Một số đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan

Từ thân tộc là nhóm từ dùng để định danh và xưng gọi trong giao tiếp giữa các

thành viên trong cùng một gia đình hay cùng một dòng họ. Từ thân tộc trong tiếng Thái

Lan rất phong phú và phức tạp, mỗi từ thân tộc lại mang những đặc trưng ngữ nghĩa riêng

biệt, biểu thị những hàm ý khác nhau liên quan đến đặc điểm văn hóa, xã hội và lối sống

của người Thái Lan. Bài viết nghiên cứu về đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong

tiếng Thái Lan thông qua việc đi sâu phân tích các nét nghĩa đặc trưng gồm: (1) nét nghĩa

chỉ thế hệ, (2) nét nghĩa chỉ giới tính, (3) nét nghĩa chỉ tuyến thân tộc và (4) nét nghĩa chỉ

tuổi tác hay hàng, vai vế của những người trong cùng một thế hệ.

Một số đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan trang 1

Trang 1

Một số đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan trang 2

Trang 2

Một số đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan trang 3

Trang 3

Một số đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan trang 4

Trang 4

Một số đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan trang 5

Trang 5

Một số đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan trang 6

Trang 6

Một số đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan trang 7

Trang 7

Một số đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan trang 8

Trang 8

Một số đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan trang 9

Trang 9

Một số đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 3880
Bạn đang xem tài liệu "Một số đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan

Một số đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
29 
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA CỦA TỪ THÂN TỘC TRONG TIẾNG THÁI LAN 
Phùng Thị Hương Giang1 
TÓM TẮT 
Từ thân tộc là nhóm từ dùng để định danh và xưng gọi trong giao tiếp giữa các thành viên trong cùng một gia đình hay cùng một dòng họ. Từ thân tộc trong tiếng Thái Lan rất phong phú và phức tạp, mỗi từ thân tộc lại mang những đặc trưng ngữ nghĩa riêng biệt, biểu thị những hàm ý khác nhau liên quan đến đặc điểm văn hóa, xã hội và lối sống của người Thái Lan. Bài viết nghiên cứu về đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan thông qua việc đi sâu phân tích các nét nghĩa đặc trưng gồm: (1) nét nghĩa chỉ thế hệ, (2) nét nghĩa chỉ giới tính, (3) nét nghĩa chỉ tuyến thân tộc và (4) nét nghĩa chỉ tuổi tác hay hàng, vai vế của những người trong cùng một thế hệ. 
Từ khóa: Đặc trưng ngữ nghĩa, từ thân tộc, tiếng Thái Lan. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Quan hệ thân tộc là quan hệ giữa những người bà con thân thích trong cùng một dòng họ. Mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ là rất đa dạng và phức tạp. Mức độ liên kết giữa các thành viên trong một dòng tộc rất chặt chẽ, tạo thành một mạng lưới tôn ti, rất chi li và được định danh bằng một vốn từ hết sức phong phú. Vốn từ này phản ánh những mối quan hệ khác nhau của từng thành viên trong dòng họ, hay nói cách khác, mỗi thành viên trong cùng dòng họ lại có nhiều tư cách khác nhau, mỗi tư cách ấy đều đoi hỏi những chất liệu ngôn ngữ khác nhau để phân biệt. Các dân tộc trên thế giới có các nền văn hóa khác nhau, có các hệ thống thân tộc khác nhau, do đó cũng có các quy định riêng về các loại tên gọi dành cho các quan hệ khác nhau trong cùng một dòng họ. Sự khác nhau này được thể hiện qua các dấu hiệu ngôn ngữ khác nhau. Từ trước đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nhóm từ thân tộc trong tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật,... Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn rất ít đề tài nghiên cứu về hệ thống từ thân tộc trong tiếng Thái Lan, đặc biệt là nghiên cứu về những đặc trưng ngữ nghĩa của hệ thống từ thân tộc. Vì vậy mục đích của bài viết này nhằm phân tích cấu trúc nghĩa để tìm ra những nét đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan, từ đó làm cơ sở tiền đề cho việc so sánh đối chiếu với hệ thống từ thân tộc trong tiếng Việt ở những đề tài nghiên cứu tiếp theo. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu cụ thể trong bài viết là các từ thân tộc trong tiếng Thái biểu thị những thành viên trong gia đình, dòng họ được khu biệt theo thế hệ, lấy thế hệ F0 (Bản thân, tôi) làm trung tâm, theo đó sẽ có 4 thế hệ trên là F+1, F+2, F+3, F+4 và 3 thế hệ dưới F0 là F-1, F-2, F-3. 1 Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Thái Lan, Trường Đại học Hà Nội; Email: giangpth@hanu.edu.vn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
30 
2. NỘI DUNG 
2.1. Khái niệm “từ thân tộc” 
Theo từ điển tiếng Việt (2002) của Hoàng Phê trang 924 định nghĩa: Thân tộc là những người bà con trong cùng một dòng họ. Thân thuộc là những người có quan hệ họ hàng, nói một cách khái quát hay là những người có quan hệ thân thiết, gần gũi. Dựa vào định nghĩa này Đoàn Thị Tâm đã đưa ra khái niệm từ thân tộc là từ chỉ thân tộc là những từ chỉ người trong gia tộc, họ hàng thân thuộc, có thể là các thế hệ khác nhau, các quan hệ theo cấp bậc trên dưới, theo quan hệ nội ngoại, cùng huyết thống hoặc không cùng huyết thống [4]. Bên cạnh đó theo Nguyễn Văn Chiến [1] nhận định từ thân tộc là từ biểu thị những khái niệm về quan hệ thân tộc gia đình. Ngoài ra, từ thân tộc không phải chỉ đơn thuần là những danh hiệu tôn kính mà còn bao hàm những nghĩa vụ hoàn toàn rõ rệt và rất nghiêm túc của mỗi người trong một dòng họ đối với nhau. Toàn bộ những nghĩa vụ đó hợp thành một bộ phận chủ yếu trong tổ chức xã hội của người dân thuộc một chủng tộc. Như vậy, có thể hiểu rằng từ thân tộc là hệ thống các từ vựng được dùng vừa để biểu thị các mối quan hệ ràng buộc của các thành viên trong gia đình ở phạm vi hẹp, hay phạm vi rộng hơn là trong cùng một dòng họ, vừa biểu thị những nghĩa vụ, trách nhiệm của từng thành viên đối với nhau trong gia đình, trong dòng họ. 
2.2. Khái quát đặc điểm cấu tạo của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan 
Khi nghiên cứu, tìm hiểu về từ thân tộc trong tiếng Thái qua các tài liệu tham khảo, tác giả bài viết tổng kết được hệ thống từ thân tộc trong tiếng Thái gồm 43 từ và được phân loại theo 2 dạng thức cấu tạo chính gồm: (1) từ đơn (Single Word) chỉ quan hệ huyết thống có 19 từ, chiếm tỷ lệ 44,1% và (2) từ ghép (Compound Word) có 24 từ, chiếm tỷ lệ 55,9%, các từ thân tộc trong cả 2 nhóm dạng thức này được liệt kê chi tiết dưới đây: 
Từ thân tộc dạng từ đơn (Single Word) 1. เทยีด /thiet4/ (kỵ) 2. ทวด /thuat4/ (cụ) 3. ปู่ /puu2/ (ông nội) 4. ย่า /yaa3/ (bà nội) 5. ตา /taa1/ (ông ngoại) 6. ยาย /yaai1/ (bà ngoại) 7. พ่อ /phoo3/ (bố) 8. แม่ /mee3/(mẹ) 9. ลุง /lung1/ (bác trai) 10. ป้า /paa3/( bác gái) 
11. นา้ /naa4/ (cậu, dì) 12. อา /aa1/ (cô, chú) 13. พีѷ /phii3/ (anh, chị) 14. นอ้ง /noong4/ (em) 15. สาม ี/saa5 mii1/ (chồng) 16. ภรรยา /phan ra yaa1/ (vợ) 17. ลูก /luuk3/ (con) 18. หลาน /laan5/ (cháu) 19. เหลน /leen5/ (chắt, chút, chít) Từ thân tộc dạng từ ghép (Compound Word) 1. พ่อ ตา /phoo3 - taa1/ (bố vợ) 2. แม่ยาย /mee3 - yaai1/ (mẹ vợ) 3. พ่อสาม ี/phoo3 - saa5 - mii1/ (bố chồng) 4. แม่สาม ี/mee3 - saa5 - mii1/ (mẹ chồng) 5. ป้าสะใภ ้/paa3 - sa2 - phai4/ (bác dâu) 
13. พีѷเขย /phii3 - khoei5/ (anh rể) 14. พีѷสะใภ ้/phii3 - sa2 - phai4/ (chị dâu) 15. นอ้งเขย /noong4 - khoei5/ (em rể) 16. นอ้งสะใภ ้/noong4 - sa2 - phai4/ (em dâu) 17. ลูกเขย /luuk3 - khoei5/ (con rể) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
31 
6. ลุงเขย /lung1 - khoei5/ (bác rể) 7. นา้สะใภ ้/naa4 - sa2 - phai4/ (mợ) 8. นา้เขย /naa4 - khoei5/ chú rể (chồng của dì) 9. อาสะใภ ้/aa1 - sa2 - phai4/ (thím) 10.อาเขย /aa1 - khoei5/ chú rể (chồng của cô) 11. พ่อเลีѸยง /phoo3 - liang4/ (bố dượng) 12. แม่เลีѸยง /mee3 - liang4/ (mẹ kế) 
18. ลูกสะใภ ้/luuk3 - sa2 - phai4/ (con dâu) 19. ลูกเลีѸยง /luuk3 - lieng4/ (con riêng) 20. หลาน  ... F-1 ลูก /luuk
3/ (con); ลูกเขย/ luuk3 - khoei5/ (con rể); ลูกสะใภ/้ luuk3 - sa2 - phai4/ (con dâu). ลูกเลีѸยง /luuk3 - lieng4/(con riêng của vợ hoặc chồng); หลาน /laan5/ (cháu); หลานเขย / laan5 - khoei5/ (cháu rể); หลานสะใภ/้ laan5 - sa2 - phai4/(cháu dâu). 
F-2 หลาน /laan5/ (cháu); หลานเขย / laan5 - khoei5/ (cháu rể); หลานสะใภ/้ laan5 - sa2 - phai4/(cháu dâu). 
F-3 เหลน /leen5/(chắt, chút, chit); เหลนเขย / leen5 - khoei5/ (chắt rể); เหลนสะใภ /้ leen5 - sa2 - phai4/- sa2 - phai4/ (chắt dâu). 
Trong đó ký hiệu: F+4: biểu thị người cao hơn mình 4 thế hệ trong dòng họ F+3: biểu thị người cao hơn mình 3 thế hệ trong dòng họ F+2: biểu thị người cao hơn mình 2 thế hệ trong dòng họ F+1: biểu thị người cao hơn mình 1 thế hệ trong dòng họ F0: biểu thị người cùng thế hệ với mình trong dòng họ F-1: biểu thị người thấp hơn mình 1 thế hệ trong dòng họ F-2: biểu thị người thấp hơn mình 2 thế hệ trong dòng họ F-3: biểu thị người thấp hơn mình 3 thế hệ trong dòng họ Đối với người Thái Lan nét nghĩa về thế hệ của từ thân tộc nhìn chung là rất rõ ràng và được phân cấp rất chi tiết theo một tôn ti trật tự nhất định, ví dụ: cùng thế hệ với bản 
thân mình có F0: พีѷ / phii3/ - น ้ อ ง /noong4/; trên thế hệ với bản thân mình có: F+1) พ่อ/phoo3/, แม่ /mee3/; F+2) ปู่ /puu2/, ย่า/yaa3/; F+3) ทวด/thuat3/; F+4) เทียด/thiat3/; dưới 
thế hệ với bản thân mình có F-1) ลูก/luuk3/; F-2) หลาน /laan5/; F-3) เหลน/leen5/. Trong văn hóa xã hội Thái Lan, sự tôn trọng đối với những người thuộc thế hệ trên trong dòng họ được thể hiện bằng việc bắt buộc phải dùng từ thân tộc trong xưng gọi, hoặc là chỉ dùng từ thân tộc hoặc là dùng từ thân tộc đi kèm theo tên riêng khi xưng gọi với người có quan hệ thân tộc với mình và tuyệt đối không bao giờ những người thế hệ dưới được phép gọi những người thuộc thế hệ trên chỉ bằng tên riêng, ví dụ trong xưng gọi với em gái của mẹ tên 
là เจีѹ ยบ /jiep4/, người Thái sẽ gọi นา้ /naa4/ (dì) hoặc นา้เจีѹ ยบ /naa4 - jiep4/ (dì Chiếp) mà không 
được phép gọi là เจีѹ ยบ /jiep4/ một cách đơn thuần. Việc phá vỡ cấu trúc lời nói trên bị coi như là vi phạm đạo đức luân lý hay hành vi ứng xử, đây cũng được coi là một trong những nét văn hóa đặc trưng trong gia đình của người Thái Lan thể hiện qua cách sử dụng từ thân tộc. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
33 
2.3.2. Nét nghĩa chỉ giới tính 
Khi phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từ thân tộc dựa trên nét nghĩa về giới tính có thể phân loại từ thân tộc trong tiếng Thái thành hai tiểu hệ thống trong bảng dưới đây: 
Bảng 2. Hệ thống từ thân tộc sắp xếp dựa trên nét nghĩa chỉ giới tính 
Thế hệ Hệ thống từ không mang tiêu chí về giới tính 
Hệ thống từ mang nét nghĩa về giới tính 
Nam Nữ 
F+4 เทยีด /thiet4/ (kỵ) x x F+3 ทวด /thuat4/ (cụ) x x 
F+2 x ปู่ /puu2/(ông nội) ตา /taa1/ (ông ngoại) ย่า /yaa
3/ (bà nội) ยาย/yaai1/ (bà ngoại 
F+1 นา้/naa4/ อา /aa1/ 
พ่อ/phoo3/ (bố) พ่อสาม/ีphoo3 - saa5 - mii1/ (bố chồng) พ่อตา/phoo - taa1/ (bố vợ) ลุง/lung1/ (bác trai) ลุงเขย /lung1 - khoei5/ (bác rể) นา้เขย /naa3- khoei5/ (chú rể lấy dì) อาเขย /aa1 - khoei5/ (chú rể lấy cô) 
แม ่/mee3/ (mẹ) แม่สาม/ีmee3 - saa5 - mii1/ (mẹ chồng แม่ยาย/mee3-yaai1/ (mẹ vợ) ป้า /paa3/ (bác gái) ป้าสะใภ ้ /paa3 - sa1 - phai4/ (bác dâu)อาสะใภ/้aa1 - sa1 - phai4/ (thím) นา้สะใภ ้/naa4 - sa1 - phai4/ (mợ) 
F0 พีѷ /phii3/ (anh/chị) นอ้ง /noong4/ (em) สาม ี/saa5 - mii1/ (chồng) ภรรยา/phan - ra1-yaa1/ (vợ) 
F-1 ลูก /luuk3/ (con) ลูกเขย /luuk3 - khoei5/ (con rể) ลูกสะใภ/้luuk
3 - sa2 - phai4/ (con dâu) 
F-2 หลาน / laan5/ (cháu) หลานเขย /laan5 - khoei5/ (cháu rể) หลานสะใภ/้ laan
5 - sa2 -phai4/ (cháu dâu) 
F-3 เหลน /leen5/ (chắt) เหลนเขย /leen5 - khoei5/ (chắt rể) เหลนสะใภ/้ laan
5 - sa2 -phai4/ (chắt dâu) 
Qua bảng hệ thống từ thân tộc sắp xếp dựa trên nét nghĩa chỉ giới tính ở bảng 2 cho thấy chỉ có các từ thân tộc ở thế hệ F+2 là mang nét nghĩa chỉ giới tính rõ rệt nhất. Trong khi một số từ thân tộc ở các thế hệ F+1, F-1, F-2, F-3 nét nghĩa về giới tính lại khá mờ nhạt và không rõ ràng, ví dụ ở thế hệ F+1 có hai từ อา/aa1/ và นา้/naa4/ là hai từ thân tộc hoàn toàn không mang nét nghĩa chỉ giới tính, tuy nhiên bằng phương thức ghép, khi kết hợp hai từ này với từ สะใภ/้sa2 - phai4/ và từ เขย/ khoei5/ lại tạo thành từ thân tộc mang nét nghĩa chỉ giới tính rõ rệt, trong đó อาเขย /aa1 - khoei5/ (chú rể) là nam giới và นา้สะใภ ้/naa4- sa1 - phai4/ (mợ) là nữ giới. Tuy nhiên, đối với các từ thân tộc ở thế hệ F+3 và F+4 phương thức ghép này lại không được áp dụng bởi các từ thân tộc ở hai thế hệ này biểu thị cho người họ hàng có quan hệ cách xa với mình từ 3 đến 4 thế hệ và về bản chất nghĩa của các từ thân tộc ở thế hệ F+3, F+4 đã mang nét nghĩa khái quát hóa cho cả một dòng họ của người Thái, nên sẽ không có sự phân biệt rạch ròi về giới tính mà sử dụng chung 1 từ để nói đến toàn bộ những họ hàng trên mình 3, 4 thế hệ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
34 
2.3.3. Nét nghĩa chỉ tuyến thân tộc 
Nét nghĩa về tuyến thân tộc (bên nội, bên ngoại) là một trong những nét đặc trưng của từ thân tộc trong tiếng Thái. Khi ở thế hệ F+1 là พ่ อ /phoo3/ (bố) , แม่ /mee3/ (mẹ) là những người xuất thân từ hai gia đình, đa số là hai dòng họ hoàn toàn khác nhau nên mang trong mình những quan hệ khác nhau thuộc về hai phía, một số từ trong hệ thống từ thân tộc tiếng Thái Lan đã chỉ rõ sự khác nhau này, cụ thể: 
Bảng 3. Hệ thống từ thân tộc mang nét nghĩa chỉ tuyến thân tộc 
Thế hệ Bên nội Bên ngoại 
F+2 ปู่ /puu2/ (ông nội) ย่า /yaa3/ (bà nội) ตา /taa
1/ (ông ngoại) ยาย/yaai1/ (bà ngoại) F+1 พ่อสาม/ีphoo3- saa5-mii1/ (bố chồng) แม่สาม ี/mee3 - saa5 - mii1/ (mẹ chồng) พ่อตา /p
hoo - taa1/ (bố vợ) แม่ยา ย/mee3 - yaai1/ (mẹ vợ) F+1 อา /aa1/ (cô/chú) อาเขย /aa1 - khoei5/ (chú rể lấy cô) อาสะใภ/้aa1 - sa1 - phai4/ (thím) 
นา้ /naa4/ (cậu/dì) นา้เขย /naa3- khoei5/ (chủ rể lấy dì) นา้สะใภ ้/naa4- sa1 - phai4/ (mợ) 
Đặc trưng ngữ nghĩa về tuyến thân tộc của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan thể hiện một phần nét văn hóa trong gia đình người Thái, nó thể hiện sự bình đẳng giữa chồng và vợ trong một gia đình, hay hiểu rộng ra là quan hệ bình đẳng giữa nội tộc và ngoại tộc trong xã hội Thái Lan. Điều này được thể hiện rất rõ ở các cặp từ thân tộc tương xứng cùng 
thế hệ như ở thế hệ F+2 có ปู่ /puu2/ (ông nội) tương xứng với ตา /taa1/ (ông ngoại) và ย่า 
/yaa3/ (bà nội) tương xứng với ยาย/yaai1/ (bà ngoại). 
2.3.4. Nét nghĩa chỉ tuổi tác - hàng trong cùng một thế hệ 
Thuật ngữ “hàng” được dùng để chỉ quan hệ giữa những người sinh ra trong cùng một thế hệ, nhưng được phân biệt theo hàng trên hay hàng dưới theo tuổi tác của mỗi người ví dụ người anh thuộc hàng trên và người em sẽ thuộc hàng dưới. Trong tiếng Thái có sự phân biệt rất rõ về hàng hay tuổi tác giữa những người có quan hệ thân tộc trong cùng một thế hệ: cụ thể ở các thế hệ F0, F+1. Sự thể hiện về hàng có thể được thấy trong bảng sau: 
Thế hệ F0: 
Hàng trên Nhân vật 
trung tâm 
Hàng dưới 
Nam Nữ Nam Nữ 
พีѷ /phii1/ (anh/chị) BẢN THÂN นอ้ง /noong4/ (em) 
Thế hệ F+1: 
Hàng trên Nhân vật 
trung tâm 
Hàng dưới 
Nam Nữ Nam Nữ 
ลุง /lung1/ (bác trai) ป้า /paa3/ (bác gái) พ่อ /phoo3/ (bố) อา/aa1/ (cô/chú) 
ลุง /lung1/ (bác trai) ป้า /paa3/ (bác gái) แม่ /mee3/ (mẹ) นา้ /naa4/ (cậu/dì) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
35 
Nét nghĩa về hàng giữa những người họ hàng trong cùng một thế hệ đã trở thành một dấu hiệu về mực thước đạo đức ăn sâu trong tiềm thức của người Thái Lan. Coi trọng tôn ti, trật tự đã trở thành nghĩa vụ đặc biệt của mỗi người họ hàng, qua đó người ta thực hiện được vai trò và bày tỏ được cảm xúc và tình cảm của mình đối với người khác như giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra, nét nghĩa về hàng còn có ảnh hưởng đến quyền thế, trách nhiệm, thái độ ứng xử và cách xưng gọi giữa những người họ hàng và giúp phân biệt về tôn tin, trật tự của một dòng tộc, ví dụ một người con bác dù có ít tuổi hơn một người con chú nhưng vẫn 
được coi là พีѷ /phii1/ và người con chú vẫn là น ้อ ง/noong4/. Đặc trưng về tuổi tác nổi trội đến nỗi nó đã được áp dụng rộng rãi cho cả các quan hệ khác ngoài xã hội, đặc biệt là trong ứng xử và xưng hô. Tuy nhiên nét nghĩa về hàng hay tuổi tác này không xuất hiện trong các từ thân tộc ở các thế hệ F+2 và các thế hệ dưới F0 trong tiếng Thái. Nghĩa là dù ở các thế hệ F+2, một 
người anh hay người em của ปู่ /puu2/ (ông nội) hoặc ตา/taa1/(ông ngoại) thì khi xưng gọi ta 
vẫn dùng từ thân tộc là ปู่ /puu2/ và ตา/taa1/, tương tự với các từ thân tộc ở các thế hệ dưới F0 cũng vậy, nếu là anh, chị hay em của /noong4/ khi xưng gọi người Thái vẫn dùng một từ chung là /noong4/ để xưng gọi. Từ những phân tích trên, có thể rút ra kết luận trong toàn bộ 4 đặc trưng ngữ nghĩa cơ bản về thế hệ, tuyến thân tộc, giới tính và hàng của từ thân tộc trong tiếng Thái được nêu trên, đặc trưng về thế hệ luôn luôn nổi trội và được đề cao, do đó trong tiếng Thái người ta sử dụng những từ khác nhau để chỉ những người họ hàng thuộc các thế hệ khác 
nhau, trừ trường hợp từ หลาน /laan5/ có thể dùng để chỉ người ở cả thế hệ F-1 và F-2. Một số từ được dùng để định danh các đối tượng khác nhau nên có lúc phải cần đến ngữ cảnh 
mới xác định được chính xác, chẳng hạn như nét nghĩa về thế thệ của từ หลาน /laan5/, hay 
giới tính của từ อา/aa1/,... Kết quả tổng hợp sau khi phân tích các nét nghĩa hay đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái được tóm tắt trong bảng phân tích đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái (bảng 5) của dưới đây: 
Bảng 5. Bảng phân tích đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái 
Từ thân tộc Thế hệ 
Giới tính Tuyến thân tộc Tuổi tác/hàng 
nam nữ không xác định nội ngoại 
không xác định trên dưới 
không xác định เทยีด (kỵ) F+4 x x x 
ทวด (cụ) F+3 x x x 
ปู่ (ông nội) F+2 x x x 
ย่า (bà nội) F+2 x x x ตา (ông ngoại) F+2 x x x 
ยาย (bà ngoại) F+2 x x x 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
36 
พ่อ (bố) F+1 x x x 
แม่ (mẹ) F+1 x x x 
พ่อสาม ี(bố chồng) F+1 x x x 
แม่สาม ี(mẹ chồng) F+1 x x x 
พ่อตา (bố vợ) F+1 x x x 
แม่ยาย (mẹ vợ) F+1 x x x 
ลุง (bác trai) F+1 x x x ป้า (bác gái) F+1 x x x 
นา้ (cậu, dì) F+1 x x x 
อา (cô, chú) F+1 x x x 
ลุงเขย (bác rể) F+1 x x x 
ป้าสะใภ ้(bác dâu) F+1 x x x 
อาเขย (chú lấy cô) F+1 x x x อาสะใภ ้(thím) F+1 x x x 
นา้เขย (chú lấy dì) F+1 x x x 
นา้สะใภ(้mợ) F+1 x x x 
พ่อเลีѸยง(dượng) F+1 x x x 
แม่เลีѸยง(mẹ kế) F+1 x x x 
ลูกเลีѸยง(con riêng) F+1 x x x 
สาม ี(chồng) F0 x x x 
ภรรยา (vợ) F0 x x x 
พีѷ (anh/chị) F0 x x x 
นอ้ง (em) F0 x x x 
พีѷสะใภ ้(chị dâu) F0 x x x 
นอ้งสะใภ ้(em dâu) F0 x x x 
พีѷเขย (anh rể) F0 x x x 
นอ้งเขย (em rể) F0 x x x 
ลูก (con) F-1 x x 
ลูกเขย (con rể) F-1 x x x 
ลูกสะใภ ้(con dâu) F-1 x x x 
หลาน (cháu) F-1; F-2 x หลานเขย (cháu rể) F-1; x x x 
หลานสะใภ ้(cháu dâu) F-2 x x x 
เหลน (chắt) F-3 x x x 
เหลนเขย (chắt rể) F-3 x x x 
เหลนสะใภ ้(chắt dâu) F-3 x x x 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
37 
3. KẾT LUẬN 
Trên đây, tác giả đã đề cập đến 4 nét nghĩa đặc trưng của từ thân tộc trong tiếng Thái. Đây là những đặc trưng ngữ nghĩa được phân tích trên cơ sở nghĩa cơ bản của từ. Trong thực tế, một từ không những mang các đặc trưng ngữ nghĩa rất riêng mà còn là sự kết hợp một cách rất tinh tế giữa các đặc trưng đó và các hàm ý của chúng. Chúng có mối quan hệ hữu cơ, đan xen nhau để tạo nên cấu trúc ngữ nghĩa của nghĩa cơ bản nhưng vô cùng phức tạp của mỗi từ, ví dụ như từ อา/aa1/ (chú/cô) mang nhiều nét nghĩa khác nhau: thế hệ (F+1), giới tính (nam/nữ); tuyến thân tộc (bên nội), hàng (hàng dưới). Bên cạnh những nét nghĩa khác nhau đó là rất nhiều những hàm ý khác về quan hệ, chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của một người chú/người trong gia đình, dòng họ. Bài viết trên cơ sở phân tích chỉ ra những đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Thái Lan hi vọng có thể cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc và người nghiên cứu trong việc tìm hiểu, so sánh đối chiếu nhóm từ thân tộc trong tiếng Thái Lan và tiếng Việt hoặc các ngôn ngữ khác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Văn Chiến (1992), Danh từ thân tộc Việt trong hai loại hình ngôn ngữ đối chiếu: Khomwe, Lào, Nga, Tiệp, Anh, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3. [2] Trương Thị Diễm (1997), Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt, luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Vinh. [3] Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học. [4] Đoàn Thị Tâm (2011), Tìm hiểu về từ thân tộc trong tiếng Ê-Đê, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 32. 
[5] จตุพร โดมไพรวลัย ์(2012), การเปรยีบเทยีบระบบค าเรยีกญาตใินภาษาไทยและภาษาเมีŕยน(เยา้), 
วทิยานิพนธ ์อษัรศาสตรมหาบณัฑติ มหาวทิยาลยัศลิปากร (Jatuporn Dompraiwan, So sánh đối chiếu hệ thống từ thân tộc trong tiếng Thái và tiếng dân tộc Mông, luận văn khoa ngôn ngữ, Trường Đại học Silpakorn. [6] ศริพินธ ์ถาวรทววีงษ์ (2003), ครอบครัวและเครอืญาตมิ กรุงเทพ หมาวทิยาลัยรามคѼาแหง. (Siriphon Thawonthawiwong, Gia đình và dòng tộc, Nxb. Đại học Ramkhamhaeng. Bangkok) 
SOME SEMANTIC FEATURES OF KINSHIP TERMS IN THAI LANGUAGE 
Phung Thi Huong Giang 
ABSTRACT 
Kinship terms are a group of words used to identify and address members in the same family or the same clan. The kinship terms in Thai are very diverse and complicated, each of them has its own semantic features, conveying different implications that are related to the cultural, social, and lifestyle characteristics of Thai people. This paper is 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
38 
conducted on the semantic features of kinship terms in Thai language through the in-depth analysis of specific meaning components, namely, meaning components indicating generations, meaning components indicating sexes, meaning components indicating kinship lines, and meaning components indicating age or rank and role of people in the same generation. 
Keywords: Semantic features, kinship terms, Thai language. 
* Ngày nộp bài: 10/7/2020; Ngày gửi phản biện: 17/7/2020; Ngày duyệt đăng: 15/12/2020 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dac_trung_ngu_nghia_cua_tu_than_toc_trong_tieng_thai.pdf