Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy

Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại thuộc kiểu thơ truyền cảm, kiểu tư duy liên tục, tuyến

tính. Kiểu tư duy này thể hiện nổi bật qua cách xây dựng hình tượng đơn tuyến, vận động

một cách tuần tự; qua cách lựa chọn ngôn ngữ - loại ngôn ngữ trong sáng, rõ nghĩa, giàu

màu sắc, giàu giá trị biểu cảm; qua việc bảo lưu tính nhạc ở hình thức lời thơ - như một

chất “bôi trơn” trong vai trò truyền dẫn cảm xúc

Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy trang 1

Trang 1

Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy trang 2

Trang 2

Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy trang 3

Trang 3

Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy trang 4

Trang 4

Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy trang 5

Trang 5

Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy trang 6

Trang 6

Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy trang 7

Trang 7

Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy trang 8

Trang 8

Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy trang 9

Trang 9

Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 10960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy

Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
1 
THƠ VĂN XUÔI VIỆT NAM TIỀN HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ HỆ HÌNH TƢ DUY 
Nguyễn Thị Chính 
Trường Đại học Đồng Tháp 
Email : ntchinhdhdt@gmail.com 
TÓM TẮT 
Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại thuộc kiểu thơ truyền cảm, kiểu tư duy liên tục, tuyến 
tính. Kiểu tư duy này thể hiện nổi bật qua cách xây dựng hình tượng đơn tuyến, vận động 
một cách tuần tự; qua cách lựa chọn ngôn ngữ - loại ngôn ngữ trong sáng, rõ nghĩa, giàu 
màu sắc, giàu giá trị biểu cảm; qua việc bảo lưu tính nhạc ở hình thức lời thơ - như một 
chất “bôi trơn” trong vai trò truyền dẫn cảm xúc. 
Từ khóa: thơ văn xuôi, tiền hiện đại, hệ hình tư duy. 
Thơ văn xuôi (prose poem) là thể loại thơ viết bằng văn xuôi. Cụ thể hơn, nó là thể thơ 
có cấu trúc câu giống như câu văn xuôi, tổ chức theo mô hình văn bản văn xuôi, không chịu sự 
ràng buộc của hệ thống niêm luật nào. Thơ văn xuôi tồn tại ở hai dạng. Dạng chuẩn là những bài 
thơ được trình bày theo hình thức văn bản văn xuôi tự do, không phân dòng, có chăng chỉ phân 
đoạn. Dạng mở rộng, đó là khi vùng mờ, vùng tranh chấp của thơ văn xuôi kéo dài. Khi đó, nếu 
kéo về phía trục thơ, thuộc về thơ văn xuôi sẽ gồm cả những bài thơ tự do có câu thơ dài từ 
11,12 âm tiết trở lên, kéo về phía văn xuôi, nó cũng gộp cả những bài văn xuôi trữ tình giàu chất 
thơ, có dung lượng tương đối ngắn. Ta có thể hình dung qua sơ đồ sau: 
 TVX mở rộng TVX chuẩn TVX mở rộng 
Thơ Văn xuôi 
 Thơ tự do nhiều âm tiết Thơ văn xuôi Văn xuôi trữ tình 
Trong hệ thống các hình thức và thể loại thơ ca dân tộc, thơ văn xuôi ra đời muộn nhất, 
song nó vẫn theo sát từng bước phát triển của nền thơ dân tộc, có mặt trong từng bước chuyển 
hệ hình. Đến nay, nó còn được xem là một thể loại đầy tiềm năng. Về vấn đề ba hệ hình thơ 
(tiền hiện đại, hiện đại, và hậu hiện đại), do Việt Nam là “vùng lõm của thế giới phẳng” nên 
“các hệ hình không nối tiếp nhau mà “gối tiếp nhau”. Chính sự gối tiếp đó, tạo ra sự đồng tồn, 
các hệ hình tồn tại song song với nhau”[7]. Đặc điểm này không chỉ thể hiện ở nền thơ Việt 
Nam từ những năm 30 của thế kỉ XX đến nay mà còn ở ngay trong sáng tác của một tác giả 
(Chẳng hạn: Hàn Mặc Tử, Mai Văn Phấn, Nguyễn Quang Thiều,). Do đó, chúng tôi xác định 
thuộc hệ hình sáng tác thơ văn xuôi tiền hiện đại là những bài thơ lấy tình cảm cá nhân làm đối 
Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy 
2 
tượng kể, tả hoặc những bài thơ đi vào phản ánh thực tại, tái hiện chân dung cuộc đời như nó 
vốn có. Con người trong thơ là con người xã hội, con người hữu hình, tư duy thơ thuộc kiểu tư 
duy lôgic, ngôn ngữ thơ chuẩn xác, gắn với chức năng miêu tả và thông tin. Trong bài viết này, 
chúng tôi chỉ điểm qua thơ văn xuôi Việt Nam thuộc hệ hình tiền hiện đại, phần chủ yếu đi vào 
tìm hiểu kiểu tư duy của thơ văn xuôi Việt Nam thuộc hệ hình sáng tác này. 
1. KHÁI LƢỢC VỀ THƠ VĂN XUÔI VIỆT NAM TIỀN HIỆN DẠI 
Theo cách nhận diện trên, thuộc hệ hình tiền hiện đại đã là những thể nghiệm thơ văn 
xuôi đầu tiên xuất hiện từ thời Thơ mới cho đến nay. Hình thành và phát triển trải dài gần một 
thế kỉ, thơ văn xuôi thuộc hệ hình này đã khẳng định được mình trong dòng chảy của thơ ca dân 
tộc. Trưng dụng những tính ưu trội của hình thức văn bản văn xuôi (kể, tả, nghị luận, đối 
thoại,) thể thơ này đã bao chứa, chuyển tải một cách đầy đặn, tự nhiên, thoải mái những tư 
tưởng tình cảm của con người thời hiện đại. Những cái tôi cá nhân đang muốn “khẳng định 
mình mà cũng muốn được cộng đồng chấp nhận” đã tìm được một hình thức thuận lợi để có thể 
trực tiếp kể lể, giãi bày. Nó bắt đầu từ tiếng lòng thổn thức của một tình yêu tan vỡ mà hai mươi 
bốn năm sau gặp lại vẫn còn đầy nuối tiếc: Liếc đưa nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi (Tình già 
- Phan Khôi). Nó như dòng thác cảm xúc khi lặng lẽ, khi cuộn trào mang chở bao nỗi niềm khát 
khao giao cảm với cuộc đời của thi nhân. Trong thơ văn xuôi Xuân Diệu, những nỗi niềm này 
được biểu hiện khá phong phú. Khi thì miên man chìm đắm trong những liên tưởng tình yêu 
(Đóa hồng nhung, Đôi bướm), khi say sưa ca ngợi vẻ đẹp của đất trời (Lệnh), khi lo âu phấp 
phỏng trước cái hữu hạn của tuổi trẻ đời người (Giã từ tuổi nhỏ), khi bùi ngùi thương cảm cho 
những mảnh đời bất hạnh (Thương vay), Tâm tư, tình cảm của con người cá nhân bản ngã 
càng về sau càng phong phú và đằm lại, sâu lắng hơn trong những trang trải của những “câu 
chuyện lòng” mà chủ thể trữ tình nói với anh, với em, với mẹ, với con, với người tình, và đặc 
biệt là với chính mình. Trong Tự khúc của Tùng Bách hay Con Xà Mâu tội nghiệp của Thu 
Bồn là những suy tư, chiêm nghiệm của cái tôi trữ tình về thân phận và sự thế, Dự cảm của Cáp 
Xuân Tú là sự thấm thía về nỗi cô đơn. Đằng sau Giọt im lặng và Cho ngày cuối của Bùi Kim 
Anh là những cảm nghiệm cay đắng về duyên phận; Giới thiệu, Trong đêm, Thư gửi mẹ và 
những nắm tro tàn của Lê Văn Ngăn là những nỗi niểm, tâm sự của đứa con luôn hướng về 
mẹ; hay Chẳng ước bàn tay vàng (Ngọc Căn), Bế con (Nguyễn Kim Huy) lại là tâm tình tràn 
ngập yêu thương của những người cha,Riêng tình yêu, vốn là niềm khao khát mãnh liệt nhất 
của những cái tôi bản ngã nên nó không thể thiếu trong tiếng nói của thơ văn xuôi thuộc hệ hình 
này. Đó là thứ tình yêu rất đời, rất thực trong thơ của Nguyên Sa, là những Khúc tình yêu 
(Nguyễn Trí Đan), Hoa sữa (Lương Ngọc An), Thu Apollinaire (Trần Ngọc Tuấn), Vườn thu 
mưa (Ngô Thị Ý Nhi), Bài tango ly biệt (Lê Minh Quốc), Bến xưa (Trịnh Thanh Sơn), Tình 
yêu không lời hứa (Vũ Duy Thông), Vẫn thơ tình viết về người đàn bà không có tên (Lưu 
Quang Vũ), 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
3 
Song, tiếng nói của cái tôi bản ngã trong thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại không chỉ 
hạn định trong những câu chuyện riêng tư đôi lứa, gia đình mà còn hướng về mạch nguồn 
những tình cảm khác như tình đối với quê hương đất nước, với đồng đội, Hì ... nh đi trên đường này, thu năm nay, giữa 
lúc cây vàng rơi lá. Đường nay hiu hắt, tôi đem lòng về để gặp mùa thu thương nhớ cũ, và may 
cũng thấy thu về để nước hồ xanh. Chân ai đi xa vắng đàng kia, hay đó chỉ là gió thoảng mong 
manh. Và gió nào vương vấn hồn tôi, hay cũng chỉ là dư thanh của một ngày xưa cũ [3,11]. 
Đoạn thơ có đến hai phần ba âm tiết mang thanh bằng (53B, 26T), cùng với lối bắt vần 
liên tục (thay - thấy - này - nay - cây - nay - may - ai - ngày, xanh - manh - thanh) dịch chuyển ở 
những vị trí tự do đã tạo nên sự nhịp nhàng, uyển chuyển, âm vang, dẫn dụ người đọc vào thế 
giới của du dương, của cảm xúc một cách độc đáo. 
Bên cạnh sự lựa chọn loại ngôn ngữ trên, tư duy liên tục thể hiện qua tổ chức ngôn ngữ 
còn thể hiện ở việc sử dụng thường xuyên lớp ngôn từ thuần túy mang chức năng ngữ pháp. 
Chính lớp từ này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính logic cho những phát ngôn thơ. 
Đó là loại từ nối, từ đệm, từ lập luận dùng để dẫn dắt từ ý trước qua ý sau, hoặc tạo khoảng 
ngưng lặng hoặc nối kết các vế câu, lí giải các mối quan hệ rành mạch, khúc chiết: 
Em có thể để phấn hồng trên má, trên áo màu những vòng kim tuyến kết hoa đăng. 
Nhưng nếu vội vàng mà em để vành môi tái nhợt, mớ tóc bù tung. Thì có hại gì đâu em? 
Cuộc hành trình sẽ khởi vào đêm khuya. Tôi không nhìn thấy má hồng non vì còn mải mê với tất 
cả em tràn đầy trong đáy mắt (Mời – Nguyên Sa) [6,100]. 
Như vậy, ở bình diện ngôn ngữ, việc sử dụng loại ngôn ngữ trong sáng, đơn nghĩa đã 
giúp thơ văn xuôi tiền hiện đại dễ dàng truyền tải thông tin, miêu tả hiện thực, cùng loại ngôn 
ngữ êm mượt, giàu chất thơ như một chất “bôi trơn” và những từ quan hệ với vai trò nối kết, 
dẫn dắt, tạo sự liên tục trong nối kết ý. Tất cả, có thể nói, đã trở thành phương tiện tối ưu để 
đảm trách vai trò “trung chuyển” của kiểu thơ đi từ mô hình Nghĩa -> Chữ này [8, 44]. Tư duy 
liên tục hiện diện ở đây bằng chính sự rành mạch, khúc chiết ở các phát ngôn thơ được hình 
thành từ chính loại ngôn ngữ trên. 
Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy 
8 
2.3. Cấu trúc du dƣơng 
Thơ văn xuôi tiền hiện đại – nằm trong kiểu thơ truyền cảm. Bài thơ ra đời không phải 
để mang đến một cái nhìn về thế giới, về đời sống ở một chiều kích khác như ở thơ hiện đại mà 
chỉ đơn thuần là mô phỏng hiện thực, tự biểu hiện tâm tình, chờ đợi sự đồng cảm, chia sẻ từ 
những tri âm. Với chức năng ấy nên vấn đề bảo lưu phần nào nhạc điệu cho phần lời ở thể thơ 
này, có thể nói là ý thức của người làm thơ văn xuôi thuộc hệ hình này. 
Nhạc điệu trong thơ nói chung thường được tạo lập từ những hạt nhân phổ quát: vần 
điệu, nhịp điệu, thanh điệu, kể cả ngữ điệu cá nhân. Với những yếu tố đó, thơ văn xuôi coi trọng 
nhất là nhịp điệu, vì nếu không có nhịp điệu nó sẽ thành văn xuôi. Tuy vậy, nhịp điệu ở thơ văn 
xuôi không phải là những “bước thơ” cố định theo mô hình lẻ – chẵn. Nó tự do và khó xác định 
bởi chủ yếu nó là nhịp cảm xúc, nhịp ý tưởng chứ không phải nhịp lời, nhịp âm thanh. Về vần 
điệu, thơ văn xuôi cũng không đặc biệt xem trọng vì nó không lấy vần làm tiêu chí phân biệt 
hay đánh giá dù thỉnh thoảng vẫn có những bài thơ văn xuôi xuất hiện ở dạng có vần. Còn thanh 
điệu, có thể nói, thơ văn xuôi coi việc phối thanh bằng trắc là cần thiết để tạo sự hài hòa. Song, 
ở đây nó cũng không tuân theo luật bằng trắc mà cũng hòa phối rất tự do theo cảm xúc của nhà 
thơ. Có thể nói, yếu tố văn xuôi trên hình thể của thể thơ này đã chi phối nhiều trong việc tạo 
nên nhạc điệu cho bài thơ, nhạc điệu chủ yếu của nó là thứ nhạc bên trong. Song, nếu thỉnh 
thoảng ta bắt gặp những bài thơ còn có sự xuất hiện của vần, hay những bài thơ có sự hòa thanh 
du dương, reo rắt, những bài thơ mà nhịp điệu còn hằn nổi trên bề mặt âm thanh ngôn ngữ thì 
hầu hết nó đều nằm ở hệ hình thơ ca này: 
Thời gian trắng chỉ một chiều đóng mở, kiếp sinh thành sướng khổ nối nhau trôi, cái vô 
cùng: Trời, Đất hay Con Người, mà sự thế xoay vần lường khó nổi. 
Chân lí tan ra thành bụi khói (Thời gian trắng – Hoàng Tuấn) [3, 140]. 
Những câu thơ văn xuôi này vẫn còn tựa lưng vào vần và vần giữ vai trò thiết lập nhịp 
điệu ở đây. Và nhờ khả năng bắt vần này mà các dòng thơ rung ngân những giai điệu. Nguyên lí 
tương đương của thơ ca cũng được cụ thể hóa qua hiện tượng song song của âm tiết tạo thế liên 
vận giữa những câu thơ: mở / khổ; trôi / Trời; Người / nổi, 
Song, tạo nhạc điệu cho thơ văn xuôi theo kiểu bắt vần (vần lưng hay vần chân) giữa 
các câu thơ như thế chỉ có ở số ít bài như: Hoa sữa - Lương Ngọc An, Thời gian trắng – Hoàng 
Tuấn, Bài tanggo ly biệt - Lê Minh Quốc, Sông quê - La Quốc Hán, Bến xưa - Trịnh Thanh 
Sơn, Tự Khúc - Tùng Bách. Còn lại đa số chỉ xuất hiện ở một vài đoạn trong bài như Giao lại – 
Xuân Diệu, Gọi em hay Bài giã biệt - Nguyên Sa 
Nhạc điệu trong thơ văn xuôi tiền hiện đại chủ yếu được thiết lập từ sự hòa phối thanh 
điệu: sự luân phiên bằng - trắc nhịp nhàng ở những âm cuối nhịp: 
Chiếc chìa khóa mắt buồn (B)/ đưa vào đêm vắng(T)//. Trong gian phòng dĩ vãng(T)/ 
em sẽ tìm đến nơi anh(B)//. Anh đã nghe tiếng chân em đi(B)/: đúng là âm thanh của đôi giày 
ngần ngại(T)/, đúng là bước chân nai(B)/ trên lá thu vàng (B)//(Bài giã biệt) [6,102]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
9 
Thanh điệu cũng tạo nên nhạc điệu đầy ám ảnh khi nhà thơ chọn thanh bằng hay thanh 
trắc làm chủ âm. Thanh bằng có độ vang xa tạo dòng chảy âm thanh liền mạch. Khi ở vai trò 
chủ âm nó điều hòa dòng chảy âm thanh về trạng thái thăng bằng. Ngược lại thanh trắc có độ 
vang hạn chế, tuy âm phát ra mạnh nhưng năng lượng yếu, dòng chảy âm thanh bị ngắt mạch. Ở 
vai trò chủ âm nó tạo nên điệu thơ ở thế chênh vênh, gấp khúc. Bài thơ Vƣờn thu xƣa của Ngô 
Thị Ý Nhi có chủ âm là thanh bằng như một khúc nhạc buồn, một nỗi buồn mênh mang như 
đang vây chặt trái tim thổn thức. Ngược lại, Gửi biển của Ngô Thế Oanh có chủ âm là thanh 
trắc. Cái điệu trúc trắc, chênh vênh của nó độc đáo trong việc biểu hiện một tâm hồn, một cuộc 
đời không yên tĩnh. 
Ở thơ văn xuôi của Xuân Diệu, nhạc tính của nó được lưu giữ rất đậm qua sự tạo lập 
tính hài hòa, cân đối giữa bằng – trắc ở cuối mỗi nhịp thơ và đặc biệt qua sự trùng điệp của từ 
ngữ, hình ảnh, tức nhịp điệu: 
Anh giao cho em hai hàng cây xanh, bóng rót mát như tóc chảy; anh giao cho em 
khoảng vườn hoang dại, để những chiều hờn bạn, ra ngồi đó mà tủi thương. Này là đóa hoa, 
thơm như tình ái; này là hạt sương, này là con bướm, này nữa đàn chim. Anh giao cho em bụi 
chuối sau trường, hạt trăng vẳng rơi lách tách; khóm dừa trước cổng, tóc gió chảy qua những 
chiếc lược xanh. Anh giao cho em mây sớm an lành; anh giao cho em nắng vàng thương nhớ. 
Và giao cho em cả gió, cả trăng (Giao lại – Xuân Diệu) [1, 149]. 
Ở phương diện này, thơ văn xuôi Xuân Diệu có đặc điểm nổi bật: đó là nhịp đối xứng 
thường đi cùng nhịp trùng điệp. Sự kết hợp này rất thường xuyên như ở các bài Giao lại, Lệnh, 
Đẹp trai Chất nhạc của âm thanh thể hiện qua nhịp đối xứng cộng hưởng với nhịp chảy cuồn 
cuộn của cảm xúc thơ qua nhịp trùng điệp đã tạo nên những giai điệu vừa thiết tha vừa sôi nổi, 
rạo rực rất đặc trưng của hồn thơ này. 
Thơ văn xuôi giàu chất sự của Nguyên Sa cũng thường được “bôi trơn” bằng một chất 
nhạc du dương. Chất nhạc này được tạo lập chủ yếu ở sự hòa phối âm thanh qua sự đắp đổi luân 
phiên bằng trắc, đặc biệt là qua phép lặp. Tám bài thơ văn xuôi của Nguyên Sa bài nào cũng sử 
dụng phép lặp, thậm chí ở bài Ngoài tầm có 16 câu thì 14 câu đầu được kiến tạo bằng mô hình 
lặp cú pháp. Phép lặp này có khi kết hợp với bước thơ dài và số âm tiết mang thanh bằng cũng 
xuất hiện áp đảo, tạo nên thứ nhịp như chà, miết nỗi đau (Bài giã biệt), hay như tiếng thở dài 
mệt mỏi cố ghìm nén (Sám hối). Cũng có khi nó kết hợp với nhịp thơ ngắn tạo âm hưởng rộn 
ràng, rạo rực (Gọi em). 
Nhìn chung, nhạc điệu của thơ văn xuôi Nguyên Sa cũng giống như thơ văn xuôi Xuân 
Diệu chủ yếu được tạo lập trên phương diện hình thức lời thơ. 
Như vậy, có thể thấy, mặc dù là thể thơ có hình hài văn xuôi, song thơ văn xuôi tiền 
hiện đại thật sự còn lưu giữ được nhiều chất thơ, chất nhạc từ lời thơ. Điều này khác với thơ văn 
xuôi thuộc hệ hình hiện đại. Thơ văn xuôi hiện đại với kiểu tư duy nhảy cóc, đứt đoạn, thường 
là những cấu trúc không vần nên chất nhạc đã thật sự mất đi tính du dương, mềm mại. Nhạc 
Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy 
10 
không phô ra trên bình diện ngữ âm như ở hệ hình này mà đa phần toát từ hình tượng của bài 
thơ, từ cảm xúc của tác giả. Chẳng hạn đoạn thơ sau: Mỗi đứa trẻ con ngồi ngay trên xác xe 
tăng bứt cỏ gà chơi trò “chọi gà” quen thuộc của chúng. Những người yêu nhau nằm trên cỏ, 
mãi sau này, giây phút thơm mùi cỏ ấy sẽ đi vào đời họ như một trong những kỉ niệm đẹp nhất. 
Và thằng em tôi năm hai mươi tuổi, em nằm giữa trảng cỏ, miệng ngậm cọng cỏ may, đối diện 
với buổi chiều ở một dòng sông lạ. Cả buổi chiều và em đều im lặng. Bây giờ, em ở đâu? Tôi 
biết, chiến tranh chẳng phải trò chơi, mùa xuân ấy đang chuẩn bị những trận tấn công quyết 
định. Em mới hai mươi tuổi, trong mắt em, cọng cỏ tầm thường bỗng lấp lánh (Cỏ vẫn mọc – 
Thanh Thảo). 
Với trích dẫn này, ta thấy, đã không còn có sự hiện diện của yếu tố vần điệu. Cũng 
không có sự lặp lại đều đặn các bước sóng âm thanh dù ở một cấp độ nào: âm tiết, thanh điệu, 
tiết tấu hay cấu trúc, tức kiểu nhịp điệu bên ngoài. Chất thơ, chất nhạc ở đây được tạo nên từ 
chính cảm xúc của nhà thơ, từ hình ảnh của đoạn thơ. Bằng trái tim thấu hiểu, sẻ chia ấm áp, tác 
giả đã lưu giữ được những khoảnh khắc thật đẹp của cuộc đời: trò chơi chọi gà của trẻ, mùi cỏ 
thơm thấm đẫm kí ức những kẻ yêu nhau, hình ảnh em tôi, tuổi hai mươi, nằm ngậm cỏ may 
thanh thản, im lặng ngắm trời chiều nơi dòng sông lạ. Những hình ảnh nên thơ được lưu giữ tạo 
nên dòng chảy ngọt ngào, làm nên chất thơ chất nhạc ngân nga tâm hồn người đọc. Đoạn thơ 
sau của Nguyễn Quang Thiều, chất nhạc còn khó cảm nhận hơn bởi nó không chỉ tước bỏ hết 
vần luật, sự đăng đối, hài hòa mà ngay cả những hình ảnh gợi lên chất thơ chất nhạc cũng không 
có: Chúng ta từng tìm kiếm mọi con đường, nhưng chưa bao giờ kiếm tìm con đường của cá. 
Giấc mơ chúng ta đầy sự xếp đặt và không dám bay lên những đỉnh cây. Và đêm nay trong tiếng 
sông và tiếng bầy cá. Chúng ta bỏ những ngôi nhà và đứng dọc hai bờ. Một con cá nổi lên hỏi 
chúng ta cần gì không? Câu hỏi ấy sẽ làm ta khóc cho tới sáng (Nhân chứng của một cái chết). 
Chất nhạc trên phương diện hình thức đã bị xóa, chất thơ biểu hiện qua hình ảnh cũng không tồn 
tại. Chỉ còn những xao động của sóng lòng, những ám ảnh trăn trở của tâm hồn tác giả truyền 
dẫn qua tâm trí người đọc. Có thể nói, đã là thơ thì tất phải mang phẩm tính của thơ, song ở mỗi 
hệ hình, đều có cách thể hiện của nó. Với thơ văn xuôi thuộc hệ hình tiền hiện đại thì cấu trúc 
thơ vẫn còn là “cấu trúc âm vang”, cấu trúc du dương được tạo nên từ thứ âm thanh mê hoặc 
của lời thơ. Đặc điểm này trở thành con đường ngắn nhất để độc giả có thể chuồi theo dòng cảm 
xúc cùng tác giả. Và tính liên tục của kiểu tư duy thơ tiền hiện đại cũng thể hiện trong chính đặc 
điểm này. 
3. KẾT LUẬN 
Tóm lại, nhìn từ kiểu tư duy, thơ văn xuôi tiền hiện đại Việt Nam có kiểu tư duy liên 
tục, thể hiện rõ ở cách xây dựng hình tượng theo tuyến tính, ở kiểu ngôn ngữ trong sáng, rõ 
nghĩa, cú pháp xuôi chiều, liền mạch, đảm bảo tính logic. Và do được quan niệm là công cụ 
phản ánh thế giới biểu kiến, cũng là công cụ truyền dẫn cảm xúc nên thơ văn xuôi tiền hiện đại 
mặc dù tồn tại dưới dạng thức là những văn bản văn xuôi nhưng yếu tố thơ vẫn còn đậm – 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
11 
không chỉ ở phẩm tính là thơ của nó mà cả ở những dấu hiệu hình thức thể hiện trên văn bản 
văn xuôi – cụ thể qua nhạc điệu. Quan niệm về thơ, mục đích sáng tác, đã đưa đến kiểu tư duy 
liền mạch, đến lượt nó, kiểu tư duy liền mạch, khúc chiết đã giúp những thi phẩm thơ văn xuôi 
tiền hiện đại hoàn thành sứ mệnh là “trạm trung chuyển” của mình. Tuy nhiên, thơ văn xuôi tiền 
hiện đại với kiểu tư duy này cũng có những hạn chế đáng kể, nhất là trong việc khám phá, thể 
hiện thế giới và con người ở chiều tâm linh, bí ẩn. Kiểu tư duy tuyến tính với loại ngôn ngữ rõ 
nghĩa không dễ tiếp cận những vùng vô thức huyền hồ, không dễ đi vào “cái bề sâu, bề sau” vốn 
thăm thẳm, mông lung của thế giới. Điều này phải cần đến một kiểu thơ khác với kiểu tư duy 
khác, tức một hệ hình sáng tác khác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Bao tuyển chọn (2001), Toàn tập Xuân Diệu, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội. 
[2]. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
[3]. Bùi Giáng, Bữa hôm nay,  
[4]. Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Ngọc Thiện (1997), Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài), 
Nxb Văn học, Hà Nội. 
[5]. Lê Văn Ngăn (2008), Viết dưới bóng quê nhà, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 
[6]. Nguyên Sa (1957), Thơ Nguyên Sa, Trí Dũng xuất bản. 
[7]. Đỗ Lai Thúy (2014), “Sự suy thoái của thế hệ trẻ hay sự chuyển dịch hệ hình tư duy”, 
[8]. Đỗ Lai Thúy (2012), Thơ như là mỹ học của cái khác, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 
Thơ văn xuôi Việt Nam tiền hiện đại nhìn từ hệ hình tư duy 
12 
VIETNAMESE PRE-MODERN PROSE POEMS 
SEEN FROM THINKING INDIGRAM 
Nguyen Thi Chinh 
Dong Thap University 
Email: ntchinhdhdt@gmail.com 
ABSTRACT 
Vietnamese modern prose poems are characterized by inspirational words, linear and 
continuous thinking style. This thinking style is expressed via building up the linear 
symbolic images, with serial evolution via the careful selection of language – the pure 
language , clear meaning, full of colors and expressive values ; via maintaining the musical 
characteristics in poetry as a “lubricant” in conveying emotions. 
Keywords: pre-modernity, prose poem, thinking paradigm. 

File đính kèm:

  • pdftho_van_xuoi_viet_nam_tien_hien_dai_nhin_tu_he_hinh_tu_duy.pdf