Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm “the five love languages” (gary chapman) và “năm ngôn ngữ tình yêu"

Đề tài ―Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm The five love

languages (Gary Chapman) và Năm ngôn ngữ tình yêu (Việt Hà dịch)‖ là đề tài cần thiết,

có nhiều ý nghĩa và đặc biệt là có giá trị quan trọng cuộc sống, đặc biệt là cách thể hiện

tình yêu của giới trẻ ở Việt Nam cũng nhƣ giới trẻ trên thế giới hiện nay. Để thực hiện

đƣợc đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp khảo sát, thống kê, phân loại,

Trong bối cảnh, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, tiểu sử tác giả và trên cơ sở những thông điệp

về tình yêu đƣợc thu thập, chúng tôi tiến hành liệt kê, miêu tả, phân tích và tổng hợp

những đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của chúng cũng nhƣ những điểm giống nhau, khác

nhau về cách sử dụng, về đặc trƣng văn hóa ứng xử thể hiện trong tình yêu giữa hai ngôn

ngữ (Anh-Việt). Từ đó, chúng tôi đƣa ra những ứng dụng trong hoạt động chuyển dịch,

hoạt động dạy và học tiếng thông qua những nét văn hóa và liên văn hóa giữa các ngôn

ngữ.

Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm “the five love languages” (gary chapman) và “năm ngôn ngữ tình yêu trang 1

Trang 1

Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm “the five love languages” (gary chapman) và “năm ngôn ngữ tình yêu trang 2

Trang 2

Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm “the five love languages” (gary chapman) và “năm ngôn ngữ tình yêu trang 3

Trang 3

Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm “the five love languages” (gary chapman) và “năm ngôn ngữ tình yêu trang 4

Trang 4

Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm “the five love languages” (gary chapman) và “năm ngôn ngữ tình yêu trang 5

Trang 5

Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm “the five love languages” (gary chapman) và “năm ngôn ngữ tình yêu trang 6

Trang 6

Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm “the five love languages” (gary chapman) và “năm ngôn ngữ tình yêu trang 7

Trang 7

Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm “the five love languages” (gary chapman) và “năm ngôn ngữ tình yêu trang 8

Trang 8

Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm “the five love languages” (gary chapman) và “năm ngôn ngữ tình yêu trang 9

Trang 9

Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm “the five love languages” (gary chapman) và “năm ngôn ngữ tình yêu trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 6860
Bạn đang xem tài liệu "Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm “the five love languages” (gary chapman) và “năm ngôn ngữ tình yêu"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm “the five love languages” (gary chapman) và “năm ngôn ngữ tình yêu"

Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm “the five love languages” (gary chapman) và “năm ngôn ngữ tình yêu"
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 168 
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LIÊN VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIAO TIẾP 
QUA TÁC PHẨM “THE FIVE LOVE LANGUAGES” (GARY 
CHAPMAN) VÀ “NĂM NGÔN NGỮ TÌNH YÊU” (VIỆT HÀ DỊCH) 
Trần Thị Kim Tuyến 
Trƣờng Đại học Sài Gòn 
Tóm tắt 
Đề tài ―Những vấn đề về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm The five love 
languages (Gary Chapman) và Năm ngôn ngữ tình yêu (Việt Hà dịch)‖ là đề tài cần thiết, 
có nhiều ý nghĩa và đặc biệt là có giá trị quan trọng cuộc sống, đặc biệt là cách thể hiện 
tình yêu của giới trẻ ở Việt Nam cũng nhƣ giới trẻ trên thế giới hiện nay. Để thực hiện 
đƣợc đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp khảo sát, thống kê, phân loại, 
Trong bối cảnh, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, tiểu sử tác giả và trên cơ sở những thông điệp 
về tình yêu đƣợc thu thập, chúng tôi tiến hành liệt kê, miêu tả, phân tích và tổng hợp 
những đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của chúng cũng nhƣ những điểm giống nhau, khác 
nhau về cách sử dụng, về đặc trƣng văn hóa ứng xử thể hiện trong tình yêu giữa hai ngôn 
ngữ (Anh-Việt). Từ đó, chúng tôi đƣa ra những ứng dụng trong hoạt động chuyển dịch, 
hoạt động dạy và học tiếng thông qua những nét văn hóa và liên văn hóa giữa các ngôn 
ngữ. 
Từ khóa 
liên văn hóa ứng xử, liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp, năm ngôn ngữ tình yêu 
1. Mở đầu 
Trong từng ―lời ăn tiếng nói‖ của các nhân vật khi giao tiếp đều có thể hiện những nét văn 
hóa ứng xử riêng biệt của từng ngôn ngữ ở mỗi dân tộc. Đề tài của chúng tôi ―Những vấn đề 
về liên văn hóa ứng xử trong giao tiếp qua tác phẩm The five love languages và Năm ngôn 
ngữ tình yêu‖ là đề tài có nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là cách 
thể hiện tình yêu của giới trẻ ở Việt Nam cũng nhƣ giới trẻ trên thế giới hiện nay. Để thực 
hiện đƣợc đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp khảo sát, thống kê, phân loại, 
Nghiên cứu bối cảnh, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, tiểu sử tác giả và trên cơ sở những thông 
điệp về tình yêu đƣợc thu thập, chúng tôi tiến hành liệt kê, miêu tả, phân tích và tổng hợp 
những đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của chúng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đƣa ra những 
điểm giống nhau, khác nhau về cách sử dụng, về đặc trƣng văn hóa ứng xử thể hiện trong tình 
yêu, mà cụ thể trong bài viết này là liên văn hóa ứng xử xƣng hô và thái độ của nhân vật tham 
gia giao tiếp ở hai ngôn ngữ (Anh-Việt). Từ đó, chúng tôi đƣa ra những ứng dụng trong hoạt 
động chuyển dịch, hoạt động dạy và học tiếng thông qua những nét văn hóa và liên văn hóa 
giữa các ngôn ngữ. 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Vài nét về khái niệm “văn hóa” 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 169 
Văn hóa là một khái niệm đƣợc hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau dựa trên những góc độ 
khác nhau, nó thể hiện đƣợc quá trình và trình độ nhận thức của con ngƣời trong một giai 
đoạn phát triển lịch sử nào đó. 
Theo tác giả Margaret Mead cho rằng ―Văn hóa là toàn thể những hình thức ứng xử mà một 
nhóm cá nhân đƣợc hợp nhất bởi truyền thống chung, truyền lại cho con cháu họ ...‖ (dẫn theo 
tác giả Hữu Đạt, tr. 17). Tác giả Hoàng Phê trong Từ điển tiếng Việt (tr. 1135) đã khẳng định 
văn hóa có những ý nghĩa nhƣ sau: 
a. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá 
trình lịch sử: Kho tàng văn hóa dân tộc, văn hóa phƣơng đông, nền văn hóa cổ. 
b. Những hoạt động của con ngƣời nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần (nói tổng quát): Phát 
triển kinh tế và văn hóa, công tác văn hóa quần chúng. 
c.Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát): Học văn hóa, trình độ văn hóa. 
d. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh: Sống có văn hóa, ăn nói thiếu 
văn hóa. 
e. Nhóm di vật từ xƣa để lại (từ thời kì lịch sử cổ xƣa), có những đặc điểm giống nhau: Văn 
hóa rìu hai vai, văn hóa gốm màu. 
Hồ Chí Minh thì cho rằng, ―văn hoá là tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu 
hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi 
của sự sinh tồn‖ (tr. 431). 
Tác giả Phan Ngọc cũng nói rằng: ―Không có cái vật gì gọi là văn hóa cả và ngƣợc lại, bất kì 
vật gì cũng có cái mặt văn hóa. Văn hóa là một quan hệ, nó là quan hệ giữa thế giới biểu 
tƣợng với thế giới thực tại. Quan hệ ấy biến thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc ngƣời, 
một cá nhân so với một tộc ngƣời khác, một cá nhân khác. Nét khu biệt các kiểu lựa chọn làm 
cho chúng khác nhau, đó là độ khúc xạ‖. 
Còn tác giả Hữu Đạt ―Văn hóa là một hiện tƣợng thuộc xã hội loài ngƣời, đối lập với những 
hiện tƣợng thuộc hiện tƣợng thiên nhiên nhƣ gió, mƣa, sấm, chớp, sông, biển... Văn hóa bao 
giờ cũng mang một đặc trƣng rất quan trọng: cải biến tự nhiên thông qua hoạt động có ý thức 
của con ngƣời‖ (tr. 16). 
Ngoài ra, khái niệm về văn hóa đã đƣợc các tác giả khác đề cập đến nhiều nhƣ Trần Ngọc 
Thêm, Nguyễn Thị Kim Ngọc, Nguyễn Đức Tồn... 
Tóm lại, văn hóa là một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, trong từng giai đoạn lịch sử 
về những kết quả, thành tựu về vật chất và tinh thần của con ngƣời và xã hội. 
2.2. Khái niệm về xƣng hô 
Xƣng hô không chỉ đơn giản là hệ thống các từ xƣng gọi trong ngôn ngữ, mà còn là vấn đề 
giao tiếp thể hiện khả năng ứng xử, tính lịch sự, văn hóa của cá nhân và cộng đồng dân tộc. 
Bên cạnh cái chung, mỗi ngôn ngữ, mỗi dân tộc thƣờng có hệ thống từ ngữ xƣng hô (TNXH) 
riêng, thể hiện văn hóa ứng xử và quan hệ xã hội của dân tộc đó. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 170 
 Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1994) ―Xƣng hô là tự xƣng mình và gọi ngƣời 
khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau‖ (tr.1124). Nhƣ 
vậy, khi tham gia giao tiếp, các nhân vật phải dùng TNXH. Ngoài ra, khái niệm từ xƣng hô đã 
đƣợc các tác giả k ... g đại từ nhân xƣng I ở ngôi thứ nhất số ít với sắc thái 
trung hòa khi nêu thắc mắc của bản thân trong một mối quan hệ liên cá nhân của ngƣời nói 
với ngƣời nghe ở một quan hệ bạn bè quen biết xã giao bình thƣờng và đƣợc chuyển dịch 
sang ví dụ (1‘) là ĐTNX tôi ở ngôi thứ nhất số ít với sắc thái trung hòa, thể hiện một mối 
quan hệ liên cá nhân theo quan hệ bạn bè quen biết xã giao bình thƣờng. 
Ngoài ra, ở ví dụ (1), ngƣời đàn ông còn có sử dụng ĐTNX you để gọi ngƣời đang nghe câu 
hỏi của mình với sắc thái trung hòa, cũng thể hiện mối quan hệ bạn bè giao tiếp xã giao bình 
thƣờng. Nhƣng ĐTNX you đƣợc chuyển sang tiếng Việt ở (1‘) là danh từ thân tộc anh với sắc 
thái lịch sự và có thể hiện mối quan hệ huyết thống gia đình nhƣng vì theo truyền thống văn 
hóa ngƣời Việt, các từ ngữ xƣng hô theo danh từ thân tộc không chỉ đƣợc sử dụng trong giao 
tiếp gia đình mà còn cả ở ngoài xã hội. 
4.2. Những biểu hiện về văn hóa ứng xử và thái độ của nhân vật qua cách sử dụng từ, 
ngữ trong giao tiếp 
Do giới hạn bài viết nên chúng tôi chỉ nêu những nét văn hóa ứng xử và thái độ của vợ chồng 
trƣớc và sau khi cƣới trong cách sử dụng từ, ngữ khi giao tiếp nhƣ sau: 
4.2.1. Văn hóa ứng xử vợ chồng trước khi cưới trong giao tiếp 
Trong ngữ cảnh ngƣời đàn ông kể cho Gary biết là anh ta và ngƣời yêu của mình đã bị cuốn 
vào tình yêu nhƣ một cơn lốc và họ đã quyết định cƣới nhau sau sáu tháng quen biết: 
(2) Man: We only dated six months. It
1
 was a whirlwind romance. It
2
 was really exciting! 
[I, tr.12]. 
→ (2‘) Man: Chúng tôi bị cuốn vào nhau tựa một cơn lốc và chỉ sau sáu tháng quen biết, 
cả hai quyết định kết hôn. Một tình yêu cuồng nhiệt! [II, tr.14]. 
Ở ví dụ (2), ngƣời đàn ông đã có thái độ rất hào hứng, rất cuồng nhiệt cho biết tình yêu của họ 
đã đến nhanh chóng bằng các từ ngữ đƣợc sử dụng đều diễn tả ở mức độ trung hòa nhƣ only 
dated (chỉ hẹn hò), a whirlwind romance (một cơn lốc lãng mạn), really exciting (thật sự thú 
vị) qua 3 câu đơn Chủ -Vị (C-V), có sử dụng chủ từ giả là đại từ nhân xƣng it1,2 (nó) để diễn 
tả nội dung là tình yêu của hai ngƣời họ đã đến rất nhanh. Nhƣng khi chuyển sang tiếng Việt 
ở ví dụ (2‘), thái độ của ngƣời đàn ông đƣợc bộc lộ hết cảm xúc thăng hoa của mình bằng các 
từ ngữ nhƣ bị cuốn vào nhau tựa như một cơn lốc, cuồng nhiệt qua một câu cảm thán và 
một câu ghép với liên từ ―và‖: C-V và C-V. 
Ngoài ra, trong câu ghép có sử dụng biện pháp so sánh ―tựa‖ để so sánh lực hút vào nhau, 
cuốn vào nhau nhƣ 1 cơn lốc mãnh liệt nào đó hay tiếng sét ái tình của cặp vợ chồng này ở 
tiếng Việt. 
Bên cạnh đó, ở ví dụ (2‘) còn có hiện tƣợng thêm từ, thêm nội dung vào câu cho phù hợp dễ 
hiểu hơn trong các sử dụng câu, từ tiếng Việt cả hai quyết định kết hôn. Điều này thể hiện đặc 
điểm văn hóa của ngƣời Việt trong cách sử dụng câu từ rõ ràng dễ hiểu. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 174 
Và hiện tƣợng tỉnh lƣợc từ nhƣ đại từ nhân xƣng it1 ở ví dụ (2) đƣợc lƣợc bỏ đi khi chuyển 
sang tiếng Việt ở ví dụ (2‘) với mục đích là làm cho câu đƣợc gọn gàng hơn. Còn đại từ nhân 
xƣng it2 thì đƣợc chuyển sang tiếng Việt là một cụm danh từ (số từ + danh từ): một tình yêu 
nhƣ ở ví dụ (2‘) với mục đích là làm cho câu đƣợc rõ ràng dễ hiểu hơn. 
4.2.2. Văn hóa ứng xử vợ chồng sau khi cưới trong giao tiếp 
Trong ngữ cảnh ngƣời đàn ông tiếp tục kể với Gary Chapman về kết cục cuộc tình chóng 
vánh của mình sau khi kết hôn là: 
(3) Man: But after the marriage, it was a battle from the beginning [I, tr.177]. 
→ (3‘) Man: Những ngày sau đám cƣới, tình yêu đó đã nhanh chóng biến thành một cuộc 
chiến [II, tr.264]. 
Ở ví dụ (3), ngƣời đàn ông sử dụng đại từ nhân xƣng It (nó) ở ngôi thứ ba số ít, để nói về tình 
cảm của hai vợ chồng với sắc thái trung hòa nhƣng khi đƣợc chuyển dịch sang ví dụ (3‘), cụm 
danh từ (tình yêu + đại từ chỉ định đó): tình yêu đó với sắc thái thờ ơ, hờ hững, có khoảng 
cách xa chứ không gần để xác định nội dung là cuộc tình của hai vợ chồng ngƣời đàn ông này. 
Cũng trong ví dụ (3), cụm biểu thức từ (mạo từ + danh từ + giới từ + mạo từ + V-ing): a 
battle from the beginning đƣợc sử dụng với sắc thái trung hòa để thể hiện nội dung là cuộc 
chiến đã bắt đầu. Chúng đƣợc chuyển sang ví dụ (3‘) cũng là cụm biểu thức từ (cụm tính từ + 
cụm động từ + số từ + danh từ): nhanh chóng biến thành một cuộc chiến với sắc thái giận hờn, 
đáng sợ, nhằm chuyển tải nội dung là chiến tranh của hai vợ chồng này đã nổ ra một cách 
nhanh chóng sau thời gian họ cƣới nhau không bao lâu. 
Trong ngữ cảnh ngƣời đàn ông tiếp tục kể với Gary Chapman về nguyên nhân xảy ra sự rạn 
nứt tình cảm của hai vợ chồng sau khi kết hôn là: 
(4) Man: It was as if her one goal in life was to have a baby, and after the baby, she no 
longer needed me. 
 Gary: Did you tell her that? 
 Man: Yes, I told her. She said I was crazy. She said I did not understand the stress of 
being a twenty-four-hour nurse [I, tr.12]. 
→ (4‘) Man:  Cứ nhƣ thể mục tiêu duy nhất trên đời của cô ấy là có một đứa con, và chấm 
hết. Cô ấy chẳng còn tha thiết gì đến tôi nữa. 
 Gary: Thế anh có nói cho cô ấy biết điều đó không? 
 Man: Ồ, có chứ. Nhƣng cô ấy bảo tôi khùng. Cô ấy còn cho rằng, tôi chẳng hề 
thông cảm đến nỗi khổ của ngƣời vú nuôi 24/24 nhƣ cô ấy [II, tr.15]. 
Về đại từ nhân xưng được sử dụng trong hai ví dụ (4) và (4‘): 
Ở ví dụ (4), ngƣời đàn ông sử dụng đại từ nhân xƣng I (me: biến thể của I = tôi) ở ngôi thứ 
nhất số ít với sắc thái trung hòa và khi đƣợc chuyển sang ví dụ (4‘) cũng là đại từ nhân xƣng 
tôi ở ngôi thứ nhất số ít với sắc thái trung hòa. Nhƣng khi nhắc đến vợ mình thì sử dụng đại từ 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 175 
nhân xƣng she (her: biến thể của she = cô ấy) ở ngôi thứ ba số ít với sắc thái trung hòa và khi 
đƣợc chuyển sang ví dụ (4‘), biểu thức (danh từ thân tộc + đại từ chỉ định): cô ấy ở ngôi thứ 
ba số ít với sắc thái lịch sự đƣợc sử dụng. Còn Gary thì sử dụng đại từ nhân xƣng you ở ngôi 
thứ hai với sắc thái trung hòa và khi đƣợc chuyển sang ví dụ (4‘), danh từ thân tộc anh để gọi 
ngƣời đàn ông với sắc thái lịch sự. 
Về câu, từ được sử dụng trong hai ví dụ (4) và (4‘): 
Ở ví dụ (4), ngƣời đàn ông sử dụng tính từ crazy (điên khùng) với thái độ giận dữ, để diễn tả 
nội dung về thể trạng của mình và khi chuyển sang tiếng Việt ở ví dụ (4‘ cũng là tính từ 
khùng với thái độ giận dữ, để diễn tả nội dung về thể trạng của mình. 
Ở ví dụ (4), ngƣời đàn ông sử dụng cụm biểu thức từ (mạo từ + danh từ + giới từ + mạo từ + 
V-ing): no longer needed me với sắc thái trung hòa để thể hiện nội dung là ngƣời vợ đã không 
cần đến ngƣời đàn ông này nữa. Chúng đƣợc chuyển sang ví dụ (4‘) cũng là cụm biểu thức từ: 
chẳng còn tha thiết gì đến tôi nữa với sắc thái giận hờn, buồn khổ. Chính những điều này cho 
thấy thái độ ứng xử của hai vợ chồng này sau khi kết hôn có em bé đã trở nên tồi tệ, không 
quan tâm thông cảm và thấu hiểu hay giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 
Ngoài ra, ở ví dụ (4), ngƣời đàn ông có sử dụng cấu trúc ngữ pháp so sánh ở điều không có 
(nhƣ thể) It was + as if + clause (mệnh đề): It was as if her one goal in life was to have a 
baby đƣợc sử dụng với sắc thái trung hòa để thể hiện nội dung là nhƣ thể mục đích chính của 
cô vợ chỉ là có đƣợc đứa con rồi thôi. Chúng đƣợc chuyển sang ví dụ (4‘) cũng là cụm biểu 
thức từ cứ như thể mục tiêu duy nhất trên đời của cô ấy là có một đứa con với sắc thái giận 
hờn. Và cấu trúc câu tƣờng thuật, câu kể S + said (đã nói) + S + V2 + O She said I did not 
understand the stress of being a twenty-four-hour nurse cũng với sắc thái giận hờn. Cấu trúc 
câu này đƣợc chuyển sang ví dụ (4‘) là cô ấy còn cho rằng tôi chẳng hề thông cảm đến nỗi 
khổ của người vú nuôi 24/24 như cô ấy với sắc thái giận hờn. Điều này cho thấy thái độ của 
ngƣời vợ rất thẳng thắng khi ngƣời chồng không biết thƣơng vợ con vợ, không quan tâm 
thông cảm và đặc biệt là không giúp đỡ mà bỏ mặc cho những vất vả, cực khổ của ngƣời mẹ 
chăm con nhỏ nhƣ ngƣời vợ trong ngữ cảnh này thì cái cảnh ―cơm không lành - canh không 
ngọt‖ trong ứng xử là điều tất yếu sẽ xảy ra trong đời sống vợ chồng sau khi kết hôn, có em 
bé. 
5. Ứng dụng trong hoạt động chuyển dịch và dạy-học tiếng 
Từ những miêu tả, phân tích trên, cho thấy trong cách ứng xử về từ ngữ xƣng hô, về câu, từ 
đƣợc sử dụng ở hai ngôn ngữ không chỉ là nội dung chỉ ngôi mà còn thể hiện thái độ tình cảm, 
tâm lý, nhận thức, thói quen, văn hoá của nhân vật tham gia giao tiếp. Trong tiếng Anh, 
những đơn vị từ ngữ xƣng hô, câu, từ thƣờng ít bị chi phối bởi những quy định về tuổi tác, 
tình cảm, mối quan hệ liên cá nhân của ngƣời tham gia giao tiếp nhƣ trong tiếng Việt, nhƣng 
có sự khác biệt rất rõ trong thói quen sử dụng. 
Ngƣời Việt rất trọng tình, yếu tố quan hệ gia đình luôn chi phối giao tiếp, đề cao tập thể, cộng 
đồng với quan điểm ―xƣng khiêm - hô tôn‖, nên khi phải sử dụng cả DTXH và BTXH một 
cách linh hoạt, uyển chuyển theo tình huống giao tiếp cụ thể. Tùy theo đối tƣợng giao tiếp, 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 176 
từng nhân vật, mối quan hệ gia đình, xã hội, sắc thái tình cảm để sử dụng câu, từ trong chuyển 
đổi tƣơng đƣơng cho phù hợp, rõ ràng, dễ hiểu trong từng ngữ cảnh cụ thể. Ngoài, trong 
chuyển dịch và dạy-học tiếng, chúng ta còn có thể thêm câu, từ hoặc tỉnh lƣợc bớt đi cho câu 
gọn gàng, dễ hiểu, phù hợp văn hóa ngƣời Việt hơn. 
Trong quá trình chuyển dịch, dạy-học tiếng, ngƣời dịch, ngƣời dạy-học cần lƣu ý về bản sắc 
văn hóa thể hiện về tính lịch sự, sắc thái, thái độ ứng xử của các nhân vật tham gia giao tiếp ở 
bất kì một ngôn ngữ nào đó qua cách sử dụng các đơn vị từ ngữ xƣng hô hay câu, từ phù hợp. 
6. Kết luận 
Tóm lại, tác giả Gary Chapman cùng với tác phẩm The five love languages (Năm ngôn ngữ 
tình yêu) đã để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng ngƣời đọc. Gary Chapman đã làm thức tỉnh 
hàng vạn ngƣời trên toàn thế giới về cách ứng xử với giữa vợ chồng, ngƣời thân, bạn bè qua 
những thông điệp yêu thƣơng, quan tâm, thông cảm, thấu hiểu và cùng nhau hành động, cùng 
nhau xây dựng hạnh phúc qua những câu chuyện tình huống thực tế trong cuộc sống. 
Trong chuyển dịch câu, từ từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì có thể chuyển giữ nguyên từ loại 
hoặc chuyển đổi từ loại cho phù hợp với văn hóa từng ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, 
xét ở góc độ văn hóa, văn hóa ứng xử của các nhân vật tham gia giao tiếp là vấn đề vô cùng 
quan trọng của các dân tộc, đặc biệt là văn hóa ứng xử lịch sự, chuẩn mực trong cách lựa chọn 
câu, từ gọn gàng, rõ ràng dễ hiểu của ngƣời Việt nhằm góp phần phát huy và giữ gìn nét văn 
hóa và bản sắc dân tộc, cũng nhƣ ―giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt‖. 
Do sự khác biệt ít nhiều về ngôn ngữ và văn hoá giữa tiếng Anh và tiếng Việt thể hiện qua 
cách lựa chọn sử dụng đơn vị từ ngữ xƣng hô, cũng nhƣ cách sử dụng câu, từ nhƣ đã nêu trên, 
khi dạy và học tiếng ở thời kỳ hội nhập, chúng ta phải luôn chú ý tới vấn đề tƣơng ứng, tƣơng 
đồng và sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá, phong tục, tập quán... giữa hai hay nhiều thứ 
tiếng trong giao tiếp ngôn ngữ ở thời kỳ hội nhập của nƣớc ta nhƣ hiện nay. 
Tƣ liệu nghiên cứu 
Gary Chapman (1 international best seller-1992), The five love languages. The Moody Bible 
Institute of Chicago dba Moody Publishers and Northfield Publishing. 
Việt Hà (2020). Năm ngôn ngữ tình yêu. Nxb. Tổng hợp Tp.HCM. 
Tài liệu tham khảo 
Sách: 
Hữu Đạt (2007). Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt. Nxb. GD. 
Hồ Chí Minh (1995). Hồ Chí Minh Toàn tập,3, .431. Nxb. Hà nội: Chính trị Quốc gia. 
Phan Ngọc (1994). Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới. Nxb. Văn hóa - Thông tin. 
Nguyễn Thị Kim Ngọc (1999), Ngôn ngữ và văn hóa: Tri thức nền và giảng dạy tiếng nước 
ngoài. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 177 
Hoàng Phê (chủ biên) (1998). Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Hà Nội: Khoa học xã hội. 
Trần Ngọc Thêm (1995). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nxb. GD. 
Trần Ngọc Thêm (1997). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb. Tp. HCM. 
Nguyễn Đức Tồn (2008). Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy.Hà Nội: Nxb. 
Khoa học Xã hội. 
Tạp chí: 
Nguyễn Văn Nở (2000). Cách xƣng hô trong ca dao trữ tình Đồng bằng sông Cửu Long. Ngữ 
học Trẻ, 317-320. 
Phạm Ngọc Thƣởng (2000). Từ thân tộc trong xƣng hô của ngƣời Nùng (Tiếp cận dƣới góc 
độ ngôn ngữ và văn hóa. Ngôn ngữ, 3, 55-58. 
Mạng, trang web: 
Phan Ngọc. Tiếp xúc văn hóa Việt Nam và Pháp, 
hoa-viet-nam/van-hoa-ung-xu-voi-moi-truong-xa-hoi/2554-phan-ngoc-tiep-xuc-van-hoa-viet-
nam-va-phap.html. 
SOME COMMUNICATION ISSUES OF INTERCULTURAL 
BEHAVIOR IN “THE FIVE LOVE LANGUAGES” AND “NAM NGON 
NGU TINH YEU” 
Abstract 
―Some communication issues of intercultural behavior in ‗The five love languages‘ and 
‗Nam ngon ngu tinh yeu‘‖ is a necessary and valuable topic for life research, especially 
the way young people express love in Vietnam and in the world nowadays. To 
accomplish this topic, we have used survey, statistical methods, classification, etc. In the 
context and circumstances of the book publicatiom, the author‘s biography, works and 
based on love messages collected, we described, analyzed and synthesized their structural 
and semantic characteristics as well as their similarities and differences about the use, the 
intercultural behavior of love, the secret of love, lasting love which were expressed 
between the two languages (English-Vietnamese). Accordingly, we offered applications 
in translation, teaching and learning linguistic activities through cultural and intercultural 
traits between languages. 
Keywords 
intercultural behavior, intercultural behavior in communication, the five love language 

File đính kèm:

  • pdfnhung_van_de_ve_lien_van_hoa_ung_xu_trong_giao_tiep_qua_tac.pdf