 
 21 
Huu, T. (1997). Journalistic work (Công việc của người 
viết báo). Education. 
Le. (2015). Textbook: Journalistic interview (Giáo trình 
Phỏng vấn báo ch). News agency. 
Ngoc, H. (2018). Raising standards of teachers at 
kindergartens and primary schools: A rise in teacher 
quality (Nâng chuẩn giáo viên bậc mầm non, tiểu 
học: Chất lượng giáo viên tăng). Da Nang 
Newspaper. 3. 
Ngoc, P. (2019). Staying alert to news on social 
networks (Cần tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin từ 
mạng xã hội). Da Nang Newspaper. 7. 
Nguyen, T. L. (2016). Leaving Press to take control of 
Internet news (Để báo chí làm chủ thông tin trong 
không gian internet). The News Writers. 
tin-trong-khong-gian-internet-n2278.html 
Nguyen, T. T. (2011). Textbook: Journalistic works 
(Giáo trình Tác phẩm báo chí). Education. 
Phuong, T. (2017). Management of pupils' meals are 
tightened in boarding schools (Tăng cường quản lý 
bữa ăn bán trú cho học sinh). Da Nang 
Newspaper. 5. 
Phuong, U. (2017). Many suggest a decrease in personal 
vehicle use (Nhiều ý kiến đề nghị giảm phương 
tiện cá nhân). Da Nang Newspaper. 3. 
Quynh, Quynh, T. (2019). Optimization in monitoring 
and operating city traffic (Tối ưu hóa công tác quản 
lý, điều hành giao thông đô thị). Da Nang 
Newspaper - Weekend edition, 4. 
Son, T. (2017). New points in human resource 
development policy (Nhiều điểm mới trong chính 
sách phát triển nguồn nhân lực). Da Nang 
Newspaper. 3. 
Son, T. (2018). Monitoring improper gift giving and 
taking during Tet holiday: Self-respect and 
exemplary behaviors of a leader (Kiểm soát tặng, 
nhận quà tết sai quy định: Lòng tự trọng và gương 
mẫu của người đứng đầu). Da Nang Newspaper. 3. 
The National Assembly. (2016). Laws on Journalism 
(Luật Báo chí). Hanoi. 
Tran, T. T. (2019). Interview work in Da Nang 
newspaper-from the perspective of the 
interviewee. UED Journal of Social Sciences, 
Humanities and Education, 9(4), 70-76. 
https://doi.org/10.47393/jshe.v9i4.116 
Tran, T. T. (2019). SAPO in interview articles on Da 
Nang Newspaper. UED Journal of Social 
Sciences, Humanities and Education, 10(Special), 
181-187. 
https://doi.org/10.47393/jshe.v10iSpecial.836 
Tran, T. T. (2019). Question in the interview work in Da 
Nang Newspaper. UED Journal of Social Sciences, 
Humanities and Education, 37(01), 68-77. 
https://doi.org/10.47393/jshe.v10i1.27 
ADDITIONAL INFORMATION IN BOXES AND PHOTOS IN INTERVIEW ARTICLES 
IN DA NANG NEWSPAPER 
Tran Thi Tuyet 
The University of Danang - University of Science and Education, Vietnam 
Author corresponding: Tran Thi Tuyet - Email: tttuyet@ued.udn.vn 
Article History: Received on 30th March 2021; Revised on 27th April 2021; Published on 17th June 2021 
Abstract: An interview article is considered a dialogue between a journalist and an interviewee about an event, a current issue or a 
figure of public interest. Interview articles consist of key information (topic, interviewee, questions, answers, title, and lead-in) and 
additional information (data boxes and photos). The additional information is used to support, illustrate, and highlight the key 
information. In many cases, the additional information has to be "eye-catching" and hold readers’ attention, urging them to explore the 
article. This paper is aimed to study the current status of using additional information, provided in boxes and photos, in interview 
articles in printed Da Nang Newspaper during 2017, 2018, and 2019, and then to make recommendations on the use of boxes and 
photos to improve article quality for readers’ increasing need of information. 
Key words: additional information; data box; photo; interview article; Da Nang Newspaper. 

File đính kèm:

  • pdfthong_tin_bo_tro_o_box_va_anh_trong_tac_pham_phong_van_tren.pdf