Nghiên cứu thực trạng viết sai chữ Hán của sinh viên Việt Nam - lấy sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc Hồng làm đối tượng nghiên cứu

Đối với người Việt Nam nói chung, chữ Hán luôn là một “cửa ải” khó vượt qua khi học tiếng Trung vì chữ

Hán khó nhớ, khó đọc và khó viết. Đối với các sinh viên đại học chuyên ngành tiếng Trung, việc viết sai chữ Hán cũng là

một hiện tượng thường gặp. Bài nghiên cứu này thông qua phương pháp phát phiểu điều tra, thu thập dữ liệu viết chữ của

sinh viên trường Đại học Lạc Hồng, qua đó tiến hành phân tích và tìm hiểu nguyên nhân viết sai chữ Hán của sinh viên,

từ đó hiểu được đặc điểm học tập của sinh viên, giúp đưa ra các phương pháp giảng dạy và học tập chữ Hán một cách hiệu quả.

Nghiên cứu thực trạng viết sai chữ Hán của sinh viên Việt Nam - lấy sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc Hồng làm đối tượng nghiên cứu trang 1

Trang 1

Nghiên cứu thực trạng viết sai chữ Hán của sinh viên Việt Nam - lấy sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc Hồng làm đối tượng nghiên cứu trang 2

Trang 2

Nghiên cứu thực trạng viết sai chữ Hán của sinh viên Việt Nam - lấy sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc Hồng làm đối tượng nghiên cứu trang 3

Trang 3

Nghiên cứu thực trạng viết sai chữ Hán của sinh viên Việt Nam - lấy sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc Hồng làm đối tượng nghiên cứu trang 4

Trang 4

Nghiên cứu thực trạng viết sai chữ Hán của sinh viên Việt Nam - lấy sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc Hồng làm đối tượng nghiên cứu trang 5

Trang 5

Nghiên cứu thực trạng viết sai chữ Hán của sinh viên Việt Nam - lấy sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc Hồng làm đối tượng nghiên cứu trang 6

Trang 6

Nghiên cứu thực trạng viết sai chữ Hán của sinh viên Việt Nam - lấy sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc Hồng làm đối tượng nghiên cứu trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 8060
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thực trạng viết sai chữ Hán của sinh viên Việt Nam - lấy sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc Hồng làm đối tượng nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thực trạng viết sai chữ Hán của sinh viên Việt Nam - lấy sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc Hồng làm đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng viết sai chữ Hán của sinh viên Việt Nam - lấy sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc Hồng làm đối tượng nghiên cứu
JOURNAL OF SCIENCE
OF LAC HONG UNIVERSITY
JSLHU
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng 2020 0 - 100 
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng 1
JSLHU JOURNAL OF SCIENCE 
OF LAC HONG UNIVERSITY www.jslhu.edu.vn Tạp chí Khoa học Lạc Hồng 
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VIẾT SAI CHỮ HÁN CỦA SINH VIÊN VIỆT 
NAM – LẤY SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC ĐẠI HỌC 
LẠC HỒNG LÀM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
越南大学生汉字书写偏误情况研究——以雒鸿大学中国语言专业大学生为研究对象例 
Hoàng Tiến Dũng 
Khoa Đông Phương học, Đại học Lạc Hồng, Việt Nam, 
 tiendung.chinese@gmail.com 
TÓM TẮT. Đối với người Việt Nam nói chung, chữ Hán luôn là một “cửa ải” khó vượt qua khi học tiếng Trung vì chữ 
Hán khó nhớ, khó đọc và khó viết. Đối với các sinh viên đại học chuyên ngành tiếng Trung, việc viết sai chữ Hán cũng là 
một hiện tượng thường gặp. Bài nghiên cứu này thông qua phương pháp phát phiểu điều tra, thu thập dữ liệu viết chữ của 
sinh viên trường Đại học Lạc Hồng, qua đó tiến hành phân tích và tìm hiểu nguyên nhân viết sai chữ Hán của sinh viên, 
từ đó hiểu được đặc điểm học tập của sinh viên, giúp đưa ra các phương pháp giảng dạy và học tập chữ Hán một cách hiệu 
quả. 
TỪ KHOÁ. chữ Hán, viết sai chữ Hán, sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc Hồng 
摘要. 对越南人来说,汉字因为“难记”,“难读”,“难写”所以一直是学汉语的一个“难关”。对学习汉语专业的大
学生来说,汉字错写也是常见的现象。本研究以调查卷方式收集雒鸿大学学生汉字书写资料,分析并探讨学生
汉字书写偏误的成因,从此了解学生学习特点,并提出有效的汉字教学与学习方法。 
关键词. 汉字,汉字书写偏误,雒鸿大学中国语言专业大学生 
1. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG VIẾT 
SAI CHỮ HÁN CỦA SINH VIÊN 
1.1 Thực trạng nghiên cứu tình trạng viết sai chữ Hán 
của sinh viên của giới nghiên cứu Trung Quốc 
Từ những năm 90 của thế kỷ 20, việc nghiên cứu phương 
pháp giảng dạy và học tập chữ Hán trong Hán ngữ đối ngoại 
đã được chú trọng. Năm 1997, tại Nghị Xương, tỉnh Hồ Bắc, 
Trung Quốc, văn phòng Hán ngữ Quốc gia Trung Quốc và 
Đại học Hồ Bắc đã tiến hành buổi tọa đàm học thuật “Chữ 
Hán và phương pháp giảng dạy chữ Hán toàn quốc”, qua đó 
xác lập vai trò quan trọng của việc nghiên cứu và giảng dạy 
chữ Hán trong chuyên ngành Hán ngữ đối ngoại. Kể từ đó, 
việc nghiên cứu về chữ Hán và giảng dạy chữ Hán phát triển 
theo 5 hướng1: 1. Nghiên cứu về lý luận, định nghĩa, định vị 
giảng dạy chữ Hán trong chuyên ngành Hán ngữ đối ngoại; 
2. Nghiên cứu về đặc điểm của chữ Hán, giúp ích cho việc 
nâng cao khả năng tiếp thu và ghi nhớ chữ của sinh viên; 3. 
Nghiên cứu về quá trình học tập và tiếp thu chữ Hán của sinh 
viên; 4. Thực nghiệm phương pháp giảng dạy chữ Hán; 5. 
Xây dựng các phần mềm viết chữ, học chữ Hán, viết sách về 
văn hóa và giảng dạy chữ Hán. 
Tính đến năm 2013, số lượng nghiên cứu về thực trạng 
viết sai chữ Hán của giới học thuật Trung Quốc khá nhiều, 
tiêu biểu có “Bàn về phương pháp dạy chữ, từ cho lưu học 
sinh Âu Mỹ” của Trần Phất năm 1996 (陈绂,《谈对欧美
1Hoàng Viêm Tổng thuật nghiên cứu phân tích lỗi sai chữ 
Hán đối ngoại, Tạp chí nghiên cứu ngôn ngữ văn học, kỳ 52, 
trang 30 
留学生的字词教学》1996 年), bài nghiên cứu có đề cập 
đến các lỗi thường gặp của học sinh Âu Mỹ khi viết chữ Hán 
và phương pháp giảng dạy. Bài nghiên cứu “Nghiên cứu về 
các lỗi sai khi viết chữ Hán của sinh viên nước ngoài có tiếng 
mẹ đẻ là chữ viết là hệ thống chữ cái Latinh” của Giang Tân 
và Liễu Diễm Mai năm 2004 (江新,柳艳梅,《拼音文字
背景的外国学生汉字书写错误研究》2004 年) có phân 
tích khả năng nhận biết âm đọc, cấu hình chữ của sinh viên; 
phát hiện sinh viên thường bị viết sai chữ nhiều hơn là viết 
nhầm chữ cận âm ở giai đoạn mới học, trong giai đoạn sau 
này thì ngược lại, viết nhầm chữ nhiều hơn là viết sai chữ. 
Hay bài nghiên cứu “Báo cáo khảo sát viết sai chữ Hán của 
lưu học sinh gốc Hoa Đông Nam Á” của Úy Vạn Truyền, 
Tốt Diễm Hà năm 2007 (尉万传、毕艳霞,《东南亚华裔
留学生汉字偏误考察报告》2007 年) đã chỉ rõ sự khác 
nhau giữa nhóm sinh viên Đông Nam Á với sinh viên Âu 
Mỹ, theo đó ngoài việc có cùng các loại hình viết sai chữ của 
sinh viên Âu Mỹ ra, sinh viên gốc Hoa Đông Nam Á còn bị 
nhầm lẫn nhiều ở chữ Phồn Thế, dị thể 
1.2 Lịch sử nghiên cứu thực trạng viết sai chữ Hán của 
sinh viên Việt Nam 
Tính đến năm 2019, các nghiên cứu về thực trạng viết sai 
chữ Hán và phương pháp học tập chữ Hán của sinh viên Việt 
Nam trong kho dữ liệu Zhiwang (中国知网 (CNKI 
Received: April, 20th 2020; 
Accepted: 23th July 2020 
*Corresponding Author 
Email: tiendung.chinese@gmail.com 
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng 2020, 11, 1-0 7
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng2
Hoàng Tiến Dũng 
https://cnki.net/)” có một số các nghiên cứu tiêu biểu như: 
“Phân tích lỗi sai khi viết chữ Hán của lưu học sinh Việt 
Nam” của Vương Tiếu Nam năm 2009 (王笑楠,《越南留
学生汉字书写偏误分析》,2009 年), bài nghiên cứu 
thông qua việc thu thập các dữ liệu viết chữ hán của sinh viên 
Việt Nam tiến hành phân tích, quy loại và tổng kết quy luật 
các lỗi sai, chỉ ra việc sinh viên Việt Nam chịu ảnh hưởng 
âm đọc của chữ Hán nhiều hơn là hình dạng của chữ, gây ra 
các lỗi sai liên quan đến âm đọc của chữ. 
“Phân tích thực trạng viết chữ Hán của lưu học sinh Việt 
Nam” của Ngô Thị Oanh tại trường Đại học Tây Bắc (Trung 
Quốc) (吴氏莺,《各阶段的越南留学生汉字书写分析》
,2011年), bài luận văn này của tác giả thực hiện thu thập 
dữ liệu viết chữ Hán của sinh viên Việt Nam học ở các trường 
đại học tại thành phố Tây An, thành phố Vũ Hán của Trung 
Quốc, sau đó tiến hành phân tích và tổng hợp các lỗi sai, rút 
ra các nguyên nhân viết sai của sinh viên trong từng giai đoạn 
học tập, theo đó giai đoạn sơ cấp sinh viên thường bị viết 
nhầm nét bút, đến các giai đoạn trung cao cấp thường bị viết 
nhầm các bộ thủ, viết nhầm chữ . Có thể thấy theo giai đoạn 
khác nhau mà lỗi sai thường gặp của sinh viên cũng khác 
nhau. 
Luận văn “ Phương pháp giảng dạy và các lỗi sai khi viết 
chữ Hán của sinh viên Việt Nam” của Trần Truyền Tuấn, 
năm 2011(陈传俊,《越南学生汉字偏误分析及教学对
策》2011年),bài luận văn nêu ra một số các quy luật viết sai 
chữ của sinh viên Việt Nam như: giai đoạn sơ trung dễ bị viết 
nhầm các bộ thủ do hình dạng chữ khá giống nhau (见-兄,
月-那,日-口), ảnh hưởng của tiếng mẹ để dẫn đến viết sai 
chữ như 竹 viết thành KK... . . Có thể thấy đặc điểm của sinh 
viên ...  Phó Viện trưởng Học viện Hán ngữ 
Đối ngoại trường Đại học Sư phạm Thượng Hải GS.TS Diêu 
Chiếm Long đã hướng dẫn tác giả hoàn thành bài nghiên cứu 
này. 
Đồng thời trân trọng cảm ơn các bạn sinh viên các khóa 
k10-k11-k12 ngành Trung Quốc học Đại học Lạc Hồng đã 
giúp đỡ hoàn thành phiếu điều tra, giúp tác giả có nguồn dữ 
liệu để hoàn thành bài viết. 
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Tống Đạt. Lục thư giản luận, Học báo Đại học Sư 
phạm Bắc Kinh (quyển trung), 1978 , kỳ 5, Tr. 2. 
[2] An Đằng Lượng Đại. Phân tích nguyên nhân và khảo sát 
tổng hợp các lỗi sai khi viết chữ Hán của Lưu học sinh. 
Luận văn Thạc sĩ Đại học Văn Hóa Ngôn ngữ Bắc Kinh, 
2000, Tr.10. 
[3] Trần Truyền Tuấn. Phương pháp giảng dạy và các lỗi sai 
khi viết chữ Hán của sinh viên Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ 
Đại học Dân tộc Trung Ương (Trung Quốc), 2011, Tr.15. 
[4] Trần Cầm, Lưu Tịnh, Chu Lệ. Phân tích lỗi sai khi viết chữ 
Hán của sinh viên Thái Lan. Học báo nghiên cứu và giảng 
dạy Hán ngữ Đối ngoại Đại học Sư phạm Vân Nam, 2009, 
quyển 7, kỳ 2, Tr.76-82. 
[5] Úy Vạn Truyền, Tốt Diễm Hà. Báo cáo khảo sát viết sai chữ 
Hán của lưu học sinh gốc Hoa Đông Nam Á. Học báo Học 
viện Sư phạm Vân Nam – Bản nghiên cứu và giảng dạy Hán 
ngữ đối ngoại, kỳ 6, 2007, Tr. 70-74. 
[6] Vương Tiếu Nam. Phân tích lỗi sai khi viết chữ Hán của lưu 
học sinh Việt Nam - Luận văn thạc sỹ Học viện Sư phạm 
Yên Nam, 2009, Tr. 1-2. 
[7] Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Thùy Dương. Đổi mới 
phương pháp giảng dạy nhằm cải thiện kỹ năng viết chữ 
Hán của sinh viên Trường Đại học Thương mại. Tạp chí 
khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu nước 
ngoài , 2015, tập 31, số 3, Tr. 64-70. 
[8] Cam Xảo Đan. Nghiên cứu về các vấn đề khi học chữ Hán 
của lưu học sinh Việt Nam trong giai đoạn sơ cấp – Lấy lưu 
học sinh trường Đại học dân tộc Quảng Tây làm đối tượng 
khảo sát. Luận văn thạc sỹ Đại học Dân tộc Quảng Tây, 
2016, Tr. 1-2. 
[9] Nguyễn Đình Hiền. Kết quả khảo sát bước đầu về tình hình 
viết sai, viết nhầm chữ Hán của sinh viên Việt Nam. Tạp 
chí Nghiên cứu nước ngoài, 2017, tập 33, số 1, Tr. 19-30. 
[10] Châu Thanh Pha. Nghiên cứu về giảng dạy chữ Hán tại các 
trường đại học Việt Nam,. Luận văn thạc sỹ Học viện sư 
phạm Tín Dương, 2019, Tr. 1-2. 
[11] Tô Bội Thành. Cương yếu Hán tự học hiện đại. Nhà xuất 
bản Đại học Bắc Kinh, 1994, Tr. 63. 
[12] Tôn Đức Kim. Nghiên cứu giảng dạy Hán ngữ đối ngoại, 
Nhà xuất bản Thương Vụ, 2006, Tr. 23. 
[13] Châu Kiện. Phương pháp và lý luận giảng dạy chữ Hán: 
Nghiên cứu lỗi sai chữ Hán của người nước ngoài, Nhà 
xuất bản Đại học Bắc Kinh, 2011, Tr. 131-134.
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng 7
Hoàng Tiến Dũng 
单 viết thành do ảnh hưởng từ chữ 默. Đây là đặc điểm 
mà sinh viên Việt Nam không xuất hiện. 
5.2 So sánh với sinh viên Thái Lan 
Trong bài nghiên cứu “Phân tích lỗi sai khi viết chữ Hán 
của sinh viên Thái Lan” của Trần Cầm, Lưu Tịnh, Chu Lệ 
năm 2009(陈琴、刘婧、朱丽,泰国学生汉字书写偏误
分析,《云南师范大学对外汉语教学与研究学报》, 2009
年), lỗi sai về bộ thủ xuất hiện rất điển hình (47.2% tổng lỗi 
sai). Sai về bộ thủ chữ là đặc điểm xuất hiện nhiều ở sinh 
viên giai đoạn trung cao cấp. So sánh với sinh viên Việt Nam, 
lỗi sai về bộ thủ của sinh viên Thái Lan vừa là sai chữ vừa là 
nhầm chữ, còn sinh viên Việt Nam chủ yếu là nhầm chữ. Lỗi 
sai bộ thủ của sinh viên Thái Lan là điển hình, còn sinh viên 
Việt Nam là không điển hình. 
6. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO 
TẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHỮ HÁN 
TẠI ĐẠI HỌC LẠC HỒNG 
Với những quy luật trên, tác giả kiến nghị ở giai đoạn 
sơ cấp nên tăng cường thời lượng dạy và kiểm tra nét bút; 
tăng thời lượng sinh viên viết chữ ở trên lớp cũng như ở nhà. 
Trên thực tế, chương trình đào tạo của ngành Ngôn ngữ 
Trung Quốc, Đại học Lạc Hồng cũng đã tăng cường thời 
lượng môn viết lên nhiều hơn, ví dụ như chương trình đào 
tạo năm 2010 một số học kỳ (1,7,8) môn Viết chỉ có 45 tiết, 
giáo trình cũng không thống nhất giữa các môn Nghe, Nói, 
Đọc, Viết, dẫn đến các môn học không tương đồng được hệ 
thống kiến thức, các bài học rời rạc và không bổ trợ nhiều 
cho kỹ năng viết của sinh viên; đến năm 2019 là môn viết từ 
kỳ 1 đến kỳ 8 đều là 60 tiết. Giáo trình chuyên ngành được 
đổi thành hệ thống giáo trình “Phát triển Hán ngữ” mới hơn, 
trong đó các giáo trình Viết và Đọc tương hỗ lẫn nhau trong 
việc dạy và rèn luyện khả năng viết của sinh viên, giáo trình 
nói cũng tăng cường khả năng nhận biết chữ Hán của sinh 
viên qua các phần bài tập liên quan. 
Căn cứ theo kết quả điều tra như trên, sinh viên năm 1 
năm 2 có xu hướng viết sai nhiều ở nét bút và bộ thủ, do đó 
giảng viên khi giảng dạy cần bắt buộc sinh viên viết nhiều và 
viết theo chủ đề; cụ thể đối với sinh viên năm 1, giảng viên 
sau khi dạy xong nét bút và bút thuận bắt buộc dạy thêm 214 
bộ thủ, có yêu cầu nghiêm ngặt về việc học thuộc và nhận 
biết bộ thủ với sinh viên bằng cách kiểm tra bộ thủ trong 1 
tháng đầu học tập. Các phần từ mới sau mỗi một bài cần viết 
lại theo các bước như sau:1. Viết lại chữ mẫu, viết 5-10 lần 
bút thuận; 2. Đếm số nét, 3. Viết lại toàn bộ chữ 10-20 lần, 
4. Đặt câu. Qua 4 bước như trên, giúp cho sinh viên nắm chắc 
được quy tắc bút thuận, nhớ được số nét và thử viết lại chữ 
bằng trí nhớ để xác nhận đã nhận biết được chữ, cuối cùng là 
đặt câu để vận dụng các chữ mới và chữ cũ đã học qua, kết 
hợp miệng đọc tay viết tăng cường khả năng viết. 
Với sinh viên năm năm 2, kèm theo các phương pháp kiểm 
tra từ vựng như trên thi giảng viên hàng tuần liên tục giao 
các bài tập tập viết như: Viết và dịch lại bài khóa, viết tóm 
tắt bài khóa, viết bài theo chủ đề cuộc sống, học thuộc từ mới 
nghe và viết lại chấm điểm, các bài tập trong sách giảng viên 
yêu cầu sinh viên lên bảng nhớ và viết lại. Trong đó phương 
pháp viết và dịch lại bài khóa có kèm theo phiên âm giúp 
sinh viên viết liên tục, giúp sinh viên tăng cường khả năng 
nhận biết, đọc và viết chữ Hán, phía dưới là hình ảnh bài viết 
của một sinh viên năm 2 K17 
Hình 2. Bài viết của sinh viên năm 2 k17 ngành NNTQ 
Với sinh viên năm 3 và năm 4, lỗi sai khi viết chữ Hán tập 
trung nhiều ở loại toàn bộ chữ (nhầm chữ), chữ cận hình hay 
cận âm khiến loại hình chữ sai này xuất hiện nhiều ở giai 
đoạn học cao hơn. Mặt khác, lượng từ vựng tăng theo qua 
các môn chuyên ngành như Nghe, nói, đọc, viết khiến sinh 
viên bị viết nhầm hoặc thậm chí lựa chọn viết chữ gần giống 
hoặc đọc giống để hoàn thành việc viết chữ. Trong quá trình 
giảng dạy của tác giả, tác giả nhận thấy một số các cặp chữ 
sinh viên thường xuyên viết lẫn lộn do hình chữ gần gũi như: 
目-日,木-禾,土-士, hay âm đọc và cách viết gần 
giống nhau như: 按-安,慨-概,蓝-兰,真-珍, 及-急..., 
khi sinh viên viết bài hay làm bài tập, sự nhầm lẫn là dễ xảy 
ra. Để hạn chế tình trạng viết nhầm chữ của sinh viên, giảng 
viên khi dạy từ mới cần viết lên bảng các chữ có cách viết 
hay âm đọc gần giống nhau, sử dụng các câu chuyện có liên 
quan đến các chữ để kể cho sinh viên nghe, một mặt tạo cảm 
hứng cho lớp học, một mặt để tăng cường khả năng phân tích 
sự khác biệt giữa các chữ, ví dụ như cách làm dưới đây. 
Chữ “春” trong chữ “春节” sinh viên dễ viết nhầm chữ 
“日” –nhật trong chữ “春”thành chữ “目” mộc hoặc viết 
nhầm thành chữ “着” – được (zháo), khi dạy đến chữ này, 
giáo viên giải thích là “chữ “春” được cấu thành từ 3 chữ 
khác là “人”- người, “三”- ba, “日” – ngày, vào một ngày 
khi con ở phương xa về gặp cha mẹ thì ngày đó là ngày 
xuân”, giải thích thêm “nếu viết chữ “日” –nhật trong chữ “
春”thành chữ “目” thì không thể biết là ngày xuân nữa; giảng 
viên tiếp tục so sánh với chữ “着” – được (zháo), trên chữ “
着” là bộ “dương” “羊”-con dê, dưới là bộ “mục”-“目” tức 
là mắt, khi mắt có thấy con dê tức là “thấy được”. 
Tuy nhiên không phải tất cả các chữ sai giảng viên đều có 
thể sửa hết được, nên để sinh viên trao đổi bài viết cho nhau 
để tự chấm chéo, khuyến khích sinh viên tìm ra được những 
chữ viết sai, động viện sinh viên là khi nhìn ra được hay bị 
người khác phát hiện ra lỗi viết sai thì sẽ nhớ kỹ hơn, qua đó 
về sau sẽ không viết sai nữa. 
Về mặt chương trình đào tạo, tác giả cũng kiến nghị có 
thêm môn Hán tự ngay từ học kỳ đầu tiên, môn học cung cấp 
cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành, 
thể chữ, phương pháp và luyện viết chữ Hán; với ý nghĩa là 
Nghiên cứu thực trạng viết sai chữ Hán của sinh viên Việt Nam – Lấy sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc 
Hồng làm đối tượng nghiên cứu 
một bộ môn chuyên biệt về chữ Hán sẽ giúp cho sinh viên 
củng cố kiến thức và hạn chế được tình trạng viết sai chữ 
Hán trong quá trình học tập sau này. Trên thực tế kiến nghị 
này cũng đã được áp dụng vào thực tế, trong chương trình 
đào tạo khóa 2020 của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc đã có 
môn Hán tự với thời lượng là 45 tiết, cùng với các môn Đọc 
và Viết sẽ giúp sinh viên nắm bắt một cách hiệu quả nhất chữ 
Hán. 
Đúc kết từ quá trình giảng dạy các môn Viết và Đọc tiếng 
Trung, tác giả rút được kết luận là giảng viên cần liên tục 
giao bài viết; các phương pháp viết chữ Hán như: chép lại, 
tóm tắt bài khóa, đặt câu hay viết theo chủ đề đều với mục 
đích là sinh viên phải viết chữ Hán nhiều, tăng cường việc 
nhận biết âm, hình và nghĩa của chữ Hán, qua việc viết nhiều 
sẽ giúp sinh viên có thói quen viết, viết đẹp hơn, viết ít sai 
hơn. 
7. KẾT LUẬN 
Các loại lỗi sai khi viết chữ Hán của sinh viên ngành Ngôn 
ngữ Trung Quốc, Đại học Lạc hồng tương đối phức tạp, xuất 
hiện trải đều ở các giai đoạn học tập. Các lỗi sai xuất hiện có 
quy luật tùy theo tình trạng học tập của sinh viên. Trong 1646 
lỗi sai, có 783 lỗi sai là viết sai (47.56%), 863 lỗi sai là viết 
nhầm chữ (52.44%) .Các loại lỗi sai chiếm tỉ lệ lần lượt là: 
Sai toàn bộ chữ 36.21%, sai nét bút 31.11%, sai kết cấu 
16.22%, sai bộ thủ 11.85% và các lỗi khác là 4.62%. Các lỗi 
sai có đều xuất hiện theo quy luật do khác nhau ở các giai 
đoạn học tập, ví dụ như sinh viên giai đoạn sơ cấp thường sai 
về nét bút (40.73% lỗi sai nét bút), và lỗi sai nét bút giảm dần 
theo các giai đoạn. Điều này cũng đồng nhất với loại lỗi sai 
về kết cấu chữ, sinh viên giai đoạn sơ cấp hay bị nhầm lẫn 
về kết cấu chữ hơn sinh viên giai đoạn cao hơn. Ở chiều 
ngược lại, lỗi sai toàn bộ chữ (nhầm chữ) ít xuất hiện ở giai 
đoạn sơ cấp, nhưng xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn sau, theo 
đó sơ cấp chỉ 20.06%, trung cấp lên 34.54%, cao cấp cao 
nhất là 42.86%. 
Với thực trạng như trên, tác giả cũng đề xuất một số các 
phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng giai đoạn như sinh 
viên năm nhất, năm hai tập trung vào việc viết chữ theo bút 
thuận, viết từ vựng, viết và dịch lại bài khóavới sinh viên 
năm ba năm tư tập trung vào việc viết bài theo chủ đề, phân 
tích các chữ gần âm, gần hình thể để tránh viết nhầm, viết 
sai 
Với chương trình đào tạo, tác giả cũng đề xuất đưa môn 
Hán tự vào học kỳ đầu tiên, giúp sinh viên được học tập các 
kiến thức cơ bản về chữ Hán như lịch sử hình thành, thể chữ, 
phương pháp và luyện viết chữ Hán 
8. LỜI CẢM ƠN 
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, tác giả xin chân 
thành cảm ơn các thầy cô đã và đang giảng dạy tại Học viện 
Hán ngữ Đối ngoại trường Đại học Sư phạm Thượng Hải, 
Trung Quốc, Ngành Trung Quốc học khoa Đông phương học 
Đại học Lạc Hồng đã hướng dẫn và hỗ trợ trong suốt quá 
trình viết bài. 
Đặc biệt cảm ơn Phó Viện trưởng Học viện Hán ngữ 
Đối ngoại trường Đại học Sư phạm Thượng Hải GS.TS Diêu 
Chiếm Long đã hướng dẫn tác giả hoàn thành bài nghiên cứu 
này. 
Đồng thời trân trọng cảm ơn các bạn sinh viên các khóa 
k10-k11-k12 ngành Trung Quốc học Đại học Lạc Hồng đã 
giúp đỡ hoàn thành phiếu điều tra, giúp tác giả có nguồn dữ 
liệu để hoàn thành bài viết. 
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Tống Đạt. Lục thư giản luận, Học báo Đại học Sư 
phạm Bắc Kinh (quyển trung), 1978 , kỳ 5, Tr. 2. 
[2] An Đằng Lượng Đại. Phân tích nguyên nhân và khảo sát 
tổng hợp các lỗi sai khi viết chữ Hán của Lưu học sinh. 
Luận văn Thạc sĩ Đại học Văn Hóa Ngôn ngữ Bắc Kinh, 
2000, Tr.10. 
[3] Trần Truyền Tuấn. Phương pháp giảng dạy và các lỗi sai 
khi viết chữ Hán của sinh viên Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ 
Đại học Dân tộc Trung Ương (Trung Quốc), 2011, Tr.15. 
[4] Trần Cầm, Lưu Tịnh, Chu Lệ. Phân tích lỗi sai khi viết chữ 
Hán của sinh viên Thái Lan. Học báo nghiên cứu và giảng 
dạy Hán ngữ Đối ngoại Đại học Sư phạm Vân Nam, 2009, 
quyển 7, kỳ 2, Tr.76-82. 
[5] Úy Vạn Truyền, Tốt Diễm Hà. Báo cáo khảo sát viết sai chữ 
Hán của lưu học sinh gốc Hoa Đông Nam Á. Học báo Học 
viện Sư phạm Vân Nam – Bản nghiên cứu và giảng dạy Hán 
ngữ đối ngoại, kỳ 6, 2007, Tr. 70-74. 
[6] Vương Tiếu Nam. Phân tích lỗi sai khi viết chữ Hán của lưu 
học sinh Việt Nam - Luận văn thạc sỹ Học viện Sư phạm 
Yên Nam, 2009, Tr. 1-2. 
[7] Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Thùy Dương. Đổi mới 
phương pháp giảng dạy nhằm cải thiện kỹ năng viết chữ 
Hán của sinh viên Trường Đại học Thương mại. Tạp chí 
khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu nước 
ngoài , 2015, tập 31, số 3, Tr. 64-70. 
[8] Cam Xảo Đan. Nghiên cứu về các vấn đề khi học chữ Hán 
của lưu học sinh Việt Nam trong giai đoạn sơ cấp – Lấy lưu 
học sinh trường Đại học dân tộc Quảng Tây làm đối tượng 
khảo sát. Luận văn thạc sỹ Đại học Dân tộc Quảng Tây, 
2016, Tr. 1-2. 
[9] Nguyễn Đình Hiền. Kết quả khảo sát bước đầu về tình hình 
viết sai, viết nhầm chữ Hán của sinh viên Việt Nam. Tạp 
chí Nghiên cứu nước ngoài, 2017, tập 33, số 1, Tr. 19-30. 
[10] Châu Thanh Pha. Nghiên cứu về giảng dạy chữ Hán tại các 
trường đại học Việt Nam,. Luận văn thạc sỹ Học viện sư 
phạm Tín Dương, 2019, Tr. 1-2. 
[11] Tô Bội Thành. Cương yếu Hán tự học hiện đại. Nhà xuất 
bản Đại học Bắc Kinh, 1994, Tr. 63. 
[12] Tôn Đức Kim. Nghiên cứu giảng dạy Hán ngữ đối ngoại, 
Nhà xuất bản Thương Vụ, 2006, Tr. 23. 
[13] Châu Kiện. Phương pháp và lý luận giảng dạy chữ Hán: 
Nghiên cứu lỗi sai chữ Hán của người nước ngoài, Nhà 
xuất bản Đại học Bắc Kinh, 2011, Tr. 131-134.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thuc_trang_viet_sai_chu_han_cua_sinh_vien_viet_na.pdf