Đo lường hiệu quả đầu ra cho các ao nuôi cá tra đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu phân tích hiệu quả kỹ thuật cho các ao nuôi cá Tra thương phẩm tại Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) theo mô hình tối đa hóa đầu ra. Theo phương pháp DEA tối đa hóa đầu ra trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS), chỉ có 9,47% số ao nuôi cá Tra đạt hiệu quả kỹ thuật, hệ số hiệu quả trung bình là 0,57, mức cần tăng năng suất trung bình là 88,54% so với mức hiện tại; trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS), chỉ có 19,47% số ao nuôi cá Tra đạt hiệu quả kỹ thuật, hệ số hiệu quả trung bình là 0,7, mức cần tăng năng suất trung bình là 47,9% so với mức hiện tại, trong trường hợp hiệu quả qui mô (SE) có 13,16% số ao nuôi cá Tra đạt hiệu quả qui mô, hệ số hiệu quả trung bình là 0,82. Các ao nuôi cá Tra chưa đạt hiệu quả một phần là do quản lý kém, phần còn lại là do trình độ công nghệ

Đo lường hiệu quả đầu ra cho các ao nuôi cá tra đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Đo lường hiệu quả đầu ra cho các ao nuôi cá tra đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Đo lường hiệu quả đầu ra cho các ao nuôi cá tra đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Đo lường hiệu quả đầu ra cho các ao nuôi cá tra đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Đo lường hiệu quả đầu ra cho các ao nuôi cá tra đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Đo lường hiệu quả đầu ra cho các ao nuôi cá tra đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Đo lường hiệu quả đầu ra cho các ao nuôi cá tra đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

Đo lường hiệu quả đầu ra cho các ao nuôi cá tra đồng bằng sông Cửu Long trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 5140
Bạn đang xem tài liệu "Đo lường hiệu quả đầu ra cho các ao nuôi cá tra đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đo lường hiệu quả đầu ra cho các ao nuôi cá tra đồng bằng sông Cửu Long

Đo lường hiệu quả đầu ra cho các ao nuôi cá tra đồng bằng sông Cửu Long
30 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cá Tra đã trở 
thành một trong những đối tượng nuôi chủ yếu 
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm 
đóng góp khoảng 2% GDP và 32% giá trị xuất 
khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam (VASEP, 
2008). Giai đoạn 1998-2008, diện tích nuôi 
cá Tra đã tăng 7 lần, sản lượng thu hoạch tăng 
đến 36 lần và sản lượng xuất khẩu tăng hơn 40 
lần (AGROVIET, 2008). Năm 2010, giá trị cá 
Tra xuất khẩu đạt mức kỷ lục là 1,5 tỷ USD, 
và đã xuất sang hơn 130 quốc gia trên thế giới 
(VASEP, 2009).
Sự phát triển nghề nuôi cá Tra thương 
phẩm tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy 
rằng điều quan trọng là phải nhìn vào hiệu quả 
của quá trình sản xuất, nhằm tìm kiếm giải pháp 
tăng đầu ra hơn nữa dựa trên các yếu tố đầu 
vào có sẵn, góp phần nâng cao hiệu quả phát 
triển nuôi. Phân tích màng bao dữ liệu (DEA) 
là một phương pháp phân tích, ví dụ, đo lường 
hiệu quả đầu ra và xác định một phần của đầu 
ra có thể tăng. Mục tiêu của nghiên cứu này là 
đo lường hiệu quả đầu ra của nghề nuôi cá Tra 
ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam để đề 
xuất nhà quản lý và người nuôi tăng cường giải 
pháp kỹ thuật và quản lý ao nuôi đạt hiệu quả.
II. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các ao nuôi cá Tra 
tại Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010 với 6 
biến số đầu vào là lượng lao động, chi phí xăng 
dầu, chi phí tiền điện, chi phí hóa chất, số lượng 
thức ăn, số lượng con giống, và 01 biến đầu ra 
là năng suất thu hoạch, số lượng mẫu nghiên 
cứu là 190 mẫu (bảng 1). Trong thực tế, hiệu 
quả đầu ra cá Tra ngoài các yếu tố trên còn phụ 
thuộc rất nhiều yếu tố khác như: mực nước ao, 
diện tích ao, môi trườngViệc chọn biến đầu ra 
và đầu vào trong nghiên cứu này dựa trên ý kiến 
của người nuôi và các chuyên gia.
ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ ĐẦU RA CHO CÁC AO NUÔI CÁ TRA 
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Đặng Hoàng Xuân Huy1
TÓM TẮT
Nghiên cứu phân tích hiệu quả kỹ thuật cho các ao nuôi cá Tra thương phẩm tại Đồng bằng sông Cửu Long 
bằng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) theo mô hình tối đa hóa đầu ra. Theo phương pháp DEA 
tối đa hóa đầu ra trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS), chỉ có 9,47% số 
ao nuôi cá Tra đạt hiệu quả kỹ thuật, hệ số hiệu quả trung bình là 0,57, mức cần tăng năng suất trung bình là 
88,54% so với mức hiện tại; trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS), chỉ có 19,47% 
số ao nuôi cá Tra đạt hiệu quả kỹ thuật, hệ số hiệu quả trung bình là 0,7, mức cần tăng năng suất trung bình là 
47,9% so với mức hiện tại, trong trường hợp hiệu quả qui mô (SE) có 13,16% số ao nuôi cá Tra đạt hiệu quả 
qui mô, hệ số hiệu quả trung bình là 0,82. Các ao nuôi cá Tra chưa đạt hiệu quả một phần là do quản lý kém, 
phần còn lại là do trình độ công nghệ.
Từ khóa: hiệu quả kỹ thuật, cá Tra, DEA, TECRS, TEVRS, SE
1 Khoa Kinh tế, Trường ĐH Nha Trang 
Email: danghuyntu@yahoo.com
31TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Có hai phương pháp đo lường hiệu quả 
kỹ thuật phổ biến là: phân tích màng dữ liệu 
(Data Envelopment Analysis – DEA) và phân 
tích đường biên ngẫu nhiên (schochastic 
frontier analysis – SFA), trong đó SFA sử dụng 
phương pháp tham số (parametric methods), 
DEA dựa theo phương pháp phi tham số (non 
– parametric methods) để ước lượng giới hạn 
khả năng sản xuất dựa trên các quan sát thực 
tế. DEA được phát triển bởi Charnes, Cooper, 
và Rhodes vào năm 1978. Có hai phương pháp 
tiếp cận ước lượng giới hạn khả năng sản xuất 
là: phân tích màng dữ liệu trong trường hợp 
qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất 
(Constant Return to Scale - CRS) và phân tích 
màng dữ liệu trong trường hợp qui mô ảnh 
hưởng đến kết quả sản xuất (Variable Return 
to Scale - VRS). Cả hai mô hình DEA
CRS
 và 
DEA
VRS
 đều được xây dựng với giả thiết tối 
thiểu hóa các yếu tố đầu vào mà không làm 
giảm sút đầu ra và tối đa hóa đầu ra dựa trên 
đầu vào có sẵn. Trong bài viết này đối với mô 
hình DEA
CRS
 và DEA
VRS
, tác giả chỉ đo lường 
hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối đa hóa đầu ra 
dựa vào các yếu tố đầu vào có sẵn.
Hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối đa hóa đầu 
ra được coi là khả năng của một ao nuôi trong 
việc sản xuất tối đa đầu ra trong điều kiện đầu 
vào cho trước. Ví dụ giả định với một đầu ra là 
q và hai đầu vào là x1, x2 (hình 1) các ao nuôi 
A nằm trên đường hiệu quả do đó ao A là ao đạt 
hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối đa hóa đầu ra. 
Trong khi đó, ao P là không đạt hiệu quả được 
phản ánh bằng khoảng cách từ P đến P’ với hệ số 
hiệu quả kỹ thuật TE= OP/OP’, nghĩa là có thể 
tối đa hóa đầu ra của ao nuôi P mà không làm ảnh 
hưởng đến đầu vào. 
Bảng 1: Một số giá trị thống kê của các biến dùng trong phân tích
STT Biến số Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn
Đầu vào
1. Lao động (người/ha) 7,83 2,00 25,00 5,07
2.
Chi phí xăng dầu 
(triệu đồng/ha)
32.640.419,78 1.176.470,58 338.461.538,46 49.553.322,61
3.
Chi phí tiền điện 
(triệu đồng/ha)
11.795.398,49 140.000,00 180.000.000,00 25.284.661,50
4.
Chi phí hóa chất 
(triệu đồng/ha)
65.434.310,82 560.000,00 414.000.000,00 67.499.996,16
5. Con giống (con /ha) 507.574,71 100.000,00 3.150.000,00 302.643,96
6. Thức ăn (tấn/ha) 581,99 121,42 1.360,00 205,26
Đầu ra
7. Năng suất (tấn/ha) 375,08 71,42 800,00 132,68
32 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Hình 1: DEA định hướng đầu ra
Trong những năm gần đây, có rất nhiều 
nghiên cứu đã tách hiệu quả kỹ thuật (TE) trong 
trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết 
quả sản xuất Constant Return to Scale - CRS 
ra làm hai phần: (i) sự không hiệu quả sử dụng 
các yếu tố đầu vào thuần túy (“pure” technical 
inefficiency”); (ii) sự không hiệu quả do qui mô 
 ...  VRS – DEA 
đối với từng ao nuôi cụ thể, chúng ta kết luận 
rằng có sự không hiệu quả về mặt qui mô.
Chúng ta có : TECRS = TEVRS x SE
Hệ số hiệu quả TECRS, TEVRS, SE trong 
mô hình phân tích màng dữ liệu tối đa hóa đầu 
ra luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1 (Coelli et 
al, 2005). 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 
THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu
3.1.1. Hệ số hiệu quả kỹ thuật
Kết quả nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật theo 
hướng tối đa hóa đầu ra cho các ao nuôi cá Tra 
thương phẩm tại Đồng bằng sông Cửu Long 
được trình bày như ở bảng 2.
Bảng 2: Hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối đa hóa đầu ra cho các ao nuôi cá Tra tại Đồng bằng 
sông Cửu Long theo phương pháp DEA
Giá trị hiệu quả
CRSTE
(Constant Return to 
Scale)
VRSTE
(Variable Return to 
Scale)
SE
(Scale Efficiency)
Số Tỷ lệ (%) Số Tỷ lệ (%) Số Tỷ lệ (%)
<0,2 2 1,05 0 0,00 0 0,00
0,2 - 0,4 43 22,63 11 5,79 3 1,58
0,4-0,6 70 36,84 59 31,05 17 8,95
0,6 – 0,8 45 23,68 59 31,05 57 30,00
0,8 -1,0 12 6,32 24 12,63 88 46,32
1,0 18 9,47 37 19,47 25 13,16
Tổng số mẫu 190 100,00 190 100,00 190 100,00
Hệ số hiệu quả (θ )
- Trung bình 0,57 0,7 0,82
- Khoảng biến thiên 0,13 -1,0 0,27 -1,0 0,32 -1,0
- Độ lệch chuẩn 0,21 0,21 0,16
33TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
 Mô hình CRS: hệ số hiệu quả kỹ thuật 
trung bình là 0,57, độ lệch chuẩn 0,21, khoảng 
biến thiên từ 0,13 -1,0. Trong đó:
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật dưới 0,2: có 
2 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 1,05% tổng số mẫu 
nghiên cứu.
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,2 đến dưới 
0,4: có 43 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 22,63% tổng số 
mẫu nghiên cứu.
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,4 đến dưới 
0,6: có 70 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 36,84% tổng số 
mẫu nghiên cứu
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,6 đến dưới 
0,8: có 45 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 23,68% tổng số 
mẫu nghiên cứu
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,8 đến dưới 
1,0: có 12 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 6,32% tổng số 
mẫu nghiên cứu.
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật đạt 1,0: có 
18 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 9,47% tổng số mẫu 
nghiên cứu.
 Mô hình VRS: hệ số hiệu quả kỹ thuật 
trung bình là 0,7, độ lệch chuẩn 0,21, khoảng 
biến thiên từ 0,27 -1. Trong đó:
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật dưới 0,2: có 0 ao 
nuôi, chiếm tỷ lệ 0% tổng số mẫu nghiên cứu.
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,2 đến dưới 
0,4: có 11 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 5,79% tổng số 
mẫu nghiên cứu.
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,4 đến dưới 
0,6: có 59 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 31,05% tổng số 
mẫu nghiên cứu
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,6 đến dưới 
0,8: có 59 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 31,05% tổng số 
mẫu nghiên cứu
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,8 đến dưới 
1,0: có 24 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 12,63% tổng số 
mẫu nghiên cứu
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật đạt 1,0: có 
37 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 19,47% tổng số mẫu 
nghiên cứu
 Mô hình SE: hệ số hiệu quả kỹ thuật 
trung bình là 0,82, độ lệch chuẩn 0,16, khoảng 
biến thiên từ 0,32 -1,0. Trong đó:
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật dưới 0,2: có 0 ao 
nuôi, chiếm tỷ lệ 0% tổng số mẫu nghiên cứu.
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,2 đến dưới 
0,4: có 3 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 1,58% tổng số 
mẫu nghiên cứu.
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,4 đến dưới 
0,6: có 17 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 8,95% tổng số 
mẫu nghiên cứu
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,6 đến dưới 
0,8: có 57 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 30% tổng số mẫu 
nghiên cứu
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,8 đến dưới 
1,0: có 88 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 46,32% tổng số 
mẫu nghiên cứu
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật đạt 1,0: có 
25 ao nuôi, chiếm tỷ lệ 13,16% tổng số mẫu 
nghiên cứu
3.1.2. Mức tăng theo hướng tối đa hóa 
đầu ra
Từ kết quả nghiên cứu, cho thấy rằng rất 
nhiều ao nuôi chưa đạt hiệu quả kỹ thuật là 
nguyên nhân do quản lý kém. Do đó, cần phải 
tăng năng suất đầu ra hơn nữa dựa trên các yếu 
tố đầu vào sẵn có. Mức tăng theo hướng tối đa 
hóa đầu ra cho các ao nuôi cá Tra thương phẩm 
tại Đồng bằng Sông Cửu Long được trình bày 
như ở bảng 3.
34 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
 Mô hình CRS
+ Mức cần tăng thêm năng suất trung bình 
của các ao nuôi trong mẫu nghiên cứu là 332 
tấn (tương đương tăng thêm 88,54% so với mức 
hiện tại), độ lệch chuẩn là 242, khoảng biến 
thiên từ 0 - 1.148. Trong đó:
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật dưới 0,2: Mức 
cần tăng năng suất trung bình của các ao nuôi là 
1.062 tấn (tương đương tăng thêm 574% so với 
mức hiện tại).
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,2 đến dưới 
0,4: Mức cần tăng năng suất trung bình của 
các ao nuôi là 559 tấn (tương đương tăng thêm 
185% so với mức hiện tại).
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,4 đến dưới 
0,6: Mức cần tăng của năng suất trung bình 
các ao nuôi là 406 tấn (tương đương tăng thêm 
108% so với mức hiện tại).
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,6 đến dưới 
0,8: Mức cần tăng năng suất trung bình của các 
ao nuôi là 170 tấn (tương đương tăng thêm 43% 
so với mức hiện tại).
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,8 đến dưới 
1,0: Mức cần tăng năng suất trung bình của các 
ao nuôi là 70 tấn (tương đương tăng thêm 18% 
so với mức hiện tại).
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật đạt 1,0: Không có 
ao nuôi nào đạt hiệu quả này. 
 Mô hình VRS
+ Mức cần tăng thêm năng suất trung bình 
của các ao nuôi trong mẫu nghiên cứu là 180 
tấn (tương đương tăng thêm 47,95% so với mức 
hiện tại), độ lệch chuẩn là 130, khoảng biến 
thiên từ 0 -471. Trong đó:
Bảng 3: Mức tăng theo hướng tối đa hóa đầu ra cho các ao nuôi cá Tra Đồng bằng 
sông Cửu Long
Giá trị hiệu quả Năng suất - CRS Năng suất - VRS
Dữ 
liệu
Cần tăng 
thêm
% Cần 
tăng thêm
Dữ 
liệu
Cần tăng 
thêm
% Cần 
tăng thêm
<0,2 185 1.062 574 - - -
0,2 - 0,4 302 559 185 212 386 182
0,4-0,6 377 406 108 311 299 96
0,6 – 0,8 399 170 43 404 182 45
0,8 -1,0 378 70 18 439 65 15
1,0 499 - - 438 - -
- Trung bình 375 332 88,54 375 180 47,95
- Khoảng biến 
thiên
71 
-800
0 -1.148 -
71- 
800
0 -471 -
- Độ lệch chuẩn 133 242 - 133 130 -
35TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật dưới 0,2: Không 
có ao nuôi nào đạt hiệu quả này. 
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,2 đến dưới 
0,4: Mức cần tăng năng suất trung bình của 
các ao nuôi là 386 tấn (tương đương tăng thêm 
182% so với mức hiện tại).
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,4 đến dưới 
0,6: Mức cần tăng năng suất trung bình của các 
ao nuôi là 299 tấn (tương đương tăng thêm 96% 
so với mức hiện tại).
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,6 đến dưới 
0,8: Mức cần tăng năng suất trung bình của các 
ao nuôi là 182 tấn (tương đương tăng thêm 45% 
so với mức hiện tại).
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật từ 0,8 đến dưới 
1,0: Mức cần tăng năng suất trung bình của các 
ao nuôi là 65 tấn (tương đương tăng thêm 15% 
so với mức hiện tại).
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật đạt 1,0: Không có 
ao nuôi nào đạt mức hiệu quả này.
3.2. Thảo luận
Kết quả phân tích bằng phương pháp DEA 
tối đa hóa đầu ra trong trường hợp quy mô không 
ảnh hưởng đến kết quả sản xuất CRS, cho thấy 
tại Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 9,47% số 
ao nuôi cá Tra đạt hiệu quả kỹ thuật, hệ số hiệu 
quả trung bình là 0,57, mức cần tăng năng suất 
trung bình là 88,54% so với mức hiện tại; trong 
trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản 
xuất VRS chỉ có 19,47% số ao cá Tra đạt hiệu 
quả kỹ thuật, hệ số hiệu quả trung bình là 0,7, 
mức cần tăng năng suất trung bình là 47,9% so 
với mức hiện tại; trong trường hợp hiệu quả 
qui mô có 13,16% số ao cá Tra đạt hiệu quả qui 
mô, hệ số hiệu quả trung bình là 0,82. Nguyên 
nhân của sự không hiệu quả của các ao nuôi cá 
Tra là do sự không hiệu quả kỹ thuật thuần túy 
(“pure” technical inefficiency”), tức do quản lý 
kém và kỹ thuật nuôi, sự không hiệu quả do qui 
mô (Scale inefficiency), tức do không đạt được 
qui mô tối ưu.
Hệ số hiệu quả kỹ thuật trung bình của cá 
Tra Việt Nam là tương đồng với các ao nuôi cá 
da trơn tại Chicot, Arkansas, Mỹ với hệ số 0,57 
đối với mô hình CRS, 0,73 đối với mô hình 
VRS. Tuy nhiên, hiệu quả theo qui mô trung 
bình của các ao nuôi cá Tra Việt Nam (0,82) 
cao hơn các ao nuôi cá da trơn tại Chicot (0,77) 
(Kaliba và Engle, 2006). Cũng có thể tham khảo 
một số nghiên cứu khác như Sharma và Lueng 
(1998) chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật trung bình 
của cá Chép ở Nepal là 0,77; Iinuma, Sharma 
và Lueng (1999) chỉ ra hiệu quả kỹ thuật trung 
bình của cá Chép ở Peninsula, Malaysia là 
42%; Au (2009) chỉ ra rằng chỉ số hiệu quả kỹ 
thuật của các hộ nuôi xem tôm sú – cá kình ở 
phá Tam Giang, Việt Nam bình quân 0,91 với 
nguyên nhân chính của phi hiệu quả là do qui 
mô không hợp lý; Huy (2009) chỉ ra rằng hiệu 
quả kỹ thuật cho các ao nuôi tôm sú thương 
phẩm tại các huyện ở tỉnh Khánh Hòa, Việt 
Nam có tỷ lệ khác nhau, cụ thể tại Cam Ranh 
đạt hiệu quả cao nhất với 42% là nhờ vào vị 
trí địa lý, Nha Trang và Ninh Hòa có tỷ lệ thấp 
nhất lần lượt là 25 và 24% do gần khu dân cư, 
các nhà máy chế biến, các khu du lịch.
Nghiên cứu chỉ dừng lại ở hướng tối đa hóa 
đầu ra với các yếu tố đầu vào cho trước để tính 
mức cần tăng năng suất so với hiện tại. Nghiên 
cứu tiếp theo cần nghiên cứu theo hướng tối 
thiểu hóa đầu vào với các đầu ra cho trước để 
tính đầu vào cần giảm.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Nghiên cứu phân tích hiệu quả kỹ thuật cho 
các ao nuôi cá Tra thương phẩm tại Đồng bằng 
sông Cửu Long bằng phương pháp phân tích 
màng dữ liệu (DEA) theo mô hình tối đa hóa 
đầu ra. Theo phương pháp DEA tối đa hóa đầu 
ra trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng 
đến kết quả sản xuất (CRS), chỉ có 9,47% số 
ao nuôi cá Tra đạt hiệu quả kỹ thuật, hệ số hiệu 
quả trung bình là 0,57, mức cần tăng năng suất 
trung bình là 88,54% so với mức hiện tại; trong 
trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản 
xuất (VRS), chỉ có 19,47% số ao nuôi cá Tra đạt 
hiệu quả kỹ thuật, hệ số hiệu quả trung bình là 
36 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
0,7, mức cần tăng năng suất trung bình là 47,9% 
so với mức hiện tại, trong trường hợp hiệu quả 
qui mô (SE) có 13,16% số ao nuôi cá Tra đạt 
hiệu quả qui mô, hệ số hiệu quả trung bình là 
0,82. Các ao nuôi cá Tra chưa đạt hiệu quả một 
phần là do quản lý kém, phần còn lại là do trình 
độ công nghệ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra 
rằng các ao nuôi cần tăng lượng các yếu tố đầu 
ra dựa trên các yếu tố đầu vào sẵn có để góp 
phần giúp cho ao nuôi đạt hiệu quả kỹ thuật, 
giúp nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Đây 
cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước 
thay đổi chính sách quản lý cũng như hỗ trợ 
người nuôi trong việc thiết kế, tổ chức, chuyển 
giao công nghệ và phương pháp sản xuất để đạt 
hiệu quả. 
Hệ số hiệu quả kỹ thuật trung bình của cá 
Tra Việt Nam tương đồng với các ao nuôi cá da 
trơn tại Chicot, Arkansas, Mỹ; tuy nhiên, hiệu 
quả theo qui mô trung bình của các ao nuôi cá 
Tra Việt Nam cao hơn các ao nuôi cá da trơn tại 
Chicot (Mỹ).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Agroviet, 2008. Planning the development of production 
and sumption of catfish of the Mekong River 
Delta in 2010 and direction to 2020. Department 
of Aquaculture, Ministry of Agriculture and Rural 
Development., pp 32.
Đặng Hoàng Xuân Huy, 2009. Technical efficiency 
analysis for commercial Black Tiger Prawn 
(Penaeus monodon) aquaculture farms in Nha 
Trang city, Viet Nam. Luận văn Thạc sỹ Kinh tế 
và quản lý thủy sản, Đại học Tromso, Nauy
Iinuma. M, Sharma. K. R, Leung P.S, 1999. Technical 
efficiency of carp pond culture in peninsula 
Malaysia: an application of stochastic production 
frontier and technical inefficiency model.
Kaliba A.R., Engle, C.R, 2006. Productive efficiency 
of Catfish farms in Chicot county, Arkansas. 
Aquaculture Economics and Management, 10, 
223 -243.
Sharma, K.R., Leung, P.S., 1998. Technical efficiency 
of carp production in Nepal: an application of 
stochastic frontier production function approach. 
Aquaculture Economics and Management 2, 129–
140.
Tomothy J.Coelli, D.S. Parasada Rao, Christopher 
J. O’Donnell and George E. Battese, 2005. 
An introduction to efficiency and Productivity 
Analysis, Springer Science-i-Business Media, 
Lnc, 1-181.
Tôn Nữ Hải Âu, 2009. Technical efficiency of prawn 
poly-culture in Tam Giang lagoon, Viet Nam. 
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế và quản lý thủy sản, 
Đại học Tromso, Nauy.
VASEP, 2008. Statistics of Vietnam’s fisheries exports 
for 10 years (1998-2007). Vietnam Association of 
Seafood Exporters and Producers.
VASEP, 2009. Annual report. Vietnam Association of 
Seafood Exporters and Producers., pp 21.
VASEP, 2010. Annual report. Vietnam Association of 
Seafood Exporters and Producers, pp 25.
EVALUATION OF OUTPUT EFFICIENCY FOR CATFISH FARMS IN 
MEKONG RIVER DELTA
Dang Hoang Xuan Huy1
ABSTRACT
This study analyzes technical efficiency for Tra catfish aquaculture farms in Mekong River Delta have used 
maximum output-oriented Data Envelopment Analysis (DEA) models. According to DEA model, 9.47% of Tra 
catfish farms are efficient and mean efficiency is 0.57, necessary increasing level of average yield is 88.54% 
37TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
1 Economic Faculty , Nha Trang University 
Email: danghuyntu@yahoo.com
with maximum output- oriented Constant Return to Scale; 19.47 % of Tra catfish farms are efficient and mean 
efficiency is 0.7, necessary increasing level of average yield is 47.9% with maximum output-oriented Variable 
Return to Scale, 13.16 % of Tra catfish farms are efficient and mean efficiency is 0.82 with Scale Efficiency. The 
catfish farms less efficient partly due to poor management, the rest is due to the technological level.
Key words: technical efficiency, Tra catfish, DEA, TECRS, TEVRS, SE
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Sáng 
 Ngày nhận bài: 6/6/2013 
Ngày thông qua phản biện: 28/6/2013 
Ngày duyệt đăng: 8/7/2013

File đính kèm:

  • pdfdo_luong_hieu_qua_dau_ra_cho_cac_ao_nuoi_ca_tra_dong_bang_so.pdf