Seminar Hệ thống nuôi nghêu ngao

Trên thế giới, loài Meretrix lyrata phân bố chủ yếu tại vùng ven biển phía

tây Thái Bình Dương, kéo dài từ Đài Loan đến Việt Nam, vùng ven biển nam Thái

Lan, đông nam Ấn Độ, đến các vùng ven biển Malaysia, Philippine, Indonexia,

vùng bờ biển phía bắc Châu Đại Dương. Trong khi đó loài Meretrix lyrata có

vùng phân bố rộng hơn, ngoài những khu vực trên chúng còn phân bố sang bờ tây

Ấn Độ và bờ đông nam châu Phi

Seminar Hệ thống nuôi nghêu ngao trang 1

Trang 1

Seminar Hệ thống nuôi nghêu ngao trang 2

Trang 2

Seminar Hệ thống nuôi nghêu ngao trang 3

Trang 3

Seminar Hệ thống nuôi nghêu ngao trang 4

Trang 4

Seminar Hệ thống nuôi nghêu ngao trang 5

Trang 5

Seminar Hệ thống nuôi nghêu ngao trang 6

Trang 6

Seminar Hệ thống nuôi nghêu ngao trang 7

Trang 7

Seminar Hệ thống nuôi nghêu ngao trang 8

Trang 8

Seminar Hệ thống nuôi nghêu ngao trang 9

Trang 9

Seminar Hệ thống nuôi nghêu ngao trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 31 trang minhkhanh 5020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Seminar Hệ thống nuôi nghêu ngao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Seminar Hệ thống nuôi nghêu ngao

Seminar Hệ thống nuôi nghêu ngao
1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH 
KHOA THỦY SẢN 
SEMINAR 
HỆ THỐNG NUÔI 
NGHÊU NGAO 
 Môn học: Hệ thống nuôi thủy sản 
 Giảng viên: TS Nguyễn Như Trí 
 Học viên: Đặng Khoa Nguyên 
 Nguyễn Quốc Việt 
Tháng 03/2011 
2 
HỆ THỐNG NUÔI NGHÊU, NGAO 
I ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NGHÊU 
1. Phân loại 
Theo Habe, Sadao (1966) và Nguyễn Chính (1996), hệ thống phân loại của nghêu 
như sau: 
Ngành: Mollusca 
 Lớp: Hai mảnh vỏ (Bivalvia) 
 Bộ: Heterodonta 
 Họ: Veneridae 
 Giống: Meretrix 
 Loài: Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) (nghêu bến tre) 
Meretrix meretrix Linnaeus, 1758 (ngao dầu) 
Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) Ngao dầu (Meretrix lyrata) 
3 
2. Phân bố: 
Trên thế giới, loài Meretrix lyrata phân bố chủ yếu tại vùng ven biển phía 
tây Thái Bình Dương, kéo dài từ Đài Loan đến Việt Nam, vùng ven biển nam Thái 
Lan, đông nam Ấn Độ, đến các vùng ven biển Malaysia, Philippine, Indonexia, 
vùng bờ biển phía bắc Châu Đại Dương. Trong khi đó loài Meretrix lyrata có 
vùng phân bố rộng hơn, ngoài những khu vực trên chúng còn phân bố sang bờ tây 
Ấn Độ và bờ đông nam châu Phi. 
Hình: Khu vực phân bố của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata). 
4 
Hình: Khu vực phân bố của ngao dầu (Meretrix meretrix). 
Ở Việt Nam, nghêu Bến Tre phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Bộ 
như: Cần Giờ (Tp.HCM), Gò Công (Tiền Giang), Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú 
(Bến Tre), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), Ngọc Hiển (Cà Mau) và 
Cầu Ngang, Duyên Hải của Trà Vinh. Ngao dầu phân bố tập trung ở các vùng biển 
thuộc các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Định, Bến Tre, Tiền Giang. 
3. Cấu tạo chung của các loài nghêu 
3.1 Cấu tạo ngoài 
Cấu tạo giải phẫu của nghêu, ngao nói chung được Michael M. Helm nghiên 
cứu đầy đủ năm 2004. Chúng được cấu tạo bở hai vỏ đều nhau. Vỏ chủ yếu được 
tạo thành từ 3 lớp calcium carbonate: trong cùng là lớp xà cừ, ở giữa là có hình 
lăng trụ, tán sắc, là thành phần chính cấu tạo nên vỏ, ngoài cùng là lớp sừng 
(iostracum layer), lớp áo màu nâu, nó thường xuyên bị biến mất do bị bào mòn 
hoặc thời tiết . 
5 
Hình: Cầu tạo ngoài vỏ nghêu. 
Nghêu không có phần đầu và đuôi rõ ràng, tuy nhiên, trong hệ thống phân 
loại có thể dùng các thuật ngữ giống như các động vật khác để mô tả. Vùng đỉnh 
vỏ, vị trí để hai vỏ khớp với nhau gọi là mặt lưng của động vật, phía đối diện là 
vùng mép bụng. Nghêu có hai ống siphon rõ ràng, chân ở phía trước, vị trí đối diện 
và hai ống siphon ở vùng phía sau. 
3.2 Cấu tạo trong 
Hình: Cấu tạo trong của nghêu. 
 Màng áo: phần thịt mềm của ngao được bao bọc bởi màng áo, nó 
được cấu tạo bao bọc bởi hai lớp cơ mỏng, dày nhất là phần rìa. Hai nửa của màng 
6 
áo được đính vào vỏ từ vùng lưng tới đường mép áo, nhưng tự do ở phần mép áo. 
Phần dày của mép áo có hoặc không có sắc tố và có 3 nếp gấp. 
Chức năng chính của màng áo là tiết ra vỏ, tuy nhiên chúng còn có chức 
năng khác nữa, đó là chức năng cảm giác và có thể điều khiển việc đóng kín vỏ khi 
gặp điều kiện bất lợi về môi trường. Ngoài ra, màng áo còn có thể điều khiển lượng 
nước vào xoang cơ thể và hô hấp. 
 Cơ khép vỏ: có hai vị trí đính cơ khép vỏ nằm ở gần vùng trước và sau của 
vỏ. Cơ khép vỏ có vai trò ngược lại với dây chằng và bản lề, chúng làm mở vỏ, 
trong khi cơ được nghỉ ngơi. 
Mang: các mang nổi lên là đặc điểm chính của phân lớp mang tấm 
(lamellibranches), lá mang rộng, đóng vai trò vừa là cơ quan thực hiện chức năng 
hô hấp, vừa lọc thức ăn trong nước. Hai phần của mang (lá mang) nằm ở hai bên 
của cơ thể, vị trí cuối cùng ở phía trước, hai bên nắp, xung quanh miệng và chuyển 
thức ăn trức tiếp vào miệng. 
Chân: Nghêu có cấu tạo một chân phát triển, chức năng để đào xuống nền 
đáy và cố định cơ thể vào trong nền đáy. Đây là đặc điểm đặc trưng của loài, bởi vì 
ở các loài khác: scallop, vẹm, hàu chân bị tiêu giảm hoặc có thể có ít chức năng. 
Hệ thống tiêu hoá: Hệ thống mang lớn lọc thức ăn từ nước rồi chuyển thẳng 
tới xúc tu, nằm ở xung quang miệng, thức ăn được làm mềm rồi chuyển vào trong 
miệng. Nghêu có thể lựa chọn, lọc thức ăn trong nước, viên và nén thức ăn với chất 
nhầy, đưa vào miệng rồi được đẩy ra vùng xúc tu và thải ra khỏi cơ thể giống như 
“phân giả” (pseudofaeces). Một ống thực quản ngắn dẫn từ miệng tới dạ dày, nơi 
phình ra dạng túi rộng với một vài chỗ mở. Dạ dày được bao quanh toàn bộ bởi 
7 
tuyến tiêu hoá, một lớp cơ màu tối gọi là gan. Một đường dẫn từ dạ dày tới đám 
ruột, kéo dài tới chân, cuối cùng là ruột thẳng và kết thúc ở hậu môn. 
Một đường dẫn khác từ dạ dày tới một túi kín, giống như ống sạch, trong 
như pha lê, chứa các màng nhầy protêin, tiết ra các enzym tiêu hoá để chuyển hoá 
tinh bột thành đường có thể tiêu hoá được. 
Hệ thống tuần hoàn: nhóm hai mảnh vỏ có hệ thống tuần hoàn thông thường, 
khó mô tả. Tim nằm ở một túi trong suốt, màng ngoài tim gần với cơ khép vỏ. Tim 
có hai ngăn không đều nhau: tâm thất và tâm nhĩ. Các động mạch chủ trước và 
động mạch chủ sau xuất phát từ tâm thất vận chuyển máu tới các cơ quan trong cơ 
thể. Hệ thống thần kinh là một chuỗi xoang bao mỏng, không rõ ràng dẫn máu trở 
về tim. 
 4. Môi trường và tập tính sống 
Phân bố trên các bãi triều, trong các eo vịnh nông có đáy là cát-bùn (cát 
chiếm 60-80%) với kích cỡ hạt từ 0,006 – 0,25mm (Nguyễn Hữu Phụng ,1996), 
nơi thường có sóng nhẹ và lượng nước ngọt bổ sung nhất định chảy qua. Có thể bắt 
gặp nghêu từ vùng trung, hạ triều cho đến độ sâu 10m so với mặt nước biển, nơi có 
độ dốc tương đó bằng phẳng. Là động vật rộng nhiệt, phạm vi thích ứng từ 5-350C, 
độ mặn từ 5-25%o, độ mặn thích hợp nhất là 20%o. Trong đó, ngao dầu thích hợp 
với nhiệt độ 26-280C, nghêu Bến Tre sống tốt trong điều kiện nhiệt độ 28 – 300C. 
Phân bố tại các vùng triều, thời gian phơi bãi triều không quá 8 giờ. Nếu độ mặn 
thay đổi đột ngột thì chúng sẽ bị chết hàng loạt, những khu vực chịu ảnh hưởng 
nhiều của nước lũ thường không có nghêu sinh sống. 
Là loài sống đáy, chân phát triển để đào và vùi ... n Giang mỗi năm sản xuất được 300 - 400 triệu con giống/mùa 
(300 tấn), Trung tâm giống thủy sản Bến Tre sản xuất 100 triệu con giống/mùa 
(80-90 tấn), Trà Vinh sau hai năm (2009, 2010) triển khai đề tài “Ứng dụng quy 
trình sản xuất nhân tạo nghêu giống” của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, 
trung tâm đã sản xuất được 12,7 triệu con nghêu giống. 
Năm 2009, trung tâm giống thủy sản Tiền Giang có những bước cải tiến qui 
trình sản xuất giống. qui trình này đã mang lại kết quả cho nghêu giống tốt hơn là 
ương nuôi trong tự nhiên, giúp con giống to hơn khi đưa vào nuôi thịt. qui trình 
như sau: 
Việc lựa chọn bố mẹ và nuôi vỗ như qui trình cũ. Đến khi xử lí cho sinh sản 
thì nghêu bố, mẹ được làm vệ sinh thật sạch để loại bỏ các chất bẩn và nguyên sinh 
động vật khác bám trên mặt ngoài vỏ. Rải thành một lớp mỏng phơi trong ánh sáng 
nhẹ trên sàn gạch thời gian 1 giờ. 
 Cho toàn bộ nghêu bố mẹ đã vệ sinh vào các giỏ để tiến hành sốc nhiệt. 
Biên độ sốc nhiệt giữa bể sốc và bể cho đẻ là 5oC. Khi nghêu bố mẹ sinh sản xong 
thì sử dụng túi lọc để thu trứng. 
 Trứng mới thụ tinh có dạng hình cầu, sau 16 giờ ấu trùng đỉnh vỏ thẳng xuất 
hiện, cho ăn 2 lần/ngày bằng 02 loại tảo được nuôi trong môi trường sinh khối lớn: 
Nanochrolopsis aculata và Chlorella sp theo tỉ lệ 1:1, sang ngày thứ 3 trở đi cho 
bổ sung thêm một tảo Chaetocero calcitrans. Tiếp tục duy trì chế độ cho ăn mỗi 
ngày 02 lần tới khi xuất hiện nghêu giống cấp I. 
21 
 Trước khi ấu trùng xuất hiện chân bò 01 ngày, tiến hành vệ sinh cát biển 
rửa thật sạch, sàng thật kỹ để loại bỏ hết các tạp chất có trong cát biển đồng thời 
đem phơi ngoài ánh nắng mặt trời sau đó mới cho vào bể ương. 
 Rải lớp cát dày 2 cm vào đáy bể. Cột nước trong bể lúc này đạt 0,8 – 1m có 
lắp đá bọt để thổi khí.Ở giai đoạn này hàng ngày tiếp tục cho ăn 2 lần/ngày bằng 
tảo sinh khối. 
 Chăm sóc quản lý trong thời gian 35 – 40 ngày kể từ ngày trứng nở thì 
nghêu giống đạt được kích cỡ từ 0,5 – 2mm (còn gọi là nghêu cấp I) nhìn thấy rất 
rõ bằng mắt thường, lúc này sẽ chuyển ra ngoài để tiếp tục ương thành nghêu 
giống cấp 2. 
Tiếp tục thực hiện ương nghêu giống cấp I lên nghêu giống cấp 2 trong bể 
xi măng ngoài trời có lưới che và ương trong ao đất lót bạt. 
Qui trình sản xuất giống nghêu nhân tạo đòi hỏi các phương tiện, trình độ kỹ 
thuật cao và chi phí đầu tư lớn, quản lý chặt chẽ chất lượng nước nuôi, nên việc mở 
rộng mô hình sản xuất giống gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, tỉ lệ nghêu sống sót 
đến giai đoạn nghêu cám còn thấp (đạt đến 7% được xem là cao). Việc nghiên cứu 
giống di truyền còn nhiều hạn chế nên cần có những công trình nghiên cứu sâu về 
di truyền, chọn giống và sinh sản hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây là hướng phát triển 
hợp lý để cung cấp nguồn giống nghêu đủ cho nhu cầu nuôi của cả nước, giảm áp 
lực khai thác nghêu tự nhiên và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nghề nuôi 
nghêu. 
22 
III KỸ THUẬT NUÔI NGHÊU, NGAO 
A Nuôi ở vùng bãi 
1. Chọn điểm 
Bãi nuôi thường được chọn ở những bãi triều gần cửa sông, bằng phẳng, độ 
dốc thấp và ít sóng gió. Khi chọn điểm cần chú ý đến một số nhân tố sau: 
Độ cao mặt bãi: bãi nuôi chọn ở tuyến trung và hạ triều. Nếu nuôi ở những 
bãi có cao trình tương đối cao (thời gian phơi bãi hơn 6 giờ/ngày) nghêu sẽ sinh 
trưởng chậm, tỉ lệ chết sẽ cao, nhưng nếu nuôi ở bãi triều quá thấp thì ngao, nghêu 
dễ bị địch hại tấn công và khó quản lý. 
Hình: Bãi nuôi nghêu khi triều rút. 
Chất đáy: chất đáy tốt nhất cho ngao, nghêu là cát bùn, cát chiếm 70-90%. 
Nồng độ muối: nồng độ muối thích hợp cho nuôi Ngao, Nghêu là từ 15-
30%0. Cần tránh những nơi có dòng nước ngọt đổ ra trực tiếp. 
Chất thải: cần tránh những nơi bị ảnh hưởng của chất thải, chất độc do sinh 
hoạt, nông nghiệp hay công nghiệp ( Thuốc trừ sâu, hóa chất, dầu khí) Ngoài 
ra cần chú ý đến yếu tố dinh dưỡng và các yếu tố môi trường khác (vật chất hữu 
cơ, muối dinh dưỡng, yếu tố thủy lý hóa...). 
23 
Sau khi chọn bãi phải làm vệ sinh mặt bãi. Rào chắn xung quanh bằng 
đăng hay lưới để giữ ngao, nghêu di chuyển ra khỏi bãi nuôi nhất là bãi ương 
giống. Khi chuẩn bị bãi xong thì tiến hành thả giống. 
2. Thả giống 
Vận chuyển giống: sau khi lấy giống tiến hành vận chuyển giống đến bãi 
nuôi bằng các phương tiện xe, tàu. Dùng rong biển phủ lên giống và trong quá 
trình vận chuyển phải thường xuyên tuới nước biển để giữ ẩm. Nếu vận chuyển 
trong lúc trời mưa phải đậy kỹ tránh nước mưa thấm vào làm chết con giống. 
Thả giống: tùy theo mục đích nuôi mà cỡ giống và lượng giống thả khác nhau. 
Trong nghề ương giống thì thả giống nhỏ (15-25 ngàn con/kg). Nuôi thịt thì thả 
giống cỡ 2000-3000 con/kg. Mật độ thả biến động từ 5-10 tấn/ha. Thả giống lúc 
nước triều ngập bãi khoảng 10-15cm để giống có thể vùi mình ngay mà không bị 
nắng. 
3. Chăm sóc, quản lý 
 Việc chăm sóc quản lý trong quá trình nuôi chủ yếu là cào vén san thưa 
nơi giống tập trung dày giúp chúng sinh trưởng nhanh, thường xuyên kiểm tra hệ 
thống lưới chắn để sửa chữa kịp thời. 
Cào vén, san thưa: đây là kỹ thuật quan trọng, trong quá trình nuôi nghêu 
có khuynh hướng di chuyển ra ngoài và chúng thường tập trung ở khu vực dọc 
theo lưới chắn, nhất là phía dưới của hướng dòng chảy, cho nên thường xuyên 
theo dõi khi mật độ Nghêu tập trung phải cào Nghêu và rải đều trở lại. Việc cào 
vén, san thưa được thực hiện lúc thủy triều xuống và công việc phải hoàn thành 
trước khi phơi bãi. Việc cào vén san thưa phải hạn chế, chỉ thực hiện khi cần 
thiết, không thực hiện lúc bãi khô và nhiệt độ cao. Đây là kỹ thuật tuy rất đơn 
24 
giản nhưng nếu không thực hiện đúng nghêu sẽ sinh trưởng chậm và tỉ lệ hao hụt 
sẽ cao. Ngoài ra cần theo dõi địch hại để phòng trừ kịp thời. 
4. Thu hoạch 
Khi ngao, nghêu đạt cỡ 30-70 con/kg thì có thể thu hoạch. Thời gian thu 
hoạch diễn ra quanh năm tùy vào thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên nếu thu hoạch vào 
mùa thành thục sinh dục chất lượng sản phẩm sẽ cao. Có thể thu hoạch bằng tay 
hay cơ giới. Sau thu hoạch thì chuyển ngay đến nhà máy hoặc các sơ sở để tiến 
hành chế biến sản phẩm. 
Hình: Thu hoạch nghêu thương phẩm. 
B Nuôi trong ao 
Các hình thức nuôi trong ao: 
Nuôi luân canh trong các ao nuôi. 
Nuôi nghêu trong ao. 
Nuôi tôm và ngao kết hợp. 
25 
1. Lựa chọn ao nuôi 
Nguồn nước: việc lựa chọn vị trí nuôi phù hợp thì rất quan trọng cho việc 
nuôi trong ao. Ao nuôi tốt nên nằm gần vùng triều để nước luôn sẵn sàng cung cấp 
vào, ra dể dàng. 
Nền đáy phù hợp: nền đáy bùn 20% và cát 80% là phù hợp nhất. 
2. Chuẩn bị ao nuôi 
Mục đích của việc chuẩn bị ao nuôi: loại bỏ địch hại đối với nghêu nuôi, loại 
bỏ các khí độc tích tụ ở đáy ao, tạo cho nguồn nước và đáy phù hợp cho sự phát 
triển của tảo tự nhiên, làm thực ăn cho ngao và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho 
ngao phát triển nhanh và khoẻ mạnh. 
Ao lý tưởng là được cày xới, ráo nước, phơi khô dưới ánh nắng trực tiếp. 
Nhằm loại bỏ các chất bẩn, khí độc được giải phóng và đất trở nên màu mỡ hơn, 
bón vôi nhằm trung hoà các axít ở đáy. Vôi giữ vệ sinh môi trường trong ao. 
Lượng vôi được sử dụng phụ thuộc vào pH đáy ao, vôi nên được dùng trong ao 
khô với lượng nước ít. 
Hình: Chuẩn bị ao và bón vôi cho ao nuôi nghêu. 
26 
3. Bón phân cho ao nuôi 
Phân vô cơ như urê, super phosphate calcium có thể sử dụng được. Công 
thức áp dụng với tỷ lệ 20 kg urê và 30 kg NP trong 1 hecta ao nuôi. Màu nước 
(tảo) trong ao được duy trì thông qua việc sử dụng phân hoá học được hướng dẫn 
dưới đây: 
 • Urea NH2CONH2 (46%N): 1,5 g/m3 
 • Triple super-phosphate P2O5 (20%P): 1,56 g/m3 
• Sodium meta-silicate NaSiO3.5H2O (13%Si): 10,6 g/m3 
 • Cứ mối 7 ngày sử dụng CaCO3 hoặc dolomite với lượng 15 - 20 kg/ha, để duy 
trì pH trong khoảng 7,5-8,35 và kiềm trong khoảng 80 - 150 mg CaCO3/l. 
 • Bón 20kg vôi CaO/1000 m2 bờ ao, 20kg Ca(OH)2/1000 m3 bề mặt nước trước 
khi trời mưa to. 
 • Nếu có mưa to, sử dụng 15 – 20 kg CaCO3 hoặc Dolomite/ngày trong 3 ngày để 
tăng pH. 
4. Mật độ thả giống 
Mật độ và thời gian thả giống tùy thuộc vào loại hình nuôi và chu kỳ nuôi. 
Ví dụ: hoạt động nuôi tôm ở miền trung nước ta thường diễn ra từ tháng 4 đến 
tháng 9, vì thế luân canh nuôi nghêu phải đợi đến tháng 9. Nuôi nghêu luân canh 
có thể thực hiện ở các trang trại nuôi tôm từ giữa tháng 10 đến tháng 3 năm sau. 
Kích cỡ giống: nghêu giống có trọng lượng từ 300-500con/kg là phù hợp cho nuôi 
trong ao và mật độ nuôi phù hợp là từ 2-3tấn/ha. 
27 
5. Thu hoạch 
Hình: Lựa chọn nghêu thương phẩm. 
Nghêu được thu hoạch bằng tay. Cần xem xét ty lệ tăng trưởng của nghêu để 
thu hoạch từng phần và tiêu thụ ở thị trường. Nghêu cỡ lớn được thu hoạch và bán 
thường xuyên. Điều này cho phép có thu nhập thường xuyên và có được giá cả hợp 
lý. Nghêu được thu hoạch và đóng gói 30-40kg/túi trước khi vận chuyển tới nơi 
tiêu thụ. Các túi nghêu được bảo quản ở điều kiện bóng mát tránh ánh nắng mặt 
trời và mưa, ngao có thể sống trong khoảng thời gian 24-56 giờ. 
IV TÌNH HÌNH NUÔI NGHÊU, NGAO Ở NƯỚC TA 
1. Vùng nuôi 
Nghêu được nuôi nhiều ở các tỉnh ven biển nước ta như Tiền Giang, Bến 
Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và Cô Tô, Yên Hưng, Yên Lập (Quảng Ninh), 
Thái Thụy (Thái Bình), cồn Lu, cồn Ngạn, rừng ngập mặn quốc gia Giao Thủy 
(Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình), Lạch Trường, Biện Sơn (Thanh Hóa), Cửa 
Sót, Thạch Hà (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh) một số tỉnh duyên hải Bắc và Trung 
Bộ. 
28 
Biểu đồ phân bố của nghêu Bến Tre 
Hiện nay, tỉnh có diện tích nuôi nghêu lớn nhất nước ta là Bến Tre với diện 
tích bãi nghêu đang khai thác là 9.600 ha (trong khoảng 15.000 ha có thể phát triển 
nuôi nghêu). Sản lượng từ 28.000 tấn đến 30.000 tấn (nghêu thịt và giống). Diện 
tích nuôi nghêu tập trung tại các huyện ven biển như Bình Đại, Ba Tri và Thạnh 
Phú. Sau đó là Tiền Giang có diện tích nuôi nghêu là 2.630 ha, tập trung ở huyện 
Tân Phú Đông (1.292ha) và Gò Công Đông (1.338,77ha). Hàng năm, Tiền Giang 
cung cấp cho thị trường khoảng trên 17.000 tấn nghêu thương phẩm. (Viet Linh 
2009) 
29 
Hình: Nghêu thương phẩm 
2. Thị trường tiêu thụ 
 Ngay từ năm 2007, ngành nuôi và khai thác nghêu tại Bến Tre đã tham gia 
vào quá trình đánh giá chất lượng nghêu thương phẩm của Hội Đồng Quản Lý 
Biển (Marine Stewardship Council - MSC). Và đầu tháng 11/2009, ngành chính 
thức trở thành ngành ngư nghiệp đầu tiên của Việt Nam và trong khu vực Đông 
Nam Á đạt được chứng nhận MSC. 
Hình: Nghêu xuất khẩu 
Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, từ 1/1 - 15/11/2009, xuất 
khẩu (XK) nghêu của cả nước đạt 17.624 tấn, trị giá trên 37,2 triệu USD, tăng 
49,6% về khối lượng (KL) và 50,3% về giá trị (GT) so với cùng kỳ năm 2008. Giá 
xuất khẩu trung bình đạt 2,11 USD/kg. Trong đó EU là thị trường nhập khẩu lớn 
30 
nhất của Việt Nam không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng trong con nghêu mà còn bởi 
đây là sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của EU. Ngoài ra 
nghêu sang một số thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản ASEAN, Canađa, Trung 
Quốc và Hồng Kôngcác mặt hang chủ yếu được xuất khẩu là nghêu đông lạnh 
nguyên con hay nghêu luộc, bỏ vỏ, đông lạnh. 
3 Tiềm năng của nghề nuôi nghêu 
Những mặt thuận lợi: 
Việt Nam có bờ biển dài với các bãi cát pha bùn có độ dốc ít thích hợp cho 
sự cư trú và sinh trưởng của nghêu. Khí hậu ấm áp, đặt biệt là khu vực phía nam 
rất thuận lợi cho sự phát triển của nghêu. Hiện nay, nguồn giống đã có thể chủ 
động nên việc nuôi thương phẩm không còn phụ thuộc nhiều vào giống tự nhiên, 
người nuôi nghêu có thể yên tâm phát triển nghề nuôi. 
Ngoài chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều thị 
trường trên thế giới ưa chuộng, hiện nay, nghề nuôi nghêu Bến Tre là ngành ngư 
nghiệp đầu tiên ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đạt được chứng nhận MSC – 
chứng nhận sản phẩm thủy sản sinh thái đạt chất lượng toàn cầu. Đó là điều kiện 
rất tốt để con nghêu Bến Tre được thị trường nhiều nước trên thế giới ưa chuộng, 
chấp nhận và tin tưởng về chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực 
phẩm và có thể đạt được giá trị xuất khẩu cao. 
Ngoài hình thức nuôi bãi triều phát triển khá mạnh ở cả miền bắc lẫn miền 
nam, hình thức nuôi nghêu trong ao đất bước đầu đạt được những kết quả khả 
quan. Từ đó, có thể thúc đẩy phát triển hình thức nuôi luân canh tôm – nghêu, vừa 
đảm bảo cải tạo ao nuôi tôm vừa mang lại hiệu quả kinh tế từ con nghêu. 
Các địa phương cùng các viện trường đang có sự quan tâm lớn đến việc 
phát triển hình ảnh con nghêu bến tre để xây dựng thành một thương hiệu được 
31 
biết đến trên toàn thế giới. Việc thả giống, nuôi, thu hoạch, xuất khẩu được kiểm 
soát hết sức chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng tốt cho sản phẩm nghêu xuất khẩu. 
Khó khăn: 
Sư sinh sống và phát triển của nghêu phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng 
nước môi trường nuôi và nguồn thức ăn. Dễ xảy ra nguy cơ nghêu chết do nước bị 
ô nhiễm nặng nếu gặp phải nguồn nước bẩn, độc hại. Là loài ăn lọc nên nghêu có 
thể chứa các độc tố của một số tảo độc trong cơ thể, đòi hỏi phải có những xét 
nghiệm nghiêm ngặt trước khi thu hoạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và 
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. 
Các qui trình sản xuất giống đã được xây dựng nhưng hiện nay năng suất 
chưa cao, tỉ lệ hao hụt từ ấu trùng lên nghêu giống còn khá cao nên chưa đáp ứng 
được hết nhu cầu của thị trường giống. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để bảo 
đảm nguồn giống nhân tạo có thể cung cấp đủ cho nhu cầu. 
Hiện tượng người dân ào ạt khai thác tận diệt nguồn nghêu giống có thể gây 
ảnh hưởng xấu đến hình ảnh con nghêu Bến Tre trên thị trường quốc tế. 
 Hiện nay, chưa có những nghiên cứu cụ thể về dinh dưỡng, phòng trị bệnh 
và các bệnh xảy ra trên nghêu. 
Nhìn chung, nếu biết phát huy hết các mặt thuận lợi và khắc phục được 
những khó khăn, con nghêu hoàn toàn có thể trở thành một trong những mặt hàng 
thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế 
giới và đạt được giá xuất khẩu cao hơn. 

File đính kèm:

  • pdfseminar_he_thong_nuoi_ngheu_ngao.pdf