Suy ngẫm về tầng lớp thống trị trong tiểu thuyết nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử

Xã hội Trung Quốc dưới triều đại Mãn Thanh chứng kiến sự xung đột nhiều mặt

giữa tập đoàn phong kiến ngoại tộc với toàn thể nhân dân Trung Hoa. Sự khác biệt quá

lớn về văn hóa, chính sách cai trị đã tạo nên những mâu thuẫn không thể dung hòa. Ở đó,

giai cấp cầm quyền một mặt tìm đủ mọi cách ru ngủ tầng lớp trí thức biến họ thành công

cụ, tay sai đắc lực phục vụ cho mình, mặt khác thẳng tay đàn áp nhân dân, dìm chết

những con người muốn vượt thoát khỏi sự cầm tù trong nền văn hóa ngoại tộc. Tiểu

thuyết Nho lâm ngoại sử của nhà văn Ngô Kính Tử đã vạch trần bản chất của giai tầng

thống trị, những tên sâu mọt, bẩn thỉu, luôn tìm đủ mọi cách đàn áp, vơ vét của nhân dân

để làm giàu cho giai cấp của mình.

Suy ngẫm về tầng lớp thống trị trong tiểu thuyết nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử trang 1

Trang 1

Suy ngẫm về tầng lớp thống trị trong tiểu thuyết nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử trang 2

Trang 2

Suy ngẫm về tầng lớp thống trị trong tiểu thuyết nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử trang 3

Trang 3

Suy ngẫm về tầng lớp thống trị trong tiểu thuyết nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử trang 4

Trang 4

Suy ngẫm về tầng lớp thống trị trong tiểu thuyết nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử trang 5

Trang 5

Suy ngẫm về tầng lớp thống trị trong tiểu thuyết nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử trang 6

Trang 6

Suy ngẫm về tầng lớp thống trị trong tiểu thuyết nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử trang 7

Trang 7

Suy ngẫm về tầng lớp thống trị trong tiểu thuyết nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử trang 8

Trang 8

Suy ngẫm về tầng lớp thống trị trong tiểu thuyết nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 7360
Bạn đang xem tài liệu "Suy ngẫm về tầng lớp thống trị trong tiểu thuyết nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Suy ngẫm về tầng lớp thống trị trong tiểu thuyết nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử

Suy ngẫm về tầng lớp thống trị trong tiểu thuyết nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử
12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
SUY NGẪM VỀ TẦNG LỚP THỐNG TRỊ 
TRONG TIỂU THUYẾT NHO LÂM NGOẠI SỬ 
CỦA NGÔ KÍNH TỬ 
Lê Sỹ Điền1 
Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc 
Tóm tắt: Xã hội Trung Quốc dưới triều đại Mãn Thanh chứng kiến sự xung đột nhiều mặt 
giữa tập đoàn phong kiến ngoại tộc với toàn thể nhân dân Trung Hoa. Sự khác biệt quá 
lớn về văn hóa, chính sách cai trị đã tạo nên những mâu thuẫn không thể dung hòa. Ở đó, 
giai cấp cầm quyền một mặt tìm đủ mọi cách ru ngủ tầng lớp trí thức biến họ thành công 
cụ, tay sai đắc lực phục vụ cho mình, mặt khác thẳng tay đàn áp nhân dân, dìm chết 
những con người muốn vượt thoát khỏi sự cầm tù trong nền văn hóa ngoại tộc. Tiểu 
thuyết Nho lâm ngoại sử của nhà văn Ngô Kính Tử đã vạch trần bản chất của giai tầng 
thống trị, những tên sâu mọt, bẩn thỉu, luôn tìm đủ mọi cách đàn áp, vơ vét của nhân dân 
để làm giàu cho giai cấp của mình. 
Từ khóa: Ngô Kính Tử, Nho lâm ngoại sử, tầng lớp thống trị, vua chúa, quan lại. 
1. MỞ ĐẦU 
Mục đích duy nhất khiến cho tất cả con người nơi chốn “rừng nho” ham mê cử nghiệp, 
vùi đầu vào đống bùn nhơ của chế độ khoa cử chính là lòng tham tiền tài, công danh, bổng 
lộc. Khi chưa đỗ đạt thì ai cũng chuyên tâm, tìm cách để thi đậu quan trường nhưng khi đạt 
được chút ít thành tựu thì nhanh chóng sa đọa, đánh mất bản chất tốt đẹp trong mỗi con 
người. Tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử, Ngô Kính Tử đã cắt nghĩa một cách đúng đắn sự 
xuống cấp về mặt đạo đức và nhân cách của tầng lớp thống trị này. Từ vua chúa, quan lại ở 
trung ương cho tới địa phương đều nhất trí một lòng lũng đoạn, vơ vét và đàn áp tất cả 
những thế lực cản trở lòng tham trên con đường quan trạng hanh thông. “Giữ một thái độ 
tỉnh táo, Ngô Kính Tử đã dồn sức cả đời mình vào việc nhận thức chân lí thời đại và thực 
chất lịch sử dân tộc. Nho lâm Ngoại sử chính là kết quả, là biểu hiện của nhận thức đó” [7; 
tr.63]. Trong bài viết này, chúng tôi đi sâu, lí giải những đặc điểm của tầng lớp thống trị từ 
vua chúa đến hệ thống quan lại các cấp góp phần nhận thức chân chủ đề Nho lâm ngoại sử, 
cuốn tiểu thuyết châm biếm có đề tài khoa cử, quan trường. 
1 Nhận bài ngày 03.08.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.08.2016 
Liên hệ tác giả: Lê Sỹ Điền; Email: diencdvp@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 13 
2. NỘI DUNG 
2.1. Tầng lớp vua chúa 
Sau khi thống trị toàn Trung Nguyên, bộ tộc Ái Tân Giác La nhà Mãn Thanh đã áp 
dụng một chính sách vô cùng tàn bạo và thâm độc để củng cố nền quân chủ chuyên chế. 
Giai cấp thống trị một mặt thẳng tay đàn áp, khủng bố những thế lực chống đối, mặt khác 
thi hành chính sách văn tự ngục, tịch thu, tiêu hủy toàn bộ sách vở của của các triều đại 
trước. Bên cạnh đó, chính quyền phong kiến Mãn Thanh đưa tay chiêu dụ, lôi kéo những 
phần tử hiểu biết quy phục tân trào khiến họ chìm đắm trong vòng quay của dục vọng và 
danh lợi mà quên đi nỗi nhục mất nước. 
Cũng do những hạn chế và yêu cầu lịch sử của thời đại, Ngô Kính Tử trong Nho lâm 
ngoại sử ít khi trực tiếp miêu tả đến thiên tử, tuy vậy thái độ của nhà văn với thiên tử vẫn 
là thái độ phủ nhận. Nhà vua muốn tuyển dụng những người thực sự có đức, có tài đem trí 
sức để phụng sự triều đình, phục vụ nhân dân nhưng cũng đều bị các quan đại thần trong 
triều dèm pha, chối bỏ. Trước một thực tế “trăm họ thì vẫn chưa no ấm, các sĩ và đại phu 
vẫn chưa theo đúng lễ nhạc” nhà vua cho Trang Thiệu Quang được vào cung gặp mặt và 
hỏi cách trị dân, Trang quỳ xuống định trả lời thì thấy “trên đầu nhức nhối” bèn thoái thác 
đi về. Về nhà bỏ mũ ra, thấy “trong mũ có một con rết!”. Bên cạnh đó, trong Nho lâm 
ngoại sử nhà văn Ngô Kính Tử còn bày tỏ thái độ trực tiếp của mình với triều đình phong 
kiến khi miêu tả cuộc nổi loạn của Ninh Vương nhằm chống lại chính quyền. Có thể thấy 
thái độ chống đối ra mặt của nhà văn, bênh vực những người dám đứng lên đấu tranh cho 
một nền quân chủ mới. Mặc dù cuộc nổi dậy của Ninh Vương thất bại nhưng nhà văn vẫn 
dành cho nhân vật một sự trân trọng, đáng kính. Sự việc Vương Huệ theo Ninh Vương 
chống lại triều đình; Ninh Vương bị thua, Vương Huệ bỏ trốn đã nói lên điều đó. Cừ thái 
thú nghe cháu nội nói có gặp Vương Huệ liền trách cháu: “Tuy ông ta phạm tội đối với 
triều đình, nhưng là chỗ bạn cũ của ta. Sao lại không lấy số tiền đã thu được mà đưa cho 
ông ta?”. Đến khi người cháu trả lời đã cho Vương Huệ tất cả số tiền thì Cừ thái thú mừng 
rỡ: “Mày thực là con của thầy mày!”. 
Người đứng đầu trong thiên hạ muốn giữ vững địa vị thống trị của mình, nhưng chính 
sách cai trị quá hà khắc, luôn tìm cách vùi dập con đỏ dưới bùn đen giai cấp, cũng vì thế 
mà chính sách ấy lại là cơ sở cho hệ thống quan lại các cấp thực thi triệt để và tàn bạo hơn. 
Cũng giống như Ngô Kính Tử, Bồ Tùng Linh trong Liêu trai chí dị đã chĩa mũi nhọn trực 
tiếp vào nhà vua - kẻ thống trị tối cao của xã hội phong kiến. Tác giả không ngần ngại 
châm biếm, đả kích để vạch trần thói xấu xa, vô nghĩa của thiên tử khi bắt dân gian hàng 
năm phải cúng tiến dế chọi phục vụ cho thú vui vô bổ của mình. Nếu như bậc thiên tử dùng 
14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
một vật gì, chơi một trò gì rồi quên, không còn để ý đoái hoài đến nữa thì kẻ hầu cận lại lấy 
làm lệ định, từ đó kéo theo bao nhiêu hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người 
dân. Trong truyện Xúc Chức (dế chọi), nhân vật Thành Danh là một đồng sinh (chưa đỗ tú 
tài) đã vô cùng cực khổ vì thú chơi chọi dế của bề trên, có lúc anh muốn tự tử để trốn tránh 
công việc tìm dế quá vất vả mà không thành. Đến khi bắt được dế quý cung tiến cho quan 
trên thì cũng là lúc mà con trai của Thành Danh trở nên không bình thường sau khi bị ngã 
xuống giếng. Con dế quý chu du khắp nơi từ huyện lên tỉnh, “quan tỉnh vui lòng lắm liền 
bỏ dế vào lồng vàng tiến vua, lại dâng sớ tâu rõ cái hay của nó. Đã vào cung rồi, dế còn 
phải tỉ thí với khắp các loại dế kì hình dị dạng của cả thiên hạ dâng tiến như dế bướm, dế 
bọ ngựa, dế dầu, dế “trán tơ xanh”... con nào cũng ch ... ặt vào má vào mặt, chỉ còn chừa hai con 
mắt để trước huyện cho mọi người xem” [9, tr.83-84]. Kết quả là ba ngày sau, người đàn 
ông Hồi giáo chết vì không chịu nổi nắng nóng. Một hình thức trị tội quá khắc nghiệt khiến 
cho ai ai cũng kinh sợ và ghê tởm. Một điều đáng buồn hơn khi quan án sát, cấp trên của 
tên tri huyện độc ác này biết sự việc, nhận được đơn kiện của người dân thì y chỉ nhắc nhở 
cấp dưới làm việc cẩn trọng hơn và quay sang lùng bắt những người Hồi giáo cầm đầu để 
trị tội. 
Nhà văn Ngô Kính Tử đã không ngần ngại phê phán, vạch trần những âm mưu, thủ 
đoạn đê hèn của tầng lớp quan lại trong hệ thống triều đình phong kiến Mãn Thanh. Tác 
giả miêu tả và khẳng định con đường làm quan chưa bao giờ lại dễ dàng và rộng mở đến 
thế, chỉ cần có tiền, có người đỡ đầu thì tất hẳn sẽ có chân trong chính trường hủ bại, sát 
cánh cùng tầng lớp quan lại tàn khốc. Bên cạnh đó, chế độ khoa cử, chính sách tuyển dụng 
người tài của triều đình cũng tiếp tay đào tạo ra những kiểu mẫu tham quan khác người. Tri 
16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
huyện Bành xử kiện cũng không kém phần kỳ quặc và dã man khi bọn thuyền muối của 
ông Vạn đi đến địa phận huyện Bành Trạch, gió tạt thuyền vào bờ, bị bọn cướp hết, vào 
quan huyện, quan không cần hỏi han, cho rằng “chúng bán đi đánh bạc và chơi gái, bày trò 
hòng thoát thân. Thế rồi quan ném ra một nắm roi, bọn lính thì như lang như sói nhảy vào 
đè người lái đánh đến khi bật máu tươi, làm cho tên coi muối sợ quá đái cả ra quần. Thành 
thử tri huyện nói gì thì hắn nói thế, không dám cãi một câu” [10, tr.236]. Sau này có người 
xin xỏ, hắn mới tha và cho tất cả mọi người ra ngoài, không đả động gì đến bọn cướp nữa. 
Tri trâu Vô Vi, cũng ăn của đút của một kẻ can gián tội giết người, bỏ qua cho hắn và lấy 
bốn trăm lạng chia nhau. 
Mỗi nhà văn có một phong cách khác nhau, khi viết, người nghệ sĩ làm chủ ngôn từ 
nghệ thuật, biến hóa nó theo dòng cảm xúc và tư tưởng chủ quan. Trong Nho lâm ngoại sử, 
sắc thái giọng điệu của nhà văn có sự thay đổi theo chiều hướng công phá, đả kích khi ông 
miêu tả những tên quan lại có chức vị, quyền hành cao trong chính quyền phong kiến. Ở 
đó, nhân vật tự bộc lộ cái tham lam, tàn ác của chính bản thân mình. Nói về thái thú Vương 
Huệ, đây là một điển hình tiêu biểu nhất cho sự tàn khốc của hệ thống quan lại đương thời. 
Y đã quá may mắn khi được triều đình cử tới Nam Xương làm thái thú. Nam Xương là nơi 
ven sông, trọng yếu, sản vật trù phú, người dân hiền lành, quá thuận lợi cho một tham quan 
thi hành chính sách vơ vét, bóc lột và đàn áp. Ngay khi ngồi nói chuyện với người nhà Cừ 
thái thú để nhận bàn giao công việc, nghe nói đến tiền, y “trong lòng mừng rỡ, niềm vui 
sướng lộ ra nét mặt” và khi hỏi về tình hình Nam Xương, hắn cũng quanh quẩn hỏi cặn kẽ 
về “những sản vật gì”, “dân tình thường kiện nhau về vấn đề gì?”. Những chi tiết đó đã góp 
phần bóc tách từng lớp bản chất, tính cách của Vương Huệ, kẻ làm quan, là phụ mẫu của 
dân mà chỉ lo vơ vét thật nhiều về mình. Ngô Kính Tử đã khéo léo châm biếm tên quan 
thái thú này khi tác giả mượn lời của Cừ Cảnh Ngọc, con trai của Cừ Thái Thú nói mỉa mai 
về chính sách cai trị của Vương Huệ: “sau này ngài làm quan ở đây chỉ sợ thay ba tiếng 
khác vào... tiếng bàn cân, tiếng bàn tính và tiếng roi”. Thực thi chính sách cai trị ở Nam 
Xương, Vương Huệ “lấy một cái cân quá mức, gọi tất cả thư biện của sáu phòng đến hỏi 
xem cái gì có lợi mà còn thừa lại thì không cho giấu giếm, y vơ vét tất cả về mình và cứ 
dăm ba hôm lại xét một lượt như vậy. Vương dùng thứ roi thật lớn. Vương lại đem hai cái 
roi vào phòng riêng để cân. Cái nào nhẹ cái nào nặng đều đánh dấu vào đấy. Khi ra công 
đường Vương bảo dùng roi nặng. Hễ thấy dùng roi nhẹ ra đánh thì Vương biết lính lệ đã 
được của đút và Vương lại lấy roi đánh lính lệ” [9, tr.132]. Lòng tham và sự tàn bạo của 
Vương Huệ là minh chứng rõ nét nhất cho bản chất tàn bạo của tầng lớp quan lại đương 
thời, “nhân dân bị đánh tả tơi, hồn xiêu phách tán”, tất cả đều sợ quan như sợ cọp, “đêm 
nằm chiêm bao mà vẫn còn sợ”. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 17 
Có được danh vọng, phú quý trong tay khoảng cách về giai cấp cũng được nới rộng và 
không ngừng tăng lên khi các tân quan ngày càng tiến xa trên con đường quan lộ. Xuất 
thân từ tầng lớp thấp nhất trong xã hội, sống cuộc đời nghèo khổ, nhiều khi bị xã hội khinh 
miệt nhưng khi đỗ đạt thì được xã hội phong kiến đương thời đẩy lên vị thế cao sang, 
quyền quý. Tầng lớp ấy được trang hoàng nhà cửa, được biếu xén vàng bạc, châu báu và 
quan trọng hơn tất cả là được mọi người kính nể, tung hô. Trước sự cám dỗ phi thường của 
những thứ đó, không có lý do gì mà tầng lớp thấp hèn, nhỏ bé kia không đầu tư để thu lại 
những món hời lớn. Cả một hệ thống giai tầng thống trị với những con người như thế thì 
một lẽ đương nhiên xã hội phong kiến đương thời sẽ loạn lạc và lầm than biết bao. 
Viết Nho lâm ngoại sử nhà văn Ngô Kính Tử không bắt nguồn từ ân oán cá nhân, 
không buông lời hung dữ, trút nỗi căm riêng mà như một người thợ quay phim, quay lại tất 
cả những gì vốn có của hiện thực đời sống, phơi bày một cách chân xác chế độ khoa cử với 
tầng lớp nho sĩ trí thức và hệ thống quan lại đương thời. Thông qua ngôn ngữ và hành động 
của nhân vật nhà văn muốn người đọc tự nhận ra sự châm biếm đầy thâm thúy, sâu cay. Lỗ 
Tấn đã từng nhận xét: “Văn thì giọng lo buồn mà cũng có khi hài hước, lời uyển chuyển 
mà chắc nhiều ý răn. Thật là lời văn tế nhị, kín đáo, chọn chữ đặt câu tuyệt diệu, mà cũng 
có thể cho là một tay rình mò đánh lén tuyệt vời” [8, tr.233]. Cái ý vị châm biếm đó toát 
lên từ lối trần thuật dửng dưng tuyệt đối của tác giả khiến nhân vật hiện lên với những nét 
tính cách riêng biệt. Trong tác phẩm, không chỉ có những tên tham quan, giả dối, độc ác, 
chuyên quyền mà những thuộc cấp nhỏ bé như cường hào, trọc phú ở thôn làng, thôn xóm 
cũng tìm đủ mọi cách để vơ vét, ăn cướp và hành dân làm cho đời sống của nhân dân đã 
khổ nay lại càng cùng cực hơn. Nghiêm cống sinh là một điển hình kiểu mẫu cho những 
tên cường hào, trọc phú ấy. Chẳng hạn qua đoạn văn tả Nghiêm cống sinh khi hắn khoe 
bản thân mình ngay thẳng: “Nói thực, tôi vốn thực thà, ở đây chưa hề lấy của người ta một 
tơ, một hào nào. Các quan phụ mẫu đến đây đều có lòng thương”, liền ngay sau đó có 
người đầy tớ hốt hoảng chạy vào bẩm báo: “Người ta đến đòi lợn, ông về ngay”. Y quát 
“muốn có lợn thì đem tiền đến” [9, tr.79]. Một kẻ cường hào tham lam, độc ác đã bắt lợn 
của người khác nhốt lại và đòi tiền chuộc thế mà mở miệng ra khoe mình tốt bụng, ngay 
thẳng, thực thà. Một thái độ châm biếm kín đáo mà thâm thúy, sâu cay của tác giả dành 
cho nhân vật. Sự việc xảy ra khi trước đây nhà Nghiêm cống sinh có con lợn chạy sang nhà 
Vương Đại, y liền bắt mang sang trả lại cho Nghiêm, sau này khi con lợn nhà Vương Đại 
không may chạy sang nhà Nghiêm thì tên cường hào này bắt Vương Đại phải trả tiền mới 
cho mang lợn về, hắn nói: “Lợn là của tôi, anh muốn bắt nó về thì phải trả cho đúng giá, cứ 
đem mấy lạng bạc đến đây để đưa nó về”. Vương Đại là người nghèo, làm gì có tiền mới 
cãi mấy câu, đã bị mấy đứa con trai của Nghiêm cống sinh rút cái then cài cửa ra đánh gần 
chết, gãy cả đùi, đang nằm liệt ở nhà” [9, tr.86]. Bản chất lưu manh, lừa gạt của Nghiêm 
18 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
cống sinh được nhà văn Ngô Kính Tử khắc họa sắc nét khi hắn giả vờ không thấy người 
chèo thuyền lấy mấy miếng kẹo thừa của hắn bỏ vào miệng. Hắn để cho người chèo thuyền 
ăn hết rồi mới làm to chuyện để dọa nạt, ăn quỵt tiền đò. Y chửi người chèo thuyền: “Đồ 
chó! Tao hằng ngày mắc chứng chóng mặt, mất mấy trăm lạng bạc mới chế được liều 
thuốc này... mày là đồ khốn! Trư Bát Giới ăn nhân sâm thì biết mùi gì... Mấy miếng vừa ăn 
đây không biết mất mấy mươi lạng bạc rồi, mày ăn mất cả thuốc của tao rồi” [9, tr.108]. 
Không những đối xử thậm tệ với người dân, ngay cả anh em ruột cốt nhục tình thâm với 
hắn là Nghiêm giám sinh hắn cũng có thể lừa gạt, chuyên quyền. Sau khi gây ra những vụ 
việc tày trời, hắn bỏ trốn lên tỉnh, mặc kệ cho người em ở nhà giải quyết. Khi Nghiêm 
giám sinh và con trai mất, hắn chửi rủa, đuổi em dâu của mình xuống bếp, độc chiếm căn 
nhà lớn cho con trai của mình, y dựa vào quyền làm anh có quyền quyết định tất cả mọi 
việc: “cậu hai của ta đến mai sang ăn thừa tự, tức là ông chủ mới của bay, bay phải hết 
lòng hầu hạ. Cô Triệu không có con cái thì cậu hai chỉ xem là thiếp của cha thôi, không có 
lý do gì mà giữ lấy nhà giữa” [9, tr.110]. Có thể thấy được sự manh động, cậy thế cậy 
quyền của những kẻ cường hào, ác bá nơi thôn xóm, bọn chúng là những đại diện tiêu biểu 
cho tầng lớp thống trị tại địa phương thi hành chính sách cai trị đè đầu, cưỡi cổ, làm khổ 
nhân dân; còn những tên quan có chức tước, phẩm hàm thì tiếp nhận và xử lý vụ việc một 
cách cảm tính, thích thì đánh, thích thì tha, không theo một trật tự, luật lệ nào cả. 
Trên phương diện đả phá trật tự phong kiến, mũi nhọn chĩa thẳng vào tầng lớp thống 
trị chuyên quyền, các tác giả Bồ Tùng Linh, Ngô Kính Tử đến Tào Tuyết Cần đều có khả 
năng vạch trần toàn bộ sự thối nát của xã hội phong kiến về mặt cơ cấu xã hội với tầm bao 
quát rộng lớn. Hồng lâu mộng lấy đề tài từ câu chuyện tình yêu làm trung tâm nhưng liên 
hệ mật thiết với bối cảnh xã hội, vạch trần cuộc sống xấu xa hoang dâm của giai cấp thống 
trị, từ đó giúp cho độc giả nhận thấy vận mệnh lịch sử của xã hội phong kiến đương thời tất 
phải đi đến sụp đổ. Tào Tuyết Cần đưa người đọc vào thế giới của Vinh phủ, một thế giới 
tượng trưng cho giai cấp thống trị của thời đại phong kiến. Mặc dù giai cấp phong kiến ra 
sức trang hoàng, tô điểm cho cảnh thái bình, thịnh trị nhưng thực chất bên trong nó đã quá 
thối nát và kệch cỡm. Tác giả vạch trần biết bao hiện tượng tiêu cực, đen tối của tầng lớp 
thống trị. Trong Vinh phủ, tên công tử bột Tiết bàn, vốn là “thương gia của triều đình”, họ 
hàng của phủ Giả, đánh chết người “vẫn xem như không có chuyện gì”, chỉ cần “chi ra vài 
đồng tiền mốc là chẳng có việc gì không xong”; Giả Vũ Thôn, đại diện cho tầng lớp quan 
lại đương thời thì tham lam, tàn ác cực độ, cướp của, giết người làm cho những người liên 
lụy nhà tan, cửa nát. Phượng Thư bên ngoài luôn tươi cười nhưng lại là một tên vô cùng 
giảo hoạt, thâm hiểm, phá nát cuộc hôn nhân của người khác và bí mật giết chết hai mạng 
người vì ba nghìn lạng bạc đút lót... 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 19 
Tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử miêu tả sự thối nát của chính quyền phong kiến và hệ 
thống quan lại từ Trung ương đến địa phương, dù ở vị trí nào, nắm giữ chức vụ gì, quyền 
hành lớn đến đâu cũng đáng bị lên án. Nhà văn trực tiếp bày tỏ thái độ căm phẫn và khinh 
ghét ra mặt. Tiếng cười mang sắc điệu châm biếm thể hiện sự phê phán, mỉa mai, đả kích. 
Cái mà nhà văn hướng tới là phủ nhận toàn bộ giá trị của thượng tầng kiến trúc, mục đích 
tối thượng là thiết lập có trật tự, hệ thống nền quân chủ trong một thiết chế chính trị mới. 
Qua đó, tư tưởng dân chủ tiến bộ của nhà văn trước hiện thực xã hội phong kiến đương 
thời được thể hiện. 
3. KẾT LUẬN 
Có thể thấy qua những hình ảnh sinh động về hiện thực xã hội đương thời, các tác giả 
Bồ Tùng Linh, Ngô Kính Tử, Tào Tuyết Cần đã vạch trần bản chất man rợ, bỉ ổi, xấu xa 
của cả một giai tầng thống trị xã hội phong kiến, giúp người đọc nhận thấy tất cả những cái 
gọi là “văn minh phong kiến” chẳng qua chỉ là tấm bình phong che đậy cho những hành 
động tội lỗi, hại người. Trong Nho lâm ngoại sử, tác giả đã mượn lời của Trâu Cát Phủ nói 
lên ước vọng của người dân khi muốn vượt thoát khỏi vòng xiềng xích của chế độ phản 
động ấy: “không giấu gì hai ông, tôi thì đã già, không thể làm được việc gì nữa! Nhưng nếu 
ông trời còn thương đến, cho con cháu tôi được sống lại cái thời Hồng Vũ thì tôi chết cũng 
thỏa đáng” [9, tr.147]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dư Quan Anh, Tiền Chung Thư, Phạm Ninh chủ biên (1997), Lịch sử văn học Trung Quốc, 
tập 2, (Lê Huy Tiêu, Lương Duy Thứ, Ngô Hoàng Mai, Nguyễn Trung Hiền, Lê Đức Niệm, 
Trần Thanh Liêm dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
2. Tào Tuyết Cần (2002), Hồng Lâu mộng, tập 1, (Vũ Bội Hoàng, Trần Quảng dịch), Nxb Văn học, 
Hà Nội. 
3. Tào Tuyết Cần (2002), Hồng Lâu mộng, tập 2, (Vũ Bội Hoàng, Trần Quảng dịch), Nxb Văn học, 
Hà Nội. 
4. Bồ Tùng Linh (2002) Liêu Trai chí dị, (Nguyễn Đức Lân dịch), Nxb Văn học, Hà Nội. 
5. Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (2002), Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo, Giáo trình Văn học Trung 
Quốc, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm. 
6. Lương Duy Thứ (2000), Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
7. Lê Thời Tân (2015), “Suy ngẫm về chế độ khoa cử Trung Hoa nhân đọc Nho lâm ngoại sử”, 
Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31, Số 3/2015. 
20 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
8. Lỗ Tấn (2002), Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, (Lương Duy Tâm, Lương Duy Thứ dịch), Nxb 
Đại học Quốc gia Hà Nội. 
9. Ngô Kính Tử (1989), Chuyện làng nho, tập 1, (Phan Võ - Nhữ Thành dịch), Nxb Văn học, 
Hà Nội. 
10. Ngô Kính Tử (1989), Chuyện làng nho, tập 2, (Phan Võ - Nhữ Thành dịch), Nxb Văn học, 
Hà Nội. 
MEDIATING ON THE RULING CLASS IN THE NOVEL 
“NHO LAM NGOAI SU” OF WU JING ZI 
Abstract: In Chinese society under the reign of Great Qing, many conflicts between 
foreign feudal groups and Chinese people appeared. The great difference in culture and 
rule policy created the irreconcilable contradictions. There, the ruling class tried to lull 
educated class and turn them into tools, useful minions to serve them. On the other hand, 
they did the crackdown and drowned people who wanted to escape from the prison in the 
foreign culture. Writing “Nho Lam Ngoai Su”, author Wu Jing Zi exposed the essence of 
the dirty ruling class who always found ways to crack down and plunder people to enrich 
their class. 
Keywords: Wu Jing Zi, Nho Lam Ngoai Su, the ruling class, royal, mandarins. 

File đính kèm:

  • pdfsuy_ngam_ve_tang_lop_thong_tri_trong_tieu_thuyet_nho_lam_ngo.pdf