Tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách

Mục tiêu của bài này giúp sinh viên hiểu được vai trò quan trọng của quản lý

ngân sách Nhà nước. Nội dung quản lý ngân sách Nhà nước bao gồm lập dự

toán ngân sách Nhà nước, chấp hành ngân sách Nhà nước và quyết toán ngân

sách Nhà nước. Kết thúc bài, sinh viên nắm được quy trình quản lý ngân sách

Nhà nước và cơ chế quản

Tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách trang 1

Trang 1

Tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách trang 2

Trang 2

Tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách trang 3

Trang 3

Tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách trang 4

Trang 4

Tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách trang 5

Trang 5

Tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách trang 6

Trang 6

Tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách trang 7

Trang 7

Tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách trang 8

Trang 8

Tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách trang 9

Trang 9

Tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách trang 10

Trang 10

pdf minhkhanh 8260
Bạn đang xem tài liệu "Tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách

Tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách
v1.0012108210 1
BÀI 4:
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
ThS. Phạm Thị Thanh Thủy
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v1.0012108210 2
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Kinh nghiệm quản lý ngân sách của Singapore
• Chính phủ Singapore đã kiềm chế chặt chẽ chi tiêu trong giới hạn của nguồn thu, tạo
ra sự thặng dư ngân sách vừa phải trong khoảng thời gian dài. Từ năm 1989 - 1996:
thực hiện lập kế hoạch thu, chi ngân sách theo sự bỏ phiếu của các cử tri đại diện.
Phương thức này đã tạo sự linh hoạt hơn trong tái phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên còn
nhiều ràng buộc, vẫn còn tồn tại như: không thể thay đổi các quỹ tiền tệ giữa các
năm, thiếu thông tin đầu ra và kết quả, cũng như sự tồn tại dai dẳng quá nhiều việc
kiểm soát các quyết định tài chính.
• Từ 1989 đến nay: lập kế hoạch chi ngân sách theo kết quả đầu ra. Với những kinh
nghiệm được tích lũy qua các lần cải cách quản lý ngân sách Nhà nước đã giúp cho
Singapore thực hiện thành công phương thức lập kế hoạch chi ngân sách theo kết
quả đầu ra.
Vậy, Singapore đã thực hiện những chính sách gì và như thế nào để quản lý
một cách hiệu quả và thành công đến vậy? Và chúng ta đã rút ra được
những bài học gì từ Singapore trong việc quản lý ngân sách?
v1.0012108210 3
MỤC TIÊU
Mục tiêu của bài này giúp sinh viên hiểu được vai trò quan trọng của quản lý
ngân sách Nhà nước. Nội dung quản lý ngân sách Nhà nước bao gồm lập dự
toán ngân sách Nhà nước, chấp hành ngân sách Nhà nước và quyết toán ngân
sách Nhà nước. Kết thúc bài, sinh viên nắm được quy trình quản lý ngân sách
Nhà nước và cơ chế quản lý nó.
v1.0012108210 4
NỘI DUNG
Khái niệm và vai trò quản lý ngân sách
Nguyên tắc quản lý ngân sách Nhà nước
Nội dung quản lý ngân sách Nhà nước
v1.0012108210 5
1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
• Quản lý ngân sách Nhà nước là hoạt động của các
chủ thể quản lý ngân sách Nhà nước thông qua
việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý
và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển
hoạt động của ngân sách Nhà nước nhằm đạt
được các mục tiêu đã định.
• Nội dung trọng yếu của quản lý tài chính quốc gia,
củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu
quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích
lũy nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
đối ngoại.
v1.0012108210 6
2. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
THỐNG NHẤT
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
DÂN CHỦ
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
QUY TRÁCH NHIỆM
v1.0012108210 7
3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
3.2. Quá trình hình thành ngân sách
3.1. Lập dự toán ngân sách
3.4. Quyết toán ngân sách
3.3. Chấp hành ngân sách
v1.0012108210 8
3.1. LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
• Ý nghĩa lập dự toán:
 Là khâu quan trọng nhất của chu trình;
 Đánh giá được tổng thể kinh tế -xã hội.
• Căn cứ lập dự toán:
 Chủ trương phương hướng, kế hoạch chính phủ;
 Kết quả phân tích, chế độ tiêu chuẩn.
• Yêu cầu: Xây dựng trên cơ sở kế hoạch và nhiệm
vụ cụ thể đảm bảo thu chi của nhà nước.
• Phương pháp lập:
 Từ trên xuống;
 Từ cơ sở lên;
 MTEF.
v1.0012108210 9
PHƯƠNG PHÁP, TRÌNH TỰ LẬP
Ở cấp tổng hợp
Bằng phương pháp tổng 
hợp từ cơ sở
Dự toán thu chi ngân 
sách Nhà nước
Bằng phương pháp tổng 
hợp dựa vào các chỉ tiêu 
cân đối lớn
Dự toán thu chi ngân 
sách Nhà nước
So sánh
Chênh lệch Các biện pháp xử lý
v1.0012108210 10
PHƯƠNG PHÁP, TRÌNH TỰ LẬP (tiếp theo)
Ở cấp cơ sở
Hợp đồng kinh tế
Tình hình thị trường
Các thông tin kinh tế
Chủ động lập
Dự toán thu chi ngân 
sách Nhà nước
Dự án sản xuất
Dự án vốn
Dự án phân phối thu nhập
Dự án tiêu thụ
v1.0012108210 11
PHƯƠNG PHÁP, TRÌNH TỰ LẬP (tiếp theo)
Quy trình MTEF
Từ dưới lên (các ngành, tỉnh)
Từ trên xuống (Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tài chính, Kế hoạch)
Khuôn khổ kinh 
tế vĩ mô trung 
hạn
Hạn mức chi tiêu 
sơ bộ trung hạn
Thảo luận xây dựng 
hạn mức chính thức
Xem xét phê 
duyệt dự toán
Đánh giá mục tiêu 
chiến lược
Xây dựng dự toán 
theo thứ tự ưu 
tiên
Dự toán trung hạn 
thống nhất
v1.0012108210 12
3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGÂN SÁCH
QUỐC HỘI NGUYÊN THỦQUỐC GIA
CHÍNH PHỦ
BỘ TÀI CHÍNH
CÁC BỘ, CƠ 
QUAN NHÀ NƯỚC
CHÍNH PHỦ
BỘ TÀI CHÍNH
CÁC BỘ, CƠ 
QUAN NHÀ NƯỚC
Quá trình lập Quá trình 
phê chuẩn
Quá trình 
thông báo
v1.0012108210 13
3.3. CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH 
• Là một khâu trọng yếu của chu trình ngân sách.
• Nếu như lập dự toán ngân sách có tốt thì cũng chỉ trên giấy tờ nằm trong khả năng
dự kiến. Chúng có thể biến thành hiện thực hay không thì phải phụ thuộc vào khâu
chấp hành.
• Chấp hành tốt thì sẽ có tác động tích cực đảm bảo cân bằng thu chi ngân sách.
TỔ CHỨC THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TỔ CHỨC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
v1.0012108210 14
3.4. QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
• Là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách.
• Việc quyết toán được thực hiện nhằm mục 
đích xác định kết quả hoạt động thu chi ngân 
sách Nhà nước, nhằm rút ra bài học kinh 
nghiệm cho các năm tiếp sau. Nhìn nhận lại 
quá trình quản lý ngân sách trong một năm.
• Quyết toán ngân sách phải đảm bảo đúng chế 
độ kế toán, đúng theo các khoản mục trong hệ
thống mục lục ngân sách và theo luật định về
chế độ kế toán, quyết toán.
v1.0012108210 15
3.4. QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (tiếp theo)
• Nội dung: Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm) đơn vị dự toán cấp chính quyền phải 
khóa sổ kế toán the đúng quy cách.
• Thực hiện chính lý quyết toán nếu có sai sót phải điều chỉnh.
• Lập báo cáo gửi lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
v1.0012108210 16
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách địa phương đã thực hiện khá tốt, tuy nhiên
cũng còn chậm, chưa đổi mới, đôi khi cũng chưa đúng theo quy định của Nhà nước.
• Tình trạng quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước vẫn còn thất thoát do chưa bao quát hết.
• Các nguồn thu và khoản chi, chưa có quan điểm xử lý rõ ràng về các khoản chi sai quy
định của Nhà nước hoặc chưa tập trung đúng mức về quản lý chi ngân sách Nhà nước.
• Công tác quyết toán là khâu rất quan trọng, nhưng chưa được quan tâm đúng mức, chưa
làm đủ sổ sách.
• Đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách còn hạn chế về chuyên môn, chậm đổi mới.
v1.0012108210 17
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (tiếp theo)
Việt nam cần phải:
• Xác định và đo lường các chi tiết và báo cáo những đầu ra (hàng hóa công) được tạo bởi
các cơ quan Nhà nước.
• Mô tả mối liên kết giữa đầu ra của các cơ quan Nhà nước và kết quả mong muốn đạt
được theo chiến lược phát triển của Nhà nước.
• Báo cáo công khai đầu ra then chốt dựa vào các chỉ tiêu thực hiện chương trình mục tiêu.
v1.0012108210 18
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu ngân sách Nhà nước là cơ quan nào?
A. Kho bạc Nhà nước.
B. Cơ quan Thuế.
C. Cơ quan Hải quan.
D. Cơ quan thu được Nhà nước giao nhiệm vụ.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Cơ quan thu được Nhà nước giao nhiệm vụ.
• Vì: Các cơ quan như cơ quan tài chính, Thuế, Hải quan, hoặc một số cơ quan khác
được gọi tắt là cơ quan thu được Nhà nước giao nhiệm vụ thụ ngân sách có thẩm
quyền thu ngân sách.
v1.0012108210 19
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Tất cả các khoản thu ngân sách Nhà nước phải tập trung về:
A. Kho bạc Nhà nước.
B. Cơ quan phụ trách thu.
C. Cơ quan Hải quan.
D. Bộ Tài Chính.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. Kho bạc nhà nước.
• Vì: Tất cả các khoản thu ngân sách nhà nước đều phải tập trung về Kho bạc Nhà nước
theo đúng quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được
phép thu trực tiếp nhưng phải nộp đầy đủ đúng thời hạn vào kho bạc Nhà nước theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
v1.0012108210 20
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Anh (chị) hãy trình bày các căn cứ lập dự toán ngân sách Nhà nước?
Trả lời:
• Nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh; chỉ tiêu,
nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ,
đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế – xã hội và tự nhiên của từng vùng như: dân
số theo vùng lãnh thổ, các chỉ tiêu về kinh tế – xã hội do cơ quan có thẩm quyền
thông báo đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan
khác ở trung ương, từng địa phương và đơn vị.
• Các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu; định mức phân bổ ngân sách; chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; trường hợp cần sửa
đổi, bổ sung các văn bản này thì phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban
hành trước thời điểm lập dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm.
• Đối với thu ngân sách Nhà nước, việc lập dự toán phải căn cứ vào mức tăng trưởng
kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.
v1.0012108210 21
CÂU HỎI TỰ LUẬN (tiếp theo)
• Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ
các điều kiện bố trí vốn theo quy định tại Quy chế quản lý vốn đầu tư và xây dựng và phù
hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ưu tiên bố
trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đã được cấp có
thẩm quyền quyết định đang thực hiện.
• Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu
chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trong đó:
 Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung
ương: căn cứ định mức phân bổ chi ngân sách trung ương do Thủ tướng Chính phủ
quyết định, ban hành định mức phân bổ chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, bảo
đảm đúng về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực.
 Đối với các địa phương: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ định mức phân bổ chi
ngân sách địa phương do Thủ tướng Chính phủ quyết định, ban hành định mức phân
bổ chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh và cấp dưới.
v1.0012108210 22
CÂU HỎI TỰ LUẬN (tiếp theo)
 Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, việc lập dự toán căn cứ vào các chính
sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
 Đối với các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí
quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, việc lập dự toán thực hiện
theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
• Đối với chi trả nợ, bảo đảm bố trí chi trả đủ các khoản nợ đến hạn (kể cả nợ gốc và
trả lãi) theo đúng nghĩa vụ trả nợ.
• Đối với vay bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước, việc lập dự toán phải căn cứ vào
cân đối ngân sách, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và mức bội chi ngân
sách theo quy định của cấp có thẩm quyền.
v1.0012108210 23
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Tóm lại, trong bài 4 chúng ta đã đề cập được hết các yêu cầu, phương pháp, nguyên tắc
quản lý ngân sách nhà nước. Chu trình quản lý ngân sách nhà nước và cách thức thực
hiện từng gian đoạn đó. Để từ đó có một nền lý thuyết cơ bản cho việc quản lý thu chi
ngân sách nhà nước.

File đính kèm:

  • pdftai_chinh_cong_bai_4_quan_ly_ngan_sach.pdf