Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh bắc Hưng Yên

Bài viết trình bày nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu

tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Bắc Hưng Yên. Các nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay

vốn tại Chi nhánh được minh họa thông qua ví dụ thực tế. Kết quả cho thấy, nội dung thẩm định khía cạnh

tài chính của dự án tại Chi nhánh đã được cán bộ thẩm định (CBTĐ) thực hiện khá chi tiết và đầy đủ, tuy

nhiên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính được sử dụng chưa đa dạng. CBTĐ nên sử dụng thêm một số

chỉ tiêu đánh giá tài chính khác như: điểm hòa vốn, tỷ số B/C thì các kết luận tài chính sẽ toàn diện hơn.

Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh bắc Hưng Yên trang 1

Trang 1

Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh bắc Hưng Yên trang 2

Trang 2

Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh bắc Hưng Yên trang 3

Trang 3

Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh bắc Hưng Yên trang 4

Trang 4

Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh bắc Hưng Yên trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 7020
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh bắc Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh bắc Hưng Yên

Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh bắc Hưng Yên
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology94 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018
NỘI DUNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,
CHI NHÁNH BẮC HƯNG YÊN
Lê Thị Thu Thảo, Hoàng Thị Hồng Đào
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 11/10/2018
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 09/11/2018
Ngày bài báo được duyệt đăng: 30/11/2018
Tóm tắt:
Bài viết trình bày nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu 
tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Bắc Hưng Yên. Các nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay 
vốn tại Chi nhánh được minh họa thông qua ví dụ thực tế. Kết quả cho thấy, nội dung thẩm định khía cạnh 
tài chính của dự án tại Chi nhánh đã được cán bộ thẩm định (CBTĐ) thực hiện khá chi tiết và đầy đủ, tuy 
nhiên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính được sử dụng chưa đa dạng. CBTĐ nên sử dụng thêm một số 
chỉ tiêu đánh giá tài chính khác như: điểm hòa vốn, tỷ số B/C thì các kết luận tài chính sẽ toàn diện hơn.
Từ khóa: Thẩm định tài chính, phương pháp phân tích độ nhạy, NPV, IRR.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, các tổ chức tín dụng cũng như 
ngân hàng thương mại (NHTM) có rất nhiều rủi ro 
khác nhau khi cho vay nói chung và cho vay theo 
dự án nói riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau 
và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi 
đến hạn. Do đó, để quyết định có chấp nhận cho 
vay hay không, các NHTM cần phải coi trọng việc 
phân tích tín dụng nói chung và thẩm định tài chính 
dự án nói riêng.
Nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại 
NHTM gồm ba nội dung chính là thẩm định khách 
hàng vay vốn, thẩm định dự án vay vốn và thẩm 
định tài sản đảm bảo tiền vay. Thẩm định tài chính 
dự án là một trong sáu nội dung của thẩm định dự 
án vay vốn. Song đây được coi là phần quan trọng 
nhất, bởi thông qua các chỉ tiêu đánh giá tài chính 
các CBTĐ có thể đánh giá được khả năng sinh lời 
cũng như khả năng chi trả nợ của dự án. Thẩm định 
tài chính dự án được coi là nội dung có tính chất 
quyết định đến kết luận của ngân hàng về việc cho 
vay vốn, về thời hạn cho vay, điều kiện cho vay 
cũng như tiến trình bỏ vốn.
Tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển 
Việt Nam (BIDV), chi nhánh Bắc Hưng Yên, các 
CBTĐ luôn xác định rõ thẩm định tài chính là một 
công việc phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn và kinh 
nghiệm rất cao. Do vậy, khi tiến hành thẩm định tài 
chính dự án vay vốn các CBTĐ thường xuyên phải 
trao đổi thông tin với chuyên gia và phải sử dụng 
kết hợp nhiều phương pháp thẩm định như phương 
pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp 
phân tích độ nhạy. 
Qua một thời gian đến quan sát trực tiếp kết 
hợp tìm hiểu thực tế tại Chi nhánh, tác giả tổng kết 
lại các nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn 
tại BIDV Bắc Hưng Yên, minh họa các nội dung 
thẩm định bằng một ví dụ cụ thể, từ đó nhận xét 
những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong nội 
dung thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Chi 
nhánh. Đồng thời đề xuất một số giải pháp để hoàn 
thiện nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn 
tại Chi nhánh.
2. Nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn 
tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt 
Nam, chi nhánh Bắc Hưng Yên
Để thẩm định nội dung tài chính của dự án, 
CBTĐ đã chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh 
đối chiếu các chỉ tiêu và phương pháp phân tích độ 
nhạy để thẩm định các nội dung chi tiết sau:
- Thẩm định tổng mức vốn đầu tư: CBTĐ 
đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với các 
dự án tương tự để kiểm tra mức độ đầy đủ của từng 
khoản chi phí trong dự án, so sánh suất vốn đầu tư 
nhà nước đã ban hành hoặc với một số dự án tương 
tự để đánh giá tính chính xác của tổng vốn đầu tư.
- Đánh gía tiến độ bỏ vốn đầu tư dựa vào tiến 
độ thực hiện đầu tư. 
- Sau khi kiểm tra nhu cầu bỏ vốn theo tiến 
độ thì các CBTĐ kiểm tra các nguồn vốn huy động 
cho dự án và mức độ tham gia của từng loại, cụ thể: 
+ Đối với vốn tự có của dự án: CBTĐ 
xác định nguồn vốn tự có của doanh nghiệp là bao 
nhiêu, cơ cấu nguồn vốn bao gồm bao nhiêu bằng 
tài sản, bao nhiêu bằng tiền.
+ Đối với vốn huy động: CBTĐ xác định 
rõ các tổ chức tài trợ với mức độ bao nhiêu, lãi suất 
cho vay, thời hạn cho vay.
- Thẩm định doanh thu, chi phí: CBTĐ 
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology 95
thường so sánh, đối chiếu với giá của sản phẩm 
hoặc giá của các khoản chi phí với các dự án tương 
tự và thị trường hiện hành để đánh giá doanh thu và 
chi phí.của dự án, cụ thể: 
+ CBTĐ căn cứ vào các kế hoạch, phương 
thức kinh doanh sản phẩm của dự án trong tương 
lai, căn cứ vào mức giá bán hàng hóa đã được thẩm 
định lại để dự báo doanh thu, lợi nhuận dự án theo 
từng năm dự kiến.
+ Kiểm tra chi phí: CBTĐ đánh giá tính 
chính xác, đầy đủ, hợp lý của từng khoản mục phí, 
tính toán chi phí vay của ngân hàng, tính toán các 
mức thuế phải nộp, kiểm tra khấu hao
- Thẩm định dòng tiền của dự án: Thường thì 
CBTĐ cho khoảng thời gian tính dòng tiền dài hơn 
thời gian sử dụng vốn vay mà dự án đề xuất. CBTĐ 
sử dụng tổng vốn đầu tư, doanh thu và lợi nhuận ở 
trên để tính toán dòng thu và dòng chi. Trong nội 
dung thẩm định này, ngoài việc sử dụng các phương 
pháp thẩm định thì CBTĐ còn phải căn cứ vào kinh 
nghiệm bản thân để đưa ra các đánh giá. Tại Chi 
nhánh các CBTĐ phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm 
tín dụng, do vậy hầu hết các vấn đề liên quan đến 
dòng tiền không hợp lý do người lập dự án thổi 
phồng lên đều bị CBTĐ phát hiện ra.
- Tiếp theo CBTĐ thẩm định tỷ suất chiết 
khấu cho dự án. Tại Chi nhánh đây chính là chi phí 
sử dụng vốn bình quân.
- Kiểm tra các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của 
dự án, về phương pháp tính, số liệu có chính xác 
hay không. Các chỉ tiêu hiệu quả mà Chi nhánh sử 
dụng là giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV), 
tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian thu hồi 
vốn (T).
- Thẩm định khả năng hoàn trả nợ vay: Dựa 
trên căn cứ về kế hoạch trả nợ, CBTĐ sử dụng 
phương pháp so sánh đối chiêu nguồn trả nợ dự kiến 
với dòng tiền thuần của dự án qua các năm để xem 
xét sự hợp lý, sự đảm bảo của nguồn trả nợ. Từ đó, 
CBTĐ xem xét có thiếu hụt vào các năm hay không 
để rút ra đánh giá về khả năng hoàn trả nợ vay.
- Phân tích độ nhạy: CBTĐ đã sử dụng 
phương pháp phân tích độ nhạy để đánh giá sự thay 
đổi của các chỉ tiêu hiệu quả khi có các yếu tố liên 
quan thay đổi. Tại chi nhánh, CBTĐ thường lấy sự 
tay đổi của các yếu tố liên quan trong khoảng từ 5 
đến 10% sau đó tính lại các chỉ tiêu hiệu quả, từ đó 
biết được dự án nhạy cảm với yếu tố nào.
3. Ví dụ minh họa: “Thẩm định tài chính dự án 
xây dựng Nhà máy gạch Tuynel Hoàng Anh”
Ngày 24/11/2016 ông Nguyễn Văn Thuyết 
– Giám đốc công ty TNHH TM&DV Hoàng Anh 
đã đến ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt 
Nam, chi nhánh Bắc Hưng Yên để xin cấp khoản 
vay trị giá 25 tỉ đồng để phục vụ cho dự án đầu tư 
xây dựng nhà máy gạch Tuynel. Tại phòng Quan hệ 
khách hàng doanh nghiệp, ông Hoàng Thanh Hải – 
Trưởng phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp đã 
chỉ định anh Nguyễn Việt Hưng – Cán bộ tín dụng 
của phòng trực tiếp thu nhận, kiểm tra hồ sơ và tiến 
hành thẩm định dự án của doanh nghiệp này. Sau 
khi nhận công việc được giao, CBTĐ (anh Nguyễn 
Việt Hưng) đã thực hiện các công việc thẩm định, 
trong đó có nội dung thẩm định tài chính của dự án 
vay vốn như sau:
- Thẩm định Tổng mức vốn đầu tư: Căn 
cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế 
kết cấu dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch 
Tuynel của công ty TNHH TM&DV Hoàng Anh đã 
được phê duyệt và tham khảo định mức, đơn giá 
xây dựng. CBTĐ đã dự tính tổng mức vốn đầu tư là 
63.681 triệu đồng, cụ thể:
+ Chi phí san lấp, giải phóng mặt bằng: 
13.396 triệu đồng
+ Chi phí xây dựng: 26.735 triệu đồng
+ Chi phí MMTB: 10.944 triệu đồng
+ Chi phí khác (quản lý, khảo sát, thiết kế, 
dự phòng): 2.556 triệu đồng
+ Vốn lưu động: 10.000 triệu đồng.
(Mô tả chi tiết tại: Phụ lục Chi phí mặt bằng, 
phụ lục Chi phí xây dựng, phụ lục Chi phí máy móc 
thiết bị kèm trong hồ sơ thẩm định)
- Thẩm định nguồn vốn huy động cho dự 
án: CBTĐ đã dựa vào báo cáo tài chính của doanh 
nghiệp, hồ sơ dự án vay vốn và xác định: 
+ Vốn tự có tham gia: 53.681 triệu đồng, 
chiếm tỷ lệ 81,7%.
+ Vốn vay BIDV dự kiến: 10.000 triệu 
đồng, chiếm tỷ lệ 19,3%.
CBTĐ nhận xét: Toàn bộ 53.681 triệu đồng 
vốn tự có được các các thành viên góp vốn để thực 
hiện dự án, đến nay đã góp được 30.000 triệu đồng 
(có chứng từ góp vốn đầy đủ và đã thực hiện thanh 
toán để thi công dự án), còn lại 23.681 triệu đồng 
sẽ được các thành viên dự kiến góp nốt từ ngày 
20/12/2015 đến ngày 31/12/2015 để tiếp tục triển 
khai dự án. Với tiềm lực tài chính dồi dào của các 
thành viên góp vốn thì việc góp đủ vốn tự có để 
triển khai dự án là rất rõ ràng.
- Thẩm định doanh thu: Công suất thiết kế 
của DN là 35 triệu viên/ năm. Công suất dự kiến 
là năm 1 đạt 80%, năm 2 là 90%, từ năm thứ 3 đạt 
100% như công suất dự tính.
+ Giá bán: Khách hàng xây dựng giá bán 
năm sau cao hơn năm trước 5%. CBTĐ đã tham 
khảo giá bán của các lò gạch trên địa bàn tỉnh Hưng 
Yên, cũng như một số khách hàng của Chi nhánh 
cũng đang sản xuất gạch như lò gạch Thành Phát, 
Bảo Khê cho thấy giá gạch khách hàng xây dựng 
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology96 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018
như trên đang thấp hơn thị trường khoảng 10 đồng/
viên mỗi loại. 
CBTĐ tiếp tục tham khảo giá gạch của các 
công ty xây dựng, các công trình đang thi công thì 
giá gạch đang dao động khoảng 1.200 đồng/viên 
đối với gạch đặc, 950 đồng/viên đối với gạch lỗ và 
đang có xu hướng tăng khi vào mùa xây dựng.
+ Doanh thu hàng năm của dự án được dự 
kiến khoảng từ 26 đến 50 tỉ đồng. Trình bày chi tiết 
như sau:
Bảng 1. Dự tính doanh thu (ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 
Công suất hoạt 
động
80% 90% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Sản lượng 28,000 31,500 35,000 35,000 35,000 35,000 35,000 35,000 35,000 35,000
- Gạch đặc A1 
(nghìn viên)
12,800 14,400 16,000 16,000 16,000 16,000 16,000 16,000 16,000 16,000
- Gạch đặc A2 
(nghìn viên)
3,200 3,600 4,000 4,000 4,000 4,000 4,000 4,000 4,000 4,000
- Gạch rỗng A1 
(nghìn viên)
9,600 10,800 12,000 12,000 12,000 12,000 12,000 12,000 12,000 12,000
- Gạch rỗng A2 
(nghìn viên)
2,400 2,700 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000
Giá bán
- Gạch đặc A1 
(nghìn đồng)
1,150 1,208 1,268 1,331 1,398 1,468 1,541 1,618 1,699 1,784
- Gạch đặc A2 
(nghìn đồng)
950 998 1,047 1,100 1,155 1,212 1,273 1,337 1,404 1,474
- Gạch rỗng A1 
(nghìn đồng)
950 998 1,047 1,100 1,155 1,212 1,273 1,337 1,404 1,474
- Gạch rỗng A2 
(nghìn đồng)
750 788 827 868 912 957 1,005 1,055 1,108 1,163
Doanh thu 28,680 33,878 39,525 41,501 43,576 45,755 48,042 50,445 52,967 55,615
+ Gạch đặc A1 14,720 17,388 20,286 21,300 22,365 23,484 24,658 25,891 27,185 28,544
+ Gạch đặc A2 3,040 3,591 4,190 4,399 4,619 4,850 5,092 5,347 5,614 5,895
+ Gạch rỗng A1 9,120 10,773 12,569 13,197 13,857 14,550 15,277 16,041 16,843 17,685
+ Gạch rỗng A2 1,800 2,126 2,481 2,605 2,735 2,872 3,015 3,166 3,324 3,490
Thuế VAT 2,868 3,388 3,952 4,150 4,358 4,575 4,804 5,044 5,297 5,562
Doanh thu sau 
thuế VAT
25,812 30,490 35,572 37,351 39,218 41,179 43,238 45,400 47,670 50,054
- Thẩm định chi phí: Trên cơ sở tham khảo 
giá cả của các NVL, chi phí đầu vào trên thị trường, 
quy định hiện hành của pháp luật về các khoản thuế, 
về tỷ lệ trích BHXH, lãi suất cho vay dự kiến, tài 
sản cố định hàng nămCBTĐ đã dưa ra các nội 
dung sau:
+ Dự kiến chi phí hàng năm: Bao gồm 
nhiều khoản như chi phí cho NVL, chi phí tiện ích, 
chi phí lương, chi phí sửa chữa bảo dưỡng, chi phí 
quản lý- bán hàng, chi phí bảo hiểm.
+ Chi phí cho lao động: Chi tiết cho mỗi 
chức vụ lao động cụ thể từ giám đốc, phó giám đốc, 
kế toán,  đến các nhân vien vệ sinh. Ước tính chi 
phí lao động trung bình mỗi năm là 6.378 triệu đồng.
+ Chi phí lãi vay: CBTĐ tính lãi hàng năm 
theo phương pháp lãi nhập gốc, trừ dần các khoản 
vốn gốc trả vào cuối năm theo kế hoạch và xác định 
thời gian hoàn trả vốn vay là 03 năm.
+ Dự kiến định mức sản xuất: Dự kiến mỗi 
năm Nhà máy sản xuất 35.000 viên mỗi năm.
+ Về khấu hao tài sản cố định: Căn cứ vào 
chế độ trích khấu hao TSCĐ theo thông tư 145 của Bộ 
tài chính. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng. 
Thời gian khấu hao nhà xưởng, vật kiến trúc: 15 
năm. Thời gian khấu hao máy móc trung bình: 7 năm.
- Thẩm định dòng tiền dự án: Từ các tính 
toán doanh thu và chi phí như trên, CBTĐ đã tổng 
hợp thành bảng dòng tiền, chi tiết như sau:
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology 97
Bảng 2. Dòng tiền của dự án (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục Năm hoạt động
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1. Doanh thu 
trước thuế
 25,812 30,490 35,572 37,351 39,218 41,179 43,238 45,400 47,670 50,054 
2. Chi phí hoạt 
động trước thuế
 18,410 20,520 22,797 23,890 25,038 26,271 27,539 28,870 30,285 31,771 
3. Khấu hao 3,281 3,281 3,281 3,281 3,281 3,281 3,281 1,710 1,710 1,710
4. Lợi nhuận 
trước thuế và lãi 
vay
 7,402 9,971 12,775 13,461 14,181 14,908 15,699 16,530 17,385 18,283 
5. Lãi vay phải 
trả
 990 660 220 - - - - - - - 
- Lãi vay trung 
hạn
 990 660 220 - - - - - - - 
- Lãi vay ngắn 
hạn
 - - - - - - - - - - 
6. Lợi nhuận 
trước thuế
 6,412 9,311 12,555 13,461 14,181 14,908 15,699 16,530 17,385 18,283 
7. Lợi nhuận chịu 
thuế
 6,412 9,311 12,555 13,461 14,181 14,908 15,699 16,530 17,385 18,283 
8. Thuế thu nhập 
doanh nghiệp
 1,411 2,048 2,762 2,961 3,120 3,280 3,454 3,637 3,825 4,022
9. Lợi nhuận sau 
thuế
 5,001 7,262 9,793 10,500 11,061 11,628 12,245 12,893 13,560 14,261 
10. Chi cổ tức, 
quỹ KT, PL
11. Lợi nhuận 
tích luỹ
 5,001 7,262 9,793 10,500 11,061 11,628 12,245 12,893 13,560 14,261 
12. Dòng tiền 
hàng năm dự án
(52,547) 8,282 10,543 13,074 13,781 14,342 14,909 15,526 14,603 15,271 15,971 
Căn cứ trên bảng dòng tiền của dự án, có thể 
nhận xét dự án có lợi nhuận dương. CBTĐ sử dụng 
phần mềm excel và tính toán được các chỉ tiêu hiệu 
quả tài chính dự án như sau:
+ Giá trị hiện tại thuần (NPV): 23.290 triệu đồng.
+ Tỷ suất hoàn vốn (IRR): 19,55%
+ Thời gian hoàn vốn (T): 6 năm 4 tháng.
=> CBTĐ kết luận, DA có hiệu quả về mặt 
kinh tế.
- Thẩm định khả năng trả nợ của dự án: 
CBTĐ đã tính toán lại bảng cân đối khả năng trả 
nợ, chi tiết như sau:
Bảng 3. Bảng cân đối trả nợ (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 
1. Nguồn trả nợ 8,354 10,615 13,146 13,853 14,414 14,981 15,598 14,675 15,343 16,043 
- Khấu hao cơ bản 3,353 3,353 3,353 3,353 3,353 3,353 3,353 1,782 1,782 1,782 
- Lợi nhuận sau thuế 
để lại
5,001 7,262 9,793 10,500 11,061 11,628 12,245 12,893 13,560 14,261 
- Nguồn bổ sung 
2. Dự kiến trả nợ 
hàng năm
 2,000 4,000 4,000 - 
3. Cân đối: 1 - 2 6,354 6,615 9,146 13,853 14,414 
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology98 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018
Doanh nghiệp trả nợ gốc trong vòng 3 năm 
đầu thực hiện dự án, trích 100% khấu hao và một 
phần lợi nhuận để trả nợ gốc. CBTĐ cho rằng đây 
là kế hoạch trả nợ hợp lý và đòi hỏi dự án phải hoạt 
động hiệu quả, có lãi ngay từ năm đầu tiên vận hành. 
- Phân tích độ nhạy của dự án: Việc phân 
tích độ nhạy được CBTĐ thực hiện với các thông 
số trọng yếu: 
+ Lãi vay dài hạn: Công ty dự kiến vốn vay 
tham gia dự án chiếm 15.7% Tổng vốn đầu tư nên 
hiệu quả dự án có độ nhạy trung bình với biến động 
lãi suất cho vay trung dài hạn, khi chi phí lãi vay 
biến động tăng 10% (tức lãi vay trung dài hạn là 
12.1%) thì NPV là 19.397 và IRR là 19,49% cho 
thấy DA vẫn đảm bảo hiệu quả cao.
+ Tổng vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư ảnh 
hưởng trực tiếp tới chi phí khấu hao và hiệu quả 
DA. Kết quả khảo sát độ nhạy cho thấy, khi tổng 
mức đầu tư biến động 10% (tương đương 6.400 
triệu đồng), NPV và IRR của DA vẫn hiệu quả. Tuy 
nhiên, do DA đã được triển khai khoảng 50%, các 
hạng mục chính đã triển khai hoặc đã ký hợp đồng 
và đặt cọc nên khả năng Tổng mức đầu tư biến động 
tới 10% là khó xảy ra.
Kết thúc quá trình thẩm định tài chính dự án 
CBTĐ kết luận như sau: Dự án có tính khả thi và 
mang lại hiệu quả.
4. Kết luận
CBTĐ đã thẩm định khá chi tiết, đầy đủ các 
nội dung của thẩm định tài chính dự án. Tuy nhiên 
còn một số vấn đề về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính 
của dự án, về mức tỷ lệ biến động khi phân tích độ 
nhạy mà các CBTĐ tại Chi nhánh đang mắc phải 
cần được khắc phục ngay như sau:
Thứ nhất, với các chỉ tiêu tài chính thẩm 
định tính khả thi của dự án các CBTĐ mới chỉ dừng 
lại ở các chỉ tiêu căn bản như NPV, IRR, thời gian 
hoàn vốn (T). Điều này là chưa toàn diện. CBTĐ 
cần tính toán thêm các chỉ tiêu khác như điểm hòa 
vốn (BEF), tỷ số doanh thu/chi phí (B/C)... khi đó 
đánh giá sẽ đầy đủ và chính xác hơn.
Thứ hai, khi phân tích độ nhạy các CBTĐ lấy 
sự thay đổi của các yếu tố liên quan trong khoảng 
từ 5 đến 10% với tất cả các dự án. Điều này không 
đảm bảo sự phù hợp với qui mô hoạt động của các 
loại dự án khác nhau. Với mức tỷ lệ dự án vay vốn 
của nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh 
lên tới hơn 70% thì mức biến động từ 5 đến 10% mà 
các CBTĐ đang áp dụng là quá lớn, dẫn đến kết qur 
phân tích độ nhạy không đảm bảo tính chính xác, 
đồng thời CBTĐ cũng không biết chính xác được 
điểm hòa vốn của dự án nằm tại mức nào.
Để khắc phục những hạn chế trên, Chi nhánh 
cần có những giải pháp thiết thực như sau:
Một là, đưa thêm các chỉ tiêu điểm hòa vốn, 
tỷ số doanh thu/chi phí vào mẫu hồ sơ thẩm định 
và yêu cầu bắt buộc 100% các CBTĐ cần phải thực 
hiện khi tiến hành thẩm định. Với yêu cầu khắt khe 
này, bắt buộc các CBTĐ phải tự tìm hiểu, nghiên 
cứu cách áp dụng các chỉ tiêu mới từ đó nâng cao 
chất lượng thẩm định tài chính các dự án.
Hai là, cần phải đưa ra các mức qui chuẩn 
riêng về mức biến động khi phân tích độ nhạy với 
từng loại hình dự án vay vốn để các CBTĐ dễ dàng 
áp dụng. Điều này sẽ giúp CBTĐ chủ động, linh 
hoạt hơn trong việc phân tích độ nhạy đồng thời 
nâng cao tính chính xác của quá trình phân tích.
Ba là, Chi nhánh cần tích cực hơn trong việc 
mở các khóa bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên 
môn ngắn hạn, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cho 
các CBTĐ với các Chi nhánh khác trong hệ thống 
để các CBTĐ có thêm cơ hội học hỏi, nâng cao kiến 
thức, kĩ năng trong quá trình làm việc nói chung và 
quá trình thẩm định tài chính dự án nói riêng.
Tài liệu tham khảo
[1]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Quy trình cấp tín dụng cho khách hàng doanh 
nghiệp.
[2]. Ngân hàng thắt chặt khâu thẩm định -
[3]. BIDV Bắc Hưng Yên (2013-2017), Báo cáo hoạt động thẩm định từ 2013-2017.
[4]. 
[5]. 
CONTENT OF FINANCIAL EVALUATION OF INVESTMENT PROJECT CAPITAL
AT THE COMMERCIAL BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM, 
NORTH HUNG YEN BRANCH
Abstract:
The article presents the content of financial appraisal of the loan project at Vietnam Joint Stock 
Commercial Bank for Investment and Development, North Hung Yen branch. The contents of financial 
appraisal of the loan project at the Branch are illustrated through practical examples. The results showed 
that the content of the financial aspect of the project at the Branch was carried out in detail and fully by 
the appraisal officer, but the financial performance evaluation criteria used is not diverse. The appraisal 
officers should use some other financial evaluation indicators such as breakeven point, benefit cost ratio ... 
then the financial conclusions will be more comprehensive.
Keywords: Financial appraisal, sensitivity analysis method, net present value, rate of return.

File đính kèm:

  • pdfnoi_dung_tham_dinh_tai_chinh_du_an_dau_tu_vay_von_tai_ngan_h.pdf