Quản trị ngân hàng - Bài 2: Nguồn vốn và quản trị nguồn vốn NHTM

Ngân hàng A có chủ trương mở rộng

cho vay sản xuất nông nghiệp và tổng

nhu cầu vay vốn của các khách hàng

trên 5000 tỷ đồng.

Lãi suất cho vay lĩnh vực nông nghiệp

bị giới hạn không vượt quá 19%. Trong

khi lãi suất huy động tăng cao, vượt

quá 18%.

1. Ngân hàng A có thể huy động vốn từ những nguồn nào để đáp ứng nhu cầu

vay vốn của khách hàng.

2. Làm thế nào để tăng hiệu quả kinh doanh trong khi lãi suất cho vay bị

khống chế còn lãi suất huy động vốn lại liên tục tăng?

Quản trị ngân hàng - Bài 2: Nguồn vốn và quản trị nguồn vốn NHTM trang 1

Trang 1

Quản trị ngân hàng - Bài 2: Nguồn vốn và quản trị nguồn vốn NHTM trang 2

Trang 2

Quản trị ngân hàng - Bài 2: Nguồn vốn và quản trị nguồn vốn NHTM trang 3

Trang 3

Quản trị ngân hàng - Bài 2: Nguồn vốn và quản trị nguồn vốn NHTM trang 4

Trang 4

Quản trị ngân hàng - Bài 2: Nguồn vốn và quản trị nguồn vốn NHTM trang 5

Trang 5

Quản trị ngân hàng - Bài 2: Nguồn vốn và quản trị nguồn vốn NHTM trang 6

Trang 6

Quản trị ngân hàng - Bài 2: Nguồn vốn và quản trị nguồn vốn NHTM trang 7

Trang 7

Quản trị ngân hàng - Bài 2: Nguồn vốn và quản trị nguồn vốn NHTM trang 8

Trang 8

Quản trị ngân hàng - Bài 2: Nguồn vốn và quản trị nguồn vốn NHTM trang 9

Trang 9

Quản trị ngân hàng - Bài 2: Nguồn vốn và quản trị nguồn vốn NHTM trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 7240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Quản trị ngân hàng - Bài 2: Nguồn vốn và quản trị nguồn vốn NHTM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản trị ngân hàng - Bài 2: Nguồn vốn và quản trị nguồn vốn NHTM

Quản trị ngân hàng - Bài 2: Nguồn vốn và quản trị nguồn vốn NHTM
v1.0011110214
1
BÀI 2 
NGUỒN VỐN 
VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN NHTM 
TS. Nguyễn Trọng Tài
v1.0011110214
2
TÌNH HUỐNG
Ngân hàng A có chủ trương mở rộng 
cho vay sản xuất nông nghiệp và tổng 
nhu cầu vay vốn của các khách hàng 
trên 5000 tỷ đồng.
Lãi suất cho vay lĩnh vực nông nghiệp 
bị giới hạn không vượt quá 19%. Trong 
khi lãi suất huy động tăng cao, vượt 
quá 18%.
1. Ngân hàng A có thể huy động vốn từ những nguồn nào để đáp ứng nhu cầu 
vay vốn của khách hàng.
2. Làm thế nào để tăng hiệu quả kinh doanh trong khi lãi suất cho vay bị
khống chế còn lãi suất huy động vốn lại liên tục tăng? 
v1.0011110214
3
MỤC TIÊU
Hiểu rõ các loại nguồn vốn trong kinh doanh của NHTM;
Làm rõ các mục tiêu của công tác quản trị nguồn vốn ở NHTM;
Đề cập những nội dung về quản trị vốn nợ của NHTM trên các góc độ về quản 
trị qui mô và cơ cấu, quản trị kỳ hạn, quản trị thanh khoản;
Đề cập các phương thức tăng cường huy động vốn của các NHTM trong bối 
cảnh hội nhập tài chính ngân hàng và sự phát triển mạnh của thị trường 
chứng khoán.
v1.0011110214
4
NỘI DUNG
Nguồn vốn của NHTM;
Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn của NHTM;
Mục tiêu quản trị nguồn vốn của NHTM;
Nội dung quản trị nguồn vốn ở NHTM;
Phát triển các công cụ nợ.
1
2
3
4
5
v1.0011110214
5
1. NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Vốn chủ sở hữu;
1.2. Vốn nợ.
v1.0011110214 6
1.1. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Phân loại Vai trò
• Nguồn vốn hình thành ban đầu;
• Nguồn vốn bổ sung trong quá trình 
hoạt động;
• Các quỹ;
• Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi 
thành cổ phần.
• Là vật bảo đảm cho các chủ nợ, người gửi 
tiền, làm tăng niềm tin của dân chúng đối với 
NHTM. Đây là tiền đề có tính quyết định đến 
việc đa dạng hóa kinh doanh;
• Cung cấp năng lực tài chính để điều tiết sự 
tăng trưởng và phát triển ở NHTM, là tiền đề 
để phát triển các dịch vụ tài chính mới, là cơ 
sở để cải thiện hạ tầng cơ sở tài chính của 
NHTM.
v1.0011110214
7
Anh/chị có hiểu biết gì về vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam hiện nay?
CÂU HỎI THẢO LUẬN
v1.0011110214 8
1.2. VỐN NỢ
Tiền gửi và các nghiệp 
vụ huy động tiền gửi
Tiền vay và các nghiệp vụ đi 
vay của NHTM
Vốn nợ khác
• Tiền gửi thanh toán;
• Tiền gửi có kỳ hạn của 
tổ chức;
• Tiền gửi tiết kiệm của 
dân cư;
• Tiền gửi của các tổ
chức tín dụng khác.
• Vay NHTW;
• Vay các tổ chức tín dụng khác;
• Vay trên thị trường vốn.
• Tiền uỷ thác;
• Tiền trong thanh toán;
• Tiền khác: thuế chưa 
nộp, lương chưa trả
v1.0011110214
9
2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN VỐN CỦA NHTM
2.1. Tiền gửi;
2.2. Tiền vay;
2.3. Các nguồn vốn khác.
v1.0011110214
2.1. TIỀN GỬI
10
• Đây là nguồn vốn có qui mô lớn nhất và có tính quyết định hoạt động kinh 
doanh của NHTM;
• Chịu sự qui định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc;
• Thường rất nhạy cảm với các biến động về lãi suất;
• Cơ cấu thay đổi phụ thuộc vào thu nhập, thói quen, cơ cấu dân cư, 
marketing ngân hàng
v1.0011110214
11
• Tỷ trọng thường thấp hơn tiền gửi;
• Không phải là nguồn vốn thường 
xuyên của NHTM;
• Tính ổn định cao hơn;
• Không phải chịu dự trữ bắt buộc và
bảo hiểm tiền gửi;
• Lãi suất do NHTW qui định phụ
thuộc vào: 
 Chính sách tiền tệ trong từng 
thời kỳ nhất định;
 Cung cầu trên thị trường liên 
ngân hàng; 
 Mức độ rủi ro và thương hiệu 
của từng NHTM.
2.2. TIỀN VAY
v1.0011110214
12
• Tỷ trọng thường không cao (trừ nguồn 
vốn uỷ thác).
• Phần lớn nguồn vốn này không phải trả 
lãi, nhưng chi phí vốn thường lớn (tìm 
kiếm chủ đầu tư uỷ thác, nghiên cứu 
dự án mà chủ đầu tư tài trợ).
2.3. CÁC NGUỒN VỐN KHÁC
v1.0011110214
3. MỤC TIÊU QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN Ở NHTM
13
• Tìm kiếm các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu về qui 
mô kinh doanh.
• Đa dạng hoá các nguồn vốn nhằm: 
 Giảm rủi ro huy động vốn;
 Duy trì sự ổn định nguồn vốn kinh doanh; 
 Giảm thiểu chi phí huy động;
 Phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.
• Tìm kiếm công cụ nợ mới.
v1.0011110214
14
4.1. Quản trị quy mô và cơ cấu;
4.2. Quản trị lãi suất chi trả;
4.3. Quản trị kỳ hạn nguồn vốn.
4. NỘI DUNG QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN Ở NHTM
v1.0011110214
4.1. QUẢN TRỊ QUY MÔ VÀ CƠ CẤU
15
• Mục tiêu: Nhằm đưa ra và thực thi 
các biện pháp để gia tăng qui mô và 
thay đổi cơ cấu một cách hiệu quả.
• Nội dung:
 Thống kê đầy đủ, kịp thời các thay 
đổi về các loại nguồn vốn, tốc độ
quay vòng của từng loại;
 Phân tích các nhân tố tác động đến 
những thay đổi trên;
 Lập kế hoạch nguồn vốn cho từng 
giai đoạn phù hợp với nhu cầu sử
dụng vốn.
v1.0011110214
16
• Mục tiêu:
 Xác định các loại và cơ cấu lãi suất cho 
từng nguồn vốn khác nhau; 
 Duy trì qui mô và kết cấu nguồn phù hợp 
với yêu cầu kinh doanh và sinh lợi.
• Nội dung:
 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lãi 
suất huy động;
 Đa dạng hoá lãi suất gắn liền với mỗi loại 
sản phẩm huy động của từng NHTM trong 
từng điều kiện cụ thể. 
 Lãi suất huy động nguồn được phân biệt 
theo các hình thức khác nhau: theo thời 
gian, theo loại tiền, theo mục đích
4.2. QUẢN TRỊ LÃI SUẤT CHI TRẢ
v1.0011110214
17
• Mục tiêu: Xác định kỳ hạn của nguồn 
phù hợp với nhu cầu của kỳ hạn sử dụng 
vốn và tạo sự ổn định của nguồn vốn 
huy động ở NHTM.
• Nội dung:
 Xác định kỳ hạn danh nghĩa của 
nguồn và các nhân tố ảnh hưởng;
 Xác định kỳ hạn thực của nguồn và
các nhân tố ảnh hưởng;
 Xem xét khả năng chuyển hoán kỳ
hạn của nguồn.
4.3. QUẢN TRỊ KỲ HẠN NGUỒN VỐN 
v1.0011110214
18
4.3. QUẢN TRỊ KỲ HẠN NGUỒN VỐN 
Bao gồm Nội dung Nhân tố ảnh hưởng
Kỳ hạn 
danh nghĩa
• Gắn với các kỳ hạn huy động với một 
mức lãi suất nhất định theo xu 
hướng: kỳ hạn càng dài thì lãi suất 
càng cao. 
• Thông thường, người gửi tiền sẽ duy 
trì kỳ hạn theo danh nghĩa nhằm 
hưởng lợi cao nhất. 
• Kỳ hạn danh nghĩa phản ánh tính ổn 
định của nguồn vốn.
• Thu nhập của dân chúng;
• Ổn định kinh tế vĩ mô;
• Khả năng chuyển đổi các 
công cụ nợ;
• Kỳ hạn cho vay và đầu tư
Kỳ hạn 
thực tế
Là thời gian mà khoản tiền tồn tại liên 
tục tại NHTM.
• Nhu cầu chi tiêu đột xuất;
• Lãi suất cạnh tranh giữa các 
NHTM;
• Lãi suất giữa các nguồn huy 
động khác nhau.
v1.0011110214
19
4.3. QUẢN TRỊ KỲ HẠN NGUỒN VỐN 
• Lựa chọn cơ cấu lãi suất hợp lý nhằm:
 Tăng tổng nguồn vốn;
 Tiết kiệm chi phí huy động nguồn;
 Tăng tính ổn định của nguồn vốn huy động.
• Phương pháp quản lý:
 Dựa vào những loại tiền gửi chủ yếu;
 Xây dựng mối quan hệ chiến lược với người gửi lớn, tránh rút ra trong 
lúc căng thẳng tài chính;
 Đa dạng hoá các nguồn tiền gửi.
v1.0011110214
20
Anh/chị biết gì về các cuộc chạy đua nâng lãi suất huy động tại các NHTM 
những năm gần đây?
CÂU HỎI THẢO LUẬN
v1.0011110214
21
• Vay nợ trên thị trường vốn quốc tế;
• Phát hành chứng chỉ tiền gửi;
• Phát triển các hợp đồng mua bán lại;
• Phát hành các giấy nợ ngân hàng.
5. PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ NỢ
v1.0011110214 22
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Do nguồn vốn tự có thường rất thấp, nên nguồn vốn huy 
động và vốn vay có tính quyết định trong kinh doanh của 
NHTM.
• Các NHTM có thể huy động và đi vay từ nhiều nguồn khác 
nhau và bằng nhiều biện pháp khác nhau để tăng nguồn, 
song luôn phải chú trọng công tác quản trị nguồn vốn 
nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh và tăng hiệu 
quả hoạt động.

File đính kèm:

  • pdfquan_tri_ngan_hang_bai_2_nguon_von_va_quan_tri_nguon_von_nht.pdf