Tài liệu môn học Tài chính, tiền tệ

Môn học Tài chính-Tiền tệ hình thành trên cơ sở tổng hợp có chọn lọc những

nội dung chủ yếu của hai môn học: “Tài chính học” và “Lưu thông Tiền tệ-Tín

dụng” của chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng.

Những kiến thức của môn học này mang tính tổng hợp, có liên quan trực tiếp

đến điều kiện kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có điều tiết. Do vậy nó trở

thành môn học cơ sở cho tất cả sinh viên đại học thuộc các ngành kinh tế.

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức, những khái niệm và

những nội dung chủ yếu về Tài chính, Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng. Nó có tác

dụng làm cơ sở bổ trợ cho việc nghiên cứu các môn kinh tế ngành.

Giáo trình là công trình nghiên cứu của các giáo viên Bộ môn Tài chínhNgân hàng, được các giáo viên trực tiếp biên soạn:

- Ths Trần Ái Kết: biên soạn các chương I, II, III, VI, IX

- Ths Phan Tùng Lâm: biên soạn chương IV

- Nguyền Thị Lương, Đoàn Thị Cẩm Vân: biên soạn chương V

- Phạm Xuân Minh: biên soạn chương VII và VIII

Tài liệu môn học Tài chính, tiền tệ trang 1

Trang 1

Tài liệu môn học Tài chính, tiền tệ trang 2

Trang 2

Tài liệu môn học Tài chính, tiền tệ trang 3

Trang 3

Tài liệu môn học Tài chính, tiền tệ trang 4

Trang 4

Tài liệu môn học Tài chính, tiền tệ trang 5

Trang 5

Tài liệu môn học Tài chính, tiền tệ trang 6

Trang 6

Tài liệu môn học Tài chính, tiền tệ trang 7

Trang 7

Tài liệu môn học Tài chính, tiền tệ trang 8

Trang 8

Tài liệu môn học Tài chính, tiền tệ trang 9

Trang 9

Tài liệu môn học Tài chính, tiền tệ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 120 trang minhkhanh 6480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu môn học Tài chính, tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu môn học Tài chính, tiền tệ

Tài liệu môn học Tài chính, tiền tệ
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH 
I. Vị trí môn học: 
 Môn học Tài chính-Tiền tệ hình thành trên cơ sở tổng hợp có chọn lọc những 
nội dung chủ yếu của hai môn học: “Tài chính học” và “Lưu thông Tiền tệ-Tín 
dụng” của chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng. 
 Những kiến thức của môn học này mang tính tổng hợp, có liên quan trực tiếp 
đến điều kiện kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có điều tiết. Do vậy nó trở 
thành môn học cơ sở cho tất cả sinh viên đại học thuộc các ngành kinh tế. 
 Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức, những khái niệm và 
những nội dung chủ yếu về Tài chính, Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng. Nó có tác 
dụng làm cơ sở bổ trợ cho việc nghiên cứu các môn kinh tế ngành. 
 Giáo trình là công trình nghiên cứu của các giáo viên Bộ môn Tài chính-
Ngân hàng, được các giáo viên trực tiếp biên soạn: 
 - Ths Trần Ái Kết: biên soạn các chương I, II, III, VI, IX 
 - Ths Phan Tùng Lâm: biên soạn chương IV 
 - Nguyền Thị Lương, Đoàn Thị Cẩm Vân: biên soạn chương V 
 - Phạm Xuân Minh: biên soạn chương VII và VIII 
II. Phân phối chương trình: 
 Chương trình môn học được phân phối như sau: 
Chương I: Những vấn đề cơ bản về tiền tệ 
Chương II: Những vấn đề cơ bản về tài chính 
Chương III: Những vấn đề cơ bản về tín dụng 
Chương IV: Ngân sách Nhà nước 
Chương V: Thị trường tài chính và các định chế tài chính trung gian 
Chương VI: Tài chính doanh nghiệp 
Chương VII: Hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 
Chương VIII: Lạm phát và chính sách tiền tệ 
Chương IX: Quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế 
CHƯƠNG I 
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ 
VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ 
I. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ: 
Từ rất sớm trong lịch sử loài người đã xuất hiện nhu cầu phải có một hình thức 
tiền tệ làm trung gian trao đổi. Tuy nhiên quá trình phát triển các hình thái của tiền 
tệ cho thấy khó có thể đưa ra một định nghĩa về tiền tệ được các nhà kinh tế học 
thống nhất và chấp nhận. Trong tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, 
K. Marx viết “ Một khi người ta hiểu rằng nguồn gốc của tiền tệ ở ngay trong hàng 
hoá, thì người ta đã khắc phục được các khó khăn chính trong sự phân tích tiền tệ”. 
Nhưng Marx cũng chỉ ra rằng người chỉ nghiên cứu tiền tệ và các hình thái tiền tệ 
trực tiếp sinh ra từ trao đổi hàng hoá chứ không nghiên cứu các hình thái tiền tệ 
thuộc về một giai đoạn cao hơn của quá trình sản xuất như tiền tín dụng chẳng hạn. 
Khi nói đến tiền tệ, hầu hết các nhà kinh tế học trước đây cũng cho rằng đó là 
phương tiện trung gian trao đổi. Điều này chỉ phù hợp và đúng với giai đoạn ban 
đầu khi con người bắt đầu sử dụng công cụ tiền tệ. Quá trình phát triển của tiền tệ 
cho thấy tiền tệ không chỉ có vai trò trung gian trao đổi mà nó còn giúp cho chúng 
ta thực hiện các hoạt động đầu tư tín dụng Ngoài ra, còn có những vật thể khác 
giữ vai trò trung gian trao đổi như chi phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu, mà các nhà 
kinh tế học vẫn không thống nhất với nhau có phải là tiền tệ hay không. Irving 
Fisher cho rằng chỉ có giấy bạc ngân hàng là tiền tệ, trong khi Conant Paul Warburg 
cho rằng chi phiếu cũng là tiền tệ. Samuelson lại cho rằng tiền là bất cứ cái gì mà 
nhờ nó người ta có thể mua được hầu hết mọi thứ. Theo Charles Rist thì cái thật 
quan trọng đối với nhà kinh tế không phải là sự thống nhất về một định nghĩa thế 
nào là tiền tệ mà phải biết và hiểu hiện tượng tiền tệ. 
II. CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ: 
Nghiên cứu lịch sử phát sinh và phát triển của tiền tệ cho thấy tiền tệ đã trải 
qua nhiều hình thái: hoá tệ, tín tệ và bút tệ... 
 1
 1. Hoá tệ: 
Một hàng hoá nào đó giữ vai trò làm vật trung gian trao đổi được gọi là hoá tệ, 
hoá tệ bao gồm hoá tệ không kim loại và hoá tệ bằng kim loại. 
– Hoá tệ không kim loại. 
Sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển. Sự trao đổi không còn 
ngẫu nhiên, không còn trên cơ sở của định giá giản đơn. Trao đổi đã vượt khỏi cái 
khung nhỏ hẹp một vài hàng hoá, giới hạn trong một vài địa phương. Sự trao đổi 
ngày càng nhiều hơn đó giữa các hàng hoá đòi hỏi phải có một hàng hoá có tính 
đồng nhất, tiện dụng trong vai trò của vật ngang giá, có thể tạo điều kiện thuận lợi 
trong trao đổi, và bảo tồn giá trị. Những hình thái tiền tệ đầu tiên có vẻ lạ lùng, 
nhưng nói chung là những vật trang sức hay những vật có thể ăn. Thổ dân ở các bờ 
biển Châu Á, Châu Phi, trước đây đã dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền. Lúa mì và đại 
mạch được sử dụng ở vùng Lưỡng Hà, gạo được dùng ở quần đảo Philippines. 
Trước Công nguyên, ở Trung Quốc kê và lụa được sử dụng làm tiền 
Tiền tệ bằng hàng hoá có những bất tiện nhất định của nó trong quá trình phục 
vụ trao đổi như không được mọi người mọi nơi chấp nhận, dễ hư hỏng, không đồng 
nhất  do đó dẫn đến việc sử dụng hoá tệ bằng kim loại. 
– Hoá tệ bằng kim loại. 
Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển kèm theo sự mở rộng phân công 
lao động xã hội đồng thời với sự xuất thiện của Nhà nước và giao dịch quốc tế 
thường xuyên. Kim loại ngày càng có những ưu điểm nổi bật trong vai trò của vật 
ngang giá bởi những thuộc tính bền, gọn, có giá trị phổ biến, Những đồng tiền 
bằng kim loại: đồng, chì, kẽm, thiếc, bạc, vàng xuất hiện thay thế cho các hoá tệ 
không kim loại. Tiền bằng chì chỉ xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc dưới dạng một 
thỏi dài có lỗ ở một đầu để có thể xâu thành chuỗi. Tiền bằng hợp kim vàng và bạc 
xuất hiện đầu tiên vào những năm 685 – 652 trước Công nguyên ở vùng Tiểu Á và 
Hy Lạp có đóng dấu in hình nổi để đảm bảo giá trị. Các đồng tiền bằng kim loại đã 
sớm xuất hiện ở vùng Địa Trung Hải. Tiền kim loại đầu tiên ở Anh làm bằng thiếc, 
ở Thuỵ Sĩ và Nga bằng đồng. Khi bạch kim mới được phát hiện, trong thời kỳ 1828 
 2
– 1844, người Nga cho đó là kim loại không sử dụng được nên đem đúc tiền. Nếu 
so với các loại tiền tệ trước đó, tiền bằng kim loại, bên cạnh những ưu điểm nhất 
định cũng đưa đến những bất tiện trong quá trình phát triển trao đổi như: cồng kềnh, 
khó cất giữ, khó chuyên chở Cuối cùng, tr ... hiểm càng lớn khi số lượng người tham gia 
bảo hiểm càng đông. 
 Hai là, chúng nảy sinh trong quá trình sử dụng quỹ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm 
chủ yếu và trước hết được sử dụng để bù đắp những tổn thất cho người được bảo 
hiểm khi xảy ra các rủi ro được bảo hiểm làm ảnh hưởng đến sự liên tục của đời 
sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế xã hội. Quỹ bảo 
hiểm còn được sử dụng trang trải các chi phí hoạt động của chính người bảo hiểm, 
tham gia vào các mối quan hệ phân phối mang tính pháp định (thuế, phí,) và lãi 
kinh doanh cho người bảo hiểm kinh doanh (trong bảo hiểm thương mại) 
 Như vậy thực chất bảo hiểm là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong 
quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị nhằm bù đắp tổn 
thất do rủi ro bất ngờ gây ra cho người được bảo hiểm, đảm bảo cho quá trình tái 
sản xuất được thường xuyên và liên tục. 
 Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung việc tuyệt đối hoá vai trò của 
kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể nói chung và sự độc quyền nhà nước trong lĩnh 
vực bảo hiểm đã làm cho các mối quan hệ của bảo hiểm trở nên đơn giản và việc sử 
dụng quỹ bảo hiểm trở nên kém hiệu quả. Sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị 
trường hiện nay đã tạo tiền đề khách quan và cơ sở vững chắc cho các hoạt động 
bảo hiểm. 
 110
 Tuy nhiên bên cạnh đó việc hình thành một nền kinh tế thị trường nhiều thành 
phần sẽ làm cho các mối quan hệ kinh tế (trong đó các mối quan hệ thuộc bảo hiểm) 
sẽ trở nên đa dạng, phức tạp. Bảo hiểm, ở mọi góc độ (doanhnghiệp, sản phẩm, 
quản lý nhà nước, hiệp hội,) bức thiết phải được xây dựng và hoàn thiện nhanh 
chóng nhằm phát huy chức năng vốn có của mình: bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, 
của cải vật chật của xã hội. 
3. Vai trò và tác dụng của bảo hiểm 
 3.1. Khía cạnh của kinh tế - xã hội 
 Rủi ro tổn thất phát sinh làm thiệt hại các đối tượng: của cải vật chất do con 
người tạo ra và chính bản thân con người, làm gián đoạn quá trình sinh hoạt của dân 
cư, ngưng trệ hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Nói chung nó làm gián đoạn và 
giảm hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. 
 Quỹ dự trữ bảo hiểm được tạo lập một cách có ý thức, khắc phục hậu quả nói 
trên, bằng cách bù đắp các tổn thất phát sinh nhằm tái lập và đảm bảo tính thường 
xuyên liên tục của các quá trình xã hội. Như vậy, trên phạm vi rộng trên toàn bộ nền 
kinh tế xã hội, bảo hiểm đóng vai trò như công cụ an toàn và dự phòng đảm bảo khả 
năng hoạt động lâu dài của mọi chủ thể dân cư và kinh tế. Với vai trò đó, bảo hiểm 
khi xâm nhập sâu rộng mọi lĩnh vực của đời sống đã phát huy tác động vốn có của 
mình: thúc đẩy ý thức đề phòng, hạn chế tổn thất cho mọi thành viên trong xã hội. 
 3. 2. Khía cạnh tài chính 
 Sản phẩm bảo hiểm là một loại dịch vụ đặc biệt: một lời cam kết đảm bảo cho 
sự an toàn (an toàn động) hơn nữa nó là một loại hàng hoá trên thị trường bảo hiểm 
thương mại. Tổ chức hoạt động bảo hiểm với tư cách là một đơn vị cung cấp một 
loại sản phẩm dịch vụ cho xã hội, tham gia vào quá trình phân phối như là một đơn 
vị ở khâu trong hệ thống tài chính quốc gia. 
 Mặt khác sự tồn tại và phát triển của các hoạt động bảo hiểm không chỉ đáp 
ứng nhu cầu đảm bảo an toàn (cho các cá nhân, doanh nghiệp) mà còn đáng ứng 
nhu cầu vốn không ngừng tăng lên của quá trình tái sản xuất mỏ rộng, đặc biệt trong 
nền kinh tế rhị trường. Với việc thu phí theo nguyên tắc ứng trước, các tổ chức hoạt 
động bảo hiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện cam kết của họ đối với 
khách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi. 
 111
 Và do vậy, các tổ chức hoạt động bảo hiểm đã trở thành những nhà đầu tư lớn, 
quan trọng cho các hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân. 
 Bảo hiểm do đó không chỉ đóng vai trò của một công cụ an toàn mà còn có vai 
trò của một trung gian tài chính, nắm giữ phần quan trọng trong các doanh nghiệp 
công nghiệp và thương mại lớn. 
 Với các vai trò nói trên, bảo hiểm phát huy tác dụng hết sức quan trọng đối với 
nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế thị 
trường. Tác dụng chính là: tập trung, tích tụ vốn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất 
được thường xuyên và liên tục. Tác dụng này càng quan trọng đối với nước ta hiện 
nay khi mà nó có thể góp phần tích cực vào việc tăng số vốn đầu tư chính từ nội bộ 
của nền kinh tế, huy động và tận dụng một cách triệt để nhất các quỹ tiền tệ nằm rải 
rác trong dân cư. 
 Chính vì những tác dụng tích cực nói trên của bảo hiểm, mà bất kỳ ở quốc gia 
nào dù đã phát triển hay đang phát triển, chính phủ luôn tìm nhiều cách khác nhau 
để thúc đấy, khuyến khích hoạt động bảo hiểm phát triển, tăng số lượng các loại bảo 
hiểm bắt buộc, miễm giảm thuế thu nhập đối với người kinh doanh bảo hiểm, thuế 
thu nhập cá nhân đánh trên các khoản tiền bảo hiểm được nhận hưởng đối với người 
được bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà bảo hiểm đầu tư 
4. Phân loại bảo hiểm 
4. 1. Bảo hiểm xã hội 
 4.1.1 Khái niệm 
Bảo hiểm xã hội là một chế định pháp lý bảo vệ người lao động bằng cách 
thông qua việc tập trung nguồn tài chính được huy động từ người lao động, người 
sử dụng lao động cộng với sự hộ trợ của nhà nước, thực hiện trợ cấp vật chất, góp 
phần ổn định đối tượng đời sống cho người tham gia bảo hiểm xã hội và gia đình 
họ trong các trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội gặp rủi ro ốm 
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, rủi ro tuổi già làm cho gia đình bị 
mất hoặc giảm thu nhập bất ngờ. 
 4.1.2 Nội dung, đặc điểm 
Việc thực hiện bảo hiểm xã hội ở từng quốc gia rất khác nhau về nội dung tuỳ 
thuộc vào nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảm bảo nhu cầu an toàn 
 112
cho đời sống người lao động, ngoài ra còn tuỳ thuộc vào khả năng tài chính và khả 
năng quản lý có thể đáp ứng. 
Ở nước ta hiên nay nội dung thực hiện bảo hiểm xã hội được quy định gồm 5 
chế độ sau: 
(1) chế độ ốm đau. 
(2) chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 
(3) chế độ trợ cấp thai sản. 
(4) chế độ hưu trí. 
(5) chế độ tuất 
Ngoài ra, người lao động còn được hưởng chế độ chăm sóc y tế (khám và chữa 
bệnh) theo điều lệ bảo hiểm y tế. 
Việc thực hiện bảo hiểm xã hội được tiến hành theo 2 hình thức: bảo hiểm bắt 
buộc và tự nguyện áp dụng cho 2 nhóm đối tượng khác nhau: người lao động làm 
công ăn lương và nhóm lao động tự do. 
Nhìn chung bảo hiểm xã hội nước ta nói riêng và ở các quốc gia nói chung có 
cùng một số đặc đểim sau: 
- Trước tiên, bảo hiểm xã hội là một chế định pháp lý bắt buộc. 
- Bảo hiểm xã hội là một trung tâm phân phối lại của hệ thống kinh tế, xã hội. 
- Bảo hiểm xã hội được thực hiện trên một nhóm mở của những người lao 
động. 
- Bảo hiểm xã hội là cơ chế đảm bảo cho người lao động chống đỡ rủi ro của 
chính bản thân. 
 4. 2. Bảo hiểm thương mại 
 4.2.1 Nội dung, đặc điểm của bảo hiểm thương mại 
Bảo hiểm thương mại là hoạt động bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức 
kinh doanh trên thị trường bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm thương mại chỉ những 
hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người 
được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm 
bồi thường hay trả tiền khi xảy ra các rủi ro đã thoả thuận trước trên hợp đồng. 
Nội dung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngoài mối quan hệ giữa doanh 
nghiệp bảo hiểm với khách hàng của mình (gọi là người được bảo hiểm) mà còn 
được thể hiện trong mối quan hệ giữa người bảo hiểm gốc bà người nhận tái bảo 
 113
hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm và bao gồm các hoạt động của trung gian bảo hiểm 
như: môi giới, đại lý. 
Hoạt động của bảo hiểm thương mại được tạo ra một sự đóng góp của số đông 
vào sự bất hạnh của số ít trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng 
đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. Số người tham gia 
càng đông, tổn thất càng phân tán mỏng, rủi ro càng giảm thiểu ở mức độ thấp nhất 
thể hiện ở mức phí bảo hiểm phải đóng là nhỏ nhất đủ để mỗi người đó không ảnh 
hưởng gì quan trọng đền hoạt động sản xuất của mình. Hoạt động theo quy luật số 
đông, đó là nguyên tắc cơ bản nhất của bảo hiểm. 
Bên cạnh đó, đám đông tham gia vào cộng đồng bảo hiểm càng lớn thể hiện 
nhu cầu bảo hiểm càng tăng theo đà phát triển của nền kinh tế xã hội, những người 
bảo hiểm không thể và cũng không cần biết nhau họ chỉ cần biết người quản lý cộng 
đồng là người nhận phí bảo hiểm và cam kết sẽ bồi thường cho họ khi có rủi ro tổn 
thất xảy ra. Hoạt động thương mại tạo ra được một sự hoán chuyển rủi ro từ những 
người được bảo hiểm qua những người bảo hiểm trên cơ sở một văn bản pháp lý: 
Hợp đồng bảo hiểm. Điều này đã tạo ra một rủi ro mới đe doạ mối quan hệ giữa hai 
bên hợp đồng. Dịch vụ bảo hiểm thương mại là một lời cam kết, liệu lúc xảy ra tổn 
thất, doanh nghiệp bảo hiểm có thực hiện hoặc có khả năng thực hiện cam kết của 
mình hay không trong khi phí bảo hiểm đã được trả theo nguyên tắc ứng trước. 
Ngược lại các rủi ro, tổn thất được bảo hiểm minh thị rõ ràng trên hợp đồng, liệu có 
sự man trá của người được bảo hiểm hay không để nhận tiền bảo hiểm. Như vậy, 
mối quan hệ giữa 2 bên trên hợp đồng bảo hiểm phải được đảm bảo nguyên tắc thứ 
hai: nguyên tắc trung thực tối đa. 
Nhìn chung, bảo hiểm thương mại có một số đặc điểm sau: 
- Hoạt động bảo hiểm thương mại là một hoạt động thoả thuận. 
- Sự tương hỗ trong bảo hiểm thương mại được thực hiện trong một “cộng 
đồng giới hạn” 
- Cung cấp dịch vụ đảm bảo không chỉ cho rủi ro bản thân mà cho cả rủi ro tài 
sản và trách nhiệm. 
 4.2.2 Phân loại bảo hiểm thương mại 
 114
• Theo đối tượng bảo hiểm: căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì toàn bộ các 
loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được chia thành 3 nhóm: bảo hiểm tài sản, 
bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự. 
(1) Bảo hiểm tài sản: là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. 
Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, 
người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm 
căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ đảm bảo thuận tiên hợp 
đồng. 
(2) Bảo hiểm con người: đối tượng chính của loại bảo hiểm này là tính 
mạng, thân thể, sức khoẻ của con người. Người ký kết hợp đồng bảo 
hiểm, nộp phí bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu như rủi ro xảy ra 
làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của người được bảo hiểm thì 
họ hoặc người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được khoản tiền do 
người bảo hiểm trả. 
(3) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là 
trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự, 
theo đó người được bảo hiểm phải được bồi thường bằng tiền cho người 
thứ ba những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành 
của tài sản thuộc sở hữu của chính mình. 
• Phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm: đây là cách phân loại của các chuyên gia 
bảo hiểm Pháp và Châu Âu có nghĩa là luôn thiên về mặt kỹ thuật. Theo 
cách phân loại này các loại hình bảo hiểm được chia ra làm 2 loại: loại 
dựa trên kỹ thuật phân bổ và loại dựa trên kỹ thuật tồn tích vốn. 
(1) Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ: là loại bảo hiểm đảm bảo 
cho các rủi ro có tính chất ổn định theo thời gian và thường độc lập với 
tuổi thọ của con người (nên gọi là bảo hiểm phí nhân thọ). Hợp đồng 
bảo hiểm loại này thường là ngắn hạn. 
(2) Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật tồn tích vốn: là loại bảo hiểm đảm 
bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi rõ rệt theo thời gian và đối 
tượng thường gắn liền với tuổi thọ của con người. Các hợp đồng loại 
này thường là trung và dài hạn 
 115
• Dựa trên tính chất của các khoản bồi thường, các loại hình bảo hiểm được 
chia ra 2 loại: 
(1) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc bồi thường: 
theo nguyên tắc này số tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo 
hiểm không bao giờ vượt quá giá trị thiệt hại thực tế mà anh ta phải 
gánh chịu. Các loại bảo hiểm này gồm có: bảo hiểm tài sản cá nhân, bảo 
hiểm trách nhiệm dân sự. Ngày nay người ta có xu hướng đưa cả bảo 
hiểm tai nạn và bệnh tật vào loại này. 
(2) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán: Người 
được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền khoán theo đúng mức mà họ đã 
thoả thuận trên hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm tuỳ thuộc và 
phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng đóng phí. Đây chính là bao 
hiểm nhân thọ và một số trường hợp của bảo hiểm tai nạn, bệnh tật. 
• Phân loại theo phương thức quản lý: 
(1) Bảo hiểm tự nguyện: là những bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa 
hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm. Đây 
là tính chất vốn có của bảo hiểm thương mại khi nó có vai trò như là 
một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt con người. 
(2) Bảo hiểm bắt buộc: được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ 
lợi ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ 
nền kinh tế, xã hội. Các hoạt động bảo hiểm có thể dẫn đến tổn thất tài 
chính và con người trầm trọng gắn liền với với trác nhiệm dân sự, nghề 
nghiệp chính là đối tượng của sự bắt buộc này. Thông thường đối với 
các loại bảo hiểm bắt buộc này gần như hầu hết các nội dung cơ bản của 
hợp đồng là do nhà nước quy định. 
• Phân loại theo quy định hiện hành: Theo Ng 100/Cp hiện đang áp dụng ở 
Việt Nam thì các loại hình bảo hiểm được phép triển khai thực hiện trên 
lãnh thổ Việt Nam gồm: 
(1) Bảo hiểm nhân thọ. 
(2) Bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm tai nạn con người 
(3) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại. 
 116
(4) Bảo hiểm vận chuyển đường bộ, đường biển và đường sông, đường sắt 
và đường hàng không. 
(5) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu. 
(6) Bảo hiểm trách nhiệm chung. 
(7) Bảo hiểm hàng không. 
(8) Bảo hiểm xe cơ giới. 
(9) Bảo hiểm cháy. 
(10) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính. 
(11) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh. 
(12) Bảo hiểm nông nghiệp. 
(13) Bảo hiểm khác. 
 117

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_mon_hoc_tai_chinh_tien_te.pdf